Những câu hỏi liên quan
DT
Xem chi tiết
PT
29 tháng 10 2016 lúc 18:36

DÀN BÀI

I. Mở bài

Giới thiệu nhà thơ Xuân Quỳnh và bài thơ Tiếng gà trưa.

II. Thân bài

-Hình ảnh của người chiến sĩ dừng chân nghĩ lại ởxóm nhỏ bên đường và bất giác tiếng gà trưa vang lên làm sống dậy những kỷ niệm thuở ấu thơ của người chiến sĩ trẻ tuổi.

-Đứa cháu hồi tưởng lại những kỉ niệm về người bà, gắn liền với bà là hình ảnh đàn gà thân thương.

-Tình bà cháu sâu nặng tha thiết đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của chiến sĩ hôm nay."

-Hình ảnh người bà hiện lên đẹp như một bà tiên hiền lành và tốt bụng.

-Từ tiếng gà trưa gợi nhớ về tuổi thơ ở đoạn hai, đến những câu thơ cuối nói về chiến sĩ - tác giả đã trở lại với cuộc sống và cương vị cua con người hiện tại.

-Tiếng gà trưa đã trở thành tiếng nói của quê hương, của những người ruột thịt, của cả dân tộc và đất nước lúc bấy giờ. Chúng cháu chiến đấu hôm nay vì tình yêu Tổ quốc, vì xóm làng thân thuộc, vì bà và cả ổ trứng hồng tuổi thơ nữa.

III. Kết bài

Bài thơ đã thể hiện được những cảm xúc thật sâu sắc của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh, đồng thời gợi nhớ về những kỷ niệm của tuổi thơ hồn nhiên trong sáng và tình bà cháu đậm đà, thắm thiêt. Tình cảm gia đình thiêng liêng đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương, đất nước.

Bình luận (0)
DT
29 tháng 10 2016 lúc 14:42

help me!!khocroi

 

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
TP
25 tháng 11 2021 lúc 9:13

Tham khảo

 

1. Mở bài

Bài thơ "Tiếng gà trưa" là tác phẩm thành công của bà. Khổ thơ đầu bài thơ là một trong những khổ thơ hay nhất của bài

2. Thân bài

+ Đường hành quân ra trận đầy xa xôi hiểm trở, những phút giây nghỉ ngơi trở nên quý báu vô cùng
+ Bên xóm nhỏ dừng chân cháu nghe tiếng gà:

Vơi đi những mệt mỏi của thức tạiKhông gian tươi sáng và sinh động hơnNhững kỉ niệm bên bà ùa về trong cháu->nỗi nhớ bà luôn thường trực trong tâm hồn người chiến sĩ

+ Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác cho thấy những chuyển biến tinh vi trong tâm hồn đã tạo nên những câu thơ đầy ấn tượng.

3. Kết bài

Xuân Quỳnh đã tạo nên được nhịp điệu đầy hứng khởi, tự nhiên trong thơ. Khổ thơ hay và sinh động trong cái hồn của âm thanh và lòng người.

Bình luận (0)
PS
Xem chi tiết
H24
9 tháng 12 2017 lúc 17:58

   Xuân Quỳnh là một nữ nhà thơ nổi tiếng với những vần thơ giàu xúc cảm trong tình yêu. Nhưng khi viết về tình cảm gia đình, thơ Xuân Quỳnh lại rất nhẹ nhàng, lắng đọng, khơi gợi cho ta bao cảm xúc. “Tiếng gà trưa” là một bài thơ đặc sắc của Xuân Quỳnh được viết năm 1968 với những hình ảnh bình dị mà gần gũi nhưng thấm đượm tình bà cháu.

“Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục… cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ”

Bài thơ mở đầu bằng những vần thơ tự nhiên mà bình dị, thủ thỉ như kể về một câu chuyện hết sức bình thường. Người chiến sĩ trên đường hành quân mệt mỏi được dừng chân bên một xóm nhỏ, anh nghe tiếng gà gáy trưa để rồi nững cảm xúc tuổi thơ chợt ùa về. Ơ đây, điệp tử “nghe” như mở rộng về chiều sâu cảm xúc của nhân vật. Mỗi lần từ “nghe” lặp lại, âm thanh của tiếng gà như lan tỏa thêm. Đầu tiên là sự tháy đổi của ngoại cảnh “nghe xao động nắng trưa”, tiếp đến là sự thay đổi của cảm giác “nghe bàn chân đỡ mỏi” để rồi cuối cùng là sự thấm sâu vào tâm hồn “nghe gọi về tuổi thơ”. Điêp từ “nghe” cùng ẩn dụ chuyển đổi cảm xúc đã diễn tả tình tế sự thay đổi cảm xúc của nhan vật trữ tình. Tiếng gà là âm thanh của thực tại, nhưng nó lại vọng về được tận kí ức, đánh thức những xúc cảm luôn giấu kín mà tưởng như con người  đã quên.

Tiếp theo, theo những hồi tưởng, kỉ niệm dần ùa về

Tiếng gà trưa
Ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng
Những kỉ niệm tuổi thơ thật bình dị khiến cho nhân vật như trải qua những cảm xúc tuôi thơ trong sáng. Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng, ổ rơm hồng những trứng dường như luôn thương trực trong tâm trí của anh. Nối tiếp những hình ảnh gần gũi của tuổi thơ này, người bà hiện ra trong khổ thơ tiếp theo:

Tiếng gà trưa
Có tiếng bà vẫn mắng
– Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt!
Cháu về lấy gương soi
Lòng dại thơ lo lắng
Có bóng dáng thân thuộc của bà:
Tiếng gà trưa
Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp

Tiếng gà trưa gợi bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu được sống trong tình yêu thương của người bà. Tiếng bà mắng, tay bà khum soi trứng, bóng dáng thân thuộc của bà, tất cả những hình ảnh sống lại cho ta thấy sự tần tảo, chắt chiu luôn chăm lo cho cháu của người bà. Để rồi:


  !-->
Cứ hàng năm hàng năm
Khi gió mùa đông đến
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới”

Biết bao khó khăn khi gió mùa đông đến, trời giăng sương muối, bà không lo cho bà mà chỉ lo cho đàn gà. Tất cả để đánh đổi lấy niềm vui của cháu, để cuối năm cháu được có quần áo mới. “Cứ hàng năm hằng năm” cụm từ chỉ thời gian kéo dài, cho ta thấy đức hi sinh, nhẫn lại của người bà đồng thời qua giọng thơ ta cũng thấy được niềm kình yêu vô bờ của người cháu đối với bà.

Cảm nghĩ về bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh
Cảm nghĩ về bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh

Món quà tuổi thơ từ đàn gà mà bà chăm chút của nhân vật cuãng vô cùng giản dị:

Ôi cái quần chéo go
Ống rộng dài quét đất
Cái áo cánh trúc bâu
Đi qua nghe sột soạt
Trong đoạn thơ tràn đầy niềm vui thích. Tiếng gà, ổ trứng  chính là những hình ảnh đã nuôi dưỡng tâm hồn người cháu:

“Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng”
Chính những giấc ngủ bình yên ấm áp, hạnh phúc chính là động lực là nhân vật của chúng ta trở thành người chiến sĩ cầm chắc tay súng chiến đấu :

“Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.”
Tác giả đã dùng điệp từ ‘vì” để nhấn mạnh về mục đích chiến đấu của người cháu. Không phải vì những điều gì lớn lao mà chỉ vì những điều thân thuộc của anh. Vì lòng yêu tổ quốc, vì xóm làng thân thuộc, vì bà và vì những kỉ niệm tuooit thơ gắn bó. Giọng thơ vẫn nhẹ nhàng nhưng đầy kiên quyết. ở đây ta thấy hình ảnh người cháu như lớn lao hơn, đã đủ sức để bảo vệ những gì đáng quý của mình. Hình ảnh của anh thật đẹp, thật cao thượng.

“Tiếng gà trưa” là một bài thơ hay của Xuân Quỳnh. Bằng lối thơ nhẹ nhàng kết hợp tự sự, tả đồng thời  mỗi đoạn thơ đều gợi ra những kỉ niệm từ tiếng gà gây lên một cảm xúc lắng đọng trong tâm hồn người đọc. Bài thơ là tình yêu của người cháu đối với người bà đồng thời cũng thể hiện tấm lòng yêu nước cao quý.

Bình luận (0)
TT
Xem chi tiết
PT
16 tháng 11 2016 lúc 5:56

DÀN BÀI

I. Mở bài

Giới thiệu nhà thơ Xuân Quỳnh và bài thơ Tiếng gà trưa.

II. Thân bài

-Hình ảnh của người chiến sĩ dừng chân nghĩ lại ởxóm nhỏ bên đường và bất giác tiếng gà trưa vang lên làm sống dậy những kỷ niệm thuở ấu thơ của người chiến sĩ trẻ tuổi.

-Đứa cháu hồi tưởng lại những kỉ niệm về người bà, gắn liền với bà là hình ảnh đàn gà thân thương.

-Tình bà cháu sâu nặng tha thiết đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của chiến sĩ hôm nay."

-Hình ảnh người bà hiện lên đẹp như một bà tiên hiền lành và tốt bụng.

-Từ tiếng gà trưa gợi nhớ về tuổi thơ ở đoạn hai, đến những câu thơ cuối nói về chiến sĩ - tác giả đã trở lại với cuộc sống và cương vị cua con người hiện tại.

-Tiếng gà trưa đã trở thành tiếng nói của quê hương, của những người ruột thịt, của cả dân tộc và đất nước lúc bấy giờ. Chúng cháu chiến đấu hôm nay vì tình yêu Tổ quốc, vì xóm làng thân thuộc, vì bà và cả ổ trứng hồng tuổi thơ nữa.

III. Kết bài

Bài thơ đã thể hiện được những cảm xúc thật sâu sắc của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh, đồng thời gợi nhớ về những kỷ niệm của tuổi thơ hồn nhiên trong sáng và tình bà cháu đậm đà, thắm thiêt. Tình cảm gia đình thiêng liêng đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương, đất nước.

Bình luận (0)
DT
16 tháng 10 2023 lúc 20:01

Hay quá bạn

 

Bình luận (1)
AD
Xem chi tiết
TD
27 tháng 12 2021 lúc 18:56

1. Mở bài

Giới thiệu khổ thơ cuối bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh: Nhà thơ Xuân Quỳnh đã tái hiện một vẻ đẹp tâm hồn của những người lính vừa chân thực lại vừa giản dị trong tác phẩm “Tiếng gà trưa”. Đặc biệt ta cảm nhận rõ vẻ đẹp đó qua khổ cuối của bài thơ

2. Thân bài

- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Đứng trước hoàn cảnh khốc liệt của đất nước, các thanh niên Việt Nam đã lên đường nhập ngũ, mang trong mình ý chí quyết tâm “xẻ dọc Trường Sơn” để đánh Mỹ. Tác giả Xuân Quỳnh hay nhân vật trữ tình trong bài thơ chính là một người chiến sĩ trẻ đang tham gia nhiệm vụ đó và đang cùng đồng đội lên đường vào chiến trường miền Nam chiến đấu

- Mục đích chiến đấu giản dị và cao cả của người chiến sĩ: Điệp từ “vì” được lặp lại tới bốn lần trong khổ thơ đã nhấn mạnh rõ mục đích chiến đấu của người chiến sĩ, những mục đích của anh thật giản dị, tự nhiên nhưng cũng rất cao cả và vinh quang: vì tiếng gà trưa, vì bà, vì xóm làng và hơn hết là vì Tổ quốc

 

- Tình yêu đối với bà, quê hương, đất nước: Tiếng gọi “Bà ơi!” vang lên như một tiếng nấc nghẹn ngào của một đứa cháu nhỏ, tiếng gọi ấy ngân dài trong nỗi nhớ bà, và nhớ quê nhà. Có thể thấy tác giả là một người rất yêu thương và kính trọng bà, chấp nhận mọi gian khổ để bảo vệ bình yêu cho bà

- Tinh thần và ý chí chiến đấu của người lính: Chính tiếng gà “cục tác” đã gợi nhớ và nhắc nhở, thôi thúc cho người chiến sĩ trẻ chiến đấu bằng mọi giá để bảo vệ bình yên đất nước, thanh bình cho quê hương

3. Kết bài

 Khẳng định ý nghĩa khổ thơ cuối bài: Với giọng thơ nhẹ nhàng, tâm tình sâu lắng và gần gũi, mộc mạc, khổ cuối bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh đã cho ta thấm thía được tình yêu quê hương, đất nước của tác giả

Bình luận (4)
TP
27 tháng 12 2021 lúc 18:56

Tham khảo

 

1. Mở bài

Giới thiệu khổ thơ cuối bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh: Nhà thơ Xuân Quỳnh đã tái hiện một vẻ đẹp tâm hồn của những người lính vừa chân thực lại vừa giản dị trong tác phẩm “Tiếng gà trưa”. Đặc biệt ta cảm nhận rõ vẻ đẹp đó qua khổ cuối của bài thơ

2. Thân bài

- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Đứng trước hoàn cảnh khốc liệt của đất nước, các thanh niên Việt Nam đã lên đường nhập ngũ, mang trong mình ý chí quyết tâm “xẻ dọc Trường Sơn” để đánh Mỹ. Tác giả Xuân Quỳnh hay nhân vật trữ tình trong bài thơ chính là một người chiến sĩ trẻ đang tham gia nhiệm vụ đó và đang cùng đồng đội lên đường vào chiến trường miền Nam chiến đấu

- Mục đích chiến đấu giản dị và cao cả của người chiến sĩ: Điệp từ “vì” được lặp lại tới bốn lần trong khổ thơ đã nhấn mạnh rõ mục đích chiến đấu của người chiến sĩ, những mục đích của anh thật giản dị, tự nhiên nhưng cũng rất cao cả và vinh quang: vì tiếng gà trưa, vì bà, vì xóm làng và hơn hết là vì Tổ quốc

- Tình yêu đối với bà, quê hương, đất nước: Tiếng gọi “Bà ơi!” vang lên như một tiếng nấc nghẹn ngào của một đứa cháu nhỏ, tiếng gọi ấy ngân dài trong nỗi nhớ bà, và nhớ quê nhà. Có thể thấy tác giả là một người rất yêu thương và kính trọng bà, chấp nhận mọi gian khổ để bảo vệ bình yêu cho bà

- Tinh thần và ý chí chiến đấu của người lính: Chính tiếng gà “cục tác” đã gợi nhớ và nhắc nhở, thôi thúc cho người chiến sĩ trẻ chiến đấu bằng mọi giá để bảo vệ bình yên đất nước, thanh bình cho quê hương

3. Kết bài

 Khẳng định ý nghĩa khổ thơ cuối bài: Với giọng thơ nhẹ nhàng, tâm tình sâu lắng và gần gũi, mộc mạc, khổ cuối bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh đã cho ta thấm thía được tình yêu quê hương, đất nước của tác giả.

Bình luận (2)
CN
Xem chi tiết
CN
28 tháng 3 2021 lúc 11:30

Giúp tui cái mọi người ơi

 

Bình luận (0)
MN
28 tháng 3 2021 lúc 12:10

Em tham khảo nhé !

I. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần chứng minh.

Văn chương với những tác phẩm nghệ thuật sáng tạo mang đến cho ta những bài học giáo dục sâu sắc, khơi dậy trong ta những cảm xúc ta không có. Chính vì thế nhận định:" Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có " hoàn toàn thuyết phục.

II. Thân bài:

a. Giải thích:

Văn chương là một hình thức nghệ thuật sáng tạo. Người nghệ sĩ trải qua quá trình lao động nghệ thuật nghiêm túc sáng tác những tác phẩm chân chính khơi gợi những cảm xúc chưa có trong lòng người đọc. Để từ đó độc giả cùng đồng cảm, suy nghĩ, chiêm nghiệm những vấn đề, bài học tác giả gửi gắm. Vì vậy nhận định " Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có " là hoàn toàn đúng đắn.

b.Chứng minh:

- Bài thơ Lượm gây xúc động cho người đọc về sự hi sinh anh dũng của chú bé liên lạc. Đó cũng là những đau thương, mất mát của dân tộc ta trong những năm tháng không thể nào quên ấy.Từ đó gợi ra trong lòng người đọc sự hạnh phúc, lời cảm ơn khi được sống trong hòa bình độc lập như ngày hôm nay.

- Tác phẩm" Cuộc chia tay của những con búp bê "của nhà văn Khánh Hòa đã cảm nhận được nỗi đau chia lìa của Thành và Thủy, những vết thương mà rất lâu mới có thể lành mà những đứa trẻ phải gánh chịu khi mái ấm gia đình tan vỡ. Đó cũng là lời nhắc nhở với mỗi chúng ta cần bảo vệ tâm hồn trong sáng của những đứa trẻ, cần có trách nhiệm với tuổi thơ của chúng, hậu quả khi một mái nhà êm ấm chia lìa không chỉ tác động đến người lớn mà còn ảnh hưởng đến tâm lí của những người con.

- Khi đọc " Cổng trường mở ra " ta thấy được cảm xúc, tâm trạng của người mẹ trước ngày khai trường của con, khi con bước vào một cánh cửa mới, chân trời mới của cuộc đời. Từ đó ta cũng hiểu được nỗi lòng của những người mẹ luôn hết lòng vì con, con dù lớn như thế nào thì vẫn cần mẹ chở che. Đó cũng là lời khẳng định vai trò của nhà trường và xã hội vì tương lai của trẻ em trong sự nghiệp giáo dục.

- Trong " Dế Mèn phiêu lưu kí" của Tô Hoài ta thấy thương cảm cho Dế Choắt vì sự ngông cuồng của Dế Mèn đã để lại một bài học đau đớn và cả nỗi niềm ân hận không nguôi trong lòng Dế Mèn. Từ đó cũng để lại bài học cho chúng ta cần suy nghĩ cẩn trọng trước mọi hành động của mình và chịu trách nhiệm với chính bản thân và mọi người xung quanh.

- Tác phẩm " Sông nước Cà Mau" của Đoàn Giỏi đã khơi gợi trong lòng người đọc sự xúc cảm trước vẻ đẹp của vùng sông nước Cà Mau mặc dù ta chưa từng đặt chân đến nơi đây.

- Bài thơ " Bánh trôi nước " của Hồ Xuân Hương đã khơi dậy trong lòng người đọc niềm thương cảm với số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua đó cũng thể hiện sự trân trọng với nhân phẩm và đức hạnh của người phụ nữ vẫn luôn " giữ vững tấm lòng son". Không những vậy ta cũng cần lên án cái xã hội thối nát lúc bấy giờ.

- Đọc bài thơ " Qua Đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan ta cũng thấy nỗi đau của một người con mất nước, đã đi qua một thời vang bóng của lịch sử dân tộc

" Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia ".

- Đọc tác phẩm " Thuốc " của Lỗ Tấn ta thấy thương cảm cho số phận của con người Trung Hoa dưới chế độ bấy giờ, họ tin một cách u mê những thứ mê tín dị đoan, thứ phương thuốc ghê sợ từ máu của đồng loại. Từ đó cũng gợi trong ta niềm tin về ánh sáng của cách mạng, tìm phương thuốc để cứu chữa căn bệnh của nhân dân Trung Hoa bấy giờ. 

c. Đánh giá:

Ý kiến "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có" hoàn toàn thuyết phục, đã khẳng định được giá trị và vai trò của văn chương trong việc nuôi dưỡng tình cảm tốt đẹp trong lòng người.Tuy nhiên văn chương không chỉ khơi dậy tình cảm con người không có mà nó còn bồi đắp những tình cảm sẵn có để mạch nguồn cảm xúc tốt đẹp được nối dài mãi.

III.Kết bài: Khẳng định lại vấn đề cần chứng minh

Nhận định của Hoài Thanh "Văn chương gây cho ta những tình cảm không có" là vô cùng đúng đắn. Do vậy cần trân trọng những tác phẩm nghệ thuật chân chính.

Bình luận (2)
MQ
10 tháng 12 lúc 21:39

hay đó!:))

Bình luận (0)
CK
Xem chi tiết
 .
16 tháng 12 2018 lúc 18:49

DÀN Ý:
I. Mở bài: giới thiệu bài thơ Tiếng Gà trưa

Ví dụ:
Xuân Quỳnh là một nhà thơ nữ xuất sắc trong nên thơ hiện đại của nước ta. Những áng thơ của Xuân Quỳnh luôn gần gũi, bình dị với đời sống thường ngày và biểu hiện khát vọng có cuộc sống tươi đẹp của người phụ nữ xinh đẹp. Một trong những tác phẩm đặc sắc của bà về tình cảm gia đình, sự giản dị của tình yêu thương gia đình là bài thơ Tiếng gà trưa. Bài thơ nói lên kỉ niệm đẹp đẽ của tác giả về tuổi thơ và về tình bà cháu, và bởi tình yêu đó đã khắc họa nên tình yêu quê hương đất nước.
II. Thân bài: nêu cảm nghĩ về bài thơ Tiếng gà trưa
1. Khổ 1: tiếng gà trưa trong nỗi niềm thương nhớ của người lính trẻ

Thời gian là vào buổi trưaKhông gian là một nơi xa, trên đường đi hành quânMột trưa vắng rất thanh bình và rất yên ảNhững tình cảm chân thật của người lính trẻTình yêu quê hương, đất nước sâu sắc của người lính trẻ

2. Khổ 2,3,4,5,6: kí ức tuổi thơ gợi nhớ trong tiếng gà trưa

Những kỉ niệm đặc sắc của tuổi thơHình ảnh người bà hiện lên tần tảo, yêu thương và đầy tình cảmƯớc mơ về quân áo đẹpƯớc mơ về được cắp sáchđến trườngNhững kỉ niệm rất giản dị, gần gũi và thân thương

3. Khổ cuối: những suy tư, suy nghĩ về hiện tại

Nhấn mạnh vai trò và nghĩa vụ của mìnhLòng yêu nước bắt nguồn từ kí ức tuổi thơ giản dịLòng yêu nước, yêu quê hương

III. Kết bài: nêu ý kiến của em về bài thơ Tiếng gà trưa

Bình luận (0)
NH
16 tháng 12 2018 lúc 18:51

DÀN Ý:
I. Mở bài: giới thiệu bài thơ Tiếng Gà trưa

Ví dụ:
Xuân Quỳnh là một nhà thơ nữ xuất sắc trong nên thơ hiện đại của nước ta. Những áng thơ của Xuân Quỳnh luôn gần gũi, bình dị với đời sống thường ngày và biểu hiện khát vọng có cuộc sống tươi đẹp của người phụ nữ xinh đẹp. Một trong những tác phẩm đặc sắc của bà về tình cảm gia đình, sự giản dị của tình yêu thương gia đình là bài thơ Tiếng gà trưa. Bài thơ nói lên kỉ niệm đẹp đẽ của tác giả về tuổi thơ và về tình bà cháu, và bởi tình yêu đó đã khắc họa nên tình yêu quê hương đất nước.
II. Thân bài: nêu cảm nghĩ về bài thơ Tiếng gà trưa
1. Khổ 1: tiếng gà trưa trong nỗi niềm thương nhớ của người lính trẻ

Thời gian là vào buổi trưaKhông gian là một nơi xa, trên đường đi hành quânMột trưa vắng rất thanh bình và rất yên ảNhững tình cảm chân thật của người lính trẻTình yêu quê hương, đất nước sâu sắc của người lính trẻ

2. Khổ 2,3,4,5,6: kí ức tuổi thơ gợi nhớ trong tiếng gà trưa

Những kỉ niệm đặc sắc của tuổi thơHình ảnh người bà hiện lên tần tảo, yêu thương và đầy tình cảmƯớc mơ về quân áo đẹpƯớc mơ về được cắp sáchđến trườngNhững kỉ niệm rất giản dị, gần gũi và thân thương

3. Khổ cuối: những suy tư, suy nghĩ về hiện tại

Nhấn mạnh vai trò và nghĩa vụ của mìnhLòng yêu nước bắt nguồn từ kí ức tuổi thơ giản dịLòng yêu nước, yêu quê hương

III. Kết bài: nêu ý kiến của em về bài thơ Tiếng gà trưa
Ví dụ:
Đây là một tác phẩm vô cùng đặc sắc, tác phẩm đã thể hiện được những kí ức tuổi thơ tươi đẹp về tình bà cháu và tình yêu quê hương, đất nước.
Trên đây là Hướng dẫn lập dàn ý đề bài “ Cảm nghĩ của em về bài thơ Tiếng gà trưa” chi tiết và ngắn gọn nhất dành cho bạn. hi vọng qua bài lập dàn ý bạn đã có được những sự tham khảo để làm văn tốt hơn. Chúc các bạn thành công, học tập tốt.

PP/ss: Nguồn Mạng Oppa

Bình luận (0)
 .
16 tháng 12 2018 lúc 18:43

Xuân Quỳnh là một nữ nhà thơ nổi tiếng với những vần thơ giàu xúc cảm trong tình yêu. Nhưng khi viết về tình cảm gia đình, thơ Xuân Quỳnh lại rất nhẹ nhàng, lắng đọng, khơi gợi cho ta bao cảm xúc. “Tiếng gà trưa” là một bài thơ đặc sắc của Xuân Quỳnh được viết năm 1968 với những hình ảnh bình dị mà gần gũi nhưng thấm đượm tình bà cháu.

“Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục… cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ”

Bài thơ mở đầu bằng những vần thơ tự nhiên mà bình dị, thủ thỉ như kể về một câu chuyện hết sức bình thường. Người chiến sĩ trên đường hành quân mệt mỏi được dừng chân bên một xóm nhỏ, anh nghe tiếng gà gáy trưa để rồi nững cảm xúc tuổi thơ chợt ùa về. Ơ đây, điệp tử “nghe” như mở rộng về chiều sâu cảm xúc của nhân vật. Mỗi lần từ “nghe” lặp lại, âm thanh của tiếng gà như lan tỏa thêm. Đầu tiên là sự tháy đổi của ngoại cảnh “nghe xao động nắng trưa”, tiếp đến là sự thay đổi của cảm giác “nghe bàn chân đỡ mỏi” để rồi cuối cùng là sự thấm sâu vào tâm hồn “nghe gọi về tuổi thơ”. Điêp từ “nghe” cùng ẩn dụ chuyển đổi cảm xúc đã diễn tả tình tế sự thay đổi cảm xúc của nhan vật trữ tình. Tiếng gà là âm thanh của thực tại, nhưng nó lại vọng về được tận kí ức, đánh thức những xúc cảm luôn giấu kín mà tưởng như con người  đã quên.

Tiếp theo, theo những hồi tưởng, kỉ niệm dần ùa về

Tiếng gà trưa
Ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng
Những kỉ niệm tuổi thơ thật bình dị khiến cho nhân vật như trải qua những cảm xúc tuôi thơ trong sáng. Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng, ổ rơm hồng những trứng dường như luôn thương trực trong tâm trí của anh. Nối tiếp những hình ảnh gần gũi của tuổi thơ này, người bà hiện ra trong khổ thơ tiếp theo:

Tiếng gà trưa
Có tiếng bà vẫn mắng
– Gà ** mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt!
Cháu về lấy gương soi
Lòng dại thơ lo lắng
Có bóng dáng thân thuộc của bà:
Tiếng gà trưa
Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp

Tiếng gà trưa gợi bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu được sống trong tình yêu thương của người bà. Tiếng bà mắng, tay bà khum soi trứng, bóng dáng thân thuộc của bà, tất cả những hình ảnh sống lại cho ta thấy sự tần tảo, chắt chiu luôn chăm lo cho cháu của người bà. Để rồi:

Cứ hàng năm hàng năm
Khi gió mùa đông đến
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới”

Biết bao khó khăn khi gió mùa đông đến, trời giăng sương muối, bà không lo cho bà mà chỉ lo cho đàn gà. Tất cả để đánh đổi lấy niềm vui của cháu, để cuối năm cháu được có quần áo mới. “Cứ hàng năm hằng năm” cụm từ chỉ thời gian kéo dài, cho ta thấy đức hi sinh, nhẫn lại của người bà đồng thời qua giọng thơ ta cũng thấy được niềm kình yêu vô bờ của người cháu đối với bà.

Cảm nghĩ về bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh
Cảm nghĩ về bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh

Món quà tuổi thơ từ đàn gà mà bà chăm chút của nhân vật cuãng vô cùng giản dị:

Ôi cái quần chéo go
Ống rộng dài quét đất
Cái áo cánh trúc bâu
Đi qua nghe sột soạt
Trong đoạn thơ tràn đầy niềm vui thích. Tiếng gà, ổ trứng  chính là những hình ảnh đã nuôi dưỡng tâm hồn người cháu:

“Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng”
Chính những giấc ngủ bình yên ấm áp, hạnh phúc chính là động lực là nhân vật của chúng ta trở thành người chiến sĩ cầm chắc tay súng chiến đấu :

“Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.”
Tác giả đã dùng điệp từ ‘vì” để nhấn mạnh về mục đích chiến đấu của người cháu. Không phải vì những điều gì lớn lao mà chỉ vì những điều thân thuộc của anh. Vì lòng yêu tổ quốc, vì xóm làng thân thuộc, vì bà và vì những kỉ niệm tuooit thơ gắn bó. Giọng thơ vẫn nhẹ nhàng nhưng đầy kiên quyết. ở đây ta thấy hình ảnh người cháu như lớn lao hơn, đã đủ sức để bảo vệ những gì đáng quý của mình. Hình ảnh của anh thật đẹp, thật cao thượng.

“Tiếng gà trưa” là một bài thơ hay của Xuân Quỳnh. Bằng lối thơ nhẹ nhàng kết hợp tự sự, tả đồng thời  mỗi đoạn thơ đều gợi ra những kỉ niệm từ tiếng gà gây lên một cảm xúc lắng đọng trong tâm hồn người đọc. Bài thơ là tình yêu của người cháu đối với người bà đồng thời cũng thể hiện tấm lòng yêu nước cao quý.

Bình luận (0)
HH
Xem chi tiết
TH
20 tháng 12 2016 lúc 19:13

DÀN BÀI

I. Mở bài

Giới thiệu nhà thơ Xuân Quỳnh và bài thơ Tiếng gà trưa.

II. Thân bài

-Hình ảnh của người chiến sĩ dừng chân nghĩ lại ởxóm nhỏ bên đường và bất giác tiếng gà trưa vang lên làm sống dậy những kỷ niệm thuở ấu thơ của người chiến sĩ trẻ tuổi.

-Đứa cháu hồi tưởng lại những kỉ niệm về người bà, gắn liền với bà là hình ảnh đàn gà thân thương.

-Tình bà cháu sâu nặng tha thiết đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của chiến sĩ hôm nay."

-Hình ảnh người bà hiện lên đẹp như một bà tiên hiền lành và tốt bụng.

-Từ tiếng gà trưa gợi nhớ về tuổi thơ ở đoạn hai, đến những câu thơ cuối nói về chiến sĩ - tác giả đã trở lại với cuộc sống và cương vị cua con người hiện tại.

-Tiếng gà trưa đã trở thành tiếng nói của quê hương, của những người ruột thịt, của cả dân tộc và đất nước lúc bấy giờ. Chúng cháu chiến đấu hôm nay vì tình yêu Tổ quốc, vì xóm làng thân thuộc, vì bà và cả ổ trứng hồng tuổi thơ nữa.

III. Kết bài

Bài thơ đã thể hiện được những cảm xúc thật sâu sắc của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh, đồng thời gợi nhớ về những kỷ niệm của tuổi thơ hồn nhiên trong sáng và tình bà cháu đậm đà, thắm thiêt. Tình cảm gia đình thiêng liêng đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương, đất nước.

Bình luận (2)
ND
21 tháng 12 2016 lúc 23:50

Mỗi người trong chúng ta ai cũng có quê hương, nơi ghi dấu bao kỉ niệm êm đềm của tuổi thơ. Tình cảm quê hương thường rất sâu kín trong tâm hồn mỗi người mà nhiều khi chỉ cần một sự việc bất ngờ, tình cảm ấy sẽ trỗi dậy mãnh liệt. Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh có lẽ được ra đời trong trường hợp như thế. Bài thơ khiến người đọc không thể quên.

Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Người chiến sĩ trên chặng đường hành quân đã dừng chân nghỉ ở một xóm nhỏ ven đường. Thật bất ngờ, đúng lúc ấy, người chiến sĩ bỗng nghe được một âm thanh quen thuộc:

“Cục… cục tác cục ta”

Tiếng gà nhảy ổ, âm thanh rất đỗi quen thuộc của làng quê, gợi lên trong lòng người chiến sĩ bao cảm giác, cảm xúc, đánh thức bao kỉ niệm trong lòng người chiến sĩ.

Trước hết kỉ niệm về đàn gà:

Này con gà mái tơ

Khắp mình hoa đốm trắng

Này con gà mái vàng

Lông óng như màu nắng

Những từ này gợi lên hình ảnh đàn gà thân thuộc. Dường như người chiến sĩ đang hình dung trước mắt mình từng con gà mái vàng, mái mơ. Có lẽ đã bao nhiêu năm xa nhà, vẫn nhớ rõ những vật nuôi tầm thường ấy. Và có lẽ bởi đàn gà ấy gắn với hình ảnh người bà thân thương:

Tay bà khum soi trứng

Dành từng quả chắt chiu

Kỷ niệm về bà sao mà da diết!. Hình ảnh bà hiện lên tần tảo, vất vả, hết lòng lo toan, chắt chiu, dành dụm cho cháu. Món quà tuổi thơ “cái áo chúc bâu”, “cái quần chéo go” không phải là món quà đẹp, đắt tiền nhưng với cháu, đó là niềm vui lớn khi năm mới đến. Giờ đây sau nhiều năm đi xa, nhớ về món quà bình dị ấy, người cháu như nhớ về kỉ niệm đẹp đẽ đáng trân trọng nhất vì món quà ấy là tình thương yêu, là sự hy sinh thầm lặng mà mộc mạc của bà. Tôi thấy người bà trong bài thơ cũng giống như bao người bà, người mẹ Việt Nam khác, dịu hiền và cao đẹp biết bao!

Cứ tưởng, tiếng gà trưa chỉ đánh thức kỉ niệm. Nhưng thật bất ngờ và thú vị kỉ niệm ấy làm đẹp thêm những tình cảm với nhau một cách thật hợp lí: tình yêu bà và tình yêu quê hương, Tổ quốc.

Ðoạn cuối của bài thơ gợi lên trong lòng người đọc những tình cảm thật cao đẹp, thiêng liêng:

Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ

Xuân Quỳnh không phải là nhà thơ đầu tiên bộc lộ tình yêu gia đình, yêu quê hương, Tổ quốc. Trước Xuân Quỳnh hàng trăm năm, ca dao dân gian và văn học bác học đã rất thành công khi viết về những tình cảm ấy. Vậy mà, chúng ta vẫn rất thích đoạn thơ cuối này bởi cách thể hiện rất riêng của nữ sĩ. Những tình cảm lớn lao được viết một cách thật dung dị và tự nhiên: yêu Tổ quốc, quê hương, từ tình yêu bà, yêu “Ổ trứng tuổi thơ”; chiến đấu vì quê hương, vì xóm làng, vì bà và cả “Ổ trứng tuổi thơ” đó. Chính cách nói đó khiến chúng ta tin tình cảm của người cháu trong bài thơ là rất chân thành, mãnh liệt. Người cháu trân trọng hiện tại và tương lai của dân tộc, đất nước.

Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh là một bài thơ dễ thương, dễ mến, bắt đầu bằng những điều bình dị nhưng lại đưa ta đến những tình cảm lớn lao, cao đẹp, nhỏ nhẹ và sâu lắng.

Bình luận (0)
Dàn ý đề bài nêu cảm nghĩ về tình bà cháu trong “Tiếng gà trưa”

I. Mở bài

Giới thiệu tình bà cháu trong bài thơ “Tiếng gà trưa”.

Thơ ca là sự giãi bày của tâm hồn. Trong thơ ta thấy một tấm lòng yêu nước, thấy một tâm hồn yêu quê hương và cũng thấy cả những dòng bình dị về tình cảm gia đình thân thương. “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh chính là những dòng thơ bình dị ấy. Bài thơ đã đi vào lòng người đọc bằng tiếng gà trưa, bằng một tình bà cháu nồng đậm yêu thương.

II. Thân bài: Cảm nghĩ về tình bà cháu trong bài thơ

1. Tình bà cháu hiện lên qua dòng kí ức

“Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ.”

Dòng cảm xúc từ hiện tại đã trôi về miền quá khứ với nỗi xúc động tràn trề. Tiếng gà trưa đã gợi lên bao kỉ niệm thơ ấu được sống nơi làng xóm với bà, trong tình yêu thương và bàn tay chăm sóc của bà.

Hình ảnh người bà hiện lên trong những kỉ niệm đẹp, gắn liền với đàn gà cục ta cục tác.

“Gà đẻ mà mày nhìn!

Rồi sau này lang mặt. ”

Câu thơ đã tái hiện lại lời mắng yêu của bà với người cháu. Dù đã lớn nhưng cháu vẫn mang theo mình kỉ niệm rất đỗi giản dị mà chan chứa yêu thương này.

“Tay bà khum soi trứng

Dành từng quả chắt chiu”

“Cứ hàng năm hàng năm Khi gió mùa đông tới Bà lo đàn gà toi Mong trời đừng sương muối

Để cuối năm bán gà Cháu được quần áo mới.”

Bà hiện lên với dáng vẻ tần tảo, vất vả, chắt chiu, dành dụm để cho cháu được cuộc sống ấm lo.

Những “cái quần chéo go”, những “cái áo cánh chúc bâu” chẳng phải là món quà đắt tiền, chẳng sang trọng nhưng nó lại là niềm vui lớn nhất của người cháu mỗi khi tết đến xuân về. Món quà tuy không đắt tiền nhưng chính tiền lại chẳng thể trả nổi bởi nó được làm bằng những sợi yêu thương của người bà, là những hy sinh của bà để cháu có cuộc sống hạnh phúc ấm lo.

2. Tình cảm bà cháu gắn bó thiêng liêng

Bà đã cùng người chiến sĩ đồng hành gắn bó trên suốt chặng đường hành quân.

Những ý nghĩ về bà, những kỉ niệm ấu thơ có bóng dàng người bà tảo tần, tình yêu thương của bà đã tiếp sức cho người chiến sĩ.

“Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ ”

Bà đã trở thành nguồn sức mạnh tinh thần cho cháu.

Điệp từ “vì” đã làm nổi bật nguyên nhân người chiến sĩ quyết tâm lên đường hành quân. Không phải bắt nguồn từ những gì to lớn mà đó chính là vì bà, vì cháu biết những tảo tần chịu thương chịu khó của bà. Tình yêu gia đình gắn với người bà đã lớn lên thành tình yêu quê hương, nơi có tiếng gà cục tác. Từ tình yêu quê hương, nó lớn dần thành tình yêu tổ quốc, thành quyết tâm đứng lên bảo vệ những điều bình dị mà thiêng liêng ấy trong tâm tưởng người cháu.

III. Kết bài

Nêu cảm nhận về tình bà cháu trong bài thơ.

Nhà văn I-li-a Ê-ren-bua từng viết: “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”. Quyết tâm lên đường của người cháu trong bài thơ “Tiếng gà trưa” cũng bắt nguồn từ những tình cảm giản dị ấy. Ấy là tình bà cháu, bình dị nơi làng quê ngõ xóm nhưng thật thiêng liêng bởi nó làm nên tình yêu Tổ quốc.

chúc bạn học học tốt

tick nha

Bình luận (0)
3N
Xem chi tiết