Công dụng của nghề in
Chọn một số nghề ở địa phương em và chỉ ra những công việc đặc trưng, trang thiết bị, dụng cụ lao động của nghề đó.
a. Vị trí địa lí của làng gốm Bát Tràng
- Bao gồm hai thôn Bát Tràng và Giang Cao, thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm.
- Làng gốm Bát Tràng cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng chừng 30 ki-lô-mét về phía Đông Nam
b. Lịch sử hình thành và phát triển của làng gốm Bát Tràng
- Theo cuốn "Đại Việt sử kí toàn thư": Làng gốm Bát Tràng bắt đầu ra đời vào dưới thời đại nhà Lí, khi vua Lí Thái Tổ rời đô từ Hoa Lư của Ninh Bình về Thăng Long, Hà Nội, 5 dòng họ lớn của xã Bồ Bát của vùng đất Ninh Bình đã đưa những nghệ nhân làm gốm giỏi di cư theo và chọn nơi đây làm nơi lập nghiệp.
- Tuy nhiên, cũng có những tài liệu khác ghi lại rằng sự ra đời của làng gốm Bát Tràng nhờ vào ba người là Đào Trí Tiến, Lưu Phương Tú, Hứa Vinh Kiều.
c. Những đặc điểm về quy trình sản xuất gốm của làng gốm Bát Tràng
- Lựa chọn đất.
+ Nguồn nguyên liệu chính là đất sét trắng.
+ Đất sét trắng để làm gốm Bát Tràng có thể được lấy từ trong làng hoặc từ các vùng khác như Hồ Lao, Trúc Thôn,...
- Xử lí, pha chế đất
+ Trong đất sét có lẫn tạp chất và đồng thời việc xử lí đất sẽ tạo ra những nguyên liệu phù hợp đối với từng loại sản phẩm.
+ Ở làng gốm Bát Tràng vẫn tuân theo quy luật xử lí đất truyền thống là thông việc ngâm nước ở hệ thống bốn bể nước với các độ cao khác nhau.
- Tạo dáng và ở nơi đây người ta tạo dáng bằng tay trên bàn xoay
- Phơi sấy sản phẩm và sửa lại theo mong muốn của người làm: Ở làng gốm Bát Tràng, việc phơi sấy thường được sử dụng là hong khô trên giá và để ở nơi thoáng mát.
- Trang trí, quét men lên sản phẩm để phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người sử dụng.
- Cuối cùng, đó chính là nung gốm trong các lò
d. Giá trị, ý nghĩa của làng gốm Bát Tràng
- Đồ gốm Bát Tràng không chỉ có mặt ở khắp nơi trên đất nước ta mà còn được xuất khẩu ra nhiều thị trường lớn trên thế giới như châu u, Mĩ, Hàn Quốc,...
- Nơi đây còn là một địa điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước về tham quan và tự mình nhào nặn nên những sản phẩm đồ gốm tuyệt diệu.
Chia sẻ đặc trưng của một số nghề ở địa phương
Gợi ý:
- Tên nghề hiện có ở địa phương.
- Những công việc đặc trưng của nghề.
- Trang thiết bị, dụng cụ cơ bản để làm nghề.
- Những phẩm chất, năng lực của người làm nghề.
- Những nguy hiểm có thể xảy ra và cách giữ an toàn khi làm các công việc của nghề.
Làng tranh Đông Hồ
Tranh làng Đông không phải vẽ theo cảm hứng nghệ thuật mà người ta dùng ván để in. Tranh được in hoàn toàn bằng tay với các bản màu; mỗi màu dùng một bản, và nét (màu đen) in sau cùng. Nhờ cách in này, tranh được "sản xuất" với số lượng lớn và không đòi hỏi kỹ năng cầu kỳ nhiều. Tuy nhiên vì in trên ván một cách thủ công, nên tranh bị hạn chế về mặt kích thước, thông thường tờ tranh không lớn quá 50cm mỗi chiều. Để có những bản khắc đạt đến trình độ tinh xảo phải có người vẽ mẫu. Những người vẽ mẫu và bản khắc ván hỏi họ phải có lòng yêu nghệ thuật và tâm hồn nghệ sĩ, đặc biệt phải có trình độ kỹ thuật cao. Công đoạn in tranh có lẽ không khó lắm bởi lẽ ai cũng có thể phết màu lên ván rồi in. Giấy dùng in tranh là loại giấy gió mịn mặt. Trước khi in, giấy được bồi điệp làm nền, chất điệp óng ánh lấy từ vỏ con sò, con hến tạo nên chất liệu riêng biệt của tranh dân gian Đông Hồ. Sau khi in thành tranh, kể cả lúc tranh khô, người xem vẫn cảm nhận được màu sắc của tranh thật tươi tắn như lúc tranh ướt. Các hình khối, mảng nọ đặt cạnh mảng kia sự ăn ý hài hoà một cách tự nhiên. Các màu đã hoà quyện in tranh thường từ chất liệu thiên nhiên: màu đen người ta phải đốt lá tre rồi lấy than của màu xanh lấy từ vỏ và lá tràm, màu vàng lấy từ hoa hòe, màu đỏ thắm lấy thân, rễ cây vang, màu son lấy từ sỏi núi, màu trắng là điệp... Xem tranh gian ta thường bắt gặp cái thú vị ở những nét ngây ngô đơn giản nhưng họ; hợp tình. Tranh Đông Hồ còn hấp dẫn bởi vẻ rực rỡ, sắc màu tươi rói những bộ tứ binh, Thạch Sanh, những gà, lợn, mèo, chuột, ngựa...
Hãy kể tên và nêu công dụng của các phụ liệu nghề may.
Vật liệu liên kết: chỉ, vải dựng
Vật liệu dựng: vải dựng, keo dựng (mếch).
Vật liệu để gài: khuy, khoá, móc, dây kéo, dây chun.
Vật liệu để trang trí: đăng ten, ru băng, hạt cườm
Công việc nào của nghề điện dân dụng thường được tiến hành trong nhà?
A. Lắp đặt đồ dùng điện
B. Bảo dưỡng đồ dùng điện
C. Sửa chữa đồ dùng điện
D. Cả 3 đáp án trên
Công việc nào của nghề điện dân dụng thường được tiến hành trong nhà?
A. Lắp đặt thiết bị điện
B. Bảo dưỡng thiết bị điện
C. Sửa chữa thiết bị điện
D. Cả 3 đáp án trên
Để làm được những công việc của nghề điện dân dụng, cần mấy yêu cầu?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Để làm được những công việc của nghề điện dân dụng, cần mấy yêu cầu?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Thảo luận về việc sử dụng công cụ lao động an toàn trong các nghề truyền thống:
+ Mỗi nhóm tự chọn một công cụ hoặc nguyên liệu của nghề truyền thống ở hoạt động 1 và mô tả tóm tắt cách sử dụng.
+ Xác định những nguy cơ về an toàn lao động cho người sử dụng công cụ, nguyên liệu đó và cách sử dụng chúng một cách an toàn khi làm nghề.
Có thể nghiên cứu làng nghề làm gốm, làng nghề làm bánh tráng, làng nghề làm tò he,...
Tìm hiểu về nghề mây tre đan - một nghề thủ công truyền thống của nhân dân ta qua tivi; ra-đi-ô; sách;báo ;in-tơ-nét;........
.
Ra đời từ hơn 600 năm, làng nghề truyền thống đan lát Bao La chuyên sản xuất các vật dụng làm từ tre, nứa bền đẹp nức tiếng cả vùng đất Huế. Từ nguyên liệu chính là tre lồ ô, qua bàn tay của bao thế hệ nối tiếp nhau đã tạo nên một loại hàng hóa hết sức gần gũi và cần thiết như thúng, mủng, rổ rá, nong nia.
Nghệ nhân Thái Phi Hùng, xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế chia sẻ, đây là làng nghề truyền thống cha truyền con nối. Từ khi lên 8 tuổi, tôi đã bắt đầu làm nghề này rồi. Tôi vì yêu nghề nên luôn cố gắng sáng tạo để duy trì, bảo tồn cho làng nghề.
Ban đầu chỉ là sản xuất đơn lẻ theo từng hộ gia đình thì nay người dân làng Bao La còn tham gia vào sản xuất các sản phẩm do Hợp tác xã Mây tre đan Bao La đứng ra tổ chức và bao tiêu sản phẩm.
Thành lập từ năm 2007, đến nay htx có 75 nhân công, vừa sản xuất hàng gia dụng vừa sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, góp phần khôi phục làng nghề truyền thống và mở rộng kinh doanh.
Chị Nguyễn Thị Liên, xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết, từ ngày hợp tác xã thành lập thì thấy thu nhập của gia đình tôi ngày càng được cải thiện và ổn định. Từ vật chất đến tinh thần, nuôi con cái được đến nơi đến chốn”
Hiện nay, viêc cạnh tranh với những sản phẩm, vật dụng sản xuất từ nhiều chất liệu khác nhau được bày bán trên thị trường khiến làng nghề đan lát Bao La gặp không ít nhiều khó khăn. Nhưng bằng những đôi bàn tay khéo léo, người dân nơi đây đã sáng tạo thêm nhiều loại sản phẩm mới với hơn 500 mẫu mã khác nhau như: lãng cắm hoa, giá sách, đèn treo trang trí. Phục vụ thị hiếu khách hàng, làm quà tặng lưu niệm mỗi lần thăm cơ sở và tham gia các hội chợ, triển lãm trong nước và quốc tế.Theo ông Võ Văn Dinh, Giám đốc Hợp tác xã mây tre đan Bao La, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, từ khi chuyển sang hàng thủ công mỹ nghệ đến nay, hợp tác xã chưa khi nào thiếu việc và công việc càng ngày càng nhiều. Sản phẩm của htx rất có uy tín trên thị trường. Cho nên công việc bà con ổn định. Về ngày công mỗi năm tăng khoảng 15% và doanh thu tăng từ 20 đến 30%. Điều đó tạo việc làm rất ổn định cho xã viên và bà con rất phấn khởi.Với nỗ lực khôi phục làng nghề, các cấp chính quyền địa phương đã tổ chức cho người dân các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật đan lát các sản phẩm mới, thích hợp với nhu cầu thị hiếu xã hội.
Ông Võ Văn Dinh thông tin thêm, hiện tỉnh đã hỗ trợ mở rộng thêm diện tích, tạo điều kiện thêm cho chúng tôi có sân phơi, có nhà xưởng nhà kho. Sắp đến chúng tôi cũng được nhà nước hỗ trợ để mua thêm các loại máy tiên tiến để tăng năng xuất và sản lượng để đáp ứng thời gian cho khách hàng.”
Theo ông Phan Gia Phú, Phó Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, trong thời gian qua thì ngoài các nguồn vốn khuyến công, nguồn vốn về đào tạo việc làm, đào tạo nghề cho bà con còn hỗ trợ cho làng nghề về công tác quảng bá xúc tiến thương mại. Chúng tôi cũng hỗ trợ liên kết kèm theo các tour tuyến về phát triển du lịch.
Từ một nghề phụ, tận dụng lúc nông nhàn của công việc đồng án nay đã trở thành nguồn thu nhập chính ổn định cho bà con xã Quảng Phú, góp phần xóa đói giảm nghèo trên địa bàn xã. Và người dân làng nghề đan lát Bao La đang nỗ lực hết mình, không ngừng cải tiến kỹ thuật mới để cung cấp cho thị trường những sản phẩm thủ công chất lượng cao, tinh xảo hơn để đưa làng nghề tiếp tục phát triển .