Những câu hỏi liên quan
HH
Xem chi tiết
HH
Xem chi tiết
H24
25 tháng 9 2021 lúc 8:01

tham khảo:

Uy-lít-xơ trở về thuộc khúc ca XVIII của Ô-đi-xê, một tác phẩm sử thi Hi Lạp nổi tiếng thế giới. Đoạn trích kể lại cuộc tái ngộ của vợ chồng Pê-nê-lốp và Uy-lít- xơ sau hai mươi năm cách biệt. Cuộc tái ngộ ấy đầy hạnh phúc nhưng trước khi được hưởng niềm vui, niềm hạnh phúc đoàn tụ họ đã trải qua nhiều thử thách gay go. Ta hãy thử cùng tìm hiểu đoạn trích của tác phẩm qua hai nhân vật chính của đoạn trích Pê-nê-lốp và Uy-lít-xơ.

   Khi Uy-lít-xơ với nhưng với tư cách là một người hành khất giả danh, đây là lúc vị trí của Uy-lít-xơ đã thay đổi dưới cách nhìn của Pê-nê-lốp. Từ vai trò là người bạn của Uy-lít-xơ, người chia sẻ buồn vui với Pê-nê-lốp, Uy-lít-xơ đã xuất hiện như một đại diện cho sức mạnh. Việc diệt trừ một lúc 108 tên cầu hôn quấy đảo đã nàng vị trí một kẻ bình thường lên vị trí một người khác thường. Sự nâng cấp này làm cho Uy-lít-xơ gần với Uy-lít-xơ hơn. Nghĩa là khả nãng trở thành Uy-lít-xơ thật của người hành khất mở ra một triển vọng lạc quan đối với người vợ chung thủy đợi chồng. Nhưng dù thế, khi người nhũ mẫu báo tin vui là Uy-lít-xơ đã trở về câu nói của Pê-nê-lốp không phải là thái độ “đồng thanh tương ứng”. Trước sự phấn khích của người nhũ mẫu trung thành, tận tụy, lời nói của nàng như gáo nước lạnh dội vào. Câu đối thoại của Pê-nê-lốp với người nhũ mẫu làm hiện lên một tâm trạng. Với Pê-nè-lốp, việc Uy-lít-xơ trở vềlà một mơ ước, nhưng mơ ước đó quá xa xôi, xa xôi như hai mươi năm cách biệt. Ngọn lửa ấy không phải không có lúc bùng lên. Chỉ cần nhắc đến nó là người nói đã xao xuyến bồi hồi: “Già cũng biết, nếu chàng trở về thì mọi người trong nhà, nhất là tôi và con trai chúng tôi sinh ra kia sẽ sung sướng xiết bao!”. Nhưng giờ đây, do đã kìm nén nhiều năm, mơ ước ấy bị gạl sang một bên chí còn âm ỉcháy. Thậm chí dấu vết còn lại của nó chỉnhư một nhúm tro than bị thời gian sóng gió dập vùi. (Còn về phần Uy-lít-xơ thì ở nơi đất khách quê người, chàng cũng đã hết hi vọng trở lại đất A-cai, chính chàng cũng đã chết rồi). Mặc cảm ấy dẫn đến sự không dễ dàng thừa nhận là hết sức tự nhiên. Trả lời câu hỏi: Ai là người giết bọn cầu hôn, theo Pê-nê-lốp, chiến tích phi thường ấy thuộc về thần linh: “Đây là một vị thần đã giết bọn cầu hôn danh tiếng”. Đoạn văn này mới diễn tả một tình cảm thật của nàng. Đó là sự sung sướng hả hê của người trút được gánh nặng, của một nạn nhân khi mắt thấy tai nghe sự trừng phạt thích đáng những kẻ tội đồ. Bao nhiêu hào hứng của nàng thuộc về phía ấy: “… một vị thần bất bình vì sự láo xược bất kham và những hành động nhuốc nhơ của chúng. Vì chúng chẳng kiêng nể một ai trên cõi đời này, dù là dân đen hay người quyền quý, hễ gặp chúng là bất cứ ai cũng bị chúng khinh miệt.Vì sự bất công điên rồ của chúng, nên chúng phải đền tội đấy thôi”. Còn Uy-lít-xơ thật có phải làngười ấy hay không, trong cách nghĩ của Pê-nê-lốp như có sự lảng tránh. Ngay cả lúc người nhũ mẫu già đưa ra một chứng cớ (vết sẹo trên bắp chân của Uy-lít-xơ do lợn lòi húc ngày xưa) cũng bị nàng gạt đi. Bởi trong ý nghĩa của Pê-nê-lốp người ta không thể tin vào bất cứ điều gì bởi tất cả là do thẩn linh sắp đặt: “Già ơi! Dù già sáng suốt đến đâu, già cũng không sao hiểu thấu những ý định huyền bí của thần linh bất tử”.

   Song, tiếng nói ấy dù sao cũng là tiếng nói của lí trí. Khi đối diện với người đàn ông mà nhũ mẫu ơ-ri-clê cho là Uy-lít-xơ, trái tim nhạy cảm của Pê-nê-lốp không còn có thể lặng yên được nữa. Mong muốn gặp chồng và nay gần như đã gặp chồng dù mới chỉ là linh cảm, trái tim tưởng như đã trở thành băng giá đã tan ra. Lần đầu tiên, nàng run rẩy, thiếu tự tin không làm chủ được bản thân mình. Trạng thái bất ổn ấy không chỉ diễn ra trong cái bối rối rất con người là “nàng không biết nên đứng xa xa hỏi chuyện người chồng yêu quý của mình hay nên lại gần, ôm lấy đầu, cầm lấy tay người mà hôn?”, mà ngay từ lúc Pê-nê-lốp quyết định bước xuống cầu thang để giáp mặt với “người ấy”.”Bây giờ ta hãy xuống nhà với Tê-lê-mác để xem xác chết của bọn cầu hôn và người giết chúng”. Kết hợp với độc thoại nội tâm và đối thoại lấp lửng với người nhũ mẫu, trái tim cứng rắn của Pê-nê-lốp đã gần bước qua các ranh giới vô hình mà chính nàng đã phân chia rạch ròi từ trước. Nhưng đến lúc có thể bước qua, nàng lại ngập ngừng dừng lại. Lí trí giúp nàng tỉnh táo. Tỉnh táo để không rơi vào ngộ nhận ở phút cuối cùng. Pê-nê-lốp nói với con hay nói với lòng mình và cả Uy-lít-xơ nữa về sự nấn ná dường như khó hiểu lúc này: “Nếu quả thật đây chính là Uy-lít-xơ, bây giờ đã trở về, thì con có thể tin chắc rằng thế nào cha con và mẹ cũng sẽ nhận được ra nhau một cách dễ dàng”. Nàng cầu cứu vào sự thật, vào lí trí một lần cuối cùng trước khi hành động, trước khi quyết định, một quyết định quan trọng biết dường nào. Trước khi có quyết định ấy, mâu thuẫn giữa tình cảm và lí trí làm cho Pê-nê-lốp ở vào một tình trạng tiến thoái lưỡng nan vừa khó có thể rời xa vừa không thể đến gần con người ấy. Cảm giác thân thiết một cách xa lạ này được phản chiếu vào đôi mắt, vào cái cửa sổ của tâm tư khi nàng ngồi yên mà trong lòng đang nổi sóng “khi thì đăm đăm âu yếm nhìn chồng, khi lại không nhận ra chồng dưới bộ áo quần rách mướp”.

   Khi Uy-lít-xơ ở phòng tắm bước ra, từ một người hành khất, Uy-lít-xơ “đẹp như một vị thần”. Điều đó với Uy-lít-xơ không phải là không chúý. Nhưng dù chàng có cốtình thay đổi, cái nhìn của Pê-nê-lốp vẫn không thay đổi. Bởi ý thức tự thay đổi của Uy-lít-xơ không nằm trong vùng cảm nghĩ của nàng. Chỉ tới khi lòng kiên nhẫn của Uy-lít-xơ cạn dần đến mức phải thốt ra những lòi tuyệt vọng “Thôi, già ơi! Già hãy kểcho tôi một chiếc giường để tôi ngủ một mình, như bấy lâu nay, vì trái tim trong ngực nàng kia là sắt”, trong tâm trí khôn ngoan của Pê-nê-lốp mới bật ra một phép thử. Phép thử ấy không phải bất ngờ vì trước đó, nàng đã đinh ninh sẽ đánh thức trí nhớ của Uy-lít-xơ nếu Uy-lít-xơ thật về những bí mật đời tư của họ, “những dấu hiệu riêng, chỉ hai người biết với nhau”. Chỉ có điều Pê-nê-lốp còn chưa tìm ra thì may sao chính lời than thở vô tình của Uy-lít-xơ lại sáng lên cho nàng một gợi ý. Và hiệu quả tức thời của nó nhanh đến mức Uy-lít-xơ vừa nhắc đến chiếc giường bí mật thì với nàng, con đê cuối cùng, con đê tự bảo vệ mà Pê-nê-lốpđã dựng lên trong suốt hai chục năm qua đã không còn cần thiết nữa. Đây là lời kể của Hô-me-rơ: “Người nói vậy và Pê-nê-lốp bủn rủn cả chân tay… Nàng bèn chạy ngay lại, nước mắt chan hòa, ôm lấy cổ chồng, hôn lên trán chồng…” ở vào giờ phút thiêng liêng này, vai trò của hai người đã được đổi chỗ cho nhau. Người cầu xin không còn là Uy-lít-xơ nữa. Người ấy là vợ chàng. Đó là sự cầu xin vì hạnh phúc, hạnh phúc quá lớn lao một khi định mệnh “Thần linh đã dành cho hai ta một số phận biết bao cay đắng” đã buông tha, cầu xin sự tha thứ nữa, tha thứ cho một người vợ đã cốtình sắt đá với chàng, vì “thiếp luôn luôn lo sợ có người đến dây, dùng lời đường mật đánh lừa, vì đời chẳng thiếu gì người xảo quyệt, chỉ làm điều tai ác…” Hạnh phúc mà Pê-nê-lốp tìm lại cho mình là cả hai mươi năm li biệt, là lòng thủy chung sắt son, là cả sự mẫn tiệp của trí tuệ thiên bẩm. Dường như chỉ có nàng mới thấm thìa cái ngọt ngào sau bao nỗi đắng cay, chỉ có nàng mới đo được cái tầm vóc vô hình của nó và chỉ có thiên nhiên mới nói được niềm vui sướng vô biên của “rất ít người thoát khỏi biển khơi trắng xóa mà vào được đến bờ”. Biểu hiện tột cùng của hạnh phúc ở nàng như trạng thái của một giấc chiêm bao: “nàng nhìn chồng không chán mát và hai cánh tay trắng muốt của nàng cứ ôm lấy cổ chồng không nỡ buông rời”.

   – Tê-lê-mác: “Mẹ ơi, mẹ thật tàn nhẫn và lòng mẹ độc ác quá chừng ! Sao mẹ lại ngồi xa cha con như thế, sao mẹ không đến bên cha, vồn vã hỏi han cha? Không, không một người đàn bà nào sắt đá đến mức chồng đi biền biệt hai mươi năm nay, trải qua bao nỗi gian lao, bây giờ mới trở về xứ sở, mà lại có thể ngồi cách xa chồng như vậy. Nhưng mẹ thì bao giờ lòng dạ cũng rắn hơn cả đá”.

   – Uy-lít-xơ: “Khốn khổ ! Hẳn là các thần trên núi Ô-lem-pơ đã ban cho nàng một trái tim sắt đá hơn ai hết trong đám đàn bà yếu đuối, vì một người khác chắc không bao giờ có gan ngồi cách xa chồng như thế, khi chồng đi biền biệt hai mươi năm trời, trải qua bao nỗi gian truân, nay mới trở về xứ sở. Thôi, già ơi! Già hãy kểcho tôi một chiếc giường để tôi ngủ một mình, như bấy lâu nay, vì trái tim trong ngực nàng kia là sắt”.

   Ấy là chưa nói đến có tới hai lần ý nghĩ của Uy-lít-xơ hoặc không nằm trong vùng tâm tư, cảm nghĩ của đối tượng (vợ chàng) hoặc nằm ngoài mạch truyện.

   Chứng cớ thứ nhất là khi phát hiện một nửa cái nhìn của Pê-nê-lốp (vừa âu yếm vừa xa lạ) của mình “dưới bộ áo quần rách mướp”, chàng nghĩ ra ngay một giải pháp. Điều mà vợ chàng nói là “sẽ nhận ra nhau”, Uy-lít-xơ cũng đinh ninh là thế với cái ý nghĩ giản đơn: “Hiện giờ cha còn bẩn thỉu, áo quần rách rưới nên mẹ con khinh cha, chưa nói: “Đích thị là chàng rồi”. Để rồi sau đó, từ nhà tắm bước ra, yên trí cho rằng tuy ngồi lại vào chỗ cũ, nhưng Pê-nê-lốp sẽ nhìn nhận chàng bằng một con mắt khác, bởi lúc đó: không còn là người hành khất rách rưới mà “đẹp như một vị thần”. Kết quả là Pê-nê-lốp không có một thái độ đổi thay (như chờ đợi của chàng). Chứng cớ thứ hai khi đang là đối tượng thử thách của Pê-nê-lốp, vấn đề vợ chàng nhận ra hay không nhận ra chàng mới là điều hệ trọng thì Uy-lít-xơ lại quay ra nói chuyện với con về một vấn đề chẳng liên quan gì đến mạch Tuyện: “Nhưng về phần cha con ta, ta hãy bàn xem nên xử trí thế nào cho ổn thỏa nhất”. Nhất là cách bàn chuyện lại dài dòng: “Nếu có ai giết chết một người trong xứ sở […] cha khuyên con nên suy nghĩ”.

   Nhưng cũng may là do quá thật thà (không biết dụng ý của Pê-nê-lốp) mà khi Pê-nê-lốp vừa nói đến việc di chuyển chiếc giường bí mật, Uy-lít-xơ đã quá đỗi ngạc nhiên. Đó chính là cái “giật mình”mà vợ chàng nóng lòng chờ đợi. Và kế sau đó, đoán chắc như đinh đóng cột (“nếu không có thần linh giúp đỡ thì dù là người tài giỏi nhất cũng khó lòng làm được việc này”) nhất là cách tả như đếm của chàng (làm bằng cây gì, thiết kế tí mỉ ra sao,…) thì Pê-nê-lốp lại như người bắt được vàng. Gạt bỏ đi tất cả những yếu tố “ngoại đề” (thậm chí còn là lạc đề) của Uy-lít- xơ ngây thơ, Pê-nê-lốp đã thực sự nhận ra người chồng vô cùng yêu quý.

   Việc miêu tả Uy-lít-xơ như trên vừa nói là một đồ ý nghệ thuật của Hô-me-rơ. Nó chẳng những không hạ thấp trí tuệ của chàng (trí tuệ ấy thể hiện ở một vùng không gian khác) mà còn tạo ra một thứ mặt bằng để từ đó sự thông minh sắc sảo của Pê-nê-lốp nổi bật hẳn lên. Trong một lát cắt ngang của tác phẩm, sứ mệnh nghệ thuật của Uy-lít-xơ đã hoàn thành một cách ngoài dự kiến.

   Kết hợp với các yếu tố nghệ thuật khác như cách dàn dựng cốt truyện, ngôn ngữ sử thi (ngôn ngữ trực tiếp và lời kể của người dẫn truyện), việc xây dựng nhân vật theo lối đa dạng hóa có tính khắc họa khá cao dù tác phẩm ra đời từ cái thời rất đỗi xa xôi của lịch sử.

Bình luận (2)
DN
Xem chi tiết
ND
5 tháng 10 2017 lúc 16:55

Chọn đáp án: D

Bình luận (0)
HO
Xem chi tiết
HH
Xem chi tiết
HO
Xem chi tiết
NM
Xem chi tiết
H24
27 tháng 10 2021 lúc 9:00
 

Đoạn trích “Uy-lít-xơ trở về” của tác giả Hô-me-rơ đã cho ta thấy vẻ đẹp tình cảm cũng như trí tuệ của hai con người toàn tài là Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp. Nếu như Uy-lít-xơ hiện lên với sự thông minh, bình tĩnh thì Pê-nê-lốp vợ chàng cũng hiện lên với những phẩm chất hết sức đẹp đẽ.

Trước khi đi tìm hiểu những vẻ đẹp phẩm chất của nàng, chúng ta cần hiểu rằng bấy giờ chế độ mẫu hệ đã rời xa, bằng chứng là vị thần đứng đầu trên đỉnh Ô-lem-pơ là Thần Dớt. Lúc này cần sức mạnh trí tuệ và cơ bắp của người đàn ông. Nhưng sử thi này vẫn ca ngợi người phụ nữ, đây là một quan niệm mới mẻ, sâu sắc.

Trước hết, Pê-nê-lốp là một người con gái xinh đẹp, có nhan sắc. Bởi vậy nên trong suốt những năm tháng chồng nàng là Uy-lít-xơ xa nhà đã có vô số những kẻ đến cám dỗ hòng mong nàng nhận lời cầu hôn. Không chỉ vậy, ngay cả về phía Uy-lít-xơ nhiều năm xa nhà, nhưng vẫn một lòng hướng về nàng, hướng về gia đình, vượt qua bao khó khăn thử thách để trở về, cũng ngầm khẳng định vẻ đẹp của nàng. Nhưng ở Pê-nê-lốp nổi bật hơn cả là vẻ đẹp phẩm chất và trí tuệ.

 

Trước hết nàng là người vợ thủy chung, son sắt luôn một lòng đợi chồng trở về. Trong suốt hơn hai mươi năm chồng xa nhà, đã có biết bao người đến cầu hôn nàng, bên cạnh đó còn là sự giục giã của cha mẹ buộc nàng phải tái giá. Nhưng nàng vẫn kiên nhẫn chờ chồng. Không chỉ vậy nàng còn nghĩ ra mưu kế về tấm thảm ngày dệt, đêm tháo để trì hoãn việc tái giá, đây đồng thời cũng tạo ra cơ hội để nàng đợi chồng trở về. Và dù đã phải chờ đến hai mươi năm, nhưng trong những lời tâm sự với nhũ mẫu, Pê-nê-lốp vẫn khẳng định, dù Uy-lít-xơ có không trở về, nàng vẫn sẽ tìm ra mọi cách để không tái giá. Và giây phút hạnh phúc nhất của nàng chính là đã xác minh được người đàn ông hành khất kia, người đã đánh bại 108 kẻ cầu hôn chính là chồng mình, thái độ của nàng đã hoàn toàn thay đổi. Nàng giải thích trong hàng nước mắt: “Thiếp luôn luôn lo sợ có người đến đây, dùng lời đường mật đánh lừa, vì đời chẳng thiếu gì người xảo quyệt, chỉ làm điều tai ác,…” và những cử chỉ với chồng thật âu yếm: “ Pê-nê-lốp cũng vậy, được gặp lại chồng, nàng sung sướng xiết bao, nàng nhìn chồng không chán mắt và cánh tay trắng muốt của nàng cứ ôm lấy cổ chồng không nỡ buông rời”. Nàng bày tỏ niềm vui, hạnh phúc một cách hồn nhiên, bồng bột bởi không kiềm chế được cảm xúc, những cử chỉ, lời nói vô cùng âu yếm, tràn đầy tình yêu thương.

 

Không chỉ vậy, Pê-nê-lốp còn hiện lên với vẻ đẹp của trí tuệ - khôn ngoan và thận trọng. Trước hết, nàng là một người hết sức khôn ngoan. Để có thể trì hoãn, kéo dài thời gian đợi chồng về, nàng đã nghĩ ra mưu kế tấm thảm ngày dệt đêm tháo nên không bao giờ tấm thảm được hoàn thành, bởi vậy cũng chẳng bao giờ có việc nàng chấp nhận lời cầu hôn của một trong 108 tên kia. Đây quả là một diệu kế, chính nó đã giúp nàng kéo dài thời gian lâu đến vậy, để đợi được đến ngày Uy-lít-xơ trở về đoàn tụ cùng gia đình. Không chỉ vậy, khi nghe những lời nhũ mẫu khẳng định về chiếc sẹo do răng một con lợn nòi húc để lại trong một lần Uy-lít-xơ đi săn nhưng Pê-nê-lốp vẫn rất đỗi “phân vân”, trong lòng nàng vẫn đầy nghi ngờ và để đập tan nỗi nghi ngờ ấy nàng nghĩ ra một kế hoạch cực kì thông minh, thử thách Uy-lít-xơ về bí mật chiếc giường cưới mà chỉ có hai vợ chồng nàng mới biết.

Cách nàng đưa ra bài toán rất tự nhiên khiến không ai có thể nghi ngờ. Chỉ có Uy-lit-xơ mới nhận ra sự bất thường trong bài toán ấy. Nhận ra có vấn đề là người biết sự thật, biết sự thật mới là Uy-lit-xơ. Khi Uy-lít-xơ rất giận dỗi, hờn trách “Già hãy kê cho tôi một chiếc giường ngủ vì trái tim trong ngực nàng làm bằng sắt”, đáp lại lời chàng Pê-nê-lốp nói với nhũ mẫu: “Già hãy khiêng chiếc giường chắc chắn ra khỏi gian phòng vách tường kiên cố do chính tay Uy-lít-xơ xây nên, rồi lấy da cừu, chăn và vải đẹp trải trên giường”. Uy-lít-xơ giật mình bởi chiếc giường do chính nàng làm nên từ gốc cây nên không thể di chuyển. Từ chỗ bất ngờ, Uy-lít-xơ nói hết những đặc điểm có một không hai về chiếc giường, mà chỉ có chàng và Pê-nê-lốp biết. Đây chính là sự không ngoan để xác minh sự thật, để đón nhận hạnh phúc trọn vẹn mà không còn nghi ngờ.

 

Không chỉ vậy nàng còn là người vô cùng thận trọng. Sự thận trọng thể hiện gián tiếp qua việc tác giả sử dụng đến bốn lần từ “Thận trọng nói” trước mỗi câu nói của Pê-nê-lốp. Nó không chỉ được thể hiện gián tiếp mà còn được thể hiện trực tiếp qua chính ngôn ngữ, hành động của nhân vật. Khi nhũ mẫu vui mừng báo tin Uy-lít-xơ đã trở về, Pê-nê-lốp hoàn toàn không tin đó là sự thật. Nàng đưa ra hai lí lẽ để phản bác lại ý kiến của nhũ mẫu: thứ nhất đó là một vị thần xuống trừng trị những kẻ láo xược và hành động nhuốc nhơ của chúng; thứ hai “còn về phần Uy-lít-xơ thì ở nơi đất khách quê người chàng cũng đã hết hi vọng trở lại đất A-cai, chính chàng cũng đã chết rồi”. Khi nói ra những điều này có lẽ nàng rất đau khổ, nhưng cũng cho thấy nàng vô cùng thận trọng, bĩnh tĩnh để chỉ ra sự vô lí trong các thông tin mà nhũ mẫu đưa ra. Nhũ mẫu đưa ra bằng chứng thứ hai, nhũ mẫu cho đó là không thể cãi lại được chính là vết sẹo trên tay của Uy-lít-xơ. Nhưng ngay cả bằng cớ đó, bản thân nàng chưa thật làm tin tưởng người hành khất kia chính là chồng của mình. Và trong nàng bắt đầu có sự phân vân, liệu đây có phải là Uy-lít-xơ thật sự hay không. Nàng xuống nhà xem xác 108 người cầu hôn và cũng là để xác minh người hành khuất kia có đúng là chồng nàng hay không.

Bản thân nàng rất muốn tin đó là chồng mình, nhưng nàng là người thận trọng nên vẫn muốn tìm thêm bằng cơ để chứng minh. Khi gặp Uy-lít-xơ nàng ngồi phía đối diện để có cơ hội nhìn thật kĩ, thật rõ người hành khất. Lúc quan sát nàng lại vô cùng phân vân, lúc thì nghĩ đó là chồng mình, có lúc lại không tin người hành khất đó là chồng mình bởi hình dáng rách rưới không giống Uy-lít-xơ nàng vẫn biết. Trước những lời Tê-lê-mác trách móc nàng là người độc ác và sắt đá, nàng vẫn kiên định, thận trọng: “nếu đúng là cha, thì cha mẹ sẽ nhận ra nhau”. Đến đây Pê-nê-lốp không phủ nhận nữa nhưng nàng cần có thêm những bằng cớ khác để xác nhận người đàn ông kia là chồng mình.

Qua đây là có thể thấy rằng, Pê-nê-lốp là người phụ nữ vô cùng thận trọng. Bản thân nàng cũng vô cùng muốn nhận chồng, nhưng lại sợ những kẻ ác đến đánh lừa mình. Trong hai mươi năm chồng đi vắng, nàng đã phải đối mặt với 108 kẻ cầu hôn và những kẻ gia nhân phản bội. Bởi vậy, mọi sự thận trọng của nàng là hoàn toàn hợp lí. Sau tất cả, chỉ khi Uy-lít-xơ giải được bài toán về chiếc giường thì Pê-nê-lốp mới tin đó là chồng mình. Khi ấy tình yêu với chồng mới được thể hiện một cách rõ ràng, nồng nàn nhất

Với nghệ thuật miêu tả tâm lí xuất sắc, Hô-me-rơ đã có thấy vẻ đẹp nhan sắc cũng nhưng vẻ đẹp trí tuệ, phẩm chất của nàng Pê-nê-lốp. Vẻ đẹp của Pê-nê-lốp là đại diện tiêu biểu cho vẻ đẹp người phụ nữ Hi Lạp cổ đại. Qua đó cho thấy thái độ ngợi ca, tôn vinh, những bước phát triển mới trong cách nhìn nhận vẻ đẹp người phụ nữ của tác giả.

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
28 tháng 3 2019 lúc 17:49

Chọn đáp án: D

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
12 tháng 1 2018 lúc 4:20

Chọn đáp án: D

Bình luận (0)