Những câu hỏi liên quan
Xem chi tiết
TK
25 tháng 2 2020 lúc 19:04

Mái nhà mến yêu của em chứa đựng trong lòng nó tất cả vật chất và tinh thần của một gia đình. Mọi tiện nghi trong nhà đều rất gần gũi với em nhưng em yêu thích nhất là bộ sa-lông phòng khách.

Bộ sa-lông màu cà phê sữa, đặt ở góc trái phòng khách, gồm một ghế dài và hai ghế chiếc rời nhau. Mỗi ghế rời hình vuông dọc xem nhau độ sáu mươi xăng-ti-mét có nệm ngồi và gối tựa. Nệm sa-lông bọc vải nỉ tốt màu nâu xám, gối tựa bọc vải gấm màu xám bạc. Tay vịn của sa-lông rộng khoảng mười lăm xăng-ti-mét, bọc nệm simili màu cà phê sữa. Ghế dài của sa-lông rộng sáu mươi xăng-ti-mét, ngang một phẩy chín mét. Ghế dài có hai gối tựa màu sắc và chất liệu đều giống ghế rời. Bàn sa-lông bằng gỗ, đánh vec- ni bóng loáng, mặt bàn rộng năm tấc, dài tám tấc, làm bằng kính tám li màu nâu nhạt. Mẹ em trải khăn bàn màu kem và đặt lên đó một bình hoa hồng vàng làm bằng vải lộng lẫy. Mặt bàn sáng hẳn lên.

Mỗi khi ngồi vào sa-lông, em có cảm giác êm ái như sa -lông đang ôm em vào lòng. Gối tựa của sa-lông rất êm, vừa sang trọng, vừa tiện dụng.

Hằng ngày, em quét dọn và lau sa-lông sạch sẽ bằng một mảnh vải mềm, cả nhà cũng giữ gìn, không đặt vật nhọn sắc lên để ghế được bền lâu. Thỉnh thoảng mẹ em tháo bao gối nệm đi giặt ủi rồi "mặc áo" sạch cho nó. Sa-lông lúc ấy trông mới và sạch, thoang thoảng mùi nước hoa. Bố mẹ em bàn bạc công việc bên ghế sa-lông. Đôi khi bố mẹ em đọc báo, đọc sách. Gia đình em quây quần bên sa-lông rất đầm ấm, hạnh phúc.

Sa-lông là đồ dùng nội thất tiện lợi và tân thời. Em rất yêu thích bộ sa-lông. Nhờ có nó, mỗi khi ngồi chơi hay tiếp khách, em thấy tự tin và chững chạc hẳn lên, thói quen cư xử lịch sự hình thành tự nhiên trong em, nói năng, thưa gửi với khách của ba mẹ em rất lễ phép. Phòng khách nhà em nhờ có bộ sa-lông trông gọn gàng và sáng hẳn ra.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
BL
Xem chi tiết
VT
21 tháng 11 2019 lúc 20:51

Cảm ứng là khả năng cơ thể động vật phản ứng lại các kích thích của môi trường (bên trong và bên ngoài cơ thể) để tồn tại và phát triển.

Thực vật: Phản ứng chậm, phản ứng khó nhận thấy, hình thức phản ứng kém đa dạng.

Động vật: Phản ứng nhanh, phản ứng dễ nhận thấy, hình thức phản ứng đa dạng.

Hình thức, mức độ và tính chính xác của cảm ứng ở các động vật khác nhau tuỳ thuộc vào tố chức của hệ thần kinh

Cảm ứng ở động vật chưa có tổ chức hệ thần kinh:Chuyển động của cả cơ thể hoặc co rút của chất nguyên sinh để hướng đến các kích thích (hướng động dương) hoặc tránh xa kích thích (hướng động âm)→theo kiểu hướng động

Cảm ứng ở động vật đã có hệ thần kinh: hình thức cảm ứng là các phản xạ

Phản xạ là các phản ứng trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh (chỉ có ở nhóm động vật có hệ thần kinh).

Phản xạ được thực hiện nhờ cung phản xạ. Cung phản xạ bao gồm các bộ phận:

+ Bộ phận tiếp nhận kích thích (cơ quan thụ cảm).

+ Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin để quyết định hình thức và mức độ phản ứng (hệ thần kinh).

+ Bộ phận thực hiện phản ứng (cơ, tuyến).

Chúc bạn học tốt!
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
KN
31 tháng 1 2020 lúc 21:17

batngo

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
GR
Xem chi tiết
MN
11 tháng 12 2021 lúc 8:56

Em tham khảo:

Tình bà cháu là một tình cảm rất thiêng liêng, cao quý và tình cảm này đáng được chúng ta gìn giữ, trân trọng. Người bà luôn là người quan tâm, chia sẻ, dành những điều tốt đẹp nhất cho đứa cháu bé bỏng của mình. Chúng ta có thể bắt gặp hình ảnh người bà thân thương, trìu mến này trong các tác phẩm văn học như bài "Tiếng gà trưa" (Xuân Quỳnh) với (quan hệ từ) bài thơ "Bếp lửa" (Bằng Việt). Hiện nay, bên cạnh những đứa cháu hiếu thảo, biết yêu thương, chăm sóc bà vẫn còn những đứa trẻ không biết trân trọng tình cảm quý giá này, thậm chí còn có kẻ chà đạp lên nó, vùi dập nó một cách không thương tiếc. Những người này cần bị xã hội lên án và chỉ trích. Bản thân em rất yê quý người bà của mình, bà như người mẹ thứ hai của em vậy. Bởi vì lẽ đó mà em luôn cố gắng học tốt, mang thật nhiều điểm cao về tặng bà! 

Bình luận (1)
NA
11 tháng 12 2021 lúc 8:58

nguồn mạng nhé !

Nhà thơ Xuân Quỳnh là một nữ thi sĩ nổi tiếng với những vần thơ giàu cảm xúc khi viết về tình yêu, tuy nhiên khi viết về tình cảm gia đình, thơ của bà lại rất nhẹ nhàng và lắng đọng. Bài thơ “Tiếng gà trưa” là một bài thơ đặc sắc của Xuân Quỳnh được sáng tác năm 1968, với những hình ảnh gần gũi nhưng thấm đượm tình cảm bà cháu.

Mở đầu bài thơ là những vần thơ tự nhiên mà bình dị, thủ thỉ như kể chuyện về cuộc sống bình thường:

“Trên đường hành quân xa…

Nghe gọi về tuổi thơ”

Xuân Quỳnh là một cô gái thanh niên xung phong, cũng tham gia vào cuộc hành quân kháng chiến đi vào miền Nam cứu nước. Trên con đường hành quân mệt mỏi, khi được nghỉ dừng chân bên xóm nhỏ, người chiến sĩ nghe được tiếng gà trưa nhảy ổ mang theo bao kỉ niệm và kí ức của tuổi thơ ùa về. Điệp từ “nghe” được nhắc lại đến ba lần, như để nhấn mạnh về chiều sâu của cảm xúc người lính trẻ, cứ mỗi lần xuất hiện từ “nghe” tiếng gà trưa như được lan tỏa ra xa hơn, vang vọng hơn. Tiếng gà ấy “làm xao động nắng trưa” tức là đã tác động đến cả ngoại cảnh, làm cho cái nắng trưa hè thêm phần dìu dặt, sống động hơn. Rồi tiếng gà ấy dẫn đến sự thay đổi cảm giác “bàn chân đỡ mỏi”, tiếng gà như một sự an ủi, vỗ về nhẹ nhàng, động viên tinh thần người chiến sĩ. Cuối cùng tiếng gà ấy thấm sâu vào tâm hồn “gọi về tuổi thơ”, tiếng gà là âm thanh của thực tại nhưng lại vọng về kí ức, đánh thức những kỉ niệm, cảm
xúc đã được giấu kín. Để rồi những kỉ niệm tuổi thơ theo dòng hồi tưởng mà ùa về:

“Tiếng gà trưa…

Lông óng như màu nắng”

Kỉ niệm tuổi thơ của tác giả thật bình dị, trong sáng, gắn liền với hình ảnh con gà mái mơ, mái vàng, ổ rơm những trứng hồng. Rồi người bà từ kỉ niệm đã hiện ra trong khổ thơ tiếp theo:

“Tiếng gà trưa…

Cho con gà mái ấp”

Tuổi thơ ấy tác giả đã được sóng trọn vẹn trong tình yêu thương của bà, tiếng bà mắng, hành động khum soi trứng và cả bóng dáng thân thuộc của bà, tất cả gợi lên một người bà tần tảo, chắt chiu, luôn chăm lo cháu.

“Cứ hàng năm hàng năm…

Cháu được quần áo mới”

Khi mùa đông tới, nỗi lo của bà dồn hết vào đàn gà, chăm lo chu đáo để đánh đổi niềm vui cho cháu có được quần áo mới. Chi tiết ấy đã cho thấy đức hi sinh và nhẫn nại của bà, đồng thời cảm xúc của tác giả còn cho thấy niềm kính yêu vô bờ của người cháu đối với bà. Để rồi bắt nguồn từ tiếng gà trưa ấy, từ những kỉ niệm tuổi thơ và tình cảm yêu thương của người bà, người chiến sĩ trẻ của chúng ta đã có thêm động lực, sức mạnh tinh thần chiến đấu, trở thành người chiến sĩ chắc tay súng, thẳng tiến vào chiến trường miền Nam.

“Cháu chiến đấu hôm nay…

Ổ trứng hồng tuổi thơ”

Khổ thơ đã cho thấy mục đích chiến đấu của người cháu, chẳng vì gì lớn lao, mà vì những thứ giản dị, thân thuộc nhất, vì Tổ quốc, vì xóm làng và vì bà. Bằng những câu thơ nhẹ nhàng, giản dị và đầm ấm, bài thơ “Tiếng gà trưa” đã cho người đọc cảm nhận được tình cảm bà cháu thiêng liêng, tha thiết, đồng thời cũng thể hiện tấm lòng yêu làng, yêu nước của người chiến sĩ trẻ.

Bình luận (1)
GR
11 tháng 12 2021 lúc 8:58

giúp mình với nha vui

Bình luận (0)
DH
Xem chi tiết
LA
23 tháng 2 2022 lúc 9:28

Ở nhà, mọi người gọi chị Dương là Thỏ, còn gọi tôi là Heo. Những cái tên thân thương này xuất hiện nhờ một món quà đặc biệt mà chị gái đã tặng tôi vào dịp sinh nhật lần thứ năm. Đó là một chiếc túi đựng bút hình chú thỏ nhưng được gắn chiếc mũi heo.

Chú thỏ ngộ nghĩnh được làm bằng vải, thân chú tròn tròn chừng bằng bắp tay người lớn. Tính từ chân tới đầu, chú cao khoảng ba mươi cen-ti-mét. Thoạt nhìn, tôi đã thấy chú thỏ dễ thương rồi. Thân chú bằng vải bông, trắng muốt. Những sợi bông ngắn tũn, chẳng giống chú thỏ ngoài đời thực. Nhưng những sợi bông ngắn này cũng mềm mại lắm. Cổ chú thỏ được đeo một chiếc nơ kẻ đỏm dáng. Gương mặt tròn trịa của chú được đính đôi mắt bằng nhựa đen láy. Dù làm bằng nhựa, nhưng đôi mắt đấy lúc nào cũng lấp lánh đấy nhé! Đôi tai dài của nó lúc nào cũng vểnh ngược lên trên. Tôi ấn tượng nhất là chiếc mũi heo hồng hồng của chú. Người ta còn thêu hai chữ V lộn ngược ở mũi, trông y như mũi chú heo thật.

Mặt đằng sau của chú thỏ có móc khóa. Tôi chỉ cần kéo khóa là có thể bỏ bút, thước, tẩy,.. vào trong. Ngày chị Dương tặng món quà này, tôi thích lắm. Nhờ có chú thỏ mà tôi rất thích đến trường. Có lần, tôi giận chị vì chị không chơi với tôi. Tôi “giận cá chém thớt”, tự mình giằng giật với chú thỏ. Một chiếc tay thỏ đã bị rách ra. Hôm sau, tôi đã thấy đôi tay thỏ vẹn nguyên trở lại, nằm ngay ngắn trên bàn học của mình. Thì ra chị Dương đã khâu lại. Tôi cầm chú thỏ bông, sang phòng chị và dựng chú thỏ đứng lên: “Em chào chị Thỏ! Em cũng là Thỏ nè, chị Thỏ đừng giận em nha!” Chị tôi phì cười rồi véo mũi heo và véo mũi tôi.

Bây giờ, tôi không còn dùng chú thỏ bông kia để đựng bút. Nó luôn ngoan ngoan ngủ cùng tôi mỗi tối. Tôi nhất định sẽ nâng niu “em ấy” suốt đời để sau này mỗi lần thấy nó là lại nhớ đến người chị thân thương của mình.

HT

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
VA
Xem chi tiết

Hướng dẫn giải:

- Ở đoạn đầu, khi con thuyền đã qua đoạn sông êm ả, sắp đến khúc sông nhiéu thác ghềnh thì “Những chòm cổ thụ đứng dáng mãnh liệt đứng trầm ngí lặng nhìn xuống nước” vừa nhir báo trước một khúc sông dữ hiểm, vừa như mác bảo con người dồn nén sức mạnh chuẩn bị vượt thác

- Ở đoạn cuối, hình ánh những chòm cổ thụ lại hiện lên “mọc giữa những bi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước Hình ảnh này biểu hiện được tâm trạng hào hứng, phấn chấn và mạnh mẽ của người vừa vượt qua được nhiều thác ghềnh nguy hiểm, tiếp tục đưa con thuyền tiến lên phía trước.

Bình luận (0)
VA
Xem chi tiết

Hướng dẫn giải:

- Ở đoạn đầu, khi con thuyền đã qua đoạn sông êm ả, sắp đến khúc sông nhiéu thác ghềnh thì “Những chòm cổ thụ đứng dáng mãnh liệt đứng trầm ngí lặng nhìn xuống nước” vừa nhir báo trước một khúc sông dữ hiểm, vừa như mác bảo con người dồn nén sức mạnh chuẩn bị vượt thác

- Ở đoạn cuối, hình ánh những chòm cổ thụ lại hiện lên “mọc giữa những bi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước Hình ảnh này biểu hiện được tâm trạng hào hứng, phấn chấn và mạnh mẽ của người vừa vượt qua được nhiều thác ghềnh nguy hiểm, tiếp tục đưa con thuyền tiến lên phía trước.

Bình luận (0)
VA
5 tháng 4 2018 lúc 12:28

thank nha nhưng mik biết làm ròi hơi hơi giống thiên bình đó

Bình luận (0)
VP
Xem chi tiết
MN
27 tháng 2 2021 lúc 22:20

Tham khảo nha em:

Mỗi mùa đều có một màu sắc một đặc trưng riêng. Đối với em, mùa em yêu thích nhất là mùa thu. Mùa thu thật đẹp, thật thơ mộng, với tiết trời thật êm dịu và trong lành.Mùa thu được bắt đầu vào tháng 6 âm lịch, cái nắng của mùa hạ lúc đó như khép hờ nhường chỗ cho nắng vàng hoe cùng những cơn gió mát nhẹ nhàng. Bầu trời mùa thu thật đẹp, nó trong xanh và cao vời vợi, những đám mây cũng trở nên rực rỡ hơn với màu xanh, màu vàng, màu hồng,…nhìn như những chú chim phượng hoàng trong các bức tranh sơn mài. Cây cối bắt đầu thay lá, khoác lên mình là một màu vàng rực rỡ, nhưng chỉ cần một cơn gió nhẹ có thể khiến cây chỉ còn trơ lại những cành khẳng khiu. Và chúng ta sẽ bắt đầu đón những cơn mưa nhẹ như sương mỗi buổi sáng sớm thay cho những trận mưa rào như trút của mùa hè, kéo theo đó là cái se se lạnh thật thích. Và mùa thu cũng là mùa những bác nông dân đi thu hoạch lúa, mùi lúa chín thơm vàng óng. Không khí trở nên tươi vui như trẩy hội bởi từng đoàn người đang hò reo đi tuốt lúa, tiếng xe tiếng người cứ hòa vào nhau. Lũ trẻ thi nhau chơi trốn tìm sau những đống rơm đã được tút, hoặc lên đồi chơi thả diều khi cơn gió nổi lên. Khung cảnh thật lãng mạn nên thơ biết bao nhiêu.Mùa thu trên quê hương em rất đẹp, em cảm thấy yêu thích vô cùng. Mùa thu cũng là mùa tựu trường, mùa đón ông trăng. Biết bao kỉ niệm tuổi thơ em gắn liền với mùa thu thân thương.

Hình ảnh so sánh: in đậm

Bình luận (0)
H24
27 tháng 2 2021 lúc 21:41

tham khảo

Bốn mùa trong một năm thì mùa nào cũng có một vẻ đẹp riêng do thiên nhiên tạo ra và ban tặng cho con người. Nhưng có lẽ mùa thu là mùa trong lành nhất, đẹp nhất trên quê hương em.Dấu hiệu đầu tiên của mùa thu đến là không khí trở nên mát mẻ hơn, làm dịu đi cái nắng gay gắt của mùa hạ chói chang. Bầu trời mùa thu trong xanh cao vời vợi, nếu bầu trời mà không có những làn mây trắng mây hồng điểm tô thì khác gì một bông hoa có sắc mà không có hương. Thỉnh thoảng còn có cả đám mây màu xanh phớt hay màu mỡ gà trôi nhè nhẹ trên trời như đang khoe sắc thắm của mình. Làn mây mùa hạ khoác tấm áo xanh tươi tràn đầy sức sống bây giờ đã thay áo mới vàng tươi rực rỡ hơn hết thảy mọi mùa. Cây cối bây giờ như vậy mà có thể ngày mai chỉ còn trơ trụi cành lá khẳng khiu nên nó đều trân trọng thời gian quý giá mà nó còn được mặc chiếc áo màu vàng rực rỡ này nữa. Luỹ tre làng thay áo mới, khi những cơn gió ào tới , tầng tầng lá nối nhau bay xuống trao liệng trên không trung , có chiếc quay tít như còn muốn níu kéo nguồn cội của mình. Cái đặc biệt của mùa thu không phải là những trận mưa rào như mùa hạ mà là màn sương mỏng nhẹ nhàng giăng mắc khắp đầu làng ngõ xóm vào mỗi buổi sớm mai. Có những hạt thì như kiêu hãnh đọng trên cành cây kẽ lá long lanh như rắc kim cương lấm tấm được nắng ban mai chiếu rọi, thật chẳng khác nào chốn bồng lai tiên cảnh. Vào mùa thu những trận mưa rào thưa dần thay vào đó là sự mát mẻ, dễ chụi nhưng đôi lúc vẫn còn sót lại đôi chút cái oi bức của mùa hè đã qua và cái se se lạnh của mùa đông sắp đến nữa. Cánh đồng đang vào mùa thu hoạchnên chín vàng óng ả, khi có đợt gió thoảng qua thì những làn sóng lúa vàng óng lại nhấp nhô đuổi nhau đến tận chân trời. Dòng sông trong vắt, mênh mông, làn nước mát lạnh. Vào mùa này , lũ trẻ chăn trâu tha hồ ngồi trên lưng trâu thổi sáo, thả diều trong một khung cảnh lãng mạn , nên thơ giữa bầu trời quê hương.Mùa thu trên quê hương tôi thật đẹp và thú vị biết nhường nào! Nếu có dịp, các bạn đến thăm quê hương thân yêu của tôi nhé
Bình luận (0)
VK
Xem chi tiết
VK
14 tháng 6 2018 lúc 16:15

ai nhanh mình k

Bình luận (0)
TL
Xem chi tiết
LL
22 tháng 1 2019 lúc 11:37

1 . Nhân vật Dế Choắt:

- Gầy gò,dài lêu nghêu như 1 gã nghiện thuốc phiện. 

- Cánh ngắn củn hở lưng, sườn.

- Càng bè bè.

- Râu ria cụt ngủn, mặt ngẩn ngẩn ngơ ngơ.

-> Gầy gò, ốm yếu, xấu xí.

Nhân vật Dế choắt ốm yếu, gầy gò và nhút nhát. Không mở rộng được tính tự lập của mình.winkangel

2 .“Một hôm , thấy chị Cốc đang kiếm mồi , dế Mèn cất giọng đọc một câu thơ rồi chui tọt vào hang . Chị Cốc rất bực , đi tìm kẻ trêu mình . Không thấy dế Mèn , nhưng chị Cốc thấy dế Choắt đang loay hoay trong hang "

Bình luận (0)
KN
22 tháng 1 2019 lúc 11:40

1.Nhân vật Dế Choắt:

- Gầy gò,dài lêu nghêu như 1 gã nghiện thuốc phiện. 

- Cánh ngắn củn hở lưng, sườn.

- Càng bè bè.

- Râu ria cụt ngủn, mặt ngẩn ngẩn ngơ ngơ.

-> Gầy gò, ốm yếu, xấu xí.

Nhân vật Dế choắt ốm yếu, gầy gò và nhút nhát. Không mở rộng được tính tự lập của mình.( Đó là cảm nghĩ của mình)

2.Kể về sự việc này, ngòi bút của Tô Hoài thật tinh tế khi miêu tả diễn biến, thái độ và tâm lý nhân vật. Lúc đầu Dế Mèn huênh hoang trước Dế Choắt: Sợ gì? Mày bảo tao sợ cái gì? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa! Giương mắt ra xem tao trêu con mụ Cốc đây này. Sau đó Dế Mèn chui tọt ngay vào hang yên trí với nơi ẩn nấp kiên cố của mình. Tôi... lèn giường nằm khểnh, bắc chân chữ ngủ.... Nhưng khi Dế Choắt bị Cốc mổ thì núp tận đáy đất mà tôi cũng thiếp, nằm im thin thít, cho đến khi biết chị Cốc đi rồi, tôi mới mon men bò lên. Đến đây, có lẽ người đọc đều chung một suy nghĩ: “đồ hèn nhát”. Tô Hoài đã thành công trong việc khắc họa tính cách nhân vật và để lại một ấn tượng về nhân vật của mình.

Bình luận (0)
KH

1 . Nhân vật Dế Choắt:

- Gầy gò,dài lêu nghêu như 1 gã nghiện thuốc phiện. 

- Cánh ngắn củn hở lưng, sườn.

- Càng bè bè.

- Râu ria cụt ngủn, mặt ngẩn ngẩn ngơ ngơ.

-> Gầy gò, ốm yếu, xấu xí.

Nhân vật Dế choắt ốm yếu, gầy gò và nhút nhát. Không mở rộng được tính tự lập của mình.

Bình luận (0)