Những câu hỏi liên quan
LV
Xem chi tiết
H24
23 tháng 11 2021 lúc 16:44

Tham khảo!

Nếu nói rằng đôi mắt là cửa sổ tâm hồn của mỗi chúng ta thì ắt rằng những cặp kính chính là những người giúp việc tận tâm, những người bảo vệ vững chắc, những vật trang trí duyên dáng cho khung cửa mộng mơ ấy.

Quả không quá khi nói như vậy về cặp kính đeo mắt bởi kính có rất nhiều loại và rất nhiều tác dụng, phù hợp với hầu hết nhu cầu của mọi người. Với những người bị bệnh về mắt như cận thị, viễn thị, loạn thị kính giúp họ khắc phục được điểm hạn chế của bản thân. Người cận thị có thể nhìn được những vật ở xa, người viễn thị thì nhờ kính mà nhìn được những vật ở gần...

Đối với người làm những công việc đặc thù như bơi, trượt tuyết, đi xe máy tốc độ cao,... kính lại giúp mắt họ tránh khỏi nước, tuyết, gió, bụi,... Những người không bị bệnh về mắt, không có những hoạt động trên, khi ra đường cũng nên mang theo một cặp kính: để tránh nắng chói và gió bụi. Thậm chí, có những người sử dụng kính như một vật trang trí đơn thuần. Giá trị thẩm mỹ của kính có được bởi sự đa dạng của kiểu dáng và màu sắc.

Dù chủng loại phong phú như vậy nhưng về cơ bản, cấu tạo của các cặp kính rất giống nhau. Một chiếc kính đeo mắt gồm có hai bộ phận: Tròng kính và gọng kính. Gọng kính làm khung cho kính và là bộ phận nâng đỡ tròng kính. Gọng kính cũng gồm hai phần được nối với nhau bởi một khớp sắt nhỏ. Phần sau giúp gá kính vào vành tai. Phần trước đỡ lấy tròng kính và giúp tròng kính nằm vững trước mắt.

Gọng kính có thể được làm bằng kim loại nhưng phổ biến nhất vẫn là gọng nhựa bền, nhẹ. Bộ phận quan trọng nhất của kính – tròng kính – thì không thể thay đổi cấu tạo gốc và có một tiêu chuẩn quốc tế riêng. Hình dáng tròng kính rất phong phú, nó phụ thuộc vào hình dáng gọng kính: tròn, vuông, chữ nhật...

Tròng kính có thể làm bằng nhựa chống trầy hay thủy tinh nhưng đều cần tuân theo quy tắc chống tia uv và tia cực tím (hai loại tia được phát ra bởi mặt trời, rất có hại cho mắt). Ngoài ra, một chiếc kính đeo mắt còn có một số bộ phận phụ như ốc, vít... Chúng có kích thước rất nhỏ nhưng lại khá quan trọng, dùng để giữ các bộ phận của chiếc kính.

Bên cạnh loại kính gọng còn có loại kính áp tròng. Đó là một loại kính đặc biệt, nhỏ, mỏng, được đặt sát vào tròng mắt. Riêng với loại kính này phải có sự hướng dẫn sử dụng tỉ mỉ của bác sĩ chuyên ngành. Việc sử dụng kính tác động rất lớn đến sức khỏe của mắt bởi vậy cần sử dụng kính đúng cách. Để lựa chọn 1 chiếc kính phù hợp với đôi mắt, cần phải theo tư vấn của bác sĩ.

Không nên đeo loại kính có độ làm sần vì loại kính này được lắp hàng loạt theo những số đo nhất định nên chưa chắc đã phù hợp với từng người. Mỗi loại kính cũng cần có cách bảo quản riêng để tăng tuổi thọ cho kính. Khi lấy và đeo kính cần dùng cả hai tay, sau khi dùng xong cần lau chùi cẩn thận và bỏ vào hộp đậy kín. Kính dùng lâu cần lau chùi bằng dung dịch chuyên dụng.

Đối với loại kính tiếp xúc trực tiếp với mắt như kính áp tròng, cần phải nhỏ mắt từ sáu lần đến tám lần trong vòng từ mười đến mười hai tiếng để bảo vệ mắt. Kính áp tròng đưa thẳng vào mắt nên phải luôn luôn ngâm trong dung dịch, nếu không sẽ rất dễ bám bụi gây đau mắt, nhiễm trùng các vết xước... Trong quá trình học tập, làm việc, đeo kính phù hợp sẽ giúp chúng ta tránh khỏi nhức mỏi mắt, đau đầu, mỏi gáy, mỏi cổ...

Đeo một chiếc kính trên mắt hẳn ai cũng tò mò muốn biết sự ra đời của kính? Đó là cả một câu chuyện dài. Vào năm 1266 ông Rodger Becon người Italia đã bắt đầu biết dùng chiếc kính lúp để có thể nhìn rõ hơn các chữ cái trên trang sách. Năm 1352, trên một bức chân dung người ta nhìn thấy một vị hồng y giáo chủ đeo một đôi kính có hai mắt kính được buộc vào một cái gọng.

 

Như vậy chúng ta chỉ có thể biết được rằng đôi kính được làm ra trong khoảng thời gian giữa năm 1266 và 1352. Sự ra đời của những cuốn sách in trở thành động lực của việc nghiên cứu, sản xuất kính. Vào thế kỷ XV những căp kính chủ yếu được sản xuất tại miền bắc nước Ý và miền nam nước Đức – là những nơi tập trung nhiều người thợ giỏi. Năm 1629 vua Charles I của nước Anh đã ký sắc lệnh thành lập hiệp hội của các thợ làm kính mắt. Đến năm 1784, ông Bedzamin Franklin người Đức đã sáng tạo ra những đôi kính có hai tiêu điểm.

Chiếc mắt kính đeo mắt là một vật dụng quen thuộc với đời sống hằng ngày. Nếu biết cách sử dụng và bảo quản tốt, kính sẽ phát huy tối đa công dụng của mình. Hãy cùng tìm hiểu về kính để có thể biến "lăng kính" của "cửa sổ tâm hồn" trở nên phong phú và hoàn thiện hơn.

Bình luận (0)
TT
Xem chi tiết
LP
22 tháng 11 2016 lúc 12:20

Nón lá là hình ảnh quen thuộc, gần gũi đối với người phụ nữ Việt Nam từ xưa tới nay. Chiếc nón lá gắn với tà áo dài truyền thống, với lời ăn tiếng nói, phong tục tập quán của Việt Nam. Và nón là chính là biểu tượng của Việt Nam đối với bạn bè các nước năm châu, là linh hồn, là tinh hoa của nét đẹp nghìn năm văn hiến.

Thật vậy, đi đâu trên đất nước Việt Nam, chúng ta đều bắt gặp hình ảnh chiếc nón là mộc mạc, chân chất nhưng lại ẩn chứa nhiều tầng ý nghĩa. Nón lá không chỉ là vật dụng của người phụ nữ chân quê, mà nó còn là món quà tinh thần mà Việt Nam dành tặng các nước trên thế giới. Không phải đi đâu, người ta cũng biết đến nón lá Việt Nam có tầng sâu ý nghĩa. Tất cả đều có nguyên do của nó.

Nón lá xuất hiện từ rất lâu, khoảng 2500-3000 TCN và được lưu truyền cho đến ngày nay. Đối với người phụ nữ Việt thì nón là lá biểu tượng quan trọng trong cuộc sống của họ. Từ trong những làn điệu dân ca, đến những lời thơ, câu văn đều thấp thoáng hình ảnh chiếc nón lá Việt Nam đi liền với tà áo dài truyền thống.

Để tạo ra chiếc nón lá như hiện nay, cần sự tỉ mỉ và kì công của người làm nón. Phải có cái tâm, cái tình thì mới tạo nên được những chiếc nón có thiết kế tài tình và họa tiết tỉ mỉ như vậy. Ngay từ khâu lựa chọn nguyên liệu đã thấy được sự kì công của người đan nón. Làm nón cần cả tấm lòng chứ không phải chỉ cần có đôi tay. Những người thổi hồn vào những chiếc nón là những người thực sự có tâm.

Nón lá có thể được làm từ lá cọ hoặc lá dứa tùy mỗi vùng miền. Sự khác nhau của nón lá ở mỗi loại được thể hiện rõ nét trên từng sản phẩm. Rất dễ dàng để người dùng có thể nhận ra sự khác biệt này.

Ở khu vực Nam Bộ với đặc trưng trồng nhiều dừa nên nghề làm nón phát triển mạnh mẽ và được lưu truyền từ đời này sang đời khác.Khi lựa chon lá cọ hoặc lá dừa cũng cần phải cẩn thận chọn lá dày, màu xanh đậm, không bị rách, có nổi gân để làm nón đẹp và chắc chắn nhất. Khi chọn lá xong cần phải phơi lá cho thật mềm tùy thời gian để tạo độ đàn hồi cho chiếc lá trong quá trình làm ra sản phẩm.

Một khâu quan trọng không kém chính là làm vành nón, nó sẽ tạo nên chiếc khung chắc chắn có thể giữ được lớp lá ở bên ngoài. Tre cần được gọt giũa thật mềm và dẻo dai, trau chuốt tỉ mỉ. Khi uốn cong cần cẩn thận để không bị gãy hoặc bị bẻ cong. Bởi vậy khâu chọn tre làm vành nón cũng cần cẩn thận và thật tỉ mỉ.

Sau khi đã làm được khung nón thì người làm nón bắt đầu chằm nón, tức là gắn kết vành nón với lá nón làm sao cho hai cái này kết dính, không tách rời khởi nhau. Làm giai đoạn này càng tỉ mỉ thì chiếc nón sẽ được hoàn thành một cách chắc chắn và đẹp mắt nhất.

Công đoạn cuối cùng chính là phơi nón và bôi lên nón lớp dầu thông bóng loáng. Việc làm này để tạo độ bền, tránh hư hỏng khi có mưa hoặc nắng.

Chiếc nón lá là biểu tượng của người phụ nữ Việt, gắn với đời sống tinh thần của họ. Đi đâu trên đất nước này, chúng ta cũng sẽ bắt gặp được hình ảnh chiếc nón lá. Đó là nét đẹp, nét duyên của người phụ nữ Việt nam mà không phải đất nước nào cũng có được. Nó là biểu tượng cho vẻ đẹp bình dị, mộc mạc, duyên dáng của người phụ nữ. Nón lá đi liền với tà áo dài, tạo nên một vẻ đẹp rất Việt Nam.

Nón lá là sản phẩm của Việt Nam, biểu tượng cho phụ nữ Việt và cho truyền thống Việt.

Bình luận (2)
LA
22 tháng 11 2016 lúc 20:37

Đ1

Bạn có còn nhớ trong thơ của Nguyễn Khoa Điềm, chiếc nón lá hiện lên rất tự nhiên, gần gũi:

Sao anh không về thăm quê em

Ngắm em chằm nón buổi đầu tiên

Bàn tay xây lá, tay xuyên nón

Mười sáu vành, mười sáu trăng lên

Như vậy mới thấy được rằng nón là là biểu tượng cho sự dịu dàng, bình dị, thân thiện của người phụ nữ Việt từ ngàn đời nay.

Chiếc nón lá ra đời từ rất lâu, khoảng 2500 - 3000 năm TCN. Lịch sử hình thành và lưu giữ cho đến ngày nay đã chứng tỏ được sự bền vững của sản phẩm này. Chiếc nón lá hiện diện trong cuộc sống hằng ngày của người dân việt, đặc biệt là người phụ nữ; hiện diện trong những lời kể của bà, của mẹ và hiện diện trong các cuộc thi gìn giữ nét đẹp văn hóa.

Nhắc đến nón lá thì chắc chắn mọi người sẽ nghĩ đến ngay đến Huế, mảnh đất nên thơ, trữ tình có tà áo dài và nụ cười duyên của cô gái Huế. Huế cũng được biết là nơi sản xuất nón lá với nhiều thương hiệu nổi tiếng. Những làng nghề làm nón lá ở Huế đã thu hút không ít khách du lịch ghé thăm và chọn sản phẩm này làm quà.

Để làm được chiếc nón lá đẹp thì người làm cần phải tinh tế, tỉ mỉ từ khâu lựa chọn nguyên liệu, cách phơi lá, cách khâu từng đường kim mũi chỉ. Người ta vẫn bảo làm ra một chiếc nón lá cần cả một tấm lòng là vì vậy.

Nón lá có thể được làm từ lá dừa hoặc lá cọ. Mỗi loại lá lại mang đến sự khác nhau cho sản phẩm. Thường thì những sản phẩm nón làm từ lá dừa có nguồn gốc từ Nam Bộ, vì đây là nơi trồng dừa nhiều. Tuy nhiên làm từ lá dừa sẽ không đẹp và tinh tế như lá cọ. Lá cọ có độ mềm mại, chắc chắn hơn. Khi lựa chọn lá cũng phải chọn những chiếc lá có màu xanh, bóng bẩy, có nổi gân để tạo nên điểm nhấn cho sản phẩm. Quá trình phơi cho lá mềm để dễ làm cũng cần từ 2 - 4 tiếng, lá vừa mềm vừa phẳng.

Khâu làm vành nón là khâu vô cùng quan trọng để tạo khung chắc chắn cho sản phẩm. Người dùng cần phải lựa chọn nan tre có độ mềm và dẻo dai. Khi chuốt tre thì cần phải chuốt tỉ mỉ để đến khi nào có thể uốn cong mà không sợ gãy. Sau đó người dùng sẽ uốn theo những đường kính từ nhỏ đến lớn tạo thành khung cho nón lá sao cho tạo thành một hình chóp vừa vặn.

Khi đã tạo khung và chuẩn bị lá xong đến giai đoạn chằm nón. Đây là giai đoạn giữ cho khung và lá bám chặt vào nhau. Thường thì người làm sẽ chằm bằng sợi nilong mỏng nhưng có độ dai, màu trắng trong suốt.

Lúc chiếc nón đã được khâu xong thì người dùng bắt đầu quết dầu làm bóng và phơi khô để dầu bám chặt vào nón, tạo độ bền khi đi nắng mưa.

Đi dọc miền đất nước, không nơi nào chúng ta thấy sự hiện diện của chiếc nón lá. Nó là người bạn của những người phụ nữ khi trời nắng hoặc trời mưa. Không chỉ có công dụng che nắng, che mưa mà nón lá còn xuất hiện trong các tiết mục nghệ thuật, đi đến các nước bạn trên thế giới. Nét đẹp văn hóa của nón lá chính là nét đẹp cần được bảo tồn và gìn giữ. Nhắc đến nón lá, chắc chắn chúng ta sẽ nghĩ ngay đến tà áo dài Việt Nam, bởi rằng đây là hai thứ luôn đi liền với nhau, tạo nên nét đặc trung riêng của người phụ nữ Việt Nam từ ngàn đời nay.

Để giữ chiếc nón lá bền với thời gian thì người dùng cần phải khéo léo, bôi dầu thường xuyên để tránh làm hỏng hóc, sờn nón.

Chiếc nón lá Việt Nam là sản phẩm của người Việt, làm tôn thêm vẻ đẹp của người phụ nữ, và khẳng định sự tồn tại lâu đời của sản phẩm này.

Bình luận (0)
TP
22 tháng 11 2016 lúc 20:36

Đề 2:

Lịch sử dân tộc ta đã phải trải qua biết bao nhiêu gian nan nguy hiểm vậy nên những vật dụng hành trang mà người bộ đội mang theo phải thật sự gọn nhẹ. Trong tâm trí chúng ta hình ảnh những anh bộ đội cụ Hồ ngoài hành trang là chiếc ba lô con cóc, chiếc mũ tai bèo, bộ quần áo màu xanh lá và những chiếc khăn giải phóng thì chúng ta còn phải kể đến đôi dép lốp. Tưởng chừng một vật vô sùng nhỏ bé ấy nhưng lại có tác dụng rất lớn đối với người bộ đôi hay chính là những người xả thân vì tổ quốc.

Trước hết về nguồn gốc của đôi dép lốp ấy. Có thể nói đôi dép lốp ấy xuất phát từ những gì đã có sẵn trên chiến trường. Có thể nói trong chính điều kiện chiến tranh khắc nghiệt nên nhân dân ta đã biết sáng tạo những cái đáng ra vất đi không thể dùng được nữa thì lại có thể dùng được. Đế dép được cắt ra từ những chiếc lốp ô tô đã tàng đã hỏng. Quai dép được cắt ra từ chiếc xăm chiếc lốp. Phần lớn là dép có màu đen kích cỡ theo tùy chân từng người. Trong điều kiện khắc nghiệt của chiến tranh mà nhân dân ta vẫn sáng tạo vô cùng. Qua đó các anh bộ đội không mất nhiều tiền để mua dép mà còn sử dụng được những thứ đã hỏng rồi. Mỗi chiếc dép có bốn quai, mỗi quai được luồn vào những lỗ luồn xuống dưới đáy dép.

Về công dụng và đặc điểm của dép lốp thì dép lốp cao su dễ làm, giá thành lại rẻ và nhất là dễ sử dụng trong mọi địa hình, dù đèo cao hay suối sâu, đường lầy lội hay đất bụi đều đi rất dễ dàng. Do các quai dép ôm vừa khít với bàn chân nên chiến sĩ ta đi không biết mỏi vì cảm giác rất nhẹ. Dép lốp rất tiện sử dụng, cả thời tiết nắng nóng và mưa dầm. Trời nắng thì thoáng mát, mưa dầm thì không lo sũng nước. Dép lốp cũng dễ vệ sinh. Khi dính bùn đất chỉ cần rửa nước là sạch. không nhưng thế mà đôi dép lốp còn có công dụng rất lớn gắn liền với hình ảnh của những anh bộ đội cụ Hồ.

những người chiến sĩ của chúng ta sống và chiến đấu trong cảnh trèo đèo lội xuống vì thế cho nên chiếc dép lốp không chỉ mang đến những tiện lợi như đi lội qua suối không sợ bị trơn trượt, đi đánh giặc chạy không sợ bị dẫm vào những vật trên mặt đất mà lại không bị tuột dép. Có thể nói hình ảnh đôi dép lốp cho thấy được sự giản dị và tiện lợi trên mặt trận của những anh bộ đội cụ Hồ.

Không những thế đôi dép ấy còn gắn liền với hình ảnh giản dị của bác Hồ. Có thẻ nói đôi dép ấy cũng như thể hiện được sự giản dị của Người. Dù Bác có sống ở đau đi chăng nữa. Dù chiến khu Việt Bắc hay về đến thủ đô, dù gặp ai đi chăng nữa từ những người dân bình thường cho đến những vị lãnh tụ của nước bạn thì Bác vẫn luôn mang theo đôi dép lốp ấy. chẳng thế mà nhà thơ Tố Hữu từng có câu thơ nói về đôi dép lớp với tất cả sự yêu mến và kính trọng:

“Còn đôi dép cũ, mòn quai gót
Bác vẫn thường đi giữa thế gian”

Như vậy qua đây ta có thể thấy rằng chính sự giản dị cũng như tiện ích của mình đôi dép lốp ấy đã đi vào lịch sử nước nhà với hình ảnh vô cùng giản dị. Nó không chỉ thể hiện được sự năng động sáng tạo thông minh của nhân dân ta mà nó còn mang đến một hình ảnh đẹp của những người chiến sĩ cộng sản mà tiêu biểu ở đó là Bác Hồ.

Đề 3"

Nếu nói rằng đôi mắt là cửa sổ tâm hồn của mỗi chúng ta thì ắt rằng những cặp kính chính là những người giúp việc tận tâm, những người bảo vệ vững chắc, những vật trang trí duyên dáng cho khung cửa mộng mơ ấy.

Quả không quá khi nói như vậy về cặp kính đeo mất bởi kính, có rất nhiều loại và rất nhiều tác dụng, phù hợp với hầu hết nhu cầu của mọi người. Với những người bị bệnh về mắt như cận thị, viễn thị, loạn thị kính giúp họ khắc phục được điểm hạn chế của bản thân. Người cận thị có thể nhìn được những vật ở xa, người viễn thị thì nhờ kính mà nhìn được những vật ở gần... Đối với người làm những công việc đặc thù như bơi, trượt tuyết, đi xe máy tốc độ cao,... kính lại giúp mắt họ tránh khỏi nước, tuyết, gió, bụi,... Những người không bị bệnh về mắt, không có những hoạt động trên, khi ra đường cũng nên mang theo một cặp kính: để tránh nắng chói và gió bụi. Thậm chí, có những người sử dụng kính như một vật trang trí đơn thuần. Giá trị thẩm mĩ của kính có được bởi sự đa dạng của kiểu dáng và màu sắc.

Dù chủng loại phong phú như vậy nhưng về cơ bản, cấu tạo của các cặp kính rất giống nhau. Một chiếc kính đeo mắt gồm có hai bộ phận: Tròng kính và gọng kính. Gọng kính làm khung cho kính và là bộ phận nâng đỡ tròng kính. Gọng kính cũng gồm hai phần được nối với nhau bởi một khớp sắt nhỏ. Phần sau giúp gá kính vào vành tai. Phần trước đỡ lấy tròng kính và giúp tròng kính nằm vững trước mắt. Gọng kính có thể được làm bằng kim loại nhưng phổ biến nhất vẫn là gọng nhựa bền, nhẹ. Bộ phận quan trọng nhất của kính - tròng kính - thì không thể thay đổi cấu tạo gốc và có một tiêu chuẩn quốc tế riêng. Hình dáng tròng kính rất phong phú, nó phụ thuộc vào hình dáng gọng kính: tròn, vuông, chữ nhật... Tròng kính có thể làm bằng nhựa chống trầy hay thủy tinh nhưng đều cần tuân theo quy tắc chống tia uv và tia cực tím (hai loại tia được phát ra bởi mặt trời, rất có hại cho mắt). Ngoài ra, một chiếc kính đeo mắt còn có một số bộ phận phụ như ốc, vít... Chúng có kích thước rất nhỏ nhưng lại khá quan trọng, dùng để neo giữ các bộ phận của chiếc kính.

 

Bên cạnh loại kính gọng còn có loại kính áp tròng. Đó là một loại kính đặc biệt, nhỏ, mỏng, được đặt sát vào tròng mắt. Riêng với loại kính này phải có sự hướng dẫn sử dụng tỉ mỉ của bác sĩ chuyên ngành.

Việc sử dụng kính tác động rất lớn đến sức khoẻ của mắt bởi vậy cần sử dụng kính đúng cách. Để lựa chọn 1 chiếc kính phù hợp với đôi mắt, cần phải theo tư vấn của bác sĩ. Không nên đeo loại kính có độ làm sần vì loại kính này được lắp hàng loạt theo những số đo nhất định nên chưa chắc đã phù hợp với từng người. Mỗi loại kính cũng cần có cách bảo quản riêng để tăng tuổi thọ cho kính. Khi lấy và đeo kính cần dùng cả hai tay, sau khi dùng xong cần lau chùi cẩn thận và bỏ vào hộp đậy kín. Kính dùng lâu cần lau chùi bằng dung dịch chuyên dụng. Đối với loại kính tiếp xúc trực tiếp với mắt như kính áp tròng, cần phải nhỏ mắt từ sáu lần đến tám lần trong vòng từ mười đến mười hai tiếng để bảo vệ mắt. Kính áp tròng đưa thẳng vào mắt nên phải luôn luôn ngâm trong dung dịch, nếu không sẽ rất dễ bám bụi gây đau mắt, nhiễm trùng các vết xước... Trong quá trình học tập, làm việc, đeo kính phù hợp sẽ giúp chúng ta tránh khỏi nhức mỏi mắt, đau đầu, mỏi gáy, mỏi cổ...

 

Đeo một chiếc kính trên mắt hẳn ai cũng tò mò muốn biết sự ra đời của kính? Đó là cả một câu chuyện dài. Vào năm 1266 ông Rodger Becon người Italia đã bắt đầu biết dùng chiếc kính lúp để có thể nhìn rõ hơn các chữ cái trên trang sách. Năm 1352, trên một bức chân dung người ta nhìn thấy một vị hồng y giáo chủ đeo một đôi kính có hai mắt kính được buộc vào một cái gọng. Như vậy chúng ta chỉ có thể biết được rằng đôi kính được làm ra trong khoáng thời gian giữa năm 1266 và 1352. Sự ra đời của những cuốn sách in trở thành động lực của việc nghiên cứu, sản xuất kính. Vào thế kỷ XV những căp kính chủ yếu được sản xuất tại miền bắc nước Ý và miền nam nước Đức - là những nơi tập trung nhiều người thợ giỏi. Năm 1629 vua Charles I của nước Anh đã ký sắc lệnh thành lập hiệp hội của các thợ làm kính mắt. Đến năm 1784, ông Bedzamin Franklin người Đức đã sáng tạo ra những đôi kính có hai tiêu điểm.

Chiếc mắt kính đeo mắt là một vật dụng quen thuộc với đời sống hằng ngày. Nếu biết cách sử dụng và bảo quản tốt, kính sẽ phát huy tối đa công dụng của mình. Hãy cùng tìm hiểu về kính để có thể biến “lăng kính” của “cửa sổ tâm hồn” trở nên phong phú và hoàn thiện hơn

Đề 4:

Bút bi là một dụng cụ học tập quen thuộc của mỗi một học sinh và nó sẽ luôn gắn bó với chúng ta suốt chặng đường tiếp thu học vấn cũng như công việc.

“Nét chữ là nết người” – câu thành ngữ ngắn gọn đã đi sâu vào trong tiềm thức của mỗi người dânViệt Nam, nhắc nhở ta về học tập cũng như tầm quan trọng của nét chữ. Bởi học tập là một quá trình đầy khó khăn vất vả để xây dựng những nhân tài phục vụ cho tổ quốc ngày càng tuơi đẹp. Và trong quá trình gian nan đó, đóng góp một công lao không nhỏ chính là cây bút bi.

Bút bi được phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro vào những năm 1930. Sau thời gian nghiên cứu, tìm hiểu, ông Biro phát hiện ra được một loại mực in giấy rất nhanh khô. Từ đó, ông đầu tư thời gian nghiên cứu và chế tạo ra một loại bút sử dụng loại mực như thế.

Bút bi được tạo thành từ 2 bộ phận chính là Vỏ bút và Ruột bút. Ở bộ phận thứ nhất là vỏ bút thường có chất liệu làm bằng nhựa (hay kim loại được phủ sơn) được sử dụng để bào vệ các thiết bị bên trong, đồng thời làm cho cây bút được đẹp và sang trọng hơn. Vỏ bút thường có dạng hình ống trụ tròn dài từ 14-20cm, trên thân bút thường được in tên nhà sản xuất và một vài thông số kỹ thuật (tùy loại bút).

Để thu hút người dùng, các nhà sản xuất thường tạo ra nhiều mẫu mã đa dạng và phong phú; hấp dẫn về màu sắc, kết hợp nhiều màu sắc (trắng – xanh – đỏ – vàng – tím – lục – lam…) để tăng tính mỹ thuật và làm đẹp thêm cho cây bút. Để hấp dẫn đối tượng học sinh, bút có thể mang hình dáng quá ngô, hay hình Doremon hoặc in hình các nhân vật truyện tranh, ngôi sao điện ảnh lên thân bút. Để tăng tính sang trọng cho cây bút, phụ vụ người làm việc công sở, kinh doanh, bút có thể được làm bóng óng ánh, mạ màu vàng hay màu bạc sáng chói, nhìn là biết sản phẩm cao cấp, mắc tiền.

Về chủng loại, bút bi có hàng nhập nước ngoài (hàng ngoại) và hàng sản xuất trong nước (hàng nội). Có người cho rằng “hàng ngoại nhập là tốt nhất” nhưng thực ra chưa phải là như thế. So về mặt giá cả của loại bút bình thường, bút bi nội có giá trung bình từ 1500 đồng đến 5000 đồng một cây, còn bút ngoại nhập có giá từ 5000 đồng đến 10000 đồng, thậm chí còn lên đến 15000 đồng một cây. Trong khi đó, so sánh về chất lượng, bút bi nội và bút bi ngoại đều có cùng dung tích mực, độ bền như nhau. Chính vì vậy, bút bi nội được các bạn học sinh ưa chuộng và sử dụng nhiều hơn.

Ở bộ phận thứ hai là ruột bút có vai trò quan trọng trong số các bộ phận của cây bút vì nó có chứa mực (mực xanh, mực đỏ, mực đen,…), có tác dụng giữ mực để đẩy mực ra ngoài khi chúng ta viết.

Trong ruột bút, ở phần đầu có một viên bi nhỏ (lăn tròn khi chúng ta viết) để làm điều hòa lượng mực có trong bút. Ruột bút thường được làm từ nhựa dẻo, rỗng để chứa mực đặc hoặc mực nước.

Đặc biệt, để làm nên cây bút bi thì không thể thiếu bộ phận đi kèm như: lò xo, nút bấm, nắp đậy, trên ngoài vỏ có đai để gắn vào túi áo, vở, tạo sự thuận lợi cho người dùng.

Cách sử dụng bút bi thì rất đơn giản. Chúng ta chỉ cần vặn nhẹ, hoặc ấn nút hoặc rút nắp bút lên. Sau đó thì dặt bút xuống để viết, khi viết xong, chúng ta cần đậy nắp bút lại cẩn thận, tránh làm rớt bút.

Cây bút bi là đồ vật không thể thiếu đối với người học sinh, nó vừa tiện lợi mà cũng rất thông dụng lại hiệu quả cao cho mọi công việc. Không chỉ học sinh mà những người làm văn phòng, làm kinh doanh cũng cần đến, bởi họ luôn phải ghi chép hay kí những hợp đồng hay những công trình nhận thi công.

Bút bi có vai trò quan trọng trong học tập và làm việc. Đối với bản thân em, bút bi là dụng cụ học tập quan trọng, giúp em viết nên những nét chữ xinh xắn, tròn đẹp, viết nhanh và vẽ nên những gì em thích. Em không thể thiếu bút bi mỗi ngày đến lớp, vì vậy em rất yêu quý và gìn giữ bút bi mỗi ngày.

Bình luận (0)
TY
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
TT
23 tháng 1 2022 lúc 20:57

Tham khảo:

Bạn có biết được từ lâu chiếc kính đã được coi chính là vật dụng cần thiết để bảo vệ mắt, làm đẹp, … có nhiều loại kính đeo mắt phù hợp với đối tượng sử dụng. Trên thị trường hiện nay gồm có các loại như kính thuốc, kinh áp tròng, kính thời trang phù hợp với những người sành điệu hay đi du lịch,…

Nói về nguồn gốc của kính đeo mắt ra đời đầu tiên ở Ý vào năm 1260. Thế nhưng lúc đầu chỉ có giới thầy tu và quý tộc sử dụng nó mà thôi, còn tầng lớp thường dân thì không có điều kiện sử dụng. Và với người Pháp và người Anh cho rằng kính đeo mắt chỉ nên đeo ở nhà nhưng người Tây Ba Nha luôn luôn tin rằng kính đeo mắt khiến họ trở nên quan trọng hơn, chính nhờ vậy kính đeo mắt được nhiều người biết đến và dần dần được phổ biến rộng rãi hơn rất nhiều.

Thế rồi chính kể từ khi ra đời tới giờ kính đeo mắt luôn luôn được cải tiến để phù hợp với người dùng. Với thiết kế của mắt kính chỉ nối với nhau bởi cầu mũi nên rất bất tiện với người dùng. Mặc dù trước đó người Tây Ba Nha đã thử sử dụng dây ruy – băng để có thể buộc mắt kính với hai tai để nó khỏi bị rơi nhưng cái dáng đấy dường như cũng chẳng bao giờ được chấp nhận cả vì trông nó tạm bợ và mất thẩm mỹ. Cho mãi đến năm 1730 thì có một chuyên gia quang học người Lôn – đôn mới chế ra hai càng để kính có thể gá lên mặt một cách chắc chắn hơn và cũng thẩm mỹ hơn. Có thể nói ngoài loại kính có gọng đeo người ta còn phát minh ra một loại kính không sử dụng gọng gọi là kính áp tròng cũng được sử dụng phổ biến.

Kính áp tròng được danh họa Leonardo da Vanci đã phác thảo ra. Vào thời điểm năm 1887 thợ thổi thủy tinh người Đức là Muller đã làm ra chiến kính áp tròng đầu tiên vừa khít với mắt và vô cùng tiện lợi và đôi khi còn giúp đôi mắt to hơn, đẹp hơn. Ngày nay người ta sử dụng kính áp tròng cho đôi mắt sáng đẹp, to hơn làm cho khuôn mặt rạng rỡ và đẹp hơn

Xét về mặt cấu tạo của một chiếc kính thông thường thì ta có thể chia làm 3 bộ phận chính đó là: tròng kính, khung kính, gọng kính. Xét về phần gọng kính làm khung cho kính và là bộ phận nâng đỡ tròng kính. Và phần gọng kính lại cũng gồm hai phần được nối với nhau bởi một khớp sắt nhỏ nhưng lại chắc chắn. Còn ở phần sau giúp gá kính vào vành tai để giữ lại cân bằng. Thêm với phần trước đỡ lấy tròng kính và đồng thời cũng lại giúp tròng kính nằm vững trước mắt giúp người nhìn rõ hơn. Phần gọng kính có thể được làm bằng kim loại nhưng phổ biến nhất vẫn là gọng nhựa bền, nhẹ hơn nữa khi đeo vào tai sẽ có cảm giác nhẹ và không đau. Có thể nói bộ phận quan trọng nhất của kính luôn phải đạt tiêu chuẩn riêng, xét về phần tròng kính có thể làm bằng nhựa chống trầy hay thủy tinh nhưng đều cần tuân theo quy tắc chống tia UV và tia cực tím. Bởi hai loại tia được phát ra bởi mặt trời, rất có hại cho mắt của con người nên cần phải tránh. Hiện nay thì có một chiếc kính đeo mắt còn có một số bộ phận phụ như ốc, vít… tuy chúng có kích thước rất nhỏ nhưng lại khá quan trọng và có nhiệm vụ là dùng để giữ các bộ phận của chiếc kính.

Bên cạnh loại kính gọng còn có loại kính áp tròng. Đó là một loại kính đặc biệt, nhỏ, mỏng, được đặt sát vào tròng mắt. Riêng với loại kính này phải có sự hướng dẫn sử dụng tỉ mỉ của bác sĩ chuyên ngành.

Hiện nay thì việc sử dụng kính tác động rất lớn đến sức khoẻ của mắt bởi vậy cần sử dụng kính đúng cách hay bảo quản đúng cách. Để có thể lựa chọn 1 chiếc kính phù hợp với đôi mắt, cần phải theo tư vấn của bác sĩ. Chúng ta không nên đeo loại kính có độ tự tiện vì mắt của mỗi người là khác nhau chính vì thế cần phải đi khám cẩn thận rồi bác sĩ sẽ tư vấn chọn cho mình một chiếc kính phù hợp nhất. Cứ 6 tháng chúng ta nên đi kiểm tra mắt một lần xem có bị tăng phẩy hay không để có những biện pháp cụ thể để chọn mắt kính cho phù hợp.

Bạn cũng nên biết rằng mỗi loại kính cũng cần có cách bảo quản riêng để tăng tuổi thọ cho kính. Khi chúng ta lấy và đeo kính cần dùng cả hai tay, sau khi dùng xong cần lau chùi cẩn thận và bỏ vào hộp đậy kín lại cẩn thận. Khi chúng ta dùng lâu thì phải có những cách lau chùi cẩn thận bằng nước rửa kính cũng như khăn mềm. Đối với loại kính áp tròng – kính trực tiếp tiếp xúc với mắt thì cần phải nhỏ mắt từ sáu lần đến tám lần trong vòng từ mười đến mười hai tiếng để giúp cho đôi mắt của bạn được bảo vệ. Khi không sử dụng cần phải ngâm vào dung dịch nếu không bụi bẩn sẽ bắt vào kính và gây ra tình trạng viêm nhiễm.

 

Kính là một vật dụng vô cùng cần thiết để bảo vệ đôi mắt của con người. Chính vì thế mà chúng ta cũng cần phải hiểu biết về nguồn gốc, công dụng, đặc tính của mỗi loại kính để có cách sử dụng hợp lý nhất, an toàn nhất.

Bình luận (0)
LM
23 tháng 1 2022 lúc 20:58

Refer:

  Những vật dụng hàng ngày thì chiếc kính đeo mắt rất quen thuộc và được sử dụng trong học tập, công việc. Chiếc mắt kính giúp bảo vệ đôi mắt chính là “cửa sổ tâm hồn” của mỗi người không chỉ vậy, mắt kính còn dùng để trang trí.

            Mắt kính có rất nhiều loại và tác dụng khác nhau, phù hợp với nhu cầu Với những người bị bệnh về mắt như cận thị, viễn thị, loạn thị kính giúp họ nhìn rõ hơn. Người cận thị có thể nhìn được những vật ở xa, người viễn thị thì nhờ kính mà nhìn được những vật ở gần. Đối với người làm những công việc ngoài trời thì kính lại giúp mắt họ tránh khỏi gió, bụi,… Những người không bị bệnh khi ra đường nên mang theo một cặp kính để tránh nắng chói và gió bụi. Hay kính còn dùng để trang trí làm đẹp rất thời trang và sang trọng. Mặc dù có nhiều loại nhưng về cơ bản, cấu tạo cặp kính như nhau. Một chiếc kính đeo mắt có hai bộ phận: Tròng kính và gọng kính. Gọng kính làm khung cho kính và là bộ phận nâng đỡ tròng kính. Phần trước đỡ lấy tròng kính và giúp tròng kính nằm vững trên mũi Gọng kính thường được làm bằng kim loại nhưng nhiều nhất vẫn là gọng nhựa. Bộ phận chủ yếu của kính đó là tròng kính, hình dáng tròng kính thường có hình tròn, vuông, chữ nhật… Tròng kính làm bằng nhựa chống trầy hay thủy tinh nhưng dễ vỡ. Chiếc kính đeo mắt còn có một số bộ phận phụ ví dụ như ốc, vít… Kính sử dụng cũng đơn giản khi lấy và đeo kính dùng cả hai tay, dùng xong cần lau chùi cẩn thận và bỏ vào hộp đậy kín. Kính dùng lâu cần lau chùi trong quá trình học tập, làm việc, đeo kính phù hợp sẽ giúp chúng ta tránh khỏi nhức mỏi mắt, đau đầu, mỏi cổ…nếu bị bệnh về mắt cần đeo kính để giảm thiểu bệnh mặt, hoặc ngăn tình trạng bệnh nặng thêm. Chiếc mắt kính đeo mắt vật dụng quen thuộc, phát minh nổi bật, mắt kính rất cần thiết cho đời sống con người, hãy sử dụng và phát huy tối đa công dụng giúp bảo vệ đôi mắt cửa sổ của tâm hồn bạn.

         Con người có năm giác quan thì thị giác là giác quan hoàn hảo nhất và quan trọng nhất. Vì vậy, việc giữ gìn để có đôi mắt trong sáng và tinh tường đồng nghĩa với bảo vệ cuộc sống của chính mình.

CHÚC HỌC TỐT NGỮ VĂN NHÉ!

Bình luận (1)
HD
Xem chi tiết
MN
24 tháng 12 2016 lúc 19:56

ha

Bình luận (0)
HP
5 tháng 1 2021 lúc 20:40

chịu nha bạn thuyết minh dài lắm 

Bình luận (0)
TT
Xem chi tiết
SK
28 tháng 11 2019 lúc 19:47

Đề 1: Thuyết minh về chiếc kính đeo mắt

Nếu nói rằng đôi mắt là cửa sổ tâm hồn của mỗi chúng ta thì ắt rằng những cặp kính chính là những người giúp việc tận tâm, những người bảo vệ vững chắc, những vật trang trí duyên dáng cho khung cửa mộng mơ ấy.

Quả không quá khi nói như vậy về cặp kính đeo mắt bởi kính, có rất nhiều loại và rất nhiều tác dụng, phù hợp với hầu hết nhu cầu của mọi người. Với những người bị bệnh về mắt như cận thị, viễn thị, loạn thị kính giúp họ khắc phục được điểm hạn chế của bản thân. Người cận thị có thể nhìn được những vật ở xa, người viễn thị thì nhờ kính mà nhìn được những vật ở gần... Đối với người làm những công việc đặc thù như bơi, trượt tuyết, đi xe máy tốc độ cao,... kính lại giúp mắt họ tránh khỏi nước, tuyết, gió, bụi,... Những người không bị bệnh về mắt, không có những hoạt động trên, khi ra đường cũng nên mang theo một cặp kính: để tránh nắng chói và gió bụi. Thậm chí, có những người sử dụng kính như một vật trang trí đơn thuần. Giá trị thẩm mĩ của kính có được bởi sự đa dạng của kiểu dáng và màu sắc.

Dù chủng loại phong phú như vậy nhưng về cơ bản, cấu tạo của các cặp kính rất giống nhau. Một chiếc kính đeo mắt gồm có hai bộ phận: Tròng kính và gọng kính. Gọng kính làm khung cho kính và là bộ phận nâng đỡ tròng kính. Gọng kính cũng gồm hai phần được nối với nhau bởi một khớp sắt nhỏ. Phần sau giúp gá kính vào vành tai. Phần trước đỡ lấy tròng kính và giúp tròng kính nằm vững trước mắt. Gọng kính có thể được làm bằng kim loại nhưng phổ biến nhất vẫn là gọng nhựa bền, nhẹ. Bộ phận quan trọng nhất của kính – tròng kính – thì không thể thay đổi cấu tạo gốc và có một tiêu chuẩn quốc tế riêng. Hình dáng tròng kính rất phong phú, nó phụ thuộc vào hình dáng gọng kính: tròn, vuông, chữ nhật... Tròng kính có thể làm bằng nhựa chống trầy hay thủy tinh nhưng đều cần tuân theo quy tắc chống tia uv và tia cực tím (hai loại tia được phát ra bởi mặt trời, rất có hại cho mắt). Ngoài ra, một chiếc kính đeo mắt còn có một số bộ phận phụ như ốc, vít... Chúng có kích thước rất nhỏ nhưng lại khá quan trọng, dùng để giữ các bộ phận của chiếc kính.

Bên cạnh loại kính gọng còn có loại kính áp tròng. Đó là một loại kính đặc biệt, nhỏ, mỏng, được đặt sát vào tròng mắt. Riêng với loại kính này phải có sự hướng dẫn sử dụng tỉ mỉ của bác sĩ chuyên ngành.

Việc sử dụng kính tác động rất lớn đến sức khoẻ của mắt bởi vậy cần sử dụng kính đúng cách. Để lựa chọn 1 chiếc kính phù hợp với đôi mắt, cần phải theo tư vấn của bác sĩ. Không nên đeo loại kính có độ làm sần vì loại kính này được lắp hàng loạt theo những số đo nhất định nên chưa chắc đã phù hợp với từng người. Mỗi loại kính cũng cần có cách bảo quản riêng để tăng tuổi thọ cho kính. Khi lấy và đeo kính cần dùng cả hai tay, sau khi dùng xong cần lau chùi cẩn thận và bỏ vào hộp đậy kín. Kính dùng lâu cần lau chùi bằng dung dịch chuyên dụng. Đối với loại kính tiếp xúc trực tiếp với mắt như kính áp tròng, cần phải nhỏ mắt từ sáu lần đến tám lần trong vòng từ mười đến mười hai tiếng để bảo vệ mắt. Kính áp tròng đưa thẳng vào mắt nên phải luôn luôn ngâm trong dung dịch, nếu không sẽ rất dễ bám bụi gây đau mắt, nhiễm trùng các vết xước... Trong quá trình học tập, làm việc, đeo kính phù hợp sẽ giúp chúng ta tránh khỏi nhức mỏi mắt, đau đầu, mỏi gáy, mỏi cổ...

Đeo một chiếc kính trên mắt hẳn ai cũng tò mò muốn biết sự ra đời của kính? Đó là cả một câu chuyện dài. Vào năm 1266 ông Rodger Becon người Italia đã bắt đầu biết dùng chiếc kính lúp để có thể nhìn rõ hơn các chữ cái trên trang sách. Năm 1352, trên một bức chân dung người ta nhìn thấy một vị hồng y giáo chủ đeo một đôi kính có hai mắt kính được buộc vào một cái gọng. Như vậy chúng ta chỉ có thể biết được rằng đôi kính được làm ra trong khoảng thời gian giữa năm 1266 và 1352. Sự ra đời của những cuốn sách in trở thành động lực của việc nghiên cứu, sản xuất kính. Vào thế kỷ XV những căp kính chủ yếu được sản xuất tại miền bắc nước Ý và miền nam nước Đức – là những nơi tập trung nhiều người thợ giỏi. Năm 1629 vua Charles I của nước Anh đã ký sắc lệnh thành lập hiệp hội của các thợ làm kính mắt. Đến năm 1784, ông Bedzamin Franklin người Đức đã sáng tạo ra những đôi kính có hai tiêu điểm.

Chiếc mắt kính đeo mắt là một vật dụng quen thuộc với đời sống hằng ngày. Nếu biết cách sử dụng và bảo quản tốt, kính sẽ phát huy tối đa công dụng của mình. Hãy cùng tìm hiểu về kính để có thể biến "lăng kính" của "cửa sổ tâm hồn" trở nên phong phú và hoàn thiện hơn.

Đề 2: Thuyết minh về chiếc bút bi

Đối với tất cả chúng ta thì một đồ dùng không thể thiếu mọi lúc mọi nơi chính là chiếc bút bi. Chiếc bút từ lâu đã trở thành một đồ dùng rất hữu ích đối với chúng ta trong tất cả các công việc để chúng ta có thể ghi chép lại tất cả mọi thứ. Chiếc bút bi đã ra đời với những công dụng cực kì quan trọng như thế.

Đầu tiên chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu sơ qua về chiếc bút bi nhé. Bút bi hoặc bút nguyên tử, là một công cụ dùng để viết rất phổ biến ngày nay. Bút bi có chứa một ống mực đặc, khi viết, mực được in lên giấy là nhờ chuyển động lăn của một viên bi nhỏ, với đường kính khoảng từ 0,5 đến 1. 2 mm, gắn nơi đầu ống chứa mực. Loại mực dùng cho bút bi khô rất nhanh, ngay sau khi được viết lên giấy. Những chiếc bút bi vừa rẻ tiền, vừa thuận tiện và không cần bảo dưỡng, đã cải tiến cách viết của con người. Lịch sử của chiếc bút bi như thế được ra đời bắt nguồn Một người Mỹ tên là John Loud đã xin cấp bằng sáng chế bút bi vào năm 1888 nhưng không được khai thác thương mại. Cho đến năm 1938, một nhà báo người Hungary mới giới thiệu loại bút bi hiện đại. Vào những năm 1930, László Bíró làm cộng tác viên biên tập cho một tờ báo chí nhỏ. Điều làm ông thất vọng là việc những cây bút máy luôn làm bẩn giấy tờ và thường xuyên bị hỏng. Với sự thông minh và được sự giúp đỡ của anh trai tên George, là một kĩ sư hóa học, Bíró bắt đầu công việc thiết kế ra một loại bút mới. Bíró lắp vào đầu bút một viên bi nhỏ, có thể xoay tự do trong một cái hốc. Khi di chuyển đầu bút trên giấy, viên bi đó xoay tròn, và kéo mực xuống in trên giấy. Bíró nhận bằng sáng chế Anh Quốc vào năm 1938.

Có hai loại bút bi chính: loại dùng một lần và loại có thể nạp lại mực. Loại dùng một lần chủ yếu được làm từ nhựa dẻo hay nhựa cứng và bỏ đi khi dùng hết mực. Loại có thể nạp lại mực thường được làm bằng kim loại hoặc nhựa có chất lượng cao và dĩ nhiên giá thành cao hơn. Ống mực của loại nạp lại được gồm ống mực và đầu bi gắn liền với nhau. Khi dùng hết mực thì cần phải thay đổi cả ống mực và đầu bi này.

Bút bi có thể có nắp để đậy lại khi không dùng đến, hoặc nó dùng cách kéo đầu bi vào trong khi không dùng. Để đưa đầu bi vào trong cần phải có lò xo để kéo vào. Việc điều khiển đầu bi có thể dùng nhiều cách khác nhau như dùng nút bấm ở đầu, xoay thân bút, hoặc trượt.

Bút Space Pens, loại có thể viết được trong trạng thái không trọng lực, được phát minh bởi Fisher, có thiết kế phức tạp hơn. Nó dùng khí nén để dồn mực đổ về phía ngòi bút. Do đó bút này có thể viết khi bút lật ngược lại hoặc trong trạng thái không trọng lượng.

Bút bi hiện diện khắp nơi trong đời sống hiện nay. Mặc dù có nhiều dạng bút khác nhau, nhưng bút bi là dạng phổ biến nhất. Do bút bi rẻ và tiện dụng nên nó có thể được tìm thấy trên bàn, trong túi, giỏ xách,. . . và bất kỳ nơi nào có thể cần đến bút.

Những năm gần đây, bút bi cũng trở thành phương tiện sáng tác nghệ thuật. Nhiều người cũng dùng bút bi để vẽ hình lên người họ, còn được gọi là hình xăm bằng bút bi. Vì lý do này, cùng với sự phổ biến đối với trẻ nhỏ, mực bút bi phải không độc, và việc sản xuất bút và thành phần mực đã được quy định ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Hiện nay ngày càng nhiều những kiểu dáng đẹp và lạ. Rồi cóc cả những loại bút trong điều kiện bình thường và trong những điều kiện khí áp khí quyển thay đổi. Thậm chí còn có những loại bút trong những điều kiện bất thường không trọng lượng hoặc ở dưới nước. Có loại bút chỉ có một ngòi nhưng cũng có loại bút có đến hai ba bốn ngòi với rất nhiều những ngòi màu khác nhau như đỏ đen xanh rất hữu ích cho việc ghi chép và học tập của chúng ta. Tuy đủ màu sắc và kiều dáng phong phú thế nhưng cũng chỉ có hai loại đó là loại dùng một lần rồi bỏ và loại thay ngòi rồi có thể dùng tiếp. Tuy bút bi rất tốt và mang nhiều công dụng thế nhưng đối với những em nhỏ đang tập viết hay chưa cứng khi viết thì không nên sử dụng loại bút này. Chúng ta không nên chỉ vì bút bi có giá thành rẻ hơn mà để cho em nhỏ sử dụng chúng như thế rất không tốt.

Bút bi có rất nhiều công dụng và theo thời gian nó vẫn là một dụng cụ không thể thay thế được trong cuộc sống của chúng ta. Bút bi luôn gắn với lứa tuổi học trò trên những trang nhật kí đầy nét bút yêu thương.

Đề 3: Thuyết minh về quyển SGK mà em yêu thích

Sách là thứ không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Sách đem đến cho con người kho tri thức vô cùng to lớn, nhũng điều mới mẻ, lí thú, và cả những tiếng cười thoải mái. Còn đối với học sinh chúng ta, những quyển sách giáo khoa là những vật vô cùng gắn bó và thân thuộc; một trong số đó, cuốn sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập một mang đến rất nhiều kiến thức về bộ môn Ngữ văn.

Sách có hình chữ nhật đứng khá dày, khổ 17 x 24 cm nên cầm trên tay rất vừa vặn. Trang bìa làm bằng giấy cứng, bóng, đẹp. Phần trên của sách có dòng chữ: “Ngữ văn 8, tập một”, khổ chữ to, rõ ràng. Góc trái in hình khóm hoa thuỷ tiên vàng đang khoe sắc. Phần dưới cùng ghi lôgô Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Ở bìa bốn quyển Ngữ văn là danh sách 11 quyển sách giáo khoa ở tất cả các môn học. Cuốn sách gần hai trăm trang làm bằng giấy mỏng, màu hơi sậm để không gây ảnh hưởng đến thị lực của học sinh. Các chữ được in rõ ràng, bố cục hợp lí rất vừa mắt. Trang đầu tiên in tên những người biên soạn sách. Trang thứ ba là phần “Lời nói đầu” khái quát về nội dung và cách sử dụng sách, giúp chúng ta hiểu hơn và dễ học hơn. Trang cuối là phần mục lục – danh sách các bài học giúp chúng ta tiện tra cứu. Cuốn sách gồm mười bảy bài học, mỗi bài chia làm ba phần: Văn bản, Tiếng Việt và Tập làm văn. Đầu mỗi bài học có đóng khung phần kiến thức cần nắm vững. Phần văn bản gồm hai thể loại chính là văn học Việt Nam và văn học nước ngoài. Văn học Việt Nam gồm các tác phẩm từ năm 1930 đến năm 1945 như Lão Hạc của Nam Cao, văn bản Tức nước vỡ bờ trích trong tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố, hay văn bản Trong lòng mẹ trích từ Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng,… Những văn bản này cho chúng ta thêm hiểu biết, cảm thương trước số phận của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám – họ là nạn nhân bị bần cùng hoá, mà thủ phạm chính là xã hội thuộc địa phong kiến tàn ác. Đối với phần văn học nước ngoài, chúng ta biết thêm rất nhiều về những nhà văn nổi tiếng như: O Hen-ri (Chiếc lá cuối cùng), An-đéc-xen (Cô bé bán diêm), Ai-ma-tốp (Người thầy đầu tiên),… Qua những tác phẩm đã học ấy, chúng ta thêm hiểu về cuộc sống khó khăn, thiếu thốn nhưng giàu tình cảm của những hoạ sĩ nghèo nước Mĩ vào thế kỉ XX; hay cuộc sống bấp bênh, nghèo khổ của những trẻ em phương Tây mồ côi, phải tự đi kiếm sống trước sự ghẻ lạnh của xã hội vào cuối thế kỉ XIX. Trong phần Tiếng Việt có khá nhiều những điều mới mẻ như : trường từ vựng, các biện pháp nói giảm nói tránh, biện pháp tu từ nói quá,… Ngoài ra chúng ta còn biết cách sử dụng của một số các loại dấu câu mới như: dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép. Tất cả những phần tiếng Việt trên đều giúp chúng ta một phần nào trong việc làm các bài tập làm văn. Cách phối hợp phương pháp tự sự, miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự là một trong những nội dung chính của phần Tập làm văn. Phần vô cùng quan trọng ở Tập làm văn là phương pháp và cách làm bài văn thuyết minh – loại văn được sử dụng chủ yếu trong lớp tám, và cả các lớp trên. Ngoài ra, mỗi bài học đều có những hình ảnh minh hoạ giúp chúng ta không bị nhàm chán.

Cuốn sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập một thật là hữu ích, đem đến rất nhiều điều bổ ích, lí thú và cả những giây phút sảng khoái vậy nên việc bảo quản sách là vô cùng quan trọng. Chúng ta nên bọc, dán nhãn cẩn thận để tránh bị ướt hay bẩn sách, giữ gìn cẩn thận không để quăn mép.

Cuốn sách giáo khoa đúng là người bạn thân thiết, gắn bó với học sinh chúng ta. Hãy giữ gìn nó vì nó không chỉ phục vụ mục đích học ở lớp tám mà còn ở nhiều lớp trên, sử dụng sách đúng cách, phù hợp để đạt những thành tích cao trong học tập bạn nhé!

Đề 4: Thuyết minh về chiếc quạt điện

Trong hàng trăm những phát minh và cải tiến vĩ đại của loài người, chúng ta không thể không kể đến quạt điện. Quạt điện là một trong những vật dụng quen thuộc và đống vai trò quan trọng trong đời sống con người.

Theo các ghi chép tổng hợp, quạt điện ra đời năm 1832 do Omar-Rajeen Jumala phát minh. Về sau khi phát hiện ra nguồn điện trên trái đất Thomas Alva Edison và Nikola Tesla đã giúp cải tiến quạt chạy bằng cơ học sang quạt chay bằng điện như ngày nay chúng ta đang sử dụng.

Quạt điện cơ bản được cấu tạo 4 bộ phận là vỏ quạt, cánh quạt, động cơ và bảng điều khiển có bộ chuyển hướng. Vỏ quạt thường được làm bằng chất liệu bền như nhựa, sắt, inox,… còn cánh quạt được làm từ kim loại. Tùy từng loại quạt mà có 4 cánh hoặc ba cánh. Để bảo vệ cánh quạt, người ta tạo ra lồng quạt bằng kim loại , nó có các khe xếp liền với nhau để không bị chắn gió. Các khe quạt cùng tụ lại thành một hình tròn ở tâm lồng quạt. Thường trên hình tròn ấy nhà sản xuất in số liệu ,thông tin về quạt hoặc logo hãng,…

Quạt là một đồ vật hiện đại nên cách hoạt động của nó và cơ chế quay cũng khá phức tạp.Khi có dòng điện chạy trong dây dẫn quấn trên lõi sắt từ ghép nhiều miếng lại với nhau tạo ra một lực tác động lên rotor. Do vị trí các cuộn dây đặt lệch nhau và tác dụng làm lệch pha của tụ điện sẽ tạo ra trong lòng stator các lực hút không cùng phương với nhau. Vì hai lực hút lệch nhau về thời gian và phương nên sẽ tạo ra trong lòng stator một từ trường quay làm cho rotor quạt quay . Người ta sử dụng bảng điều khiển để khiến quạt quay theo tốc độ và hướng minh mong muốn.

Quạt đã phát triển từ rất lâu và giờ đây nó được cải tiến về kĩ thuật, mẫu mã thiết kế cũng trở nên đa dạng hơn. Bằng chứng chứng minh cho bước phát triển không ngừng của quạt điện là sự ra đời của các hãng quạt lớn như senko, electronic, Thống Nhất,… Mỗi hãng quạt sẽ cho ra những mẫu quạt tiện dụng nhất, đẹp nhất và giá cả phù hợp để cạnh tranh thị trường. Vì vậy người mua có thể thỏa sức lựa chọn các mặt hàng mà mình có nhu cầu sử dụng.

Cứ mỗi mùa hè đến, quạt là một đồ vật cực kì hữu dụng. Sử dụng dễ dàng bằng cách bật tắt các công tắc trên bảng điều khiển và điều khiển quạt quay bằng bộ chuyển hướng,khi quạt hoạt động, những cánh quạt với tốc độ quay rất mạnh phả gió ra phía trước. Dường như nó thổi bay đi những cơn nóng bức mùa hè. Quạt không chỉ làm mát, mà giờ đây nó còn có nhiều chức năng hơn như phun sương làm ẩm không khí, hoặc phả hơi nóng giữ ấm trong mùa đông.

Như vậy, quạt là một trong những vật dụng quan trọng và tiện lợi hơn rất nhiều.f Khi chúng ta nóng nực thay vì cầm những chiếc quạt nan để làm mát thì đã có quạt điện. Thế nên chúng ta nên biết cách giữ gìn và bảo vệ quạt- một vật dụng không thể thiếu trong đời sống.

Chúc bạn học tốt ^^

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
LP
Xem chi tiết
OB
Xem chi tiết
HB
13 tháng 12 2017 lúc 20:33

Trong những vật dụng mà chúng ta thường dùng thì chiếc kính đeo mắt rất cần thiết đối với mọi người thuộc các lứa tuổi khác nhau.

Cấu tạo của chiếc kính gồm hai bộ phận chính là gọng kính và mắt kính. Gọng kính được làm bằng nhựa cao cấp hoặc kim loại quý. Gọng kính chia làm hai phần: phần khung để lắp mắt kính và phần gọng để đeo vào tai, nối với nhau bởi các ốc vít nhỏ, có thể mở ra, gập lại dễ dàng. Chất liệu để làm mắt kính là nhựa hoặc thủy tinh trong suốt. Gọng kính và mắt kính có nhiều hình dáng, màu sắc khác nhau.

Kính đeo mắt có nhiều loại. Loại thường như kính râm, kính trắng không số dùng che nắng, che bụi khi đi đường. Loại kính thuốc gồm kính cận, kính viễn, kính loạn thị, kính dùng sau khi mổ mắt... Muốn sử dụng, người có bệnh về mắt phải đi đo thị lực để kiểm tra, từ đó mới có thể chọn kính chính xác, không gây ra các tác dụng phụ như nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn... Không nên vì lí do thẩm mĩ mà ngại đeo kính thuốc khi bị bệnh. Nếu vậy sẽ làm độ cận hoặc độ viễn của mắt tăng rất nhanh. Lúc sử dụng kính, nên nhẹ nhàng mở bằng hai tay. Dùng xong nên lau sạch tròng kính bằng khăn lau mềm, mịn. Cất kính vào hộp để ở nơi cố định dễ tìm như trong ngăn tủ, ngăn bàn, mặt bàn... tránh các vật nặng đè vỡ hoặc làm trầy xước mặt kính. Thường xuyên rửa kính bằng nước, lau sạch tròng kính bằng khăn chuyên dùng. Để mặt kính không biến dạng, khi đeo và tháo kính nên dùng hai tay cầm hai gọng kính. Đối với gọng kính kim loại, nên thường xuyên kiểm tra, vặn chặt các ốc vít để giữ chặt tròng kính. Phải dùng kính đúng độ thì thị lực đỡ suy giảm.

Kính đeo mắt ngoài tác dụng giúp cho chúng ta nhìn nhận sự vật chính xác, tăng cường hiệu quả học tập và lao động thì còn là vật trang sức làm tăng thêm vẻ duyên dáng, thanh lịch cho mỗi người.

Con người có năm giác quan thì thị giác là giác quan hoàn hảo nhất và quan trọng nhất. Vì vậy, việc giữ gìn để có đôi mắt trong sáng và tinh tường đồng nghĩa với bảo vệ cuộc sống của chính mình.

Bình luận (0)
HB
13 tháng 12 2017 lúc 20:34

Con người từ khi sinh ra đã có một sự thông minh vượt bậc so với các loài động vật khác. Bởi thế mà họ đã sáng tạo ra nhiều thứ để nhằm phục vụ cho cuộc sống của mình. Một trong những phát minh có tính ứng dụng cao của con người chính là những vật dụng thiết yếu hàng ngày. Trong đó có chiếc kính đeo mắt.

Chiếc kính đầu tiên được ra đời ở Ý vào năm 1920. Chiếc kính thô sơ nhất ban đầu chỉ gồm hai mắt kính nối với nhau bằng hai sợi dây rồi đè lên sống mũi. Vào năm 1930, để việc mang kính được dễ dàng hơn, một chuyên gia quang học ở Luân Đôn đã sáng tạo ra hai gọng kính. Có nhiều loại kính khác nhau tuy nhiên về cấu tạo chung của chúng là giống nhau. Kính mắt bao gồm hai bộ phận chính là tròng kính (mắt kính) và gọng kính. Tròng kính được làm từ nhựa tổng hợp hoặc thủy tinh khúc xạ ánh sáng. Tròng kính có thể chống được các tia UV, tia cực tím của ánh sáng Mặt Trời. Tròng kính có hình tròn hoặc vuông, có kích thước sao cho phù hợp với gọng kính. Thường trước khi chọn tròng kính, người mua sẽ chọn gọng kính trước. Gọng kính chiếm 80% vẻ đẹp của chiếc kính. Gọng kính là bộ phận nâng đỡ tròng kính và làm khung cho mỗi chiếc kính. Thông thường, gọng kính được làm từ nhựa bền, nhẹ, có nhiều màu sắc hoặc có thể làm bằng kim loại. Gọng kim loại cứng cáp và chắc chắn hơn gọng nhựa, tuy nhiên do nặng hơn cũng như giá thành cao hơn nên gọng kim loại ít được ưa chuộng. Ngày nay còn có loại gọng kính được làm bằng titan nhẹ bền đẹp nhưng giá thành khá cao nên cũng chưa phổ biến. Ngoài ra, kính còn các bộ phận, chi tiết nhỏ như ốc, vít để kết nối các bộ phận với nhau.

Từ khi ra đời, chiếc kính đã có nhiều chủng loại khác nhau, Có kính râm, kính thuốc, kính thời trang... Tùy chức năng của người dùng mà lựa chọn các loại kính khác nhau. Chẳng hạn kinh thuốc dùng cho những người có tật về mắt: cận, viễn, loạn. Đa số người dùng kính để khắc phục những bệnh về mắt của mình. Kính râm là loại kính khá khác so với kính thuốc. Nếu tròng kính của kính thuốc thường nhỏ, dày thì tròng kính của kính râm to hơn, mỏng hơn. Tròng kính của kính thuốc thường làm bằng thủy tinh thì kính râm thường là nhựa tổng hợp, có màu sắc bắt mắt. Kính râm có khả năng chống tia UV cao hơn so với các loại kính khác. Vì thế mà nó được ưa chuộng khi đi ra ngoài đường đặc biệt là những ngày nắng nóng. Kính râm có kiểu dáng, màu sắc đa dạng hơn kính thuốc rất nhiều. Chúng có màu sắc khá bắt mắt, không đơn giản như kính thuốc. Còn loại kính thời trang thì được dùng để tạo dáng cho mắt và khuôn mặt đẹp hơn, hợp thời trang hơn. Loại kính này có thể bắt gặp nhiều trên các tạp chí thời trang hay shot hình mẫu ảnh...

Mỗi loại kính đều có cách bảo quản riêng để kính được bền, đẹp, lâu hơn. Khi lấy và đeo kính cần dùng hai tay. Sau khi dùng nên lau chùi cẩn thận và cất vào hộp đựng kính để tránh rơi vỡ. Mắt kính làm bằng các chất liệu này rất dễ vỡ và trầy xước. Khi tròng kính bị trầy xước không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến tầm nhìn của người dùng. Lâu ngày, kính cần được vệ sinh bằng dung dịch chuyên dụng. Ngày nay, có rất nhiều kiểu dáng mẫu mã khác nhau của kính mắt để phù hợp với thẩm mỹ cũng như nhu cầu tính thẩm mỹ cao của người tiêu dùng. Chiếc kính mắt ngày càng đa dạng hơn. Có thể thấy được sự sáng tạo của con người ngày càng phát triển. Việc sử dụng kính ngày càng cần thiết đối với con người. Với sự phát triển của giáo dục cũng như các yếu tố khác như ngành điện tử phát triển như vũ bão tỉ lệ người mắc các tật về mắt ngày càng tăng đặc biệt là trẻ nhỏ, nhu cầu về sử dụng kính thuốc vì thế cũng tăng lên. Không thể phủ định lợi ích mà chiếc kính mắt đem lại cho con người. Đây được xem là phát minh có tính ứng dụng cao trong lịch sử nhân loại.

Chiếc kính mắt là vật dụng không thể thiếu của con người ngày nay. Với những công dụng, tiện ích mà nó đem lại, chiếc kính ngày càng trở nên quen thuộc với con người. Phải nói rằng, nó là một trong những vật dụng hữu ích cho con người thời đại ngày nay.

Bình luận (0)
HB
13 tháng 12 2017 lúc 20:32

Nếu nói rằng đôi mắt là cửa sổ tâm hồn của mỗi chúng ta thì ắt rằng những cặp kính chính là những người giúp việc tận tâm, những người bảo vệ vững chắc, những vật trang trí duyên dáng cho khung cửa mộng mơ ấy.

Quả không quá khi nói như vậy về cặp kính đeo mất bởi kính, có rất nhiều loại và rất nhiều tác dụng, phù hợp với hầu hết nhu cầu của mọi người. Với những người bị bệnh về mắt như cận thị, viễn thị, loạn thị kính giúp họ khắc phục được điểm hạn chế của bản thân. Người cận thị có thể nhìn được những vật ở xa, người viễn thị thì nhờ kính mà nhìn được những vật ở gần... Đối với người làm những công việc đặc thù như bơi, trượt tuyết, đi xe máy tốc độ cao,... kính lại giúp mắt họ tránh khỏi nước, tuyết, gió, bụi,... Những người không bị bệnh về mắt, không có những hoạt động trên, khi ra đường cũng nên mang theo một cặp kính: để tránh nắng chói và gió bụi. Thậm chí, có những người sử dụng kính như một vật trang trí đơn thuần. Giá trị thẩm mĩ của kính có được bởi sự đa dạng của kiểu dáng và màu sắc.

Dù chủng loại phong phú như vậy nhưng về cơ bản, cấu tạo của các cặp kính rất giống nhau. Một chiếc kính đeo mắt gồm có hai bộ phận: Tròng kính và gọng kính. Gọng kính làm khung cho kính và là bộ phận nâng đỡ tròng kính. Gọng kính cũng gồm hai phần được nối với nhau bởi một khớp sắt nhỏ. Phần sau giúp gá kính vào vành tai. Phần trước đỡ lấy tròng kính và giúp tròng kính nằm vững trước mắt. Gọng kính có thể được làm bằng kim loại nhưng phổ biến nhất vẫn là gọng nhựa bền, nhẹ. Bộ phận quan trọng nhất của kính - tròng kính - thì không thể thay đổi cấu tạo gốc và có một tiêu chuẩn quốc tế riêng. Hình dáng tròng kính rất phong phú, nó phụ thuộc vào hình dáng gọng kính: tròn, vuông, chữ nhật... Tròng kính có thể làm bằng nhựa chống trầy hay thủy tinh nhưng đều cần tuân theo quy tắc chống tia uv và tia cực tím (hai loại tia được phát ra bởi mặt trời, rất có hại cho mắt). Ngoài ra, một chiếc kính đeo mắt còn có một số bộ phận phụ như ốc, vít... Chúng có kích thước rất nhỏ nhưng lại khá quan trọng, dùng để neo giữ các bộ phận của chiếc kính.

Bên cạnh loại kính gọng còn có loại kính áp tròng. Đó là một loại kính đặc biệt, nhỏ, mỏng, được đặt sát vào tròng mắt. Riêng với loại kính này phải có sự hướng dẫn sử dụng tỉ mỉ của bác sĩ chuyên ngành.

Việc sử dụng kính tác động rất lớn đến sức khoẻ của mắt bởi vậy cần sử dụng kính đúng cách. Để lựa chọn 1 chiếc kính phù hợp với đôi mắt, cần phải theo tư vấn của bác sĩ. Không nên đeo loại kính có độ làm sần vì loại kính này được lắp hàng loạt theo những số đo nhất định nên chưa chắc đã phù hợp với từng người. Mỗi loại kính cũng cần có cách bảo quản riêng để tăng tuổi thọ cho kính. Khi lấy và đeo kính cần dùng cả hai tay, sau khi dùng xong cần lau chùi cẩn thận và bỏ vào hộp đậy kín. Kính dùng lâu cần lau chùi bằng dung dịch chuyên dụng. Đối với loại kính tiếp xúc trực tiếp với mắt như kính áp tròng, cần phải nhỏ mắt từ sáu lần đến tám lần trong vòng từ mười đến mười hai tiếng để bảo vệ mắt. Kính áp tròng đưa thẳng vào mắt nên phải luôn luôn ngâm trong dung dịch, nếu không sẽ rất dễ bám bụi gây đau mắt, nhiễm trùng các vết xước... Trong quá trình học tập, làm việc, đeo kính phù hợp sẽ giúp chúng ta tránh khỏi nhức mỏi mắt, đau đầu, mỏi gáy, mỏi cổ...

Đeo một chiếc kính trên mắt hẳn ai cũng tò mò muốn biết sự ra đời của kính? Đó là cả một câu chuyện dài. Vào năm 1266 ông Rodger Becon người Italia đã bắt đầu biết dùng chiếc kính lúp để có thể nhìn rõ hơn các chữ cái trên trang sách. Năm 1352, trên một bức chân dung người ta nhìn thấy một vị hồng y giáo chủ đeo một đôi kính có hai mắt kính được buộc vào một cái gọng. Như vậy chúng ta chỉ có thể biết được rằng đôi kính được làm ra trong khoáng thời gian giữa năm 1266 và 1352. Sự ra đời của những cuốn sách in trở thành động lực của việc nghiên cứu, sản xuất kính. Vào thế kỷ XV những căp kính chủ yếu được sản xuất tại miền bắc nước Ý và miền nam nước Đức - là những nơi tập trung nhiều người thợ giỏi. Năm 1629 vua Charles I của nước Anh đã ký sắc lệnh thành lập hiệp hội của các thợ làm kính mắt. Đến năm 1784, ông Bedzamin Franklin người Đức đã sáng tạo ra những đôi kính có hai tiêu điểm.

Chiếc mắt kính đeo mắt là một vật dụng quen thuộc với đời sống hằng ngày. Nếu biết cách sử dụng và bảo quản tốt, kính sẽ phát huy tối đa công dụng của mình. Hãy cùng tìm hiểu về kính để có thể biến “lăng kính” của “cửa sổ tâm hồn” trở nên phong phú và hoàn thiện hơn


Bình luận (0)
HC
Xem chi tiết
HM
5 tháng 12 2016 lúc 18:10

Kính đeo mắt là vật dụng cần thiết để bảo vệ mắt, làm đẹp. Có nhiều loại kính đeo mắt khác nhau như : kính thuốc, kính thời trang, kính áp tròng.

Kính đeo mắt ra đời đầu tiên ở Ý vào năm 1260 nhưng lúc đầu chỉ có giới thầy tu và quý tộc sử dụng nó. Người Pháp và người Anh cho rằng kính đeo mắt chỉ nên đeo ở nhà nhưng người Tây Ban Nha tin rắng kính đeo mắt khiến họ quan trọng hơn, nhờ vậy kính đeo mắt dần dần được mọi người biết đến và phổ biến như ngày nay.

Trong quá trình tạo ra kính đeo mắt, chiếc kính đã có nhiều biến đổi và trở nên gọn nhẹ đẹp đẽ, hợp với khuôn mặt từng người khác nhau như ngày nay.

Kính đeo mắt gồm có hai bộ phận: mắt kính và gọng kính. Mỗi loại gọng kính lại có một ưu điểm riêng. Gọng kim loại được làm bằng một loại sắt, người đeo gọng này cảm thấy chắc chắn và cứng cắp.

Gọng nhựa dẻo và bền có thể chịu được áp lực lớn mà không bị cong và biến dạng như gọng kim loại. Có một loại gọng làm bằng ti tan rất nhẹ có thể bẻ cong mà không bị gãy.

Dù là nhựa hay kim loại thì tất cả các gọng kính đều có rất nhiều màu sắc và kiểu dáng để tạo vẻ đẹp riêng cho kính.

Mắt kính cũng được chia làm hai loại: mắt làm bằng thủy tinh và mắt làm bằng nhựa. Mắt thủy tinh trong suốt nhưng rất dễ vỡ khi ta đánh rơi nó. Mắt nhựa thì nhẹ nhưng lại rất dễ bị xước. Chúng ta chọn loại kính thì phải phù hợp với khuôn mặt mình, phù hợp với yêu cầu sử dụng, phù hợp với kinh tế nữa. Chúng ta không thể vì để phục vụ làm đẹp mà mua loại kính với giá thành cao trong khi mình không phải là kẻ có tiền. Cái đó không cần thiết lắm nếu là người giàu có họ có thể mua săm thỏa thích còn mình thì phải xem nó phù hợp với túi tiền mình hay không?

Tùy từng loại kính mà có công dụng khác nhau. Kính thuốc là loại kính dùng cho người có bệnh về mắt như: mắt cận , mắt viễn, mắt loạn thị.

Kính lão là loại kính dành cho người lớn tuổi giúp họ có thể nhìn thấy những vật ở gần và cũng giúp bảo vệ mắt khi đọc sách hay ngồi làm việc bên máy tính lâu.

Kính dâm là loại kính bảo vệ cho mắt tránh được các tia cực tím khi ra ngoài trời nắng.

Kính thời trang là vật dùng để trang điểm, tạo dáng cho mắt và khuôn mặt.

Kính đeo mắt có tác dụng và vai trò vô cùng to lớn đối với đời sống con người. Nếu chúng ta biết sử dụng và bảo vệ đúng cách để kính có thể phát huy tác dụng của mình. Trong tương lai hi vọng là sẽ có nhiều loại kính đẹp hơn chất lượng tốt hơn sẽ ra đời để giúp con người bảo vệ cánh cửa sổ tâm hồn của mình tốt hơn nữa.

Bình luận (0)
TL
8 tháng 11 2017 lúc 21:40

Trong những vật dụng mà chúng ta thường dùng thì chiếc kính đeo mắt rất cần thiết đối với mọi người thuộc các lứa tuổi khác nhau.

Cấu tạo của chiếc kính gồm hai bộ phận chính là gọng kính và mắt kính. Gọng kính được làm bằng nhựa cao cấp hoặc kim loại quý. Gọng kính chia làm hai phần: phần khung để lắp mắt kính và phần gọng để đeo vào tai, nối với nhau bởi các ốc vít nhỏ, có thể mở ra, gập lại dễ dàng. Chất liệu để làm mắt kính là nhựa hoặc thủy tinh trong suốt. Gọng kính và mắt kính có nhiều hình dáng, màu sắc khác nhau.

Kính đeo mắt có nhiều loại. Loại thường như kính râm, kính trắng không số dùng che nắng, che bụi khi đi đường. Loại kính thuốc gồm kính cận, kính viễn, kính loạn thị, kính dùng sau khi mổ mắt… Muốn sử dụng, người có bệnh về mắt phải đi đo thị lực để kiểm tra, từ đó mới có thể chọn kính chính xác, không gây ra các tác dụng phụ như nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn… Không nên vì lí do thẩm mĩ mà ngại đeo kính thuốc khi bị bệnh. Nếu vậy sẽ làm độ cận hoặc độ viễn của mắt tăng rất nhanh. Lúc sử dụng kính, nên nhẹ nhàng mở bằng hai tay. Dùng xong nên lau sạch tròng kính bằng khăn lau mềm, mịn.

Cất kính vào hộp để ở nơi cố định dễ tìm như trong ngăn tủ, ngăn bàn, mặt bàn… tránh các vật nặng đè vỡ hoặc làm trầy xước mặt kính. Thường xuyên rửa kính bằng nước, lau sạch tròng kính bằng khăn chuyên dùng. Để mặt kính không biến dạng, khi đeo và tháo kính nên dùng hai tay cầm hai gọng kính. Đối với gọng kính kim loại, nên thường xuyên kiểm tra, vặn chặt các ốc vít để giữ chặt tròng kính. Phải dùng kính đúng độ thì thị lực đỡ suy giảm.

Kính đeo mắt ngoài tác dụng giúp cho chúng ta nhìn nhận sự vật chính xác, tăng cường hiệu quả học tập và lao động thì còn là vật trang sức làm tăng thêm vẻ duyên dáng, thanh lịch cho mỗi người.

Con người có năm giác quan thì thị giác là giác quan hoàn hảo nhất và quan trọng nhất. Vì vậy, việc giữ gìn để có đôi mắt trong sáng và tinh tường đồng nghĩa với bảo vệ cuộc sống của chính mình.




Bình luận (0)
TB
16 tháng 11 2017 lúc 22:04

Nếu nói rằng đôi mắt là cửa sổ tâm hồn của mỗi chúng ta thì ắt rằng những cặp kính chính là những người giúp việc tận tâm, những người bảo vệ vững chắc, những vật trang trí duyên dáng cho khung cửa mộng mơ ấy.

Quả không quá khi nói như vậy về cặp kính đeo mất bởi kính, có rất nhiều loại và rất nhiều tác dụng, phù hợp với hầu hết nhu cầu của mọi người. Với những người bị bệnh về mắt như cận thị, viễn thị, loạn thị kính giúp họ khắc phục được điểm hạn chế của bản thân. Người cận thị có thể nhìn được những vật ở xa, người viễn thị thì nhờ kính mà nhìn được những vật ở gần... Đối với người làm những công việc đặc thù như bơi, trượt tuyết, đi xe máy tốc độ cao,... kính lại giúp mắt họ tránh khỏi nước, tuyết, gió, bụi,... Những người không bị bệnh về mắt, không có những hoạt động trên, khi ra đường cũng nên mang theo một cặp kính: để tránh nắng chói và gió bụi. Thậm chí, có những người sử dụng kính như một vật trang trí đơn thuần. Giá trị thẩm mĩ của kính có được bởi sự đa dạng của kiểu dáng và màu sắc.

Dù chủng loại phong phú như vậy nhưng về cơ bản, cấu tạo của các cặp kính rất giống nhau. Một chiếc kính đeo mắt gồm có hai bộ phận: Tròng kính và gọng kính. Gọng kính làm khung cho kính và là bộ phận nâng đỡ tròng kính. Gọng kính cũng gồm hai phần được nối với nhau bởi một khớp sắt nhỏ. Phần sau giúp gá kính vào vành tai. Phần trước đỡ lấy tròng kính và giúp tròng kính nằm vững trước mắt. Gọng kính có thể được làm bằng kim loại nhưng phổ biến nhất vẫn là gọng nhựa bền, nhẹ. Bộ phận quan trọng nhất của kính - tròng kính - thì không thể thay đổi cấu tạo gốc và có một tiêu chuẩn quốc tế riêng. Hình dáng tròng kính rất phong phú, nó phụ thuộc vào hình dáng gọng kính: tròn, vuông, chữ nhật... Tròng kính có thể làm bằng nhựa chống trầy hay thủy tinh nhưng đều cần tuân theo quy tắc chống tia uv và tia cực tím (hai loại tia được phát ra bởi mặt trời, rất có hại cho mắt). Ngoài ra, một chiếc kính đeo mắt còn có một số bộ phận phụ như ốc, vít... Chúng có kích thước rất nhỏ nhưng lại khá quan trọng, dùng để neo giữ các bộ phận của chiếc kính.

Bên cạnh loại kính gọng còn có loại kính áp tròng. Đó là một loại kính đặc biệt, nhỏ, mỏng, được đặt sát vào tròng mắt. Riêng với loại kính này phải có sự hướng dẫn sử dụng tỉ mỉ của bác sĩ chuyên ngành.

Việc sử dụng kính tác động rất lớn đến sức khoẻ của mắt bởi vậy cần sử dụng kính đúng cách. Để lựa chọn 1 chiếc kính phù hợp với đôi mắt, cần phải theo tư vấn của bác sĩ. Không nên đeo loại kính có độ làm sần vì loại kính này được lắp hàng loạt theo những số đo nhất định nên chưa chắc đã phù hợp với từng người. Mỗi loại kính cũng cần có cách bảo quản riêng để tăng tuổi thọ cho kính. Khi lấy và đeo kính cần dùng cả hai tay, sau khi dùng xong cần lau chùi cẩn thận và bỏ vào hộp đậy kín. Kính dùng lâu cần lau chùi bằng dung dịch chuyên dụng. Đối với loại kính tiếp xúc trực tiếp với mắt như kính áp tròng, cần phải nhỏ mắt từ sáu lần đến tám lần trong vòng từ mười đến mười hai tiếng để bảo vệ mắt. Kính áp tròng đưa thẳng vào mắt nên phải luôn luôn ngâm trong dung dịch, nếu không sẽ rất dễ bám bụi gây đau mắt, nhiễm trùng các vết xước... Trong quá trình học tập, làm việc, đeo kính phù hợp sẽ giúp chúng ta tránh khỏi nhức mỏi mắt, đau đầu, mỏi gáy, mỏi cổ...

Đeo một chiếc kính trên mắt hẳn ai cũng tò mò muốn biết sự ra đời của kính? Đó là cả một câu chuyện dài. Vào năm 1266 ông Rodger Becon người Italia đã bắt đầu biết dùng chiếc kính lúp để có thể nhìn rõ hơn các chữ cái trên trang sách. Năm 1352, trên một bức chân dung người ta nhìn thấy một vị hồng y giáo chủ đeo một đôi kính có hai mắt kính được buộc vào một cái gọng. Như vậy chúng ta chỉ có thể biết được rằng đôi kính được làm ra trong khoáng thời gian giữa năm 1266 và 1352. Sự ra đời của những cuốn sách in trở thành động lực của việc nghiên cứu, sản xuất kính. Vào thế kỷ XV những căp kính chủ yếu được sản xuất tại miền bắc nước Ý và miền nam nước Đức - là những nơi tập trung nhiều người thợ giỏi. Năm 1629 vua Charles I của nước Anh đã ký sắc lệnh thành lập hiệp hội của các thợ làm kính mắt. Đến năm 1784, ông Bedzamin Franklin người Đức đã sáng tạo ra những đôi kính có hai tiêu điểm.

Chiếc mắt kính đeo mắt là một vật dụng quen thuộc với đời sống hằng ngày. Nếu biết cách sử dụng và bảo quản tốt, kính sẽ phát huy tối đa công dụng của mình. Hãy cùng tìm hiểu về kính để có thể biến “lăng kính” của “cửa sổ tâm hồn” trở nên phong phú và hoàn thiện hơn

Bình luận (0)