Những câu hỏi liên quan
H24
Xem chi tiết
NA
3 tháng 4 2020 lúc 11:30

Ôn tập mỹ thuật 6

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
H24
3 tháng 4 2020 lúc 11:33

Oc girl :

Gacha life twins

chicas gacha life dibujos - Buscar con Google

Bad girl:

Je suis une louve bad girl tout le monde mem pas il pence que je suis un demon par ce que je cache mon œil grace un cache œil mes au fond je suis sympa comme fille

Bad girl she is one of my ocs

#freetoedit#gachalife #girl #cute #bad #chill #red #white #black #bubble gum #gum #devil #kawaii  #remixit

Cute girl:

Gacha Life 2

#gacha #life #cute #interesting #interesting #cutout #me #freetoedit #remixit

Stars // Gacha Life Edit! by SilentNyan07 on DeviantArt

Sad girl:

Gacha Life 2

A sad girl who is left out by many people

Mình làm cho bạn rồi ik !

ok

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
H24
3 tháng 4 2020 lúc 21:58

Ôn tập mỹ thuật 6Ôn tập mỹ thuật 6Ôn tập mỹ thuật 6

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
ND
Xem chi tiết
H24
24 tháng 12 2018 lúc 19:51

hi

Bình luận (1)
HK
Xem chi tiết
NT
6 tháng 10 2021 lúc 9:46

undefinedundefinedok nha

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
DB
6 tháng 10 2021 lúc 9:47

đay bn nhé

undefinedundefinedundefined

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
DL
6 tháng 10 2021 lúc 9:47

xxundefinedundefinedundefinedundefinedundefinedundefinedundefinedundefinedcute và cool ngầu nhé

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
LH
Xem chi tiết
LH
Xem chi tiết
US
27 tháng 11 2021 lúc 15:59

Ngày thường mẹ em mua 10 bông hoa cúc với giá 20000 đồng. Vào ngày Thanh minh mẹ em mua 10 bông hoa cúc với giá 25000 đồng. Vậy giá hoa vào ngày Thanh minh đã tăng bao nhiêu phần trăm so với ngày thường ?

A. 25% B. 5 000 đồng C. 125% 1,25

Đáp án : A

Cụ thể

số tiền mua 1 bông ngày thg là:'

10000:5=2000(đ)

số tiền mua 1 bông hoa ngày lễ là:

10000:4=2500(đ)

so với ngày thường thì giá hoa ngày lễ tăng số % là :

(2500-2000) : 2000 x 100%=25%

đáp số: 25%

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
PH
Xem chi tiết
H24
6 tháng 2 2021 lúc 22:01

Gọi số tiền mua gấu bông là a, số tiền mua mũ là b, số tiền mua khăn là c ta có:

a+b=53000, b+c=42000, c+a=59000

=>a+b+b+c+c+a=53000+42000+59000=154000

=>a+b+c=154000/2=77000

=>a=77000-42000=35000

Vậy...

Hok tốt!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
H24
Xem chi tiết
NH
21 tháng 12 2021 lúc 13:18

Tham khảo (chọn đoạn ngắn nhất ròi đó:>)
Giữ gìn những truyền thống, phong tục tốt đẹp, không để chúng phôi pha dần theo ngày tháng. Chúng ta cần cố gắng tự rèn luyện để đất nước có thể tự hào với truyền thống mà qua chặng đường lịch sử lâu dài vẫn giữ được và lấy đó làm cơ sở để xây dựng một xã hội tươi đẹp, hạnh phúc và có thể sánh vai với các cường quốc năm châu.

Bình luận (7)
VG
21 tháng 12 2021 lúc 14:04

 Ngày nay, tiếp thu nhiều luồng ánh sáng văn minh. trên thế giới, người Hà Nội đích thực vừa vẫn thanh lịch vừa thông minh, sắc sảo hơn

   Nhưng trong quá trình “mở cửa” cùng không ít những sản phẩm ván hoá đồi trụy du nhập vào Thủ đô ta, làm xuất hiện không ít những lối sống kém văn hoá, xoá đi nét đẹp của con người kinh thành.

  Vậy để gìn giữ những truyền thống tốt đẹp mà ông cha ta để lại mỗi chúng ta phải làm gì?

    Điều này tuỳ thuộc vào bản thân mỗi người, tuỳ thuộc vào sự cố gắng để trở thành người Tràng An thanh lịch. Trong gia đình, chúng ta cần kính trọng người trên, nhường nhịn kẻ dưới. Trong quan hệ với hàng xóm, láng giềng, mỗi người đều cần tôn trọng lẫn nhau, cần cư xử đúng mực ăn nói, hành động lịch sự, nhã nhặn. Có việc gì xích mích xảy ra cũng phải bình tĩnh giải quyết không nên cãi cọ, chửi bới, ẩu đả. Ra ngoài thì ăn mặc sao cho đúng đắn. Đi làm, đi học thì nên mặc; theo quy định của cơ quan nhà trường. Ngày nghỉ, đi chơi, đi dự lễ hội hoặc theo lễ phục dân tộc, hoặc theo y phục mới cũng cần lựa chọn thích hợp với dáng người, với lứa tuổi... tránh đua đòi. Ăn chơi theo mẫu mốt không thích hợp thực ra cũng không đẹp.

    Tóm lại, chúng ta thế hệ con cháu cần phải giữ gìn nét thanh lịch của ông cha để lại và hơn thế nữa là những truyền thống, phong tục tốt đẹp, không để chúng phôi pha dần theo ngày tháng. Chúng ta cần cố gắng tự rèn luyện để đất nước có thể tự hào với truyền thống mà qua chặng đường lịch sử dài vẫn giữ được và lấy đó làm cơ sở để xây dựng một xã hội tươi đẹp, hạnh phúc và có thể sánh vai với các cường quốc năm châu.

Ý nghĩa câu:                              Ý nghĩa câu: “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài; Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An” . - Bài mẫu 2. 

    Câu ca dao:Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An" Gồm hai vế và có thể được hiểu là thơm như hoa nhài và thanh lịch như người Tràng An. Hai vế ấy đặt cạnh nhau cho phép người ta suy ra đức tính thanh lịch của người Tràng An được ví như hương thơm của hoa nhài. Và cũng còn một cách hiểu khác nữa là người Tràng An ắt phải thanh lịch, cũng như hoa nhài ắt phải thơm, như một lẽ tự nhiên.

    Tuy nhiên, điều làm cho không ít người băn khoăn, thắc mắc ở đây không phải là các phẩm chất, đức tính hay hương vị của người Tràng An và hoa nhài. Cái chính là người Tràng An ở đâu mà gắn bó mật thiết với đức tính thanh lịch, như một sự tất yếu không thể phủ nhận được, giống như mùi thơm của hương hoa nhài vậy.

    Lần tìm, truy nguyên nghĩa của cụm từ Tràng An, có nhiều cách giải thích khác nhau. Tràng An hay Trường An vốn là tên kinh đô của hai triều đại phong kiến thịnh trị vào bậc nhất Trung Quốc: Triều đại Tiền Hán từ năm 206 trước Công nguyên đến năm thứ 8 sau Công nguyên và triều đại nhà Đường từ năm 618 đến năm 907 đều thuộc vùng Tây An. Cụm từ trên vừa có nghĩa chỉ một vùng đất cố đô xưa của Trung Quốc, vừa có nghĩa chỉ tính chất muôn đời bình yên của các triều đại ấy. Từ “Tràng” ở đây chỉ là cách nói chệch và viết chệch của từ “Trường”. Tương tự như vậy, từ “An” cũng là cách nói chệch và viết chệch của từ “Yên” mà thôi. Trong trường hợp này, sự nói chệch và viết chệch của hai từ trên đều vẫn giữ nguyên ý nghĩa. Với nghĩa danh từ, thì Tràng An là một cụm từ ghép cố định, chỉ một địa danh. Còn với nghĩa tính từ thì Tràng An là cụm từ ghép không cố định, gồm hai tính từ độc lập: “tràng” có nghĩa là dài, lâu bền, còn “an” có nghĩa là bình yên, an lành. Ghép hai tính từ ấy lại cho ta một cụm từ có nghĩa kép là sự bình yên lâu dài.

    Tuy nhiên cho đến nay, phần lớn người dân Việt Nam ta, chủ yếu là người Hà Nội, thường hiểu hai từ “Tràng An” như là cụm từ dùng để chỉ thủ đô Hà Nội. Về khía cạnh lịch sử thì có lẽ lại không hoàn toàn như thế. Từ thế kỷ X, năm 968, Đinh Bộ Lĩnh dẹp xong loạn 12 xứ quân, thu giang sơn về một mối và lên ngôi Hoàng đế, lập ra triều đại nhà Đinh. Cùng với việc đặt tên nước ta là Đại Cồ Việt, vua Đinh Tiên Hoàng lấy Hoa Lư, quê hương của mình làm kinh đô và lấy niên hiệu riêng là Thái Bình, với tư cách là một triều đại độc lập, xưng Đế chứ không chấp nhận xưng Vương và quốc hiệu đô hộ phương Bắc. Từ năm Thái Bình thứ nhất, 976, thuyền buôn của nước ngoài đến kinh đô Hoa Lư dâng sản vật, kết mối giao thương về kinh tế và văn hóa. Từ đó, tinh hoa văn hóa đô thành của Hoa Lư được hình thành và phát triển.Thế nhưng, người Tràng An “xịn” lại không phải là người Việt Nam, mà là người dân cố đô của hai triều đại nói trên ở bên Trung Hoa cổ đại. Tuy ngày nay có thể họ không còn là người dân thủ đô, nhưng ít ra cũng đã có một thời là người dân kinh đô, tức là “tiền thủ đô” hay còn gọi là người “cố đô”. Đây là cách danh xưng, mang theo niềm kiêu hãnh, tự hào của người cố đô trong văn hóa giao tiếp với muôn dân thiên hạ, khi họ muốn gợi đến những giá trị văn hóa- lịch sử nằm ẩn sâu từ trong cội nguồn, tiềm thức của dân tộc.

    Ngày nay khi đến thăm đền Vua Đinh ở cố đô Hoa Lư, ai cũng có thể thấy trên bức đại tự có ghi hàng chữ: “Chính thống thủy” với nghĩa là Đinh Bộ Lĩnh là người đầu tiên mở ra nền chính thống cho nước Đại Cồ Việt. Hai bên cột giữa có treo câu đối: “Cồ Việt Quốc đương Tống Khai Bảo/ Hoa Lư đô thị Hán Tràng An”, tạm dịch nghĩa là: Nước Đại Cồ Việt ngang hàng với nhà Tống đời Khai Bảo; Hoa Lư là kinh đô Đại Cồ Việt cũng như Tràng An là kinh đô nhà Hán vậy”. Ngay sau khi lên ngôi Hoàng đế, Đinh Tiên Hoàng chọn Hoa Lư làm kinh đô. Kinh đô Hoa Lư xưa rộng khoảng 300 ha, gồm Thành Ngoại, Thành Nội và Thành Nam, được bao quanh bởi hàng loạt núi đá vôi vòng cung, cảnh quan hùng vĩ, khoảng trống giữa các sườn núi được xây kín bằng đất ken gạch, chân thành có gạch bó, đắp cao từ 8 - 10 mét. Khu kinh thành này nằm trọn ở ba thôn thuộc xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình ngày nay.

    Khi đất nước bình yên và phát triển trên vị thế mới, Lý Thái Tổ đã đặt tên cố đô Hoa Lư là Tràng An và đổi kinh đô Đại La thành Thăng Long. Như vậy địa danh Tràng An thứ 2 trên thế giới chính là Hoa Lư. Sau này có người cho rằng việc Vua Lý Thái Tổ đổi Hoa Lư thành Tràng An là có ý ca ngợi tiền nhân Đinh Tiên Hoàng, vị hoàng đế đầu tiên của nước Việt Nam độc lập.

    Trong suốt thời gian trị vì, nơi đây dưới 2 triều đại Đinh và Tiền Lê, kinh đô Hoa Lư đương nhiên trở thành trung tâm văn hoá, kinh tế và chính trị của cả nước. Thời đó, luật pháp chưa phát triển, kẻ nào ăn cắp thì bị chặt tay, tên nào giết người thì ném cho hổ báo xơi. Suốt gần nửa thế kỷ phồn hoa đô thị, muôn dân trăm họ đã không còn nạn 12 xứ quân hoành hành, không còn nạn ngoại bang phương Bắc xâm lược, mọi người đều được sống trong yên bình và no đủ. Thời ấy kinh đô Hoa Lư thật đẹp, người ta thương yêu, đùm bọc lấy nhau, cư xử lễ nghĩa, không có trộm cắp, cướp bóc, đến mức không nhà nào cần phải khóa cửa cả ban ngày lẫn ban đêm. Cuộc sống diễn ra trong cảnh thanh bình, nên người ta thường ví kinh đô Hoa Lư như kinh thành Trường An hay Tràng An ở phương Bắc. Từ thời ấy, người dân Hoa Lư đã thuộc lòng câu ca: “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”.

    Ở thủ đô Hà Nội, sau thời kỳ 9 năm kháng chiến chống Pháp, nhân dân ta cùng chung tay xây dựng lại đất nước trong hòa bình. Hà Nội ngày nay và kinh thành Thăng Long xưa mãi vẫn là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa của cả nước. Người dân thủ đô luôn ý thức rất rõ điều đó và đã tìm ra cho mình một cách ứng xử văn hóa rất đặc trưng, xứng đáng với truyền thống của người Tràng An xưa. Đây cũng là thời kỳ, người dân Hà Nội thi nhau truyền tụng câu ca: “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”.

    Câu ca trên chỉ nói lên một phẩm chất thanh lịch trong toàn bộ cách ứng xử của người dân kinh đô Hoa Lư xưa và thủ đô Hà Nội ngày nay. Nhưng đấy lại là một phẩm chất tối quan trọng, tạo nên nét đặc trưng, khu biệt trong đời sống văn hóa của người dân kinh đô- thủ đô với các vùng miền khác trong cả nước.

    Thiết nghĩ, dù là sinh ra và lớn lên ở đâu, nếu là người Việt Nam cũng cần biết trân trọng và có trách nhiệm hơn trong việc giữ gìn truyền thống thanh lịch của người dân thủ đô có nghìn năm văn hiến, trong văn hóa ứng xử.

 Ý nghĩa câu: “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài; Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An” . - Bài mẫu 3.

    Ngày nay, trong thanh niên đang hình thành lối sống ăn chơi đua đòi. Họ chạy theo những thị hiếu nhất thời, những màu sắc lòe loẹt lạ mắt của nếp sống xô bồ mà lầm tưởng là hiện đại. Họ quên đi những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Họ thường đánh giá con người bằng vẻ bề ngoài mà không nghĩ đến phẩm chất tâm hồn bên trong. Để nhắc nhở cháu con biết sống đẹp, các bậc cao niên ở Thủ đô ta thường hay nói tới câu ca dao xưa với vẻ rất tự hào:

Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An

   Nói rằng “chẳng thơm", nói rằng “không thanh lịch” chỉ là cách nói phủ định để khẳng định một nét đẹp của người Thủ đô Thăng Long - Hà Nội: nét thanh lịch.

   Hoa nhài là một loài hoa giản dị, mộc mạc, với sắc trắng ngần. Nó không lộng lẫy kiêu sa như hoa hồng, và cũng không rực rỡ như hoa phong lan. Nhưng sắc trắng của hoa mới thanh cao làm sao. Trắng là màu sắc bên ngoài, đồng thời cùng gợi ra sự trong trắng bên trong: sự kín đáo, dịu dàng của hương thơm. Hương hoa nhài không sực nức nồng nàn mà chỉ thoang thoảng, nhưng lâu bền.

    Còn Tràng An, vốn là kinh đô của mười hai vương triều phong kiến Trung Quốc. Là đất kinh kì nhiều đời vua nhất Trung Quốc, nên Tràng An là nơi tụ hội kết tinh của những nét đẹp văn hoá cả nước, rồi sau trở thành bản sắc truyền thống của Tràng An, không đâu sánh bằng. Lâu dần Tràng An trờ thành biểu tượng của nét dẹp kinh kì; được sử dụng như một danh từ chung, đồng nghĩa với kinh kì, kinh đô nói chung của các nước vùng lân cận Trung Quốc như nước ta. Bởi vậy, cụm từ “người Tràng An" trong câu ca có nghĩa là nói kinh đô, người Thăng Long Người kinh đô Thăng Long có lối sống rất tao nhã, thanh cao, ý chí rất văn minh, lịch sự. Lối sống đó đã trở thành bản sắc dù có đi xuôi về ngược, vào Nam ra Bắc, bản sắc đó cũng không thay đổi. Dù ở đâu người ta vẫn có thể nhận ra người Hà Nội, cũng như người ta nhận ra hương nhài giữa “rừng hương”, ở đất kinh kì này, phụ nữ thì trang plục thanh nhã, dáng đi nhẹ nhàng, ăn nói dịu dàng, lời lẽ giản dị mà lịch sự, nổi tiếng cả nước về vẻ xinh tươi, đoan trang, dịu hiền mà vẫn lanh lợi tinh anh. Người đàn ông thì thông minh, nhạy bén trong giao tiếp lịch sự với những người khác phái và cũng có một sự ưa nhìn không kém.

    Ngày nay, tiếp thu nhiều luồng ánh sáng văn minh trên thế giới, người Hà Nội đích thực vừa vẫn thanh lịch vừa thòng minh, sắc sảo hơn

   Nhưng trong quá trình “mở cửa” cùng không ít những sản phẩm ván hoá đồi truy du nhập vào Thủ đô ta, làm xuất hiện không ít những lối sống kém văn hoá, xoá đi nét đẹp của con người kinh thành.

   Vậy để gìn giữ những truyền thống tốt đẹp mà ông cha ta để lại mỗi chúng ta phải làm gì?

   Điều này tuỳ thuộc vào bản thân mỗi người, tuỳ thuộc vào sự cố gắng để trở thành người Tràng An thanh lịch. Trong gia đình, chúng ta cần kính trọng người trên, nhường nhịn kẻ dưới. Trong quan hệ với hàng xóm, láng giềng, mỗi người đều cần tôn trọng lẫn nhau, cần cư xử đúng mực ăn nói, hành động lịch sự, nhã nhặn. Có việc gì xích mích xảy ra cũng phải bình tĩnh giải quyết không nên cãi cọ, chửi bới, ẩu đả. Ra ngoài thì ăn mặc sao cho đúng đắn. Đi làm, đi học thì nên mặc; theo quy định cùa cơ quan nhà trường. Ngày nghỉ, đi chơi, đi dự lễ hội hoặc theo lễ phục dân tộc, hoặc theo y phục mới cũng cần lựa chọn thích hợp với dáng người, với lứa tuổi... tránh đua đòi. Ăn chơi theo mẫu nốt không thích hợp thực ra cũng không đẹp.

ADVERTISING  

   Tóm lại, chúng ta thế hệ con cháu cần phải giữ gìn nét thanh lịch của ông cha để lại và hơn thế nữa là những truyền thống, phong tục tốt đẹp, không để chúng phôi pha dần theo ngày tháng. Chúng ta cần cố gắng tự rèn luyện để đất nước có thể tự hào với truyền thống mà qua chặng đường lịch sử dài vẫn giữ được và lấy đó làm cơ sở để xây dựng một xã hội tươi đẹp, hạnh phúc và có thể sánh vai với các cường quốc năm châu.

 Ý nghĩa câu: “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài; Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An” . - Bài mẫu 4.

          Thăng Long – Hà Nội, những tiếng thương yêu ấy, mỗi lần được nhắc đến cứ dội mãi, âm vang mãi trong lòng ta. Câu ca dao:

“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài,

Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”

             Bà Huyện Thanh Quan có bài thơ "Thăng Long thành hoài cổ” biết bao thương nhớ buồn đau: “Cảnh đấy người đây luống đoạn trường?, gần 200 năm về trước. Không biết hai câu ca dao này có ra đời cùng thời với bài thơ trên của nữ sĩ?

             Nhà thơ dân gian rất điệu đà, tài hoa dùng lối nói phủ định “chẳng thơm”, “không thanh cũng” để khẳng định cái hương thơm của hoa nhài, cái vẻ đẹp thanh lịch của người Tràng An. Một nét đặc sắc nữa của câu ca dao là nghệ thuật so sánh; từ so sánh mà tạo.nên liên tưởng bình giá. Hoa nhài là một thứ hoa có hương thơm trong các loài hoa; người Tràng An có nét đẹp thanh lịch tiêu biểu cho phẩm chất cao quý của con người Việt Nam ở khắp mọi vùng quê đất nước. Từ hương thơm của hoa nhài, của thảo mộc mà liên tưởng đến vẻ đẹp tâm hồn, nét đẹp trong ứng xử của con người Tràng An, của nhân dân Việt Nam chúng ta. Nghệ thuật so sánh – liên tưởng ấy rất đặc sắc, gợi ý người đọc người nghe hãy mở rộng tâm hồn đón nhận một thông tin, nâng tầm trí tuệ để khám phá một sự vật, một hiện tượng, con người một miền quê đất nước. Nhà thơ dân gian có một lối nói rất hay, rất nhẹ nhàng, tế nhị, không lên giọng, không hề áp đặt một ý tưởng nào, một nhận xét nào. Nhưng bất kì một con người nào, lứa tuổi nào thuộc địa phương nào hễ một lần được nghe câu ca dao này đều tâm đắc, thú vị và tấm tắc:

-    Hoa nhài thật thơm, thật đẹp
-    Người Tràng An rất thanh lịch !

              Cách nói nhẹ nhàng, tế nhị. ấy, tự hào mà nhũn nhặn ấy, đáng để chúng ta học tập. Tác giả câu ca dao “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài…” có thể là một người Tràng An rất hào hoa, lịch duyệt ?

             Hoa nhài và con người Tràng An. Nhài là một loài hoa thân thuộc hữu sắc hữu hương. Nhài dễ trồng và lưu niên. Một khóm nhài có thể gắn liền với một mảnh vườn, một hiên nhà, một đời người. Sắc nhài trắng muốt, hương nhài thanh khiết, thanh tao. Nụ nhài xinh xắn. Hoa nhài hàm tiếu đẹp như những chiếc cúc bằng bạch ngọc trên, màu áo rực rỡ của các nàng công chúa thời Lê – Trịnh xa xưa. Hương nhài dịu dàng trong vườn khuya, nồng nàn bên thềm nhà lúc mờ sáng. Nhài là một loài danh hoa mà dân dã. Cũng như cây hòe, khóm nhài thân thuộc với mọi vườn quê. Hương nhài ướp trà; một hai chén trà sương ướp nhài ướp sen là thú vui của các cụ già cao niên sống cuộc đời thanh đạm, thanh nhàn; một nét đẹp về ẩm thực đậm đà bản sắc nền văn hóa Việt Nam. Sắc trắng của nhài còn tượng trưng chò tâm hồn trinh trắng, đức tính dịu dàng, thủy chung, nết na của người con gái Việt Nam xưa nay.

            Hoa nhài chiếm một địa vị sang trọng trong thơ ca dân tộc. Phần “Môn Hoa Mộc1 trong “Quốc âm thi tập”, Nguyễn Trãi không chỉ nói đến tùng, cúc, trúc, mài, hòe, sen, lan, mẫu đơn,…mà còn dành cho hoa nhài những vần thơ đẹp nhất:

“Môi son bén phấn dây dây,
Đêm nguyệt đưa xuân một nguyệt hay…”
(“Hoa nhài”)

           “Môi son bén phấn” là ẩn dụ nói về nhan sắc. sắc hương của hoa nhài là báu vật của tạo hóa, là thiên hương tượng trưng cho tài sắc của giai nhân. Nhài trổ nụ kết hoa vào xuân – hè. Nhài tỏa hương về đêm, chỉ trăng mới “hay” mới biết, mới cảm nhận được hương sắc thanh quý của hoa nhài. Vì thế, hoa nhài mới được gọi là hoa dạ lai hương. Thi sĩ Xuân Diệu gọi nhài là lài. Bài thơ “Hoa đêm” rút trong thi tập “Gửi hương cho gió” có những câu rất hay, rất mới lạ:

              “Ôi vắng lặng!

-    Trong giờ mơ ngủ ấy Bông hoa lài thức dậy, sánh từng đôi.
Hoa lài xanh dưới ánh nguyệt tuôn trời;
Ánh nguyệt trắng trên hoa lài đúc sữa.
(…) Hương hiu hiu nên gió cũng ngạt ngào;
Hôn nho nhỏ mà đầu hoa nặng trĩu…”
                                                       (1940)

              Qua đó, ta’ mới thấy được cái hay, cái đẹp, cái ý vị của câu ca dao thứ nhất “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài”. Nhưng ý tưởng chính mà nhà thơ dân gian muốn gửi gắm là ở câu ca thứ hai: “Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”

              “Thanh lịch” nghĩa là nhã nhận, lịch thiệp.

               Thanh lịch là một nét đẹp trong giao tiếp, ứng xử, trong nếp sống và tâm hồn, thể hiện một đời sống tinh thần phong phú, một nhân cách văn hóa cao đẹp. Trái với thanh lịch là thổ lỗ, cục cằn, vụng về.

               “Tràng An” hay Trường An là một trong những thành thị cổ nổi tiếng của Trung Quốc, nơi đóng đô của nhiều triều đại từ Hán đến Tùy, Đường, kéo dài trên một nghìn năm. Hai tiếng Tràng An trọng thơ văn Việt Nam cũng như trong câu ca dao này chỉ Thăng Long, Đông Đô, Hà Nội. Tức là kinh đô Đại Việt qua các triều đại Lí, Trần, Lê. Cũng là thủ đô nước Việt Nam thân yêu của chúng ta ngày nay.

                Câu ca dao “Dầu không thanh lịch cũng người Tràng An” đã khẳng định và ca ngợi vẻ đẹp thanh lịch của người Thăng Long – Hà Nội. Đó là cách ăn nói dịu dàng, giản dị, lịch sự, trong sáng, truyền cảm. Tiếng nói của người Hà Nội là chuẩn mực trong sáng của tiếng Việt. Cách đọc, cách nói, cách phát âm, ngữ điệu, giọng điệu, âm điệu đều chuẩn mực. Đó là lối sống, phép ứng xừ có văn hóa, văn minh, lịch thiệp của người Hà Nội. Phụ nữ Hà Nội thì xinh đẹp, duyên dáng, đoan trang, dịu hiền, lanh lợi, thông minh sắc sảo, giỏi nữ công gia chánh, v.v… Cách ăn mặc của gái Thủ đô trang nhã, đẹp mắt. Thời xưa đã thế, thời nay cũng thế, dù y phục thời trang có thay đổi. Đay là một nét đẹp thanh lịch của thiếu nữ Hà Nội khi đi lỗ hội Hương Tích ngày xưa được nói đến trong bài thơ “Chùa Hương" của thi sĩ Nguyễn Nhược Pháp, năm 1934 đã được phổ nhạc:

“Hôm nay đi chùa Hương.
Hoa cỏ mờ hơi sương.
Cùng thầy me em dậy.
Em vấn đầu soi gương.
Khăn nhỏ, đuôi gà cao;
Em đeo dải yếm đào;
Quần lĩnh, áo the mới.
Tay cầm nón quai thao…”

               Đàn ông Hà Nội, con trai Hà Nội thông minh, tài hoa, phong nhã. Đời thường đã đẹp, thời chiến tranh càng đẹp. Vác gươm đi đánh giặc để trả nợ non sông, một đi không hẹn ngày về, chàng trai Hà Nội mang theo bao nỗi nhớ đẹp. Nỗi nhớ thanh lịch hào hoa của khách chinh phu:

Từ thuở mang gươm đi giữ nước,
Nghìn năm thương nhớ đất Thăng Long"
(Huỳnh Văn Nghệ)
“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới,
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”
(Quang Dũng)

               Đó còn là cách ẩm thực, cách sinh hoạt thanh lịch của người Tràng An. Từ ngôi nhà đến mọi vật dụng, từ bàn thờ gia tiên đến nén hương, mâm cỗ ngày giỗ tết, từ bữa cơm thường nhật đến bữa cơm khách, từ ông bà cha mẹ đến con cháu anh em trong gia đình, dù là dân lao động, bậc trung lưu hay trí thức, ta có để ý mới thêm lòng cảm mến về vẻ đẹp thanh lịch của con người Tràng An. vẻ đẹp ấy không phải là sự cách điệu làm dáng mà là truyền thống đã chuông đúc nên thành tâm hồn, thành máu thịt và nhịp sống lâu bền.

              Cảnh thi hoa thủy tiên ở đền Bạch Mã những năm đầu của thế kỉ 20 mà nhà văn Nguyễn Tuân đã có lần nói đến. Hoa thủy tiên do bàn tay khéo léo của cô gái Hà Nội gọt nở đúng đêm Giao thừa, trà thủy tiên do bàn tay người vợ quê nơi 36 phố phường ướp, ấm trà thủy tiên ngát hương đậm vị do người vợ gốc Hà Nội pha… đã trở thành nỗi nhớ của người xa xứ được nhà vãn Vũ Bằng nhắc lại rất cảm động trong kiệt tác “Thương nhớ mười hai”, v.v… tất cả đều là vẻ đẹp thanh lịch của người Tràng An. Thật đúng là "Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”.

              Cốm Vòng “báu vật của trời”, chiếc đòn gánh uốn cong như mũi thuyền rồng, và cách ăn cốm, ăn quà của người Hà Nội được nhà văn Thạch Lam nói đến trong “Hà Nội, 36 phố phường”. Hình ảnh cô gái Ngọc Hà tưới hoa:

“Giếng Ngọc Hà vừa trong vừa mát,
Vườn Ngọc Hà thơm ngát gần xa,
Hỏi người xách nước tưới hoa,
Có cho ai được vào ra chốn này ?”

              Lại có câu tục ngữ: “Ăn Bắc, mặc Kinh”. Và còn có câu ca dao:

“Chẳng thanh cũng thể hoa mai,
Chẳng lịch cũng thể con người Thượng Kinh

              Tất cả những câu thơ ấy đã giúp mỗi chúng ta cảm nhận được một vài nét đẹp thanh lịch của con người Hà Nội.

              Vì sao mà người Hà Nội thanh lịch?

             Thăng Lóng nghìn nắm văn hiến, nghìn năm văn vật, là nơi hội tụ mọi tinh hoa, tài hoa của dân tộc ta, đất nước ta. Là kinh đô, thủ đô, là trung tâm kinh tế, chính trị; văn hóa… của Việt Nam, là nơi kết tinh mọi tinh hoa của nền văn hóa Đại Việt, là nơi đi đầu trong việc tiếp thu, học tập mọi tinh hoa của các nền văn minh Đông, Tây qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước.

             Trong chúng ta, ai là người con của Hà Nội? Ai là người gốc Hà Nội ? Phải là một Nhà Hà Nội học mới hi vọng nói được đầy đủ cái hay, cái đẹp của Hà Nội, cái vẻ đẹp thanh lịch của con người Tràng An.

             Quê hương mỗi chúng ta, trên mọi miền đất nước, dù ở gần hay ở xa Hà Nội, cũng có bao điều rất tốt đẹp để chúng ta tự hào ? Và người Tràng An đâu chỉ toàn thanh lịch ? Bước vào thiên niên kỉ mới, thời kì đổi mới và hội nhập, chắc chắn Hà Nội sẽ đi tiên phong trong cả nước, lập nên bao thành tựu kì diệu. Và đồng bào Thủ đô, bên cạnh vẻ đẹp thanh lịch sẽ có thêm bao phẩm chất cao quý khác.

           .Tuổi trẻ chung ta, ai cũng mơ ước học giỏi, được học Đại học ở Hà Nội để phát huy tài năng. Được sống và học tập ở Hà Nội là một hạnh phúc lớn thời cắp sách. Phần lớn chúng ta mới biết Thủ đô, con người Hà Nội qua sách báo và truyền hình. Có một sự thật hiển nhiên là Hà Nội trong trái tim ta, là niềm tự hào của mỗi chúng ta.

            Thăng Long, thế đất “rồng bay hổ phục", nơi vua Lí Thái Tổ định đô (1010), là nơi Nguyễn Trãi viết “Bình Ngô đại cáo", là nơi có gò Đống Đa và tượng người Anh hùng dân tộc Quang Trung. Hà Nội thủ đô nước Việt Nam mới, nơi Bác Hồ đọc “Tuyên ngôn độc lập”, là nơi diễn ra trận “Điện Biên Phủ trên không” bắn rơi pháo đài bay giặc Mĩ. Không yêu mến, không tự hào Hà Nội sao được ?

              Câu ca dao:

“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài,
Dầu không thanh lịch cũng người Tràng An”

đã mở rộng tâm hồn ta, tâm trí ta trên một tầm cao nhân văn để học tập và tiếp thu vẻ đẹp thanh lịch của người Tràng An. vẻ đẹp thanh lịch ấy đã được ướp hoa nhài để mãi mãi tỏa ngát hương trong lòng ta…

 Ý nghĩa câu: “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài; Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An” . - Bài mẫu 

            Người kinh đô Thăng Long xưa thường tự hào về truyền thống văn hóa của mình, nên trong dân gian mới lưu truyền câu ca

 Chẳng thơm cung thể hoa nhài,
 Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An.

             Em hãy giải thích ý nghĩa câu ca dao đó, đồng thời trình bày những suy nghĩ của em về truyền thống tốt đẹp này.

               Ngày nay, trong thanh niên đang hình thành lối sống ăn chơi đua đòi. Họ chạy theo những thị hiếu nhất thời, những màu sắc lòe loẹt lạ mắt của nếp sống xô bồ mà lầm tưởng là hiện đại. Họ quên đi những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Họ thường đánh giá con người bằng vẻ bề ngoài mà không nghĩ đến phẩm chất tâm hồn bên trong. Để nhắc nhở cháu con biết sống đẹp, các bậc cao niên ở Thủ đô ta thường hay nói tới câu ca dao xưa với vẻ rất tự hào:

Chẳng thơm củng thể hoa nhài. 
Dẫu không thanh lịch củng người Tràng An,

              Nói rằng “chẳng thơm”, nói rằng “không thanh lịch” chỉ là cách nói phủ định để khẳng định một nét đẹp của người Thủ đô Thăng Long – Hà Nội: nét thanh lịch…

              Hoa nhài là một loài hoa giản dị, mộc mạc, với sắc trắng ngần. Nó không lộng lẫy kiêu sa như hoa hồng, và cũng không rực rỡ như hoa phong lan. Nhưng sắc trắng của hoa mới thanh cao làm sao. Trắng là màu sắc bên ngoài, đồng thời cũng gợi ra sự trong trắng bên trong: sự kín đáo, dịu dàng của hương thơm. Hương hoa nhài không sực nức nồng nàn mà chỉ thoang thoảng, nhưng lâu bền.

             Còn Tràng An, vốn là kinh đô của muời hai vương triều phong kiến Trung Quốc. Là đất kinh kì nhiều đời vua nhất Trung Quốc, nên Tràng An là nơi tụ hội kết tinh của những nét đẹp văn hóa cả nước, rồi sau trở thành bản sắc truyền thống của Tràng An, không đâu sánh bằng. Lâu dần Tràng An trở thành biểu tượng của nét đẹp kinh kì; được sử dụng như một danh từ chung, đồng nghĩa với kinh kì, kinh đô nói chung của các nước vùng lân cận Trung Quốc như nước ta. Bởi vậy, cụm từ “người Tràng An” trong câu ca có nghĩa là nói kinh đô, người Thăng Long. Người kinh đô Thăng Long có lối song rất tao nhã, thanh cao, cử chỉ rất văn minh, lịch sự. Lối sống đó đã trở thành bản sắc; dù có đi xuôi về ngược, vào Nam ra Bắc, bản sắc đó cũng không thay đổi. Dù ở đâu nguời ta vẫn có thể nhận ra người Hà Nội, cũng như người ta nhận ra hương nhài giữa “rừng hương”, ở đất kinh kì này, phụ nữ thì trang phục thanh nhã, dáng đi nhẹ nhàng, ăn nói dịu dàng, lời lẽ giản dị mà lịch sự, nổi tiếng cả nước về vẻ xinh tươi, đoan trang dịu hiền mà vẫn lanh lợi tinh anh. Người đàn ông thì thông minh, nhạy bén trong giao tiếp lịch sự với những người khác phái và cũng có một sự ưa nhìn không kém.

           Ngày nay, tiếp thu nhiều luồng ánh sáng văn minh trên thế giới, người Hà Nội đích thực vẫn vừa thanh lịch vừa thông minh, sắc sảo hơn.
Nhưng trong quá trình “mở cửa” cũng không ít những sản phẩm văn hóa đồi trụy du nhập vào Thủ đô ta, làm xuất hiện không ít những lối sống kém văn hóa, xóa đi nét đẹp của con người kinh thành.

           Vậy để gìn giữ những truyền thông tốt đẹp mà ông cha ta để lại mỗi chúng ta phải làm gì?

           Điều này tùy thuộc vào bản thân mỗi người, tùy thuộc vào sự cố gắng để trở thành người Tràng An thanh lịch. Trong gia đình, chúng ta cần kính trọng người trên, nhường nhịn kẻ dưới. Trong quan hệ với hàng xóm, láng giềng, mỗi người đều cần tôn trọng lẫn nhau, cần cư xử đúng mực ăn nói, hành động lịch sự, nhã nhặn. Có việc gì xích mích xảy ra cũng phải bình tĩnh giải quyết không nên cãi cọ, chửi bới, ẩu đả. Ra ngoài thì ăn mặc sao cho đứng đắn. Đi làm, đi học thì nên mặc theo quy định cua cơ quan nhà trường. Ngày nghỉ, đi chơi, đi dự lễ hội hoặc theo lễ phục dân tộc, hoặc theo y phục mới cũ cần lựa chọn thích hợp với dáng người, với lứa tuổi… tránh đua đòi.

            Ăn chơi theo mẫu mốt không thích hợp thực ra cũng không đẹp.

            Tóm lại và hơn thế nữa là giữ gìn những truyền thống, phong tục tốt đẹp, không để chúng phôi pha dần theo ngày tháng. Chúng ta cần cố gắng tự rèn luyện để đất nước có thể tự hào với truyền thống mà qua chặng đường lịch sử lâu dài vẫn giữ được và lấy đó làm cơ sở để xây dựng một xã hội tươi đẹp, hạnh phúc và có thể sánh vai với các cường quốc năm châu

 Ý nghĩa câu: “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài; Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An” . - Bài mẫu 6.

            Đất nước ta nay đang trong thời kì mở cửa, những đổi mới do sự giao lưu văn hóa rộng rãi đã đem lại bao không khí mới cho cuộc sống. Song mở cửa ất gió lùa. Không ít những nếp sông vốn là nét đẹp riêng của dân tộc đang lung lay trước những cơn gió lùa của thời mở cửa. Không ít người sa vào con đường tội ác, họ quên đi gốc rễ, đánh mất bản thân. Muôn tìm lại được thì phải trả bằng không ít đớn đau. Đáng trách hơn có kẻ lại còn cho rằng nền nếp vân hóa lâu đời là cổ hủ phong kiến. Hà Nội mến yêu của ta, Thủ đô mến yêu của ta cũng không nằm ngoại lệ. Vậy câu:

           Chẳng thơm cũng thể hoa nhài Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An có còn chỗ đứng nữa không? Làm sáng tỏ điều đó không chỉ là trách nhiệm của riêng bạn, hay riêng tôi mà là của tất cả chúng ta.

          Đọc câu ca dao mà không ít người ngơ ngác: Sao bảo đó là câu ca nói về người Thủ đô Thăng Long - Hà Nội ta? Chắc họ nghĩ đến cái tên Tràng An. Vâng, Tràng An vốn xưa kia là tên kinh đô của Trung Quốc, là đất đế đô của nhiều thế kỉ, nhiều triều đại phong kiến nhất, nên tập trung nhiều nét đặc sắc của văn minh Trung Hoa. Người kinh đô Tràng An có những nét văn minh mà những nơi khác không có hoặc có nhưng không đậm nét bằng. Lâu dần “Tràng An” trở thành tên chung tượng trưng cho những vùng đất kinh đô và nói “người Tràng An” là chỉ chung những người sống ở kinh kì của một nước, không cứ là kinh kì của nước Trung Hoa. Bởi thế ca dao cổ Việt Nam cũng gọi người kinh đô của minh là “người Tràng An”.

          Nói “không” (“không thơm”, “không thanh lịch”) cũng là nói quá lên vậy thôi, chính là nhằm để khẳng định, để ca tụng: hoa nhài có hương thơm đặc biệt, hoa khác không dễ gì có; cũng như người Hà Nội có nếp thanh lịch đặc biệt, nơi khác không dễ gì sánh được. Và vì nó có vẻ riêng biệt nên nói “không”, hay đúng hơn, nói “ít” cũng là so với cái hương thơm, cái thanh lịch không giống cái hương thơm và nét thanh lịch của nó dó thôi.

         Có người lại cho rằng, người Hà Nội thường là xinh đẹp, là trai thanh gái tú. Họ không chấp nhận người lao động lam lũ là thanh lịch, và không hề băn khoăn khi vội vàng khẳng định một chàng trai đẹp, mũi dọc dừa, mắt sáng là một con người thanh lịch. Sai hết, sai cơ bản vì thanh lịch là tính cách con người. Câu ca dao ấy nói rằng người Tràng An là người thanh lịch, vì vậy không thơm nồng nàn đắm đuối như hoa hồng mà nhẹ nhàng ngát hương như hoa nhài, dẫu thế nào cũng được tiếng thơm là người Thăng Long - Hà Nội.

         Vậy thế nào là người thanh lịch? Người thanh lịch là con người trong sáng (thanh) và lịch sự (lịch). Con người biết nói hai từ “xin lỗi” và “cảm ơn” đúng lúc, không nhỏ nhen tầm thường và ứng xử tốt.

         Tại sao người Hà Nội lại được tiếng là thanh lịch? Vì nước Đại Việt ta từ nghìn năm trước, nơi đâu có trường học lớn nhất nước? Thăng Long. Nơi đâu tổ chức các khoa thi, tụ tập anh tài từ bốn phương tám hướng? Thăng Long. Nơi đâu như có ánh sáng, có khí thiêng sông núi kết tinh như Bấc Đẩu rạng rỡ chiếu khắp giang sơn đất nước? Thăng Long. Chính vì thế mà nhắc tới Thăng Long - Hà Nội, nhắc tới người Hà Nội, mọi người như nhắc tới một nơi đẹp đẽ cao cả, nhắc tới người thông minh, thanh lịch.

          Thật diễm phúc cho ai được sinh ra và lớn lên trên đất Hà Nội, để trở thành người Hà Nội. Nhưng Hà Nội ngày hôm nay khác với Hà Nội ngày xưa. Chưa nói tới Hà Nội xa xưa của thời câu ca dao ra đời, chỉ xin so với Hà Nội những năm khói lửa chống Mĩ thôi, đã thấy Hà Nội nay mất đi không ít những nét đáng quý của con người Hà Nội. Người Hà Nội thuở ấy không sợ đạn bom, liều thân mình vì người khác. Đối xử với nhau tốt đẹp, họ có tấm lòng mộc mạc thôi nhưng sao mà ấm áp, sao mà chỉ gặp một lần cũng nhớ mãi. Và giữa một thời bom dội, họ luôn đứng thẳng, từ trong sâu thẳm nơi trái tim tràn ngập một niềm tin: “Chân ta bước lòng ung dung tự hào, kìa nòng pháo vẫn vươn lên trời cao! ”. Nên “Hà Nội đó niềm tin yêu hi vọng của núi sông hôm nay và mai sau”. Người Hà Nội ngày nay khá phức tạp. Có những người sống vì bạo lực và cũng vì bạo lực mà bỏ mạng uổng phí. Có kẻ suốt ngày trong ánh đèn mờ ảo của những vũ trường. Song cũng rất may là còn có những người hiền lành, tử tế, chăm chỉ. Nhờ họ mà đất Hà Nội, nếp sông người Hà Nội vẫn đẹp.

           Không thể có một đất nước hạnh phúc khi không có cuộc sống an ninh ổn định trên đất nước ấy. Mà cơ sở làm nên sự an ninh ấy là cuộc sống có văn hóa. Cuộc sống văn hóa mới không thể cắt lìa với cội nguồn. Có lẽ vì thế mà những năm gần đây, nhà trường và xã hội đều quan tâm giữ gìn và phát huy những truyền thống văn hóa dân tộc. Thủ đô ta cũng trong trào lưu dó. Một trong những nội dung đó là chúng ta quan tâm giữ gìn và phát huy nếp sông thanh lịch của người Thủ đô. Bởi thế chúng ta thường được nghe nhắc nhiều đến câu ca dao xưa, vốn là niềm tự hào của Thủ đô ta:

Chẳng tham cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An.

 Ý nghĩa câu: “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài; Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An” . - Bài mẫu 7.

   Hiện nay khá phổ biến câu thơ:

Chẳng thơm cũng thể hoa nhài

Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An.

    Theo lý giải của bài viết này thì Tràng An là ở Ninh Bình chứ không phải ở Hà Nội, vậy tại sao người Hà Nội lại sử dụng 2 câu thơ đó trong mục đích tuyên truyền nhỉ? Có nên mở thêm một bài viết "người Tràng An" vì theo tìm kiếm thì khá thông dụng?. Còn có cách giải thích sau:

     Kinh đô Hoa Lư xưa là một trung tâm văn hóa lớn, là nơi sản sinh nghệ thuật sân khấu chèo, là loại hình văn hóa dân gian đặc sắc kết tinh trong đời sống sinh hoạt văn hoá cộng đồng. Hoa Lư có một vai trò lịch sử vô cùng đặc biệt khi gắn với tên tuổi và sự nghiệp 3 vị vua khai sáng 3 triều đại với những chuyển biến trọng đại của dân tộc Việt Nam: thống nhất đất nước, chống giặc ngoại xâm và hình thành thủ đô mới Thăng Long – Hà Nội. Người Ninh Bình luôn tự hào được sinh ra trên mảnh đất cố đô văn hiến. Nét đẹp tinh hoa văn hóa Hoa Lư cũng được kế thừa và phát triển rực rỡ tới Thăng Long. Dù không còn là kinh đô, nơi hội tụ những tinh hoa của dân tộc nữa nhưng những giá trị văn hóa phi vật thể của cố đô vẫn còn đó, người ta vẫn tự hào và nhắc nhở nhau bằng những câu thơ tuy mang tính hoài niệm nhưng đầy tự hào dân tộc:

Chẳng thơm cũng thể hoa nhài

Dẫu không thanh lịch, cũng người Tràng An!

     Ngược dòng lịch sử trở về với thế kỷ X, năm 968, Đinh Bộ Lĩnh dẹp xong loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn, lên ngôi Hoàng đế, lập ra triều đại nhà Đinh. Vua Đinh Tiên Hoàng đặt tên nước là Đại Cồ Việt, lấy Hoa Lư quê hương là kinh đô. Đinh Bộ Lĩnh mở nước, lập đô, lấy niên hiệu với tư cách của một vương triều bề thế, không chấp nhận xưng Vương và quốc hiệu đô hộ phương Bắc. Đinh Tiên Hoàng cũng truyền cho đúc tiền đồng, là tiền tệ xưa nhất ở Việt Nam, gọi là tiền đồng Thái Bình. Nhà Đinh chính là triều đại đầu tiên đặt nền móng cho nền tài chính – tiền tệ của Việt Nam. Từ năm Thái Bình 976, thuyền buôn của các nước ngoài đến Hoa Lư dâng sản vật của nước họ. Kết nối giao thương. Từ đó, tinh hoa văn hóa đô thành của Hoa Lư được hình thành và phát huy văn hiến. Nhưng ai đó sẽ hỏi rằng, vậy danh xưng “Người Tràng An” xuất hiện khi nào? Thực chất người Tràng An “xịn” lại không phải để chỉ người Việt Nam. Tràng An (còn được gọi là Trường An hay Trường Yên vì đều có nghĩa là “muôn đời bình yên”) là Cố đô vĩ đại nhất bên Trung Hoa. Theo các tài liệu điển lễ, sách phong của Trung Quốc thì câu này nói nên niềm tự hào của người dân Cố đô Tràng An (Tây An – Trung Quốc) dẫu không phải là người thủ đô vẫn là người “tiền thủ đô” hay là người “cố đô”. Có thể giải nghĩa câu nói trên chính là danh xưng của người cố đô trong văn hóa giao tiếp với người thủ đô, khi họ muốn gợi đến những giá trị đằm sâu trong cội nguồn lịch sử dân tộc.

     Trong đền Vua Đinh, trên bức đại tự có ghi hàng chữ: “Chính thống thủy” với ý nghĩa ca ngợi Đinh Bộ Lĩnh là người mở nền chính thống. Hai bên cột giữa có treo câu đối: “Cồ Việt Quốc đương Tống khai bảo – Hoa Lư đô thị Hán Tràng An”. Đây là câu đối do người đời sau thể hiện lại nhưng tác giả của nó thì lại là một võ tướng thời Đinh là Nguyễn Bặc sáng tác. Ông cũng là một trong 7 vị quan trung thần của Vua Đinh, đã cùng gắn bó từ thuở hàn vi cho tới khi băng hà và là thuỷ tổ của dòng họ Nguyễn ở Việt Nam. Ở Việt Nam, Vua Đinh Tiên Hoàng chỉ xưng kinh đô Hoa Lư là ngang ngửa với Tràng An. Khi đất nước đã bình ổn, phát triển trên vị thế mới. Lý Thái Tổ không xưng ngang như vậy nữa mà đặt hẳn Hoa Lư là Tràng An, đổi kinh đô mới Đại La thành Thăng Long, đổi quê hương Cổ Pháp thành Thiên Đức. (theo Đại Việt sử ký toàn thư). Như vậy địa danh Tràng An thứ 2 trên thế giới chính là Hoa Lư. Thành Tràng An của Việt Nam cũng mênh mông trùng núi nhưng xét về địa lý thì 2 kinh thành này không hoàn toàn giống nhau. Tràng An phương Bắc có thế đứng ở kinh thành phóng tầm mắt bốn phương còn Tràng An đất Việt lại có thế núi trông sông, sông trong núi, có thể nhanh chóng rút ra ngoài bằng đường thủy. (Hiện nay, các công trình kiến trúc của 2 địa danh Tràng An này đều có những nét khá tương đồng. Tràng An của Việt Nam có những di tích khá cổ kính: Phủ Đột là nơi thờ 2 giám quan nhà Đinh đã canh gác tại khu vực này; Đền Trần: là nơi thờ Trưng Vương tướng Trần Quý Minh, viên tướng trấn ải Sơn Nam; Phủ Khống: là nơi thờ 7 vị quan trung thần triều Đinh, gắn với các truyền thuyết khi vua Đinh Tiên Hoàng băng hà. Tại đây còn cây thị nghìn năm tuổi mà quả có 2 loại: 1 tròn và 1 dẹt.)

     Nhưng nếu tính người vận dụng 2 câu thơ: “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài – Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An” đầu tiên ở Việt Nam thì có lẽ đó là Nguyễn Công Trứ – người có công lớn chiêu dân khai hoang lập ấp vùng đất mới Kim Sơn (Ninh Bình). Nguyễn Công Trứ đã mở đầu bài hát nói (ca trù) bằng hai câu thơ đó. Nhưng Nguyễn Công Trứ lại không phải người Ninh Bình hay Hà Nội mà là người Hà Tĩnh trong bài hát nói có cụm từ cố đô. Có thể tác giả muốn nói nên một nỗi hoài niệm của người dân Hà Nội khi “quê hương” mình không còn là thủ đô nữa chăng? Nhưng đó là bối cảnh khi mà Huế là thủ đô, còn khi Hà Nội đã trở lại vị thế thủ đô thì câu thơ đó không còn ý nghĩa nữa, hiện nay, trên các diễn đàn, người “Hà Nội” đang muốn “trả” danh xưng đó về cho cố đô Tràng An – Hoa Lư. Bởi đất cố đô bao giờ cũng phát triển đi sau thủ đô, duy chỉ có 1 thứ đi trước đó là bề dày văn hiến. Điều độc đáo là 2 câu thơ không chỉ nói lên niềm tự hào hoài cổ của cố đô mà nó còn đề cao nét tinh hoa văn hóa của thủ đô – những vùng đất từng là nơi sinh sống của các bậc quân vương. Trong bối cảnh hiện tại, nếu người Hà Nội cứ xưng là “người Tràng An” thì không còn phù hợp. Đương nhiên trong 4 kinh đô VN thì hai kinh đô Hoa Lư và Thăng Long mới được hiểu là Tràng An – cố đô vĩ đại nhất Trung Hoa. Hiểu được gốc gác 2 câu thơ ấy mới thấy được nét tinh hoa trong vận dụng câu từ trong thơ ca dân gian Việt Nam. Tuy nhiên, câu thơ đó ngoài vẻ tự tôn còn có chút “hớ” ở trong đó. Tại sao phải tự nhận mình là “chẳng thơm” và “không thanh lịch?” Và tại sao cứ phải nhận mình là người cố đô bên Tàu? Nên chăng đổi hai câu thơ đó thành:

Vừa thơm lại thoảng hương nhài

Vừa mang thanh lịch, lại người Tràng An!

     Có ý kiến cho rằng việc Vua Lý Thái Tổ đổi Hoa Lư thành Trường Yên là có ý ca ngợi tiền nhân Đinh Tiên Hoàng, vị hoàng đế đầu tiên của Việt Nam độc lập xứng đáng là một Tần Thuỷ Hoàng nữa của Thế giới. Theo lý giải của các sử gia, 2 vị hoàng đế này có khá nhiều nét tương đồng: Tên gọi Tiên Hoàng hay Thủy Hoàng đều có ý nghĩa l&agrav...

Bình luận (0)
RY
Xem chi tiết
H24
24 tháng 1 2021 lúc 10:49

Nội dung : Nói về tình yêu đôi lứa giữa trai gái của hai vùng miền khác nhau trên đất nước Việt Nam.

Nghệ thuật : Điệp từ ( đồng )

 

Bình luận (0)