viet 1 doan van ngan neu tac hai cua thuoc la
viet doan van ngan tu 5 den 7 cau neu suy nghi cua em ve tac hai cua lu lut doi voi doi song cua nguoi dan tu bai son tinh thuy tinh
hay viet mot doan van voi chu de la noi ve tac hai cua viec nghien thuoc la, ruou, bia den suc khoe con nguoi.
Rượu là một phương tiện để người ta có thể giao lưu với nhau, có thể xích lại gần nhau hơn. Xét về khía cạnh tâm lý, rượu là chất giúp người ta cân bằng các loại cảm xúc như cô đơn, đau buồn, vui sướng… Nhưng ít người trong số chúng ta biết được cái thứ “thuốc tiên hạnh phúc” này có những ảnh hưởng đến tinh thần và thể xác của bạn như thế nào. Hy vọng một vài tác hại của rượu sau đây sẽ giúp ích cho bạn nhiều.
Việc lạm dụng kéo dài bia rượu có thể gây ra những tổn hại lâu dài đến sức khỏe của bạn. Những tác động này rất khó hồi phục và cũng rất nguy hiểm cho sức khỏe con người.
Một số chứng bệnh do bia rượu gây ra: Bệnh thận, rối loạn trao đổi chất, bệnh về dinh dưỡng, ngộ độc, thoái hóa não, teo não, ung thư miệng, họng, thực quản, viêm dạ dày mãn tính, bệnh tim, ung thư vùng ruột trên, các bệnh về gan, loạn nhịp tim, giảm glucozo, liệt dương, loãng xương, tác hại đến bào thai, viêm loét dạ dày…
Nghị luận xã hội về tác hại của rượu
Tim là cơ quan rất dễ bị tác động của bia rượu. Những người nghiện rượu luôn có huyết áp cao hơn người bình thường và dễ có nguy cơ đối mặt với các bệnh tim mạch. Một tác động thường thấy khác là, bia rượu làm giảm lượng máu cung cấp đến tay và chân. Bên cạnh đó, dùng bia rượu kéo dài còn có thể dẫn đến đột quỵ và tổn thương não. Nghiện rượu kinh niên là một trong hai nguyên nhân dẫn đầu gây ra tổn thương não. Nó làm cho não người co rút lại. Điều này làm cho các tế bào não chết dần đi, tác động đến trí nhớ, thính giác, khứu giác, thị giác, hoóc môn.
Phụ nữ mang thai nên cảnh giác với tác động của bia rượu đối với thai nhi. Thai phụ uống bia rượu có thể tác động xấu đến bào thai. Bào thai có thể sẽ không nhận được oxi và chất dinh dưỡng. Ngoài ra, thai nhi còn có thể bị dị dạng do tác hại của bia rượu, chẳng hạn dị dạng ở mặt, các cơ quan khác, hoặc chậm phát triển trí tuệ.
Các độc chất trong bia rượu tác động vào các vi khuẩn trong đường ruột, làm giảm sút khả năng hấp thụ chất béo, calcbon hydrat, protein, axit folic và vitamin B12. Ngoài ra, bia rượu còn làm tăng nguy cơ dị ứng với thức ăn cũng như làm giảm khả năng đề kháng.
Uống nhiều rượu và uống thường xuyên rất có hại cho sức khỏe, trước mắt là mắc các chứng bệnh về gan nặng như gan thoái hóa mỡ, viêm gan do rượu, xơ gan, ung thư gan. Khi đó, mô gan không còn mịn như bình thường mà gồm toàn những mô xơ và không có chức năng thải các chất độc ra khỏi cơ thể.
Uống rượu nhiều làm tăng nguy cơ bệnh huyết áp cao, nhồi máu cơ tim và khả năng đột quỵ cao. Rượu cũng làm rối loạn tiêu hóa và tăng các bệnh thuộc hệ tiêu hóa như viêm dạ dày, viêm tụy, loét dạ dày, ung thư miệng, lưỡi, hầu, thực quản, ruột. Người uống rượu thường không ăn uống điều độ và rối loạn tiêu hóa nặng.
Uống bia rượu nhiều còn nguyên nhân gây ra những tệ nạn xã hội. Rượu là nguyên nhân làm giảm năng suất lao động, gây ra các tệ nạn xã hội, bạo lực, gia đình tan vỡ, con cái hư hỏng. Rượu gây tai nạn giao thông và rất nhiều tệ nạn xă hội khác xuất phát từ rượu. Biết bao vụ án thương tâm xảy ra chỉ vì “con ma men” ấy.
Phải coi rượu cũng là một loại thuốc độc hại gây nghiện, cần giáo dục thanh thiếu niên và nguy hại của rượu. Trước tiên bạn hãy tự trách cho mình và người thân, bạn bè để bảo vệ và giữ gìn sức khỏe.
Viet 1 dong van ngan 20 dong neu nhan dinh gia tri nhan dao cua truyen kieu la kiet tac cua dong tho van chuong trung dai
Truyện Kiều là một kiệt tác xuất sắc của đại thi hòa Nguyễn Du. Truyện mang giá trị nhân đạo sâu sắc. Truyện Kiều ngợi ca vẻ đẹp ngoại hình, tài năng nhân phẩm của người phụ nữ Việt năm xưa. Truyện Kiều là tiếng nói thương cảm, bênh vực với số phận bi thảm cảu người phụ nữ phong kiến. Truyện còn thể hiện khát vọng chân chính của con người về tình yêu tự do, công lý và chính nghĩa. Truyện lên án thế lực phong kiến tàn bạo chà đạp lên quyền sống con người.
viet 1 doan van ( 10 - 15 dong) ta 1 nguoi ban cua em trong doan van co it nhat 1 cau tran that don co tu la . neu tac dung cua cau tran that don co tu la trong doan van do
Dáng người Phuơng Linh dong dỏng cao, khuôn mặt bầu bĩnh, đầy đặn của bạn hễ ai nhìn đến cũng thấy đáng yêu. Nước da ngăm ngăm đen. Mái tóc dài óng ả. Cặp mắt đen láy lúc nào cũng mở to, tròn xoe như hai hòn bi ve. Chiếc mũi hếch và cái miệng rộng luôn tươi cười để lộ hai hàm răng trắng bóng. Ở Phuơng Linh khi nào cũng toát lên vẻ năng động, tự tin, hóm hỉnh và hài hước nên rất dễ mến.Ngoài ra bạn ấy còn học rất giỏi, vì thế Phuơng Linh là tấm guơng sáng về học tập cho chúng em noi theo.
phần in nghiêng là câu trần thuật đơn
Đọc khổ thơ sau va tra loi cau hoi
Nhung dong song rong hon ngan thuoc
Trung diep mot mau xanh la duoc
Duoc than cao vut re ngang minh
Tro xuong nghin tay om dat nuoc
Phuong thuc bieu dat cua doan van tren?
Doc kho tho em thay co lien quan den van ban nao ma da hoc trong chuong trinh ngu van 6 tap 2? Neu ten tac gia tac pham do
Hay chi ra 3 hinh anh so sanh dac sac trong van ban ma em vua neu ra va neu tac dung cua cac hinh anh do
Phương thức biểu đạt miêu tả. liên quan đến bài sông nước Cà mau của đoàn giỏi
Miêu tả . Sông nước Cà Mau Đoàn Giỏi
chi ra va neu tac dung cua bien phap tu tu trong doan van sau: cai anh chang ... ngan ngan ngo ngo
cái anh chàng gì ngẩn ngẩn ngơ ngơ ???
viet doan van ngan trinh bay cam nhan cua em ve tinh yeu que huong cua tac gia trong hai cau tho cuoi( cam nhan trong dem thanh tinh)
Lí Bạch là nhà thơ nổi tiếng của thơ ca lãng mạn cổ điển Trung Hoa. Nhắc tới ông, người đọc thường nhớ đến những vần thơ trữ tình bay bổng có vẻ đẹp lạ kì. Có thể nói, thơ Lí Bạch tràn ngập ánh trăng. Thuở nhỏ Lí Bạch thường lên núi Nga Mi để ngắm trăng cho rõ. Vì thế hình ảnh Trăng nửa vành thu trên đỉnh Nga Mi đã in sâu vào tâm khảm nhà thơ, trở thành một trong những biểu tượng của quê hương Tứ Xuyên mà nhà thơ thương nhớ suốt cuộc đời. Từ tuổi 25, Lí Bạch đã xa quê và xa mãi, nhưng hình bóng quê hương luôn in đậm trong tâm khảm của ông. Vì thế mà trên bước đường lữ thứ tha phương, mỗi lần ngắm trăng sáng là ông lại chạnh lòng nhớ quê và chỉ biết gửi gắm tâm sự vào những vần thơ. Bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh được Lí Bạch sáng tác trong một hoàn cảnh như vậy.
Nguyên văn chữ Hán:
Tĩnh dạ tứ:
Cử đầu vọng minh nguyệt,
Đê đầu tư cố hương.
Dịch thơ:
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh:
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương.
Đêm khuya, thi sĩ trằn trọc không sao ngủ được. Mở mắt thấy ánh trăng rọi sáng đầu giường, mừng như gặp lại cố nhân sau bao ngày xa cách. Nhưng mới nhìn thấy ánh trăng bàng bạc như sương phủ trên mặt đất chứ chưa thấy trăng, nhà thơ cố tìm bằng được vầng trăng quen thuộc:
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương.
(Cử đầu vọng minh nguyệt,
Đê đầu tư cố hương).
Chỉ có ba chữ tả tình trực tiếp: tư cố hương, còn lại đều là tả cảnh, tả người: cử đầu, vọng minh nguyệt, đê đầu. Ngay trong tả cảnh, tình người vẫn được thể hiện rõ. Nỗi nhớ quê hương đã được thể hiện qua hành động.
Khi thấy vầng trăng cũng đơn côi, lạnh lẽo như mình, một nỗi ngậm ngùi, chua xót bất chợt dâng lên trong lòng. Thi sĩ cúi đầu tưởng nhớ quê hương. Cái dáng ngồi bất động, chìm đắm trong suy tư ấy cho thấy tình cảm quê hương của nhà thơ sâu nặng biết chừng nào!
Với bài thơ Tĩnh dạ tứ, nếu chỉ nói tác giả “xúc cảnh sinh tình” thì không đủ. “Tình” ở đây vừa là nhân, vừa là quả: Lí Bạch nhớ quê, thao thức nhìn trăng sáng; Nhìn trăng sáng lại càng nhớ quê! Vọng minh nguyệt, tư cố hương thật ra chỉ là sự diễn đạt cụ thể hơn thành ngữ vọng nguyệt hoài hương dùng đã sáo mòn trong văn thơ cổ. Sáng tạo của Lí Bạch là đã đưa thêm vào hai cụm từ đôi nhau: cử đầu và đê đầu, để thể hiện cách vọng minh nguyệt và tư cố hương của mình. Những hành động ấy đều chất chứa tâm tư.
Hai cầu thơ sau đối ý, đối thanh thật chỉnh. Nhà thơ đã sáng tạo trên cơ sở một câu dân ca quen thuộc: Ngưỡng đầu khán minh nguyệt (Ngẩng đầu nhìn trăng sáng), chỉ thay từ ngưỡng bằng từ cử, từ khán bằng từ vọng. Câu thơ của Lí Bạch là: Cử đầu vọng minh nguyệt. Cũng vẫn giống nhau ở tư thế ngẩng đầu nhìn trăng sáng nhưng cái nhìn trong câu dân ca mang tính khách quan, còn cái nhìn trong thơ Lí Bạch lại đậm tính chủ quan. (Khán: nhìn, ý nghĩa trung hòa. Vọng: nhìn xa, ý nghĩa biểu cảm). Vọng minh nguyệt là cố nhìn ra xa để thấy cho rõ vầng trăng sáng. Tình cảm thiết tha của nhà thơ gửi gắm cả trong từ vọng ấy và chỉ trong khoảnh khắc, cái tư thế Ngẩng đầu nhìn trăng sáng đã chuyển thành Cúi đầu nhớ cố hương. Hai tư thế đối lập nhau nhưng cùng thể hiện một tâm trạng. Niềm vui trước đêm trăng sáng có thể là dạt dào vô tận nhưng nỗi nhớ cố hương cũng day đứt khôn nguôi! Ánh trăng sáng đêm nay là tác nhân gợi nhớ đến vầng trăng xưa trên quê cũ thuở nào. Quả là nỗi nhớ quê hương thiết tha, khắc khoải… luôn ám ảnh trong lòng Lí Bạch.
Câu thơ cuối mở ra một thế giới mênh mang và phức tạp của tâm trạng. Có bao điều mà nhà thơ muốn gửi gắm vào hai chữ cố hương. Cố hương là quê cũ, là dĩ vãng đầy ắp kỉ niệm của tuổi hoa niên. Cố hương là mảnh đất chôn nhau cắt rốn, là nơi có những người thân yêu nhất của ta đang sống hoặc đã gửi nắm xương tàn. Đối với kẻ tha phương, cố hương là một cái gì đó rất đỗi thiêng liêng mà mỗi khi nhắc tới lại cảm thấy trĩu nặng trong lòng, trĩu nặng cả mái đầu đã pha sương sau nửa đời lênh đênh, lưu lạc.
Qua bài thơ này, Lí Bạch đã bộc lộ nỗi nhớ quê hương da diết. Tình cảm chân thực và sâu đậm ấy thực sự đã gây xúc động cho người đọc, truyền đến chúng ta nỗi thổn thức, bâng khuâng khó tả. Tình cảm quê hương ngày nay mặc dù đã mang những nét mới của thời đại song những bài thơ trữ tình xuất sắc về quê hương của các nhà thơ trong quá khứ vẫn tạo được sự cộng hưởng sâu xa, vẫn có tác dụng thiết thực trong việc bồi dưỡng, xây dựng nhân cách con người.
hay viet doan van doan van khoang 10 cau neu cam nghi cua em ve nhan vat thay thuoc trong van ban thay thuoc gioi cot nhat o tam long trong doan van co 1 chi tu va 1 cum tinh tu
Viet mot doan van ngan ve y nghia va tam quan trong cua doan ket va hop tac
- Mai thi roi , mong moi nguoi giup
Cuộc sống luôn đặt ra cho con người nhiều khó khăn, thách thức cần phải vượt qua. Con người không thể một mình mà có thể vượt qua tất cả. Bởi thế, phải biết đoàn kết lại. Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh lớn đưa con người đến thành công. Như Hồ Chí Minh đã từng nói: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Ngoài việc đoàn kết, chúng ta cũng cần sự giúp đỡ của người khác để tiến bộ, vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Tinh thần tương trợ tiếp thêm cho con người sức mạnh để chiến thắng trong công việc và trong đời sống.Tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giúp chúng ta dễ dàng hoà nhập, hợp tác với mọi người xung quanh. Người có tinh thần đoàn kết và giúp đơc người khác thương được mọi người yêu quý. Chỉ khi đứng giữa tập thể, con người mới có cơ hội thể hiện và khằng định bản thân. Sức mạnh của mỗi cá nhân tạo nên sức mạnh tập thể. Và ngược lại, sức mạnh tập thể bảo vệ và phát huy sức mạnh mỗi cá nhân.Tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau còn là truyền thống quý báu cần phải gìn giữ. Nhờ biết đoàn kết tương trợ lẫn nhau, dân tộc ta đã vượt qua biết bao gian nan, thử thách, chiến thắng biết bao kẻ thù hùng mạnh để giữ vững đất nước, xây dựng cuộc sống yên bình, trù phú và tươi đẹp như thế này.