Giải thích nhan đề tác phẩm Truyện Kiều
Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6
nhan đề tác phẩm "Truyện Kiều"của Nguyễn Du
nêu bố cục của tác phẩm
nhan đề: Đoạn trường tân thanh
bố cục:3 phần
*phần 1:gặp gỡ và đính ước
*phần 2:gia biến và lưu lạc
*phần 3 :đoàn tụ
^^
Tên gọi khác của nhan đề tác phẩm "Truyện Kiều" của Nguyễn Du là: Đoạn trường tân thanh
- Bố cục
+ Phần 1: Gặp gỡ và đính ước ( Thuý Kiều gặp Kim Trọng. Giữa hai người chớm nở một mối tình đẹp đẽ, sau đó hai người đã đính ước với nhau.
+ Phần 2: Gia biến và lưu lạc ( số phận đau khổ của nàng kiêu khi "thanh y hai lượt, thanh lâu hai lần", không thể có được hạnh phúc trọn vẹn)
+ Phần 3: Đoàn tụ ( Trọng Kiều tái ngộ, Kiều đổi tình phu thê thành tình bạn. Cả hai cùng nguyện ước “duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy”.)
1,Giải thích ý nghĩa nhan đề Đoạn trường tân thanh
2, Vì sao tên gốc của tác phẩm là đoạn trường tân thanh nhưng chúng ta lại gọi là truyện Kiều
1. Đoạn trường tân thanh nghĩa là gì?
Đoạn : đứt
Trường : ruột
Tân: mới
Thanh: âm thanh, tiếng kêu
->> tiếng kêu mới về nỗi đau đứt ruột
Đó là cách giải nghĩa từng từ trong nhan đề. Vậy vì sao lại gọi là tiếng kêu mới? tiếng kêu cũ là gì?
Tên gọi Đoạn trường tân thanh bắt nguồn từ 2 điển cố ở Trung Quốc..
+++Tóm lại đoạn trường tân thanh chính là tiếng kêu dứt ruột của Nguyễn Du khi chứng kiến nỗi bất hạnh của người phụ nữa trong xã hội phong kiến xưa.
2.Còn việc vì sao tên gốc là đoạn trường tân thanh nhưng chúng ta lại gọi là Truyện Kiều có lẽ bởi vì trong số người đọc chúng ta ít ai có thể hiểu được số phận đau khổ của người phụ nữa xưa,chúng ta gọi là truyện Kiều bởi nhân vật Kiều là một người phụ nữ tượng trưng và tiêu biểu cho những người phụ nữ ấy.
thể loại , nguồn gốc , đề tài , nhan đề , giá trị của tác phẩm " Truyện Kiều "
Giải thích nhan đề của tác phẩm đó
Tham khảo nha em:
Trong những tác phẩm của Phạm Duy Tốn, một trong số ít nhà văn có được thành tựu đầu tiên về thể loại truyện ngắn hiện đại Việt Nam, "Sống chết mặc bay" trở thành tác phẩm thành công nhất, đồng thời nó cũng là tác phẩm được ra đời đầu tiên của truyện ngắn hiện đại Việt Nam. "Sống chết mặc bay" là một nhan đề khá thú vị hay, qua đó thể hiện được phong cách cũng như lối sống mới mẻ cùa tác giả. Qua những lời văn hay ho và cụ thể, sinh động lại vô cùng khéo léo khi tác giả kết hợp giữa hai công dụng của hai phép tương phản và tăng cấp trong sử dụng nghệ thuật tự sự, qau đó giúp học sinh có thể thấy được tiếng nói phê phán cũng như lên án sâu sắc hiện thực: lên án gay gắt sự tham ô của tên quan phủ "lòng lang dạ thú". Đồng thời cho học sinh cảm nhận được rằng một tinh thần nhân đạo và ấn tượng của tác phẩm thông qua niềm cảm thương sâu sắc trước tình cảnh "nghìn sầu muôn thảm" của nhân dân ta thời xưa do thiên tai, cũng như thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền độc ác.
nhan đề tác phảm sống chết mặc bay hả bn
nếu đúng thì bn Tham khảo bài này nhé
Nhan đề "Sống chết mặc bay" là một vế của câu tục ngữ dân gian "Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi" - với ý nghĩa phê phán những hạng người vô trách nhiệm, ích kỉ, chỉ biết lợi ích của bản thân mà không quan tâm đến cuộc sống, thậm chí tính mạng của những người khác (ở đây chỉ những tên thầy thuốc rởm, những tên lang băm, thầy bói trong xã hội cũ). Đặt cụm từ "sống chết mặc bay" vào tình huống cụ thể của truyện, Phạm Duy Tốn đã khái quát thành việc phê phán, tố cáo những bọn có chức quyền, mang danh "quan phụ mẫu", "cha mẹ" của dân nhưng lại vô trách nhiệm, vô lương tâm, mất hết nhân tính, thờ ơ trước sự sống còn của con dân. Cũng qua nhan đề tác phẩm này, Phạm Duy Tốn lên tiếng phê phán thói vô trách nhiệm, ích kỉ, lòng lang dạ sói của tầng lớp quan lại phong kiến lúc bấy giờ và bày tỏ sự xót thương, đồng cảm trước cuộc sống đầy cực khổ của người dân.
Tham khảo:
https://loigiaihay.com/viet-mot-doan-van-giai-thich-nhan-de-song-chet-mac-bay-a85641.html
Hoặc
Trước hết, nhan đề "Sống chết mặc bay" là một vế của câu tục ngữ dân gian "Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi" - với ý nghĩa phê phán những hạng người vô trách nhiệm, ích kỉ, chỉ biết lợi ích của bản thân mà không quan tâm đến cuộc sống, thậm chí tính mạng của những người khác (ở đây chỉ những tên thầy thuốc dởm, những tên lang băm, thầy bói trong xã hội cũ). Đặt cụm từ "sống chết mặc bay" vào tình huống cụ thể của truyện, Phạm Duy Tốn đã khái quát thành việc phê phán, tố cáo những bọn có chức quyền, mang danh "quan phụ mẫu", "cha mẹ" của dân nhưng lại vô trách nhiệm, vô lương tâm, mất hết nhân tính, thờ ơ trước sự sống còn của con dân. Đó là tên quan phụ mẫu được triều đình cắt cử đi hộ đê, giúp đỡ dân chúng làng X, phủ X chống chọi với mưa lũ, ấy vậy mà hắn vô cảm, không màng đến nhiệm vụ được giao, lao vào ván bài đen đỏ, mặc kệ dân chúng xoay sở với sự tàn phá của thiên nhiên. Cũng qua nhan đề tác phẩm này, Phạm Duy Tốn lên tiếng phê phán thói vô trách nhiệm, ích kỉ, lòng lang dạ sói của tầng lớp quan lại phong kiến lúc bấy giờ và bày tỏ sự xót thương, đồng cảm trước cuộc sống đầy cực khổ của người dân.
Giải thích ý nghĩa nhan đề tác phẩm.
Ý nghĩa nhan đề tác phẩm:
Hoàng Lê nhất thống chí được viết bằng chữ Hán ghi chép về sự thống nhất vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê. Không chỉ dừng lại ở đó, cuốn tiểu thuyết này còn viết tiếp, tái hiện một giai đoạn lịch sử đầy biến động của xã hội phong kiến Việt Nam vào những năm 30 cuối thể kỉ XVIII và mấy năm đầu thế kỉ XIX. Cuốn tiểu thuyết có tất cả 17 hồi.
1. Tác giả bài viết đã nêu và giải quyết vấn đề gì trong tác phẩm Truyện Kiều?
Theo bạn, đó là một vấn đề văn học hay một vấn đề xã hội?
- Tác giả bài viết đã nêu và giải quyết vấn đề: tính chất phi thường trong con người bình thường.
- Đây là một vấn đề xã hội: con người không ai đều như nhau, nhờ sự phát triển và hoàn thiện bản thân để trở thành một người thành công, phi thường…
Giải thích ý nghĩa nhan đề tác phẩm
Ý nghĩa nhan đề
- Trong nhan đề "Lặng lẽ Sa Pa", tác giả đã sắp xếp các từ khác với trật tự thông thường. Tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ ("Lặng lẽ Sa Pa" thay vì "Sa Pa lặng lẽ").
- Cách sắp xếp này làm nổi bật chủ đề của truyện ngắn:
+ Nhấn mạnh vẻ đẹp thơ mộng, yên tĩnh của thiên nhiên Sa Pa – đây là nơi lí tưởng để nghỉ ngơi, an dưỡng.
+ Ca ngợi sự cống hiến âm thầm, lặng lẽ, bình dị của những con người nơi đây. Chính ở nơi người ta tưởng rằng chỉ có sự thư giãn thì lại có những con người ngày đêm lao động hăng say, miệt mài, lặng lẽ, âm thầm, cống hiến cho đất nước. Đó chính là anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn, ông kĩ sư dưới vườn rau Sa Pa, anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét...
Nhắc đến Sa Pa, người ta chỉ nghĩ đến địa điểm du lịch. Nhưng thông qua truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa tác giả muốn nói rằng cái nơi mà là địa điểm du lịch này không chỉ là nơi du lịch mà ở tại nơi đây có biết bao nhiêu người đang lặng lẽ, âm thầm, góp phần nào cống hiến cho đất nước. Họ không hề nghĩ đến phần thưởng, họ chỉ biết rằng đây là công việc, trách nhiệm của mình mà thôi.
- Nhan đề “Lặng lẽ Sa Pa” sử dụng biện pháp đảo ngữ nhằm nhấn mạnh vẻ đẹp êm đềm, thơ mộng của vùng đất Sa Pa.
- Nhưng không chỉ vậy, sống trên mảnh đất đó là hình ảnh những con người với nhiều công việc khác nhau. Họ là những người lao động lặng lẽ - không có tên tuổi, giống như anh thanh niên, cô kĩ sư, ông họa sĩ… trong truyện. Nhưng chính họ đã cống hiến cho đất nước.
=> Qua nhan đề tác phẩm, tác giả muốn gửi đến mọi người thông điệp: “Trong cái không khí lặng im của Sa Pa. Sa Pa mà ta nhắc tới người ta chỉ nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi lại có những con người ngày đêm lao động hăng say, miệt mài lặng lẽ, âm thầm, cống hiến cho đất nước".
Ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Làng (nhan đề của truyện là “Làng” sao không phải là "Làng Dầu"). Từ nhan đề của truyện, em hiểu gì về chủ đề của tác phẩm ?
● Nhan đề của truyện là "Làng" không phải là “Làng Dầu” vì nếu là “Làng Dầu” thì vấn đề mà tác giả đề cập tới chỉ nằm trong phạm vi nhỏ hẹp, cụ thể ở một làng. Dụng ý của tác giả muốn nói tới một vấn đề mang tính phổ biến ở khắp các làng quê, có trong mọi người nông dân. Bởi thế "làng" là nhan đề hợp lý với dụng ý của tác giả. Qua đó ta hiểu chủ đề của truyện: ca ngợi tình yêu làng quê tha thiết của những người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp.
● Như vậy, nhan đề "làng" vừa nói lên được cái riêng là tình yêu làng của ông Hai, đồng thời qua cái riêng ấy, cũng nói lên được cái chung: tấm lòng của những người dân quê đất Việt.
Giải thích ý nghĩa nhan đề của tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa”.
Ý nghĩa nhan đề:
● Lặng lẽ Sa Pa, đó chỉ là cái vẻ lặng lẽ bên ngoài của một nơi ít người đến, nhưng thật ra nó lại không lặng lẽ chút nào, bởi đằng sau cái vẻ lặng lẽ của Sa Pa là cuộc sống sôi nổi của những con người đầy trách nhiệm với công việc, đối với đất nước, với mọi người mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng một mình trên đỉnh núi cao.
● Trong cái không khí lặng im của Sa Pa, Sa Pa mà nhắc tới người ta chỉ nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi lại có những con người ngày đêm lao động hăng say, miệt mài lặng lẽ, âm thầm cống hiến cho đất nước.