Những câu hỏi liên quan
HN
Xem chi tiết
NP
24 tháng 7 2021 lúc 8:44

Hùng Vương là tên riêng, hiểu theo cách khác vua tức là hùng nên Hùng Vương không phải là vua phụ thuộc vào một quốc gia khác nhé!

Bình luận (0)
TB
19 tháng 8 2022 lúc 20:37

Có làm thì mới có ăn ko làm mà dòi có ăn thì ăn ĐB ăncưt🔞🔞🤣🤣🤣🤣

Bình luận (0)
NT
Xem chi tiết
ND
26 tháng 10 2023 lúc 1:58

Thực vật phụ thuộc vào khí hậu vì khí hậu ảnh hưởng đến nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm và ánh sáng mặt trời, các yếu tố này là quan trọng đối với sự phát triển và sinh trưởng của thực vật. Ví dụ, cây cối ở vùng nhiệt đới có thể sinh trưởng tốt hơn ở vùng ôn đới vì nhiệt độ và lượng mưa phù hợp hơn. Nếu khí hậu thay đổi, thực vật có thể không thích nghi được và dẫn đến sự suy giảm hoặc mất đi.

Bình luận (0)
ND
26 tháng 10 2023 lúc 1:58

Động vật không phụ thuộc vào khí hậu bằng cách trực tiếp như thực vật. Tuy nhiên, khí hậu có thể ảnh hưởng đến môi trường sống của động vật, ví dụ như sự thay đổi nhiệt độ và lượng mưa có thể làm thay đổi môi trường sống của động vật. Động vật có thể thích nghi với môi trường sống mới hoặc di chuyển đến nơi khác để tìm kiếm môi trường sống phù hợp hơn.

Bình luận (0)
VT
Xem chi tiết
DD
31 tháng 3 2023 lúc 13:33

Tham khảo :

Hệ tuần hoàn có nhiệm vụ mang O2 từ phổi tới cơ quan và đưa CO2 từ các cơ quan tới phổi để thải ra ngoài. Vì thế hiệu quả trao đổi khí không chỉ phụ thuộc vào dung tích sống mà còn phụ thuộc vào hệ tuần hoàn.

Bình luận (0)
MH
Xem chi tiết
DH
30 tháng 5 2020 lúc 15:26

BÀI LÀM

Trong bài tấu gửi vua Quang Trung vào tháng 8 năm 1791,ở phần “ Bàn luận về phép học”, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp có viết: “"Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo"
”. Như vậy, cách chúng ta mấy trăm năm, La Sơn Phu Tử đã nhận ra được tầm quan trọng của phương pháp học tập kết hợp giữa lí thuyết với thực hành. Điều đó cho chúng ta biết rằng giữa hai yếu tố “học” và “hành” có mối quan hệ mật thiết với nhau không thể tách rời.
Vậy, “học” là gì? Học là quá trình tiếp thu tri thức và biến những tri thức được tiếp thu ấy thành vốn hiểu biết của bản thân. Việc học không chỉ đơn thuần thông qua việc hướng dẫn giảng dạy của thầy cô, sự truyền thụ kinh nghiệm của những người lớn tuổi mà còn thông qua sự trao đổi với của bạn bè, qua việc đọc, nghiên cứu tài liệu, sách vở và quan sát từ thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, “học” chỉ dừng lại ở khâu lí thuyết. Muốn biến những điều đã học thành thực tế, nhất thiết phải thông qua lao động thực hành.
“Hành” là những thao tác nhằm vận dụng các kĩ năng, kiến thức đã tiếp thu vào việc giải quyết những tình huống, những vấn đề cụ thể. Không một môn học nào lại không có phần thực hành.Việc thực hành thể hiện qua các bài tập sau khi vừa học lí thuyết,qua các tiết thí nghiệm thực hành các bộ môn Lý ,Hóa ,Sinh; qua các thao tác vận động ở bộ môn Thể dục.Theo La Sơn Phu Tử trình bày trong phần “ bàn luận về phép học” thì “hành” là việc vận dụng đạo lý của thánh hiền vào cuộc sống, biến những triết lý trừu tượng thành việc làm cụ thể nhằm thể hiện nhân cách, phẩm giá của con người.
Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: ‘Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Lời dạy trên của Bác cũng góp phần khẳng định mối quan hệ mật thiết và tương hỗ giữa hai yếu tố “học” và “hành” trong cuộc sống.
Việc thực hành có tác dụng củng cố kiến thức, khắc sâu những điều đã học. Người có học mà không biết ứng dụng những điều đã học vào thực tế thì việc học ấy trở thành vô ích. Sau mỗi bài học lí thuyết là bài bài tập để củng cố, sau mỗi tiết thí nghiệm thực hành là kiến thức đã học được khắc sâu hơn. Nếu không có những tiết bài tập và thí nghiệm thì những điều chúng ta đã học sẽ trở thành mớ lý thuyết suông không có tác dụng gì.
Đối với sĩ tử ngày xưa, đi học là để hiểu rõ Đạo. Đó là lẽ đối xử hằng ngày giữa con người với nhau. Người đi học mà không hiểu rõ đạo, không biết vận dụng đạo lý thánh hiền để cư xử với nhau mà chỉ “đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi,không còn biết đến tam cương, ngũ thường”. Chắc chắn điều đó sẽ dẫn đến kết quả “chúa tầm thường thần nịnh hót”. Và hậu quả tất yếu sẽ là “ nước mất nhà tan ”.
Ngược lại, nếu mọi người biết vận dụng lẽ đạo vào trong cuộc sống thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn nhiều. La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã nhấn mạnh “Đạo học thành thì người tốt nhiều,người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị”
Tuy nhiên việc thực hành muốn đạt đến thành công cần phải có vai trò khơi gợi dẫn dắt của lí thuyết. Những kiến thức đã học luôn có tác dụng định hướng, dẫn dắt để việc thực hành được tốt hơn. Người thực hành mà không có sự dẫn dắt của học vấn thì khó có hy vọng đạt được mục đích, chẳng khác gì một người đi trong bóng đêm mà không có ánh sáng của ngọn đuốc soi đường.Không một học sinh nào có thể làm được bài tập mà không căn cứ vào những công thức hay định lý đã học. Cũng không một ai thành công ngay ở thí nghiệm đầu tiên mà không có sự hướng dẫn thao tác của thầy cô. Qua bài tấu, để củng cố và phát huy vai trò của việc học, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã thiết tha đề nghị xin vua Quang Trung thay đổi phương pháp học tập sao cho thích hợp: “Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc.Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.”
Có một phương pháp học tập tốt và đúng đắn, kết hợp với những thao tác thực hành bài bản, chắc chắn kết quả học tập sẽ được nâng cao và “nhân tài mới lập được công. Triều đình nhờ thế cũng được vững yên”.
Tóm lại, từ viếc tìm hiểu bài tấu “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, em nhận thấy hai yếu tố “học” và “hành” đều có tầm quan trọng như nhau và quan hệ mật thiết cùng nhau. “Học” có vai trò dẫn dắt việc “hành” và “hành” có tác dụng củng cố khắc sâu và hoàn chỉnh việc “học”. Từ đó, em phải thay đổi phương pháp học tập sao cho đúng đắn, biết kết hợp vận dụng tốt cả hai yếu tố “học” và “hành” để nâng cao trình độ học vấn của bản thân và áp dụng linh hoạt vào thực tế.

( CHÚC BẠN HỌC TỐT )

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
MH
30 tháng 5 2020 lúc 22:08

Thank bạn
 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
DX
7 tháng 6 2020 lúc 21:43

nếu như viên ngọc ko đx mài rủa thì có đáng quý thế nào cũng chỉ như là một cục đá bình thường trong mắt mọi người mà thôi, còn khi đã đx mài rủa chịu qua nhiều đau khổ thì sẽ là một đồ vật đx mọi người thích thú và giá trị. Và học cũng vậy phải học phải chịu qua nhiều gian khổ thử thách mới biết đạo làm một con người là như thế nào

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
TL
Xem chi tiết
HT
29 tháng 4 2021 lúc 19:57

Thơ:bài Bánh Trôi Nước

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non 

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Ý nghĩa:Nói lên thân phận đau khổ của người phụ nữ và ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của họ trong xã hội phong kiến

Tục ngữ

Công dung ngôn hạnh

Đây là câu tục ngữ nói về phẩm hạnh của người con gái Việt Nam từ xưa đến nay đó là công, dung, ngôn và hạnh. Những phẩm chất ấy dùng để dánh gái phẩm hạnh của một người con gái.

Bình luận (1)
DN
Xem chi tiết
ND
9 tháng 5 2017 lúc 16:06

- Các hiểu (a) đúng

- Cách hiểu (b) không đúng vì nghĩa của từ mẹ chỉ khác với nghĩa của từ bố ở nét nghĩa “người phụ nữ”

- Cách hiểu (c) không đúng vì nghĩa của từ mẹ trong câu Thất bại là mẹ của thành công thay đổi có sự thay đổi theo phương thức ẩn dụ.

- Cách hiểu (d) không đúng vì nghĩa của từ mẹ có nét nghĩa chung với nghĩa của từ bà là “người phụ nữ”

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
14 tháng 6 2018 lúc 5:52

Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ Thất bại là mẹ thành công

Trong cuộc đời mỗi người, ai cũng có mục đích sống riêng để hướng tới, tới đích là. Để đến được cái đích của sự thành công thực sự không hề dễ dàng. Con đường đến đích chứa muôn vàn những khó khăn, chông gai, thử thách có lúc làm chúng ta vấp ngã, nhưng điều quan trọng phải biết đứng lên sau mỗi thất bại. Thất bại và thành công là hai phạm trù định tính đối lập nhau. Thất bại là ngọn nguồn của thành công, muốn thành công được chắc chắn phải vững lòng khi trải qua nhiều khó khăn, thất bại. Câu tục ngữ muốn khuyên con người phải bền lòng vững chí trước những rào cản, vấp ngã trong cuộc đời để đến với đích thành công.

Bình luận (0)
AT
12 tháng 8 2021 lúc 19:32

Bài Làm : 

 - a, Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ

  Chúng ta có thể hiểu được câu tục ngữ "Thất bại là mẹ thành công theo hai nghĩa là nghĩa đen và nghĩa bóng. Đầu tiên nghĩa đen của câu tục ngữ cho chúng ta biết "Thất bại" là những lần ta không làm được việc, chưa đạt được mục tiêu mình mong muốn ; "Mẹ" là người sinh ra và nuôi dạy ta lớn khôn còn "Thành công" là có kết quả tốt với mục tiêu mình mong muốn, ngược lại với thất bại. Còn nghĩa bóng của câu tục ngữ là lời khuyên nhủ ta, không được gục ngã trước thất bại mà phải đứng lên nó, lấy nó làm động lức tiến tới thành công. 

 - Cách trình bày nội dung : 

  + Giải thích câu tục ngữ có 2 nghĩa, đen và bóng. 

  + Đầu tiên giải thích nghĩa đen.

  + Cuối cùng là giải thích nghĩa bóng.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
H24
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
H24
9 tháng 5 2022 lúc 15:53

refer

 

Suốt hai cuộc kháng chiến trường kỳ, dân tộc ta phải đối mặt với hai nước thực dân, đế quốc sừng sỏ nhất thế giới với những vũ khí hiện đại nhất. Thế nhưng Việt Nam ta bằng lòng quyết tâm, ý chí kiên cường và tinh thần đoàn kết quân dân như một đã đánh tan tất cả bè lũ đó. Câu nói của Bác Hồ “Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết, Thành công thành công đại thành công” như một sự chứng minh cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân.

Ngày 25/4/1961, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II, Người đã nói: “Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết, Thành công thành công đại thành công”. Câu nói không chỉ là lời khích lệ toàn dân toàn quân kháng chiến mà còn thể hiện niềm tin của Bác vào sức mạnh đoàn kết của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống lại quân xâm lược.

“Đoàn kết” là tất cả mọi người cùng chung sức, chung tay, góp thành một khối thống nhất hướng tới một mục tiêu chung. Đoàn kết là một truyền thống quý báu của dân tộc ta, là cội nguồn sức mạnh toàn dân, nó được hun đúc trong suốt hàng ngàn năm lịch sử. “Thành công” tức là đạt được thành quả, mục tiêu mà mình đặt ra, mình mong muốn. “Đại đoàn kết” là sự chung sức, đồng lòng của tất cả mọi người trong một cộng đồng, xã hội. Đại đoàn kết sẽ tạo nên đại thành công, một thành quả to lớn và vang dội. Câu nói của Bác: ” Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết, Thành công thành công đại thành công” đã khẳng định mối quan hệ nhân quả giữa đoàn kết và thành công. Người cũng muốn khẳng định sức mạnh của tinh thần đoàn kết, đoàn kết càng chặt chẽ thì sức mạnh càng lớn, càng dễ dàng đi tới thắng lợi hơn.

Câu nói của Người là một đạo lý đúng đắn với mọi người, mọi thời đại. Mọi người cùng nhau chung sống trong xã hội, để gây dựng một cuộc sống tốt đẹp, văn minh thì chúng ta không thể hành động đơn độc một mình. Cuộc sống của chúng ta không phải là một con đường trải đầy hoa hồng mà là một chuỗi những khó khăn, thử thách và để vượt qua, bên cạnh việc phát huy sự nỗ lực, cố gắng của bản thân, chúng ta cần phải đoàn kết một lòng, phải cần nhờ đến sự giúp đỡ của những người khác thì mới có thể thành công được. Vậy nên tinh thần đoàn kết là không thể thiếu trong đời sống thường ngày, có đoàn kết thì mới có thể thành công.

Chân lý này cũng đã được minh chứng qua hai cuộc kháng chiến của dân tộc ta. Khi đế quốc Mỹ và thực dân Pháp xâm lược đất nước ta, chúng mang tới Tổ quốc ta bom đạn, những vũ khí tối tân, hiện đại nhất. Trong khi đó, đất nước ta ở cùng thời điểm lại chỉ là một đất nước nghèo nàn, lạc hậu. Nếu so sánh về tương quan lực lượng thì hẳn chúng ta sẽ thua ngay chỉ trong một thời gian ngắn. Thế nhưng lịch sử đã chứng minh điều ngược lại. Dân tộc ta đã kiên cường đứng lên chống lại thực dân Pháp trong 9 năm và kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ vang dội năm châu, trấn động địa cầu. Và ngay tiếp theo đó là kháng chiến chống đế quốc Mỹ kéo dài 21 năm cũng kết thúc trong tiếng reo hò thắng lợi vào ngày 30.4.1975. Chúng ta đã giành được độc lập sau gần 80 năm thuộc địa và hơn 30 năm chiến đấu. Thử hỏi với một đất nước nhỏ bé như chúng ta, điều gì đã làm nên những chiến thắng kỳ tích đó nếu không phải là tinh thần đoàn kết toàn dân tộc?

Tinh thần đoàn kết của dân tộc ta càng mạnh mẽ hơn nữa trong những năm tháng đại dịch Covid 19. Đại dịch toàn cầu này diễn ra từ tháng 12. 2019, và thực sự bùng nổ ở Việt Nam vào tháng 4.2021. Cả đất nước ta lại một lần nữa chứng minh cho cả thế giới thấy được tinh thần đoàn kết của cả dân tộc khi hàng trăm đội ngũ cán bộ bác sĩ từ khắp mọi miền đất nước đổ về thành phố Hồ Chí Minh để giúp người dân ở đây chống dịch. Rồi những bữa cơm từ thiện có mặt khắp các tuyến đường, cứu giúp cho những người nghèo, người cơ nhỡ, không có thức ăn. Những cây “ATM gạo”, “ATM khẩu trang” được mở ra giúp đỡ mọi người cùng nhau vượt qua cơn khốn khó.

Không chỉ vậy, vào năm 2020, khi miền Trung của Việt Nam gặp cảnh bão lụt, hàng ngàn hộ dân phải sống trong cảnh nước ngập trắng xóa. Ngay tại thời điểm đó, hàng trăm tình nguyện viên, hàng trăm những đợt xe mang nhu yếu phẩm, quần áo, bánh chưng, nước uống, … tới với bà cơm. Và chỉ trong vòng vài ngày ngắn ngủi, cả nước đã quyên góp được cả trăm tỷ đồng để chung tay giúp đỡ bà con miền Trung vượt qua cơn lũ lịch sử đó.

Có thể thấy, tinh thần đoàn kết của dân tộc ta là một sức mạnh vô song, khiến cho mọi kẻ thù phải khiếp sợ, giúp chúng ta vượt qua hết thảy những khó khăn, đi tới thành công. Đúng như lời Hồ Chí Minh đã nói, đoàn kết là sức mạnh, nó sẽ quét sạch tất cả “lũ bán nước và cướp nước”, “quét sạch” những gian khổ, thử thách đưa chúng ta tới thắng lợi vang dội cuối cùng.

Thế nhưng, vẫn còn đâu đó những con người không hề có tinh thần đoàn kết. Họ chỉ lăm le trục lợi cho bản thân minh, lăm le làm giàu trên nỗi đau của người khác, hay phá hoại một đất nước yên bình. Đó là những tên tay sai, những kẻ chống phá nhà nước như Phạm Đoan Trang hay Cù Huy Hà Vũ, … Họ không hề biết đến tinh thần đoàn kết mà luôn có những hành động, lời nói gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Những hành động đó cần được lên án mạnh mẽ.

Đoàn kết là một truyền thống quý báu của dân tộc. Là một người công dân của đất nước Việt Nam, chúng ta càng phải hiểu rõ rằng đoàn kết sẽ giúp gợi lên một sức mạnh to lớn, giúp cho dân tộc ta thêm phát triển vững mạnh. Là một học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường thì đoàn kết chính là cố gắng cùng bạn bè chăm chỉ học tập, không đua đòi, không gây gổ đánh nhau, … như lời Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng: “Đoàn kết, kỷ luật, sức mạnh tốt”. Những điều này sẽ giúp chúng ta đi tới thành công là một kết quả học tập tốt, xứng đáng với công sức của mình.

Vậy nên đoàn kết không chỉ đem lại cho ta sức mạnh vượt qua khó khăn mà còn đem đến cho ta niềm vui, sự gắn kết với mọi người. Một người muốn thành công thì chắc chắn cần sự giúp đỡ và tinh thần đoàn kết. Tinh thần này cần được phát huy mạnh mẽ hơn nữa trong đời sống hôm nay để đất nước chúng ta ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.

Bình luận (8)
HN
9 tháng 5 2022 lúc 15:55

tham khảo

 

Bác Hồ đã từng nói rằng “Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết, Thành công, thành công đại thành công”.

Câu nói sử dụng phép điệp từ và điệp cấu trúc. Từ đoàn kết và thành công được lặp lại nhiều lần nhằm nhấn mạnh vào tâm trí người đọc về hai vế song hành với nhau. Đoàn kết thì thành công, thành công nhờ đoàn kết. Qua câu nói, Bác muốn nhắn nhủ với mọi người rằng hãy đoàn kết lại với nhau để vươn tới thành công.

Dân tộc ta là một dân tộc nhỏ bé nhưng vô cùng mạnh mẽ. Đã vượt qua và chiến thắng biết bao kẻ thù lớn mạnh. Đó là nhờ sức mạnh của sự đoàn kết. Hàng trăm, hàng nghìn, hàng triệu con người cùng đoàn kết lại với nhau, một lòng yêu nước, chống giặc thì nguồn sức mạng được tạo ra còn cao hơn cả ngọn sóng thần thô bạo nhất. Sức mạnh ấy đập tan mọi kế hoạch xâm lược của những cường quốc khác.

Lời khuyên nhủ về sự đoàn kết ấy, không chỉ trong lúc chiến tranh mà trong cả thời bình cũng quan trọng vô cùng. Chúng ta vừa xây dựng đất nước, chống lại sự lăm le của kẻ địch lại vừa chống lại thiên tai, dịch bệnh. Những điều đó đều cần đến sức mạnh đoàn kết dân tộc.

Dù như vậy, xung quanh chúng ta vẫn có những kẻ lúc nào cũng chỉ biết cho lợi ích của bản thân mình. Những người như thế chính là những con sâu sẵn sàng đào rỗng, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc. Họ có ý chí bạc nhược, suy nghĩ hạn hẹp, chẳng quan tâm đến tổ quốc và sẵn sàng rời bỏ bất kì lúc nào. Thật đáng buồn thay.

Dù như thế, đó cũng chỉ là thiểu số mà thôi. Khối đại đoàn kết của dân tộc ta vẫn vô cùng vững mạnh và dẫn dắt đất nước ta ngày càng phát triển hơn. Không phụ lòng Bác Hồ khi nhắn nhủ nhân dân “Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết, Thành công thành công đại thành công”.

Bình luận (3)
PN
Xem chi tiết
DT
19 tháng 12 2021 lúc 20:58

D

Bình luận (0)
H24
19 tháng 12 2021 lúc 20:58

D

Bình luận (0)
VG
19 tháng 12 2021 lúc 23:07

d

Bình luận (0)