Những câu hỏi liên quan
H24
Xem chi tiết
KN
6 tháng 5 2021 lúc 16:16

-Bài hát ''Nụ Cười''  là bài hát có giai điệu vui vẻ, tinh nghịch, tràn đầy sự hồ hởi. Khi biểu diễn, thường có tiếng cười xen vào giữa bài hát. Bài hát với ngôn từ trong sáng và tiếng cười hồn nhiên làm người nghe cảm thấy yêu đời và hy vọng vào một tương lai tốt đẹp. Bài hát "Nụ cười" ca ngợi niềm lạc quan trong cuộc sống của tuổi trẻ. Ở đó, tiếng cười đem lại niềm tin và hạnh phúc.

Bình luận (0)
KN
6 tháng 5 2021 lúc 16:17

lộn rồi

Bình luận (0)
KN
6 tháng 5 2021 lúc 16:19

-Bài hát ''Nụ Cười'' là bài hát có giai điệu vui vẻ, tinh nghịch, tràn đầy sự hồ hởi. Khi biểu diễn, thường có tiếng cười xen vào giữa bài hát. Bài hát với ngôn từ trong sáng và tiếng cười hồn nhiên làm người nghe cảm thấy yêu đời

THẾ MỚI ĐÚNG

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
LA
6 tháng 5 2021 lúc 7:58

Bài hát ''Nụ Cười''  là bài hát có giai điệu vui vẻ, tinh nghịch, tràn đầy sự hồ hởi. Khi biểu diễn, thường có tiếng cười xen vào giữa bài hát. Bài hát với ngôn từ trong sáng và tiếng cười hồn nhiên làm người nghe cảm thấy yêu đời và hy vọng vào một tương lai tốt đẹp. Bài hát "Nụ cười" ca ngợi niềm lạc quan trong cuộc sống của tuổi trẻ. Ở đó, tiếng cười đem lại niềm tin và hạnh phúc.

Bình luận (0)
ND
19 tháng 5 2021 lúc 9:15

bài nụ cười rất  hay bài nụ cười rất  haybài nụ cười rất  haybài nụ cười rất  haybài nụ cười rất  haybài nụ cười rất  haybài nụ cười rất  haybài nụ cười rất  haybài nụ cười rất  haybài nụ cười rất  hay (50 chữ)

Bình luận (3)
H24
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
LT
Xem chi tiết
Trong kho tàng ca dao, tục ngữ dân gian Việt Nam có rất nhiều bài hay thể hiện tình cảm của người nông dân một nắng hai sương trên đồng. Thể hiện những tâm tư, tình cảm của người nông chân thật thà, chất phác. Mỗi bài ca dao đều gợi lên trong lòng người đọc những cảm xúc khác nhau.
Bài ca dao “Đi cấy” thể hiện tâm tư tình cảm của người nông dân trong cảnh nông vụ, phải lo toan nhiều chuyện, khi thời tiết không ủng hộ.
Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề
Trông trời trông đất trông mây
Trông mưa trông nắng trông ngày trông đêm
Trông cho chân cứng đá mềm
Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng
Thông qua bài ca dao này nói lên nguyện vọng của người nông dân mong cho mưa thuận gió hòa để công việc nhà nông được thuận lợi, vụ mùa bội thu, người nông dân đỡ nhọc nhằn vất vả.
Trong câu đầu tiên của bài ca dao đã thể hiện sự lo lắng của người nông dân khi mùa cấy lúa đang tới gần.
Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề
Người ta chỉ những người đi làm thuê, cấy lúa cho xong nhiệm vụ rồi lấy tiền công về không phải lo lắng gì nhiều việc cây lúa sau khi được cấy xuống ruộng có bị khô hạn, hay ngập úng nước hay không. Người nông dân trong bài ca dao là một người đi “cấy” cho chính mảnh ruộng của mình. Họ lo lắng trăm bề, sợ cây lúa sau khi trồng xuống không thể phát triển được mà chết đi thì công sức của họ sẽ bị mất trắng. 
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
ND
18 tháng 2 2021 lúc 20:19

KO

ĐƯA

NHỮNG

CÂU

HỎI

LINH

TINH

LÊN\

DIỄN

ĐÀN

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
LT
18 tháng 2 2021 lúc 20:20

Bạn bị nhầm lẫn rồi ak!!

Ý mik là một bài nhạc cơ ak:)

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
H24
Xem chi tiết
H24
2 tháng 10 2019 lúc 19:27

Hình ảnh quê hương đất nước in dấu đậm đà trong ca dao, dân ca. Đọc ca dao, dân ca, ta cảm thấy tâm hồn nhân dân ôm trọn bóng hình quê hương đất nước. Mỗi vùng quê có một cách nói riêng, cảm nhận riêng về sự giàu đẹp của nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Đọc những bài ca ấy, chúng ta như vừa được đi tham quan một số danh lam thắng cảnh đặc sắc của đất nước từ Bắc vào Nam.

Với nhân dân ta, quê hương là nơi quê cha đất mẹ, là cái nôi thân thiết, yêu thương. Quê hương là mái nhà, luỹ tre, cái ao tắm mát, là sân đình, cây đa, giếng nước, con đò, là cánh đồng xanh, con cò trắng, cánh diều biếc tuổi thơ. Đất nước với quê hương chỉ là một, là cơ đồ ông cha để lại, là núi sông hùng vĩ thiêng liêng. Quê hương đất nước được nói đến trong ca dao, dân ca đã thể hiện biết bao tình cảm yêu thương, tự hào của nhân dân ta từ bao đời nay.

Đất nước ta nơi nào cũng đẹp. Cảnh trí non sông như gấm như hoa; sản phẩm phong phú, con người cần cù, thông minh sáng tạo đã xây dựng quê hương đất nước ngày thêm giàu đẹp.

Lên ải Bắc đến thăm Chi Lăng, núi trập trùng cao vút tầng mây, nơi Liễu Thăng bỏ mạng. Ta đến thăm thành Lạng, soi mình xuống dòng sông xanh Tam Cờ, thăm chùa Tam Thanh, đến với nàng Tô Thị trong huyền thoại:

Ai ai, đứng lại mà trông

Kia núi Thành Lạng, kìa sông Tam Cờ

Đồng Đăng có phố Kì Lừa

Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh

Hai tiếng ai ơi mời gọi vang lên. Chữ "kìa", chữ "có" được nhấn đi nhấn lại biểu thị niềm tự hào của bà con xứ Lạng đang say sưa ngắm nhìn và đưa tay chỉ về từng ngọn núi, con sông, ngôi chùa, dấu tích của bức thành cố...


 

Bình luận (0)
TM
2 tháng 10 2019 lúc 19:38

"Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người."

Vâng, quê hương chính là nơi chôn rau cắt rốn của ta, là nơi cho ta cội nguồn, gốc rễ bền chặt. Từ ngày xưa, tình yêu quê hương đất nước luôn là nguồn mạch quán thông kim cổ, đông tây. Là mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn trí óc ta gắn với truyền thống tự hào, tinh thần tự tôn của dân tộc.

Tình yêu quê hương đất nước là một khái niệm, phạm trù rộng lớn và có nhiều ý nghĩa khác nhau. Tình yêu quê hương đất nước trước hết xuất phát từ tình cảm yêu gia đình, nhà cửa, xóm làng. Nói như Ê-ren-bua: lòng yêu nhà, yêu làng xóm trở nên tình yêu tổ quốc. Chính xuất phát từ những điều giản dị, bình dị ấy, lòng yêu nước của ta càng được bồi đắp hơn. Tình yêu quê hương từ thuở xa xưa, trong những câu ca dao như tấm gương phản chiếu tâm hồn dân tộc là tinh thần tự hào, tự tôn về vẻ đẹp và cảnh trí non sông, đến thơ ca trung đại tình yêu nước gắn liền với quan niệm trung quân ái quốc, vậy nên trong các bài thơ việc nói chỉ tỏ lòng của bậc tao nhân mặc khách với mong muốn xoay trục đất, khin bang tế thế cũng chính là biểu hiện cao nhất của con người đạo nghĩa lúc bấy giờ. Đến thời hiện đại, văn học lãng mạn thì yêu nước là yêu lí tưởng, yêu cách mạng, yêu Đảng. Niềm vui tươi, phấn khởi của người chiến sĩ cách mạng khi được giác ngộ ánh sáng cách mạng đảng trong "Từ ấy" chính là minh chứng sâu sắc cho điều ấy:

"Từ ấy trong tôi bừng nằng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim."

Tình yêu nước, yêu quê hương là cội nguồn, gốc rễ bền chặt cho sự phát triển bền vững của ta. Nếu chỉ sống bằng những giá trị tức thời, những ham muốn của bản thân mà không khắc cốt ghi tam cội nguồn, đạo lí truyền thống dân tộc thì sớm muộn sự phát triển của ta cũng sẽ như cây cao bị trơ rễ, bật gốc dù chỉ là một cơn gió nhẹ. Lòng yêu quê hương, đất nước làm nên bản sắc trong đời sống tinh cảm của cá nhân, giúp ta không trở nên ích kỉ vì biết gắn liền với cộng đồng, biết hòa nhập và đắm mình với những đạo lí truyền thống ngàn đời của dân tộc.

Tình yêu quê hương đất nước nói cách khác chính là lòng căm thù giặc khi đất nước bị xâm lăng, khi tổ quốc gặp gian nguy. Trong "Hịch tướng sĩ', Trần Quốc Tuấn từng bày tỏ lòng căm thù giặc sâu sắc khi chứng kiến đất nước bị giày xéo dưới gót dày quân thù: "ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, lòng đau như cắt, nước mắt đầm đìa chỉ căm thức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù." Đủ để thấy, tình yêu quê hương đất nước từ ngàn xưa đã trở thành một thứ vũ khí lợi hại, là đợt sóng ngầm nhấn chìm lũ bán nước và lũ cướp nước. Tình yêu nước cũng chính là lòng tự hào, tự tôn dân tộc trước cảnh trí non sông, trước vẻ đẹp của núi sông, cũng chính là khát vọng muốn giữ gìn và bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc.

Thật đáng buồn khi ngày nay, nhiều người sống một cách vô nghĩa lí khi đảo lộn những chân giá trị dân tộc. Họ quên đi cội nguồn, thay vì sống theo đạo lí 'uống nước nhớ nguồn", ăn cây táo rào cây sung. Những cá nhân như thế sớm muộn cũng sẽ bị đào thải, cô đơn lạc lõng giữa tình đồng loại, giữa nhân quần rộng lớn.

Trong thời buổi đất nước đang phát triển, hướng đến xây dựng một xã hội văn minh, công bằng và hạnh phúc thì với tư cách là những người trẻ, chúng ta cần chuẩn bị hành trang vững chắc và rèn luyện bản lĩnh cho cá nhân để đáp ứng những nhu cầu và đòi hỏi của ân tộc. Đó cũng chính là biểu hiện kín đáo và sâu sắc của lòng yêu nước.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
H24
6 tháng 11 2017 lúc 16:18

Bài dự thi viết về thầy cô và mái trường số 4

mk ko copy

Bình luận (0)
H24
6 tháng 11 2017 lúc 16:18

Trong cuộc đời của mỗi con người, ngoài cha mẹ là những bậc sinh thành, Thầy Cô giáo cũng có công lao rất lớn. Đặc biệt, đối với những học sinh đang thời cắp sách tới trường như chúng em thì Thầy Cô giáo chính là những người cha, người mẹ thứ hai.

     Thầy Cô - hai chữ thiêng liêng mà chỉ có những học sinh đủ tư cách mới được phép gọi. Họ là những người đã dẫn dắt chúng em đi trên con đường đời của riêng mình, người chắp cánh ước mơ cho chúng em. Mọi người vẫn thường nói thầy cô là người lái đò cho học sinh. Khi một năm học kết thúc là chuyến đò cập bến. Có lẽ trong chuyến đò đó đã có biết bao điều thú vị. Thầy Cô dạy cho chúng em biết rằng trong cuộc sống có rất nhiều khó khăn,  thử thách nhưng cũng có vô vàn niềm vui và sự bất ngờ. Nhờ thầy, nhờ cô luôn tận tình điều khiển, lèo lái chuyến đò đó nên chúng em đã vượt qua tất cả những khó khăn, để rồi theo chuyến đò cập bến cảng kiến thức trong niềm vui, niềm không chỉ riêng của chúng em, mà còn của thầy cô nữa. Những gì thầy cô làm cho chúng em thiêng liêng, cao quí đâu kém những gì cha mẹ làm cho chúng em.

      Con người chắc hẳn ai cũng có thời cắp sách tới trường. Đó là khoảng thời gian đẹp nhất, thời của tuổi mộng mơ, của những ý tưởng vụt đến rồi vụt đi, của cả sự ngỗ nghịch. Chính thầy cô là những người thay đổi cuộc đời chúng em, uốn nắn chúng em từng chút một trên con đường học vấn. Từ khi chúng ta còn bi bô tập nói đã đã được đưa tới trường mẫu giáo để tập làm quen với trường lớp. Cũng chính tại đó, thầy cô đã dạy cho chúng ta biết thế nào là lễ nghĩa, là biết cách cư xử cho phải phép. Rồi từng ngày, chúng ta bước lên những bậc cao hơn của nấc thang kiến thức. Thầy cô luôn dõi theo chúng ta. Từ một con điểm tốt, một ý tưởng hay cho đến một sai phạm nhỏ, một lần không thuộc bài, thầy cô đều chú ý khen ngợi hoặc nhắc nhở. Thầy cô là những người thầm lặng đưa chúng em đến đỉnh cao của kiến thức, cho chúng em một tương lai tươi đẹp.  

       Chúng em luôn tự hào vì là học sinh của trường Hà Nội - Amsterdam, tự hào không chỉ vì được học tập trong một môi trường tốt, mà còn vì chúng em đã được những thầy cô giáo giỏi tận tình dạy dỗ. Ở đây, thầy cô giáo không chỉ đơn thuần là một người thầy, người cô mà còn là người cha, người mẹ. Thầy cô sẵn sàng dành thời gian lắng nghe những thắc mắc, những tâm sự của chúng em. Thầy cô có thể tạo cho chúng em những trận cười sảng khoái trong giờ học khi chúng em cảm thấy căng thẳng. Thầy cô có thể kiên nhẫn lắng nghe và thông cảm với chúng em. Thầy cô khẽ cười và gật đầu khi chúng em cúi chào lễ phép. Phải chăng thầy cô đã luôn không cho phép mình được khóc mỗi khi học trò hư, để giữ lòng mãi cứng rắn dạy bảo chúng em. Tất cả, từ những gì nhỏ nhặt nhất đến những điều cao cả nhất chúng em đều coi trọng, vì đó là tình thương mênh mông như trời biển của thầy cô dành cho chúng em.

       Trên cuộc đời này, có biết bao tình cảm vô cùng thiêng liêng và sâu sắc. Tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh em và cả tình thầy trò. Mọi tình cảm đều có ý nghĩa khác nhau. Thầy cô đã cho chúng em hiểu thế nào là tình thầy trò, một tình thầy trò thực thụ. Chúng em sẽ mãi biết ơn thầy cô. Chúng em sẽ cố gắng dành tặng cho thầy cô những đóa hoa điểm mười chứa đựng sự biết ơn sâu sắc nhất của chúng em vào những ngày 20-11. Chúng em biết rằng tình cảm đó sẽ không bằng những gì thầy cô dành cho chúng em. Nhưng chúng em sẽ cố gắng làm cho thầy cô cảm thấy tự hào về chúng em,để thầy cô có thể mỉm cười mãn nguyện. Thầy cô ơi, thầy cô sẽ mãi là người dìu dắt chúng em trên đường đời. Chúng em sẽ luôn chăm chỉ học hành để không phụ lòng thầy cô. Xin hãy tin vào chúng em!

Bình luận (0)
H24
6 tháng 11 2017 lúc 16:20

1 bài hát í ko phải nói về công lao thầy cô ạ

Bình luận (0)
LK
Xem chi tiết
TN
1 tháng 5 2018 lúc 9:05

Khi cái nóng oi ả của mùa hè dần dần dịu đi, một buổi sớm mai bạn cảm giác cái lạnh nhè nhẹ đang len lỏi vào cơ thể. Mùa thu đang đến.

Thử nhắm mắt lại, trong không gian thật tĩnh lặng hãy lắng nghe tiếng rơi nhẹ nhàng của chiếc lá, bạn chợt phát giác ra rằng cuộc đời và thiên nhiên có nhiều điều kì diệu, đáng khám phá biết bao!

Là một trong bốn mùa của năm, giữa mùa hạ nóng bức và mùa đông lạnh lẽo, mùa thu như một nhịp cầu, một sự giao thoa tuyệt vời mà tạo hóa đã tạo ra, góp phần tô điểm cho cuộc sống muôn màu muôn vẻ. Mùa thu đẹp dịu dàng bởi màu vàng của hoa cúc, hoa sao nhái. Chẳng thế mà hoa cúc tự bao giờ đã trở thành biểu tượng gắn liền với mùa thu, một sức sống không quá ồn ào, sôi nổi mà nhẹ nhàng, êm dịu không bao giờ nhạt phai. Nữ thi sĩ Xuân Quỳnh đã từng viết:

                                                    Mùa thu vào hoa cúc
                                                    Chỉ còn em và anh
                                                    Là của mùa thu cũ
                                                    Chỉ còn anh và em

Mùa thu và hoa cúc là sóng đôi, chẳng bao giờ tách rời được, đấy là qui luật của tạo hóa cũng như em và anh cùng tình yêu của chúng ta sẽ mãi mãi vững bền, dù mai kia hoa cúc có tàn, mùa thu sẽ qua đi.

Có bao giờ bạn bước trên con đường đầy lá vàng, bất chợt gặp bóng dáng người thiếu nữ, trên làn tóc, bờ vai vướng màu vàng của lá, bạn sẽ thấy đẹp và trữ tình biết bao!Ánh mắt lạ lẫm ban đầu bỗng trở nên thân quen, trong lòng dậy nên một cảm xúc tuyệt vời: "xúc cảm mùa thu".

Sẽ đôi lần sau giờ học, giờ làm việc, chầm chậm một mình dạo bước trên con đường vắng, nhìn lá rơi lác đác, bạn sẽ thấy lòng xao xuyến, muốn làm thơ, muốn hát vang, những lo toan thường nhật tan biến, kỷ niệm đẹp tràn về, thấy yêu thương khát khao vô vàn một ánh mắt từng làm rung động trái tim mình.

Chiếc lá theo làn gió từ đâu đến khẽ chạm vào bờ vai, ta nâng niu chiếc lá trong tay: "Lá ơi có phải duyên số đưa lá đến với ta?”. Nhìn lá rơi mỗi người sẽ có suy nghĩ khác nhau về cuộc đời, về bản thân mình. Người đang vui vẻ, mỉm cười mân mê chiếc lá trong tay như giữ gìn hạnh phúc mình đang có. Ai tâm trạng buồn lại chạnh lòng, tiếc nuối những kỷ niệm xưa "lá xa cành!”.

Đừng giữ chiếc lá trong tay! Đừng khép chặt tâm hồn mình! Hãy để làn gió đưa lá đến một nơi thật xa, hãy để nỗi đau hôm nay trôi vào quá khứ, lá lìa cành nhưng ngày mai dưới nắng xuân ấm áp, từ cành cây kia sẽ nhú lên những chồi non mới, bên mình vẫn có người đang thật sự yêu thương quan tâm đến mỗi bước đi của mình. Sống đẹp với chính mình, với cuộc đời, rồi mai kia, khi gặp chiếc lá thu rơi, bạn sẽ mỉm cười mà giữ chặt trong tay. Thu vẫn mãi là thu, là nguồn cảm hứng vô tận của chúng ta.Bạn ơi, hãy nắm lấy tay người mình yêu thương nhất dạo bước trên con đường đầy lá, chỉ cần sự im lặng cũng đủ để bạn hiểu người bên cạnh đang nghĩ gì, tình yêu trong bạn lớn đến đâu? Và vẻ đẹp của mùa thu giờ đây không chỉ của thiên nhiên mà là của bạn, của một tâm hồn tràn ngập tình yêu.

Bình luận (0)
DA
Xem chi tiết
NN
11 tháng 5 2023 lúc 9:12

"Đọc Đi Cấy" của Trần Đăng Khoa gợi lên trong ta một cảm giác hoài niệm và đánh giá cao công việc khó nhọc của người nông dân. Hình ảnh sống động về cuộc sống hàng ngày của người nông dân và cảnh quan thiên nhiên tạo nên một cảm giác kết nối với đất đai và những người làm việc trên đó. Ngôn ngữ đơn giản nhưng sâu sắc được sử dụng trong bài thơ đã chụp lấy bản chất của cuộc sống của người nông dân và sự kết nối sâu sắc của họ với đất đai. Tổng thể, bài thơ là một bản tình ca đẹp để dành cho những anh hùng vô danh của nông nghiệp và nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của việc tôn trọng và đánh giá cao công việc khó nhọc của những người nuôi sống
chúng ta.

Ninh OSS

Bình luận (0)