em hãy nêu khái niệm trường từ vựng
Ôn lại khái niệm trường từ vựng.
Trường từ vựng là tập hợp của những từu có ít nhất nét chung về nghĩa
Câu 1: Em hãy kể những hành vi gây ô nhiễm, phá hủy môi trường?
Câu 2: Em hãy kể những việc lảm góp phần bảo vệ các di sản văn hóa?
Câu 3: Nêu khái niệm quyền được giáo dục?
Câu 4:Nêu khái niệm quyền được tham gia?
Câu 5: Nêu khái niệm quyền được chăm sóc?
Câu 6: Nêu khái niệm quyền được bảo vệ?
Câu 7:Em hãy nhận xét về ý thức bảo vệ môi trường của các bạn học sinh trường em? Em sẽ làm gì để bảo vệ môi trường mình đang sống?
Câu 8: Di sản văn hóa bao gồm những gì? Hãy kể tên 4 di sản văn hoá phi vật thể ở Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giơí ?
Câu 9: Em hãy giải thích ý nghĩa của di sản văn hóa đối với nước ta?
Câu 10: Vì sao phải sống và làm việc có kế hoạch? Cho ví dụ?
Câu 11. Xem lại tất cả các bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập.
Tham khảo ag
Câu 1: Em hãy kể những hành vi gây ô nhiễm, phá hủy môi trường?
- chặt phá cây rừng, đốt rừng, vứt rác bừa bãi, sử dụng lãng phí năng lượng, dùng túi ni-lông,....
Câu 2: Em hãy kể những việc lảm góp phần bảo vệ các di sản văn hóa?
- Tuyên truyền mn bảo vệ di sản, ko tự ý đùa nghịch, tuân thủ luật lệ,...
Câu 3: Nêu khái niệm quyền được giáo dục?
Quyền được giáo dục là quyền:
+ Trẻ em có quyền được học tập, được dạy dỗ
+ Được vui chơi giải trí, tham gia hoạt động văn hoá thể thao
Câu 4:Nêu khái niệm quyền được tham gia?
- Quyền tham gia thảo luận công việc chung của đất nước
II) Quyền tham gia thực hiện công việc quản lý nhà nước
Câu 5: Nêu khái niệm quyền được chăm sóc?
+ Được vui chơi giải trí, tham gia hoạt động văn hoá thể thao.
vd: Trẻ em tàn tật, khuyết tật được Nhà nước và xã hội giúp đỡ trong việc điều chỉnh phục hồi chức năng
Câu 6: Nêu khái niệm quyền được bảo vệ?
-Không ai phải chịu can thiệp một cách tùy tiện vào cuộc sống riêng tư, gia đình, nơi ở hoặc thư tín, cũng như bị xúc phạm danh dự hoặc uy tín cá nhân…
Câu 7:Em hãy nhận xét về ý thức bảo vệ môi trường của các bạn học sinh trường em? Em sẽ làm gì để bảo vệ môi trường mình đang sống?
- Các bn hs trường e có ý thức rất tốt về việc bảo vệ môi trường. Em sẽ tiết kiệm năng lượng , hạn chế dùng điều hòa để giảm khí CFC. Trồng nhiều cây xanh, vứt rác đúng nơi quy định, dọn dẹp khu nhà mk đang sống.
Câu 8: Di sản văn hóa bao gồm những gì? Hãy kể tên 4 di sản văn hoá phi vật thể ở Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giơí ?
-Di sản văn hóa gồm vật thể và phi vật thể. Di sản văn hóa phi vật thể ở VN đc UNESCO công nhận là :
1. Nhã nhạc cung đình Huế
2. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
3. Dân ca Quan họ
4. Ca trù
Câu 9: Em hãy giải thích ý nghĩa của di sản văn hóa đối với nước ta?
-Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
Ví dụ: Vịnh Hạ Long, Tràng An, Cố đô Huế, Hoàng thành Thăng Long, phố cổ Hội An.....
Câu 10: Vì sao phải sống và làm việc có kế hoạch? Cho ví dụ?
- Lý do phải sống và làm việc có kế hoạch là : Phải sống và làm việc có kế hoạch vì: Giúp ta chủ động tiết kiệm thời gian, công sức. Đạt hiệu quả cao trong công việc. Không cản trở, ảnh hưởng đến người khác. Thành công trong công việc, cuộc sống.
Câu 1 :
Hành vi gây ô nhiễm , phá hủy môi trường :
- Vứt rác bừa bãi
- Đổ hết rác thải xuống sông
- Chặt phá rừng
- Khai thác tài nguyên lãng phí
- Sử dụng nhiều đồ bằng nhựa .
-...
Câu 2 :
Những việc :
- Tuyên truyền để mọi người cùng nhau thực hiện
- Dọn dẹp , vệ sinh tường xuyên
- Bảo quản thật kĩ càng .
-...
Câu 3 :
Quyền được giáo dục là quyền ông bà, bố mẹ hoặc thầy cô phải có trách nhiệm dạy bảo trẻ . Giáo dục đến khi đã đủ để trường thành
Câu 4:
Quyền được tham gia là quyền được nhà nước cho phép tham gia vào bất kì thứ gì như thể thao , lễ hội ,...
Câu 5 :
Quyền được chăm sóc là quyền mà ông bà , bố mẹ phải chăm sóc trẻ , không để trẻ phải chịu thiệt , không được ăn uống đủ no .
Câu 6 :
Quyền được bảo vệ là quyền tất cả người lớn phải có trách nhiệm bảo vệ trẻ khỏi những điều xấu , không được làm ngơ hay cố tình .
Câu 7 :
Nhận xét : việc bảo vệ môi trường của trường em đã diễn ra rất tốt , mọi người đã có ý thức hơn . Tự giác bảo vệ mà không để giáo viên nhắc nhở . Khi gặp được những bạn vứt rác ra sân trường hay sử dụng nhiều túi ni - lông thì các bạn cũng đến và nhắc nhở . Cứ thể , môi trường của trường em được chính các bạn học sinh bảo vệ .Hiện tại vẫn chưa có tình trạng gây ô nhiễm môi.
Em sẽ phải :
- Tuyên truyền , hoặc vận động
- Tự giác thực hiện
- không vứt rác bừa bãi
- Nhận biết được gây hại cho môi trường và việc không gây hại cho môi
- có kiến thức phân biệt
-...
câu 8 :
Bạn xem của 2 bạn trên nhé .
Câu 9 :
Di sản của văn hoá nước ta rất quan trọng , đối với nước ta . Nó thể hiện được nhiều ý nghĩa của dân tộc Việt Nam mà từ thời xa xưa vẫn còn lưu trữ . Nhà nước cùng luôn coi trọng các di sản văn hoá, không để nhiều điều ảnh hưởng đến chúng .
Câu 10 :
Sống và làm việc có kế hoạch vì như vậy mới hoàn thành được công việc một cách nhanh chóng , không phải tốn nhiều thời gian vào việc vô ích . Giúp con người trưởng thành , biết tôn trọng thời gian . Quý trọng sức lao động của con người.
VD : hàng ngày , em thường xây dựng kế hoạch để sống và làm việc , em luôn duy trì đến tận bây giờ . Từ khi em lập kế hoạch là em đã trường thành , không còn ỷ lại vào ai hết . Tự lực cánh sinh để thực hiện kế hoạch . Và, công việc em thực hiện là những việc mà giúp em cảm thấy vui , cảm thấy bản thân đang sử dụng thời gian hợp lí . Trong việc học tập , em cũng làm như vậy , vẫn tiết kiệm thời gian , không để thời gian trôi qua một cách vô vị
Câu 1:
-Chặt phá cây xanh
-Xả rác bừa bãi
-Xả rác thải chưa qua xử lí xuống ao, hồ, sông, suối,..
................
Câu 2:
-Đưa di sản của địa phương mình đi giới thiệu cho các bạn ở địa phương khác cùng biết tới
-Quảng bá di sản văn hoá địa phương mình tới gần hơi với bạn bè quốc tế
-Bảo tồn và gìn giữ các di sản thật cận thận, có ý thức bảo vệ
................
Câu 3: Quyền được giáo dục là quyền cơ bản của con người, đặc biệt là của trẻ em. Quyền được giáo dục là yếu tốt tiên quyết, tác động trực tiếp đến việc thực hiện các quyền con người, quyền công dân.
Câu 4: Quyền tham gia là một khái niệm mở và được diễn giải theo nhiều cách khác nhau. Quyền tham gia thường được khái niệm một cách khái quát như là một quá trình tham gia của con người vào các quá trình ra quyết định có ảnh hưởng đến cuộc sống của người đó hay ảnh hưởng tới cộng đồng nơi người đó sinh sống.
Câu 5: Là một trong những quyền con người cơ bản, quyền được chăm sóc sức khỏe được hiểu là: Quyền được chăm sóc sức khỏe không có nghĩa là quyền được khỏe mạnh, hay là các chính phủ nghèo phải thiết lập các dịch vụ y tế đắt tiền mà họ không có nguồn lực hỗ trợ.
Câu 6: Quyền được bảo vệ bao gồm những qui định như trẻ em phải được bảo vệ chống tất cả các hình thức bóc lột lao động, bóc lột và xâm hại tình dục, lạm dụng ma túy, sao nhãng và bị bỏ rơi, bị bắt cóc, buon bán.
Câu 7:- Đa số các bạn học sinh trường em đều đã ý thức bảo vệ môi trường, bên cạnh đó vẫn còn một số bạn ý thức chấp hành chưa cao, thường xuyên bị nhắc nhở,..
-Em sẽ:
-Không xả rác bừa bãi
-Có ý thức giữ gìn môi trường
-Tuyên truyền và vận động mọi người không xả rác
.......................
Câu 8: -Di sản văn hóa bao gồm tài sản văn hóa (như các tòa nhà, cảnh quan, di tích, sách, tác phẩm nghệ thuật, và các hiện vật), văn hóa phi vật thể (như văn hóa dân gian, truyền thống, ngôn ngữ và kiến thức) và di sản tự nhiên (bao gồm cảnh quan có tính văn hóa quan trọng và đa dạng sinh học).
-4 di sản là:
-Nhã nhạc cung đình Huế
-Dân ca quan họ Bắc Ninh
-Không gian cồng chiêng Tây Nguyên
-Phố cổ Hội An
Câu 9: Di sản văn hóa luôn là nguồn tài nguyên quý báu, góp phần làm nên thương hiệu, hình ảnh của mỗi quốc gia, dân tộc. Việt Nam đã trải qua hàng ngàn năm dựng nước, qua nhiều thời kỳ lịch sử, cùng với đó là lớp lớp di sản của các nền văn hóa được hình thành, phát triển.
Câu 10: -Vì sống và làm việc có kế hoạch sẽ giúp ta tiết kiệm được thời gian, của cải, sức lực của mình và của người khác,..
-VD: Xắp sếp thời gian hợp lí sẽ giúp ta cân bằng được thời gian học và chơi, giúp ta học tập hiệu quả mà không căng thẳng,...
~~~~~ Có ý mình tự làm, có ý bạn tham khảo# nhé!~~~
M.Go-rơ-ki nói:"Nơi lạnh nhất không phải là bắc cực mà là nơi không có tình thương". Hãy nêu suy nghĩ của em về câu nói bằng đoạn văn nghị luận ngắn khoảng 10-15 dòng có sử dụng cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ, trường từ vựng, từ tượng hình, từ tượng thanh.Giúp mik nha 12h mik nộp.
Tham khảo:
Trong xã hội con người điều đáng sợ nhất có lẽ là việc không có được tình yêu thương, sự sẻ chia. Đã có một câu nói khẳng định điều đó "Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu vắng tình thương". Bắc Cực là điểm cực Bắc của quả địa cầu, nơi đây có gió rít (tượng thanh) bão bùng, có băng tuyết bao phủ lãnh lẽo (tượng hình) quanh năm, con người khó sinh sống và phát triển. Tình thương là tình cảm yêu thương, sự đồng cảm giữa những con người với nhau. Câu nói trên đã đề cao vai trò của tình thương. Con người sống ở một nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không có tình yêu thương. Cái khắc nghiệt của thiên nhiên cũng không thể nào ngăn cản được tình yêu của con ngươi. Tình thương giúp con người trở nên tốt đpẹ hơn, có thể cảm hóa được trái tim của mõi người. Sẽ thế nào khi con người sống với nhau mà không thương yêu nhau. Tình yêu thương có một sức mạnh vô cùng to lớn, nó có thể sưởi ấm trái tim con người, có thể gắn kết đồng loại với nhau. Con người dường như có thể chống lại với thiên nhiên nhưng không thể cô đọc một mình. Như vậy qua câu nói trên, chúng ta phải khẳng định một điều rằng nơi thiếu vắng tình thương là nơi lạnh nhất. Chính vì vậy, mỗi chúng ta cần sống trao đi và lan tỏa yêu thương.
khái niệm trau dồi từ vựng
Tham khảo
KHÁI NIỆM Trau dồi vốn từ Các hình thức trau dồi vốn từ - Nắm được đầy đủ, chính xác nghĩa của từ và dùng từ một cách
Khái niệm của sự phát triển của từ vựng
khái niệm và tác dụng của trau dồi từ vựng
Một trong những cách phát triển từ vựng tiếng Việt là phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng.
- Có hai phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ ngữ: phương thức ẩn dụ và phương thức hoán dụ.
Phương thức hoán dụ
Phương thức ẩn dụ, thí dụ
Dựa vào thông tin mục a, hãy nêu khái niệm, đặc điểm của môi trường.
- Khái niệm: Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại và phát triển của con người và tự nhiên.
- Đặc điểm:
+ Môi trường sống của con người là tổng hợp những điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng đến đời sống và sự phát triển của con người, được phân thành:
Môi trường tự nhiên: bao gồm các yếu tố tự nhiên như đất, nước, không khí, sinh vật,…
Môi trường xã hội: Bao gồm các mối quan hệ giữa con người với con người như luật lệ, phong tục tập quán, cam kết, quy định,…
Môi trường nhân tạo: bao gồm các yếu tố con người tạo ra như cơ sở hạ tầng, các khu đô thị.
+ Môi trường có mối quan hệ mật thiết và tác động qua lại với con người.
Câu 1 : hãy nêu khái niệm, đặc điểm , phân loại và cho ví dụ về danh từ, động từ , tính từ , chỉ từ , số từ và lượng từ
Câu 2 : hãy nêu khái niệm, mô hình cấu tạo( ý nghĩa phụ trước , phụ sau ) về cụm danh từ , cụm động từ , cụm tính từ
Em hãy nêu khái niệm của truyền thuyết
Truyền thuyết là những truyện kể truyền miệng kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong vật địa phương theo quan điểm của nhân dân, biện pháp nghệ thuật phổ biến của nó là khoa trương, phóng đại, đồng thời nó cũng sử dụng yếu tố hư ảo, thần kỳ như cổ tích và thần thoại.
Truyền thuyết là tên gọi dùng để chỉ một nhóm những sáng tác dân gian truyền miệng nhằm lý giải một số hiện tượng tự nhiên, sự kiện lịch sử. Đặc điểm chung của chúng thể hiện các yếu tố kỳ diệu, huyễn tưởng, nhưng lại được cảm nhận là xác thực, diễn ra ở ranh giới giữa thời gian lịch sử và thời gian thần thoại, hoặc diễn ra ở thời gian lịch sử.
Truyền thuyết là một thể loại văn học dân gian, ra đời sau truyện thần thoại, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo, các nhân vật, sự kiện đều liên quan đến lịch sử, là những truyện truyền miệng kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong vật địa phương theo quan điểm của nhân dân, biện pháp nghệ thuật phổ biến của nó là khoa trương, phóng đại, đồng thời nó cũng sử dụng yếu tố hư ảo, thần kỳ như cổ tích và thần thoại.
t nhé
e hãy nêu khái niệm về chỉ từ
Khái niệm :
chỉ từ là những từ dùng để chỉ , trỏ vào sự vật nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian . Một số ví dụ về chỉ từ có thể kể đến như các từ : Này , nọ , ấy , kia , đó , đấy , đây và nhiều thí dụ khác để thay thế các từ , cụm từ tương xứng
hok tốt
Danh từ là những từ chỉ người, sinh vật, sự vật, sự việc, khái niệm,...
Phân loại- DT chỉ khái niệm : đạo đức, người, kinh nghiệm, cách mạng,…
- DT chỉ đơn vị : Ông, vị (vị giám đốc ),cô (cô Tấm ) ,cái, bức, tấm,… ; mét, lít, ki-lô-gam,… ;nắm, mớ, đàn,…
Khi phân loại DT tiếng Việt, trước hết , người ta phân chia thành 2 loại : DT riêng và DT chung .
- Danh từ riêng : là tên riêng của một sự vật ( tên người, tên địa phương, tên địa danh,.. )
- Danh từ chung : là tên của một loại sự vật (dùng để gọi chung cho một loại sự vật ). DT chung có thể chia thành 2 loại :
+ DT cụ thể : là DT chỉ sự vật mà ta có thể cảm nhận được bằng các giác quan (sách, vở, gió ,mưa,…).
+ DT trừu tượng : là các DT chỉ sự vật mà ta không cảm nhận được bằng các giác quan ( cách mạng, tinh thần, ý nghĩa,… )
Các DT chỉ hiện tượng, chỉ khái niệm, chỉ đơn vị được giảng dạy trong chương trình SGK lớp 4 chính là các loại nhỏ của DT chung.
+ DT chỉ hiện tượng :
Hiện tượng là cái xảy ra trong không gian và thời gian mà con người có thể nhận thấy, nhận biết được. Có hiện tượng tự nhiên như : mưa , nắng, sấm, chớp, động đất,… và hiện tượng xã hội như : chiến tranh, đói nghèo, áp bức,…DT chỉ hiện tượng là DT biểu thị các hiện tượng tự nhiên ( cơn mưa,ánh nắng, tia chớp,…) và hiện tượng xã hội (cuộc chiến tranh, sự đói nghèo,…) nói trên.
+ DT chỉ khái niệm :
Chính là loại DT có ý nghĩa trừu tượng ( DT trừu tượng- đã nêu ở trên). Đây là loại DT không chỉ vật thể, các chất liệu hay các đơn vị sự vật cụ thể ,mà biểu thị các khái niệm trừu tượng như : tư tưởng, đạo đức, khả năng, tính nết, thói quen, quan hệ, thái độ,cuộc sống, ý thức , tinh thần, mục đích, phương châm,chủ trương, biện pháp, ý kiến, cảm tưởng, niềm vui, nỗi buồn, tình yêu, tình bạn,…Các khái niệm này chỉ tồn tại trong nhận thức, trong ý thức của con người, không “vật chất hoá”, cụ thể hoá được. Nói cách khác, các khái niệm này không có hình thù, không cảm nhận trực tiếp được bằng các giác quan như mắt nhìn, tai nghe,…
+ DT chỉ đơn vị :
Hiểu theo nghĩa rộng, DT chỉ đơn vị là những từ chỉ đơn vị các sự vật. Căn cứ vào đặc trưng ngữ nghĩa , vào phạm vi sử dụng, có thể chia DT chỉ đơn vị thành các loại nhỏ như sau :
- DT chỉ đơn vị tự nhiên : Các DT này chỉ rõ loại sự vật, nên còn được gọi là DT chỉ loại. Đó là các từ :con, cái , chiếc; cục, mẩu, miếng; ngôi, tấm , bức; tờ, quyển, cây, hạt, giọt, hòn ,sợi,…
- DT chỉ đơn vị đo lường : Các DT này dùng để tính đếm, đo đếm các sự vật, vật liệu, chất liệu,…VD :lạng, cân, yến, tạ, mét thước, lít sải, gang,…
- DT chỉ đơn vị tập thể : Dùng để tính đếm các sự vật tồn tại dưới dạng tập thể , tổ hợp. Đó là các từ :bộ, đôi, cặp, bọn, tụi, đàn,dãy, bó,…
- DT chỉ đơn vị thời gian:Các từ như: giây, phút , giờ, tuần, tháng,mùa vụ, buổi,…
- DT chỉ đơn vị hành chính, tổ chức:xóm, thôn, xã, huyện, nước,nhóm, tổ, lớp , trường,tiểu đội, ban, ngành,…
Động từ là từ (thành phần câu) dùng để biểu thị hoạt động (chạy, đi, đọc), trạng thái (tồn tại, ngồi). Trong ngôn ngữ, động từ gồm hai loại là nội động từ và ngoại động từ. Nội động từ là động từ chỉ có chủ ngữ (Vd: Anh ấy chạy) còn ngoại động từ là động từ có chủ ngữ và tân ngữ (VD: cô ấy ăn cá). Trong ngôn ngữ đơn lập như tiếng Việt, động từ cũng như các loại từ khác không biến đổi hình thái, trong một số ngôn ngữ hòa kết, động từ thường bị biến đổi hình thái theo ngôi, thì... Động từ trong ngôn ngữ hòa kết khi không biến đổi gọi là động từ nguyên mẫu.
Số từ
Số từ là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật
Ví dụ:sáu, bảy, một,...
Lượng từ
Lượng từ là những từ chỉ lượng nhiều hay ít của sự vật.
Ví dụ: những, cả mấy, các,...
Chỉ từ
Chỉ từ là những từ dùng để trỏ vào sự vật,nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hay thời gian
Ví dụ:ấy, đây, đấy,...
Chỉ từ thường làm phụ ngữ trong cụm danh từ. Ngoài ra còn có thể làm chủ ngữ hoặc trạng ngữ trong câu.
Tính từ
Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái.
Ví dụ: xinh, vàng, thơm, to, giỏi,...
Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối
Là những tính từ không thể kết hợp với từ chỉ mức độ.
Ví dụ: vàng hoe, vàng lịm, xanh nhạt,...
Tính từ chỉ đặc điểm tương đối
Là những tính từ có thể kết hợp với từ chỉ mức độ.
Ví dụ: tốt, xấu, ác,...