Những câu hỏi liên quan
TT
Xem chi tiết
TP
29 tháng 9 2016 lúc 12:18

Mở bài: Giới thiệu về trường THPT Chuyên Hà Nội-Ams và tình cảm, gắn bó, tự hào về trường mình.

Thân bài: Biểu cảm về ngôi trường qua các khía cạnh như.

Vẻ đẹp của ngôi trường ( khang trang, rộng lớn…)

Hàng cây hoa sữa xanh tốt, hương thơm ngào ngạt…

Kỉ niệm sâu sắc với ngôi trường.

Ngày đầu tiên tới trường ( bỡ ngỡ, rụt rè…)Kỉ niệm với bạn bè: (chia nhau cái bánh, cái kẹo, giúp đỡ nhau học tập, gắn bó như anh em…)Kỉ niệm với thầy cô: dạy dỗ em nên người, hình thành  nhân cách, quan tâm tới học sinh,  truyền đạt những kiến thức bổ ích…

Công dụng của ngôi trường:

Cho em kiến thức bao la, rộng lớn. Ngôi nhà thứ hai của emVun đắp tình bạn bè, tình thầy trò ấm áp, thiết tha.Nhen nhóm ước mơ và cho ta hành trang thực hiện mơ ước..

Kết bài: Khẳng định tình cảm yêu mến và dù mai sau có đi đâu thì vẫn nhớ về ngôi trường thân yêu.

Tích cực học tập để phát huy truyền thống của nhà trường.

Bình luận (1)
NP
Xem chi tiết
PT
10 tháng 12 2016 lúc 11:17

1. MỞ BÀI:
- Một năm có bốn mùa. Đó là... (kể chi tiết cụ thể đặc điểm từng mùa)
- Nhưng em yêu nhất là mùa xuân (Dẫn chứng: mùa xuân làm cây cối đâm chồi nảy lộc, mùa xuân đồng nghĩa về một sự khởi đầu mới cho tương lai, mùa xuân của gia đình, bè bạn...)
=> EM YÊU MÙA XUÂN.
2. THÂN BÀI:
Các phương diện của mùa xuân:
Mùa xuân của vạn vật
- Xuân đến như một liều thuốc trường sinh làm vạn vật trở nên tươi tốt. Những ngày héo úa, lạnh lẽo của mùa đông dần qua đi nhanh chóng mà thay vào đó là mốt màu xanh của cây cối, thiên nhiên.......(Miêu tả sự thay đổi ấy)
=> Xuân khơi dậy trong lòng em một cảm giác náo nức, lâng lâng khó tả.
Mùa xuân của đất trời
- Trời bắt đầu hửng ấm khi cận Tết. Không còn cái khô hanh và những cơn mưa xối xả ngày đêm nửa, mà mùa xuân đến một cách dịu dàng, thuỳ mị, ban cho nhân gian những tia nắng ấm áp, thật đáng yêu... Nàng tiên xuân còn mang đến cho ta những cơn mưa ngọt ngào, hay nói cách khác là mưa xuân... (Miêu tả)
=> Đã có lúc em đã thốt lên :"Xuân thật đẹp, thật diệu kì!"
Mùa xuân của tình người
- Ở các bến xe, người ra kẻ vào tấp nập. Ai ai cũng hối hả, háo hức chờ mong về lại quê hương của mình.
- Chợ bắt đầu bày bán hàng hoá....(Miêu tả) Người nào cũng vui tươi dẫu trên trán có nhiều mồ hôi.
- Ai cũng xí xoá cho nhau những chuyện không vui của năm cũ. Ngày xuân, mặt ai cũng hớn hở, tràn trề hạnh phúc, luôn nở nụ cười yêu thương
=> Nhận những tình cảm, những lời chúc tốt đẹp của mọi người, dẫu có đơn sơ cách mấy, em cũng thấy lòng mình rất vui. Yêu thương ơi, hãy dang rộng vòng tay, để ai cũng có ngày Tết, ngày xuân thật vui nhé!
Mùa xuân của phong tục gia đình
- Tối ba mươi Tết, nhà nhà sum họp bên mâm cơm ấm áp, bên bàn thờ tổ tiên khói hương nghi ngút
- Nấu bánh chưng, bánh giày.
=> Em nhận ra rằng, mùa xuân đã cho ta cơ hôi để quây quần bên bếp lửa hồng, để gần gũi nhau hơn. Cảm ơn mùa xuân nhiều lắm! Em ước sao ai ai dù xa quê hương đến muôn trùng dặm vẫn được gặp mặt, để được tận hưởng niềm vui sum vầy.
=> EM YÊU MÙA XUÂN
3.Kết bài: (đơn giản nên bn tự viết nha)

Bình luận (0)
PT
10 tháng 12 2016 lúc 11:21
Biểu cảm về mùa xuân.Ðối với những người Việt tha hương, nhất là những người đang lưu lạc ở xứ tuyết Bắc Âu giá lạnh và ít người đồng hương cư ngụ, thì khí Xuân chắc hẳn khó có thể hiển hiện rõ quanh họ được. Nhưng chắc chắn rằng giờ này đây trong lòng mỗi người Việt chúng ta dù ở bất cứ nơi đâu trên đất khách quê người đều đang rạo rực một niềm hân hoan, và cũng đang bừng bừng một nỗi mong chờ về một mùa Xuân nơi đất Tổ.Trong bốn mùa, mùa Xuân có thể nói là một mùa đẹp nhất, không phải chỉ vì những nét yêu kiều diễm lệ của nó như cây lá xanh tươi, nghìn hoa đua nở, chim chóc véo von, mà còn cả vì cái khí tiết ôn hòa và ấm áp. Mùa Xuân có đầy đủ những yếu tố căn bản để cho vạn vật trong vũ trụ hòa đồng, kết hợp một cách linh động trong công cuộc súc tiến sự sinh sôi nẩy nở.Ðối với đồng bào Việt, mùa Xuân là mùa của hội hè, đình đám, giải trí, vui chơi sau những ngày tháng làm lụng vất vả, mà đỉnh cao là Tết Nguyên Ðán:Tháng Giêng là tháng ăn chơi,Tháng Hai đình đám, tháng Ba hội hè.Mùa Xuân là một mùa lễ lớn của dân tộc, một mùa lễ đã được hình thành và theo giòng thời gian đã được bồi đắp thêm bởi những tinh hoa theo sự phát triển của từng thời đại trong suốt suốt chiều dài lịch sử, một mùa lễ mà đã được lưu truyền từ đời này qua đời khác, đã trở thành phong tục, tập quán, nề nếp và truyền thống của văn hóa Việt trong đời sống tinh thần của mỗi người dân Việt. Ðó chính là một trong những sản phẩm quý giá thuần tính dân tộc của non sông bốn nhìn năm văn hiến.



Dân tộc chúng ta có một truyền thống văn hóa dựa trên triết lý nhân bản, dân tộc đoàn kết, và trăm lòng hợp nhất của Quốc tổ Hùng Vương thể hiện qua sự tích Trăm Chứng Tiên Rồng:



Dân ta lịch sử mấy nghìn năm

Trăm trứng đua chen toả nắng hồng

Năm mươi theo Mẹ lên triền núi

Một nửa cùng cha xuống biển đông



Dù theo mẹ lên núi, hay theo cha xuống biển, dù đồng bào ta ở khắp mọi nơi, cách nhau muôn vạn thiên lý, nhưng lòng vẫn cứ ở bên nhau, vẫn nhớ mình là con Hồng cháu Lạc, giòng giống Tiên Rồng, được sinh ra từ một bọc trứng của mẹ Âu Cơ. Tinh thần ấy được tỏa khắp mọi nơi, mọi thời, từ những sinh hoạt hàng ngày cho đến những việc lớn lao như xây dựng đất nước, bảo vệ non sông, làm vẻ vang cho giống nòi.
Ðó chính là cái triết lý căn bản, là cái gốc của nền Văn minh Việt, là bản sắc của dân tộc Việt, và là những gì mà chúng vẫn luôn lấy làm tự hào. Ngày Tết Nguyên Ðán cổ truyền được hình thành ngay từ thời kỳ Hùng Vương và được truyền đến ngày hôm nay cũng mang một ý nghĩa cao cả đó. Sự tích bánh chưng, bánh dày lại tô điểm cho ý nghĩa này thêm cao đẹp.
Theo truyền thuyết, bánh dày có hình tròn, không có nhân tượng trưng cho trời, ý nghĩa là công cha; còn bánh chưng có hình vuông, gói lá xanh, trong có nhân đậu và thịt, tượng trưng cho đất, hàm ý là nghĩa mẹ (theo quan niệm thời xưa, đất có hình vuông gồm cây cối, sông ngòi, động vật, ngũ cốc... tượng trưng cho sự cưu mang của người mẹ). Bởi thế nên cứ vào dịp Tết hàng năm mọi người dân Việt dù có nghèo đến thế nào đi chăng nữa thì cũng phải có hai loại bánh truyền thống này bầy trên bàn thờ Gia Tiên để tưởng nhớ đến công lao sinh thành và dưỡng dục của bậc tiên tổ. Ðồng bào Việt ở miền Trung và miền Nam còn có bánh tét hay còn gọi là bánh đòn để thay cho bánh chưng.
Theo phong tục đồng bào Việt lấy ngày 23 tháng Chạp là ngày lễ đưa ông Táo về trời, làm ngày khởi đầu cho năm mới, đó chính là sự khởi đầu của ngày Tết. Theo quan niệm xưa, từ ngày này trở đi các thần đều về chầu Ngọc Hoàng, nên vào dịp này ma qủy thường hay đến quấy phá trần gian. Vì lẽ đó mà hầu hết mọi gia đình Việt đều dựng một câu nêu, trên ngọn treo cái khánh và cột chỉ ngũ sắc. Cái khánh này khi có gió thổi sẽ va vào nhau tạo thành âm thanh làm cho ma qủy sợ hãi không dám tới quấy phá gia đình nữa.
Ðêm cuối cùng của tháng Chạp dân Việt ta gọi là đêm Giao Thừa hay còn gọi là đêm Trừ Tịch, đêm tống cựu nghinh tân, đêm tiễn năm cũ đón năm mới, là đêm giao mùa giữa Ðông và Xuân. Theo tục lệ thì đúng 12 giờ khuya, tức vào giờ Tý, mọi gia đình đều bày mâm cơm để làm lễ cúng cúng tổ tiên, và rước tổ tiên, ông bà, những người thân yêu đã quá cố về cùng ăn Tết với gia đình, đồng thời cũng để tưởng nhờ đến những người thân yêu đã ra đi.



Theo lệ cổ sáng mồng Một, mọi người trong gia tộc đều đến nhà gia trưởng để thắp hương kính lễ tổ tiên, và xum vầy vui Xuân cùng gia quyến bên nội; ngày mồng Hai những người đã lập gia đình dắt vợ con đến chúc Tết và xum vầy cùng gia quyến bên ngoại; đến ngày mồng Ba những người có học thường đến chúc Tết thầy dạy của mình để tỏ lòng tôn sư trọng đạo. Vì thế mà tục ngữ Việt mới có câu rằng:

Mồng Một thì lễ tại gia, mồng Hai nhà vợ, mồng Ba Tết thầy Có nhiều vật luôn liên hệ đến Tết và đã trở thành những biểu tượng của ngày lễ này, như hoa đào ở miền Bắc và hoa mai ở miền Trung và Nam. Những hàng câu đối và những bức tranh dân gian cũng được người dân Việt treo trong nhà một cách trang trọng. Ý nghĩa của những câu đối và những bức tranh đó không ngoài mục đích diễn tả sự hân hoan, ý nguyện hướng thiện và hoàn thiện bản thân, nhắc nhở con cháu nhớ đến công đức của tổ tiên, đến những tấm gương Trung, Hiếu, Tiết, Nghĩa của người xưa.



Ðối với dân tộc Việt, đón Tết là đón mừng sự trở lại của mùa Xuân, được xem như kỳ tái sinh của thiên nhiên. Ðây cũng là lúc gia đình xum họp cho những người bận công việc nơi xa xứ trong cả năm, là dịp cho mọi người trong gia đình quây quần dưới một mái nhà, không chỉ người sống mà cả người đã quá vãng. Ðối với người Việt sống ở xứ người như chúng ta, Tết còn có thêm một ý nghĩa nữa: đó là tình hoài hương. Hơn bất cứ khoảng thời khắc nào trong năm, Tết là lúc mà tâm tưởng của chúng ta tự nhiên hướng về đất nước, quê hương, thành phố, làng mạc, nơi mà cha mẹ, họ hàng và bè bạn ta vẫn còn đang sống, nơi mà tiên tổ ông bà ta bao thế hệ đã an thân.Cho nên dẫu
Ði năm châu du ngoạn bốn phương trời,
vẫn nhớ tình quê,
say đắm tục truyền vùng đất Tổ
Qua bốn biển viếng thăm mười cửa Phật,càng yêu nghĩa nước,
ngây ngất huyền thoại tích vua Hùng
Xin mượn đôi câu đối trên để gửi đến quý đồng bào Việt nơi quê nhà hay đang tha hương muôn dặm lời chúc Tết và năm mới Phú, Quý, Thọ, Khang, Ninh!
Sơn thủy thanh cao xuân bất tận
Thần tiên lạc thú cảnh trường sinh
Bình luận (0)
PT
10 tháng 12 2016 lúc 11:21

Cơn gió lạnh thổi qua, những chiếc lá rập rờn theo, vài chiếc rơi lả tả xuống gốc. Chợt như thấy bước chân của nàng xuân đang về, cũng ngập ngừng e ấp,cũng thẹn thò, rụt rè. Chúng chưa đủ làm nên một mùa xuân ngập tràng hương sắc nhưng cũng đủ để tâm hồn người xao động, chờ mong.
Trong bốn mùa, mùa xuân có thể nói là một mùa đẹp nhất, không phải chỉ vì những nét yêu kiều diễm lệ của nó như cây lá xanh tươi, nghìn hoa đua nở, chim chóc véo von, mà còn cả vì cái khí tiết ôn hòa và ấm áp.
Mùa xuân mới đang dần tới, sắc xuân rực rỡ trên những phố phường, cây cỏ dang cành lá quấn quít với gió xuân, lòng ta tràn ngập niềm vui sướng trong sự thanh bình, chợt lặng lại, bồi hồi nghe những lời ca chân thành của người nhạc sĩ đa tài luôn tin vào những giá trị chân thật của cuộc sống con người. Một điệu valse nhẹ nhàng, êm ái thật thích hợp khi trời đất đang bẽn lẽn khoác lên mình chiếc áo rực rỡ của mùa xuân.
Mùa xuân dặt dìu theo con én lượn về, mênh mang, mơ màng. Tưởng chừng như xuân thật đơn giản với tiếng gà gáy xa xa khi những giọt nắng trưa vàng cùng những sợi khói bềnh bồng len nhè nhẹ qua vòm cây, kẽ lá song lại có sức biểu cảm, lay động lòng người. Người người hớn hở trước cảnh mùa xuân tươi.
Mùa xuân là mùa của đất trời giao hòa, mùa của hy vọng và ước mơ, mùa của mùa màng no ấm và xum họp. Mùa xuân là mùa của sức sống mãnh liệt, mùa để cây lá đâm chồi nảy lộc, mùa của những mầm non xanh mơn mởn thoát khỏi lớp vỏ bọc xù xì để vươn vai đón chào những tia nắng ấm áp diệu kì. Mùa xuân mang lại cho con người thêm một tuổi. Đối với thiếu nhi mùa xuân là mùa của sự trưởng thành về thể chất lẫn tâm hồn. Mùa xuân là sự mở đầu cho một năm mới, kế hoạch, một dự định mới, tương lai mới. Mùa xuân là mùa của sự đoàn tụ gia đình.
Ai có tâm hồn yêu cái đẹp chẳng từng một lần thấy rung động trước vẻ đẹp của mùa xuân. uân tới, hồi sinh sức sống cho muôn loài, xuân tươi vui từ cái nắng vàng hửng lên, từ cái lá cây xanh biếc, từ chồi non mơn mởn, từ cơn mưa phùn lất phất, từ những loài hoa đua nhau khoe sắc đến màu nâu mỡ màng của đất, cái màu nâu giản dị mộc mạc ấy nhưng lại nuôi sống muôn loài...
Tôi thích ngắm nhìn những cành hoa mai trong một ngày nắng tạnh, tiết xuân ấm áp và trong trẻo. Khi ấy vừa vui sướng hạnh phúc mà trong lòng lại thấy nuối tiếc một điều gì đó, chỉ sợ xuân sẽ qua và ngày xanh của mình cũng đang dần trôi đi mất không gì có thể níu giữ nổi và không tài nào có thể lấy lại được. Cho nên cứ mãi phân vân giữa niềm vui và nỗi buồn. Tất cả là sự lưng chừng, một nửa...
Hôm nay, ngọn gió xuân ấm áp đã thổi qua hồn tôi. Yêu xuân lắm đấy xuân có biết không!

Bình luận (0)
TM
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
FD
10 tháng 11 2018 lúc 5:36

DÀN Ý:
I. Mở bài: giới thiệu về sách vở mình đọc và học hằng ngày

Ví dụ:
Mỗi ngày chúng ta đi học, chúng ta đều mang theo sách vở bên mình. Sách vở là một tài sản vô cùng quý giá đối với mỗi chúng ta, chúng chất chứa kiến thức và vô vàng điều bổ ích. Sách vở có thể biết những thứ mà ta không biết. sách là một tài sản không thể thiếu trong học tập và cuộc sống của mỗi chúng ta.
II. Thân bài: nêu cảm nghĩ về sách vở mình đọc và học hằng ngày
1. Cảm nghĩ về vai trò của sách đối với con người:

Sách vở dạy chúng ta những điều hay lẻ phảiSách vở nuôi dạy ta có một tương lai tốt đẹp trong cuộc sốngSách vở dạy ta điều hay lẻ phỉaSách vở cung cấp cho chúng ta những kiến thức bổ íchHành trang giúp ta vào đờiSách giúp t giải trí và thư giản

2. Thái độ của chúng ta đối với sách :

Chúng ta cần phải trân trọng sáchChúng ta cần nâng niu và gìn giữ sáchChúng ta cần giữ gìn sách sạch sẽ

3. Cách bào vệ sách

Bảo quản nơi khô ráoKhông xé rách hay đốt sáchLuôn giữ gìn sạch sẽ

III. Kết bài : nêu ý kiến của em về sách vở mình đọc và học hằng ngày
Ví dụ :
Sách vở mình đọc và học hằng ngày có ý nghĩa quan trong trọng cuộc sống chúng ta. Chúng ta cần phải trân trọng vfa giữu gìn sách thật chu đáo.

Bình luận (0)
NL
10 tháng 11 2018 lúc 5:37

cảm ơn bạn nhìu

Bình luận (0)
NL
10 tháng 11 2018 lúc 5:46

bài này bạn tự làm à mk chỉ sợ giống các bạn khác trên lớp là cô trừ điểm

Bình luận (0)
PH
Xem chi tiết
LN
24 tháng 10 2021 lúc 18:57

1. Mở bài

Giới thiệu chung về người thân của em.

2. Thân bài

Tả hình dáng, trang phục.Tả những sự việc, hành động, lời nói của người thân.Tả tính tình, nội tâm, cá tính,…Những kỉ niệm đáng nhớ của em đối với người thân đó.

3. Kết bài

Nêu cảm xúc của em đối với người thân đó.
Bình luận (3)
XT
Xem chi tiết
PT
16 tháng 11 2016 lúc 16:44

Mở bài: Giới thiệu về trường và tình cảm, gắn bó, tự hào về trường mình.

 

Thân bài: Biểu cảm về ngôi trường qua các khía cạnh như.

 

Vẻ đẹp của ngôi trường ( khang trang, rộng lớn…)

Hàng cây hoa sữa xanh tốt, hương thơm ngào ngạt…Tên trường mang tên phó chủ tịch nướcTượng đài bác Nguyễn Lương Bằng trang nghiêm.

Kỉ niệm sâu sắc với ngôi trường.

Ngày đầu tiên tới trường ( bỡ ngỡ, rụt rè…)Kỉ niệm với bạn bè: (chia nhau cái bánh, cái kẹo, giúp đỡ nhau học tập, gắn bó như anh em…)Kỉ niệm với thầy cô: dạy dỗ em nên người, hình thành nhân cách, quan tâm tới học sinh, truyền đạt những kiến thức bổ ích…

Công dụng của ngôi trường:

 Cho em kiến thức bao la, rộng lớn. Ngôi nhà thứ hai của emVun đắp tình bạn bè, tình thầy trò ấm áp, thiết tha.Nhen nhóm ước mơ và cho ta hành trang thực hiện mơ ước..

Kết bài: Khẳng định tình cảm yêu mến và dù mai sau có đi đâu thì vẫn nhớ về ngôi trường thân yêu.

Tích cực học tập để phát huy truyền thống của nhà trường.

Bình luận (4)
PA
16 tháng 11 2016 lúc 16:45

mb: giới thiệu trường đag học và tình cảm chug vs ngôi trươg đó
tb: -cảm nghĩ về trường
- kỉ niệm, thày cô
-cảm nghĩ về những điều tốt đẹp mà ngôi trg mag cho mỗi hs
+ tình bạn, tình thày trò, tình yêu thg
+ kiến thức ms lạ
+ nhữg bài học làm ng
+ những ước mơ, hi vọng đẹp trong t/lai
kb: khẳng định lại t/cảm
 

Bình luận (0)
LM
13 tháng 9 2017 lúc 16:18

Lên google xem😉

Bình luận (0)
HN
Xem chi tiết
NP
16 tháng 8 2021 lúc 19:40

Tham khảo:

a) I/ Mở bài

- Dẫn dắt giới thiệu về khu vườn.

Biết em vẫn luôn mơ ước có một trang trại nhỏ với cây, với hoa đủ loại, bố đã dành ra một khu đất nhỏ làm cho em một khu vườn thật xinh xắn. Đó là khu vườn tràn ngập nắng gió, hương thơm và tiếng chim ca.

II/ Thân bài

a. Biểu cảm về cảnh quan khu vườn

- Khu vườn nhà em tuy nhỏ nhưng lúc nào cũng tươi sáng bởi hàng cây ăn quả xanh rờn và dải đất trồng hoa đủ màu sắc rực rỡ.

- Làm nhiệm vụ bảo vệ và làm khu vườn xinh xắn như trong truyện tranh là hàng rào gỗ đan chéo nhau hình quả trám.

- Em yêu biết mấy thứ ánh sáng ấm áp tràn ngập khu vườn vào buổi sáng. Không khí trong lành cùng chút gió nhẹ tạo nên cảm giác sảng khoái dễ chịu lạ thường.

- Không biết có phải “đất lành chim đậu” hay không mà khu vườn nhà em chim chóc, ong bướm tụ hội về đủ cả. Tiếng chim ríu rít trong vòm lá làm không gian rộn rã hơn. Ong bướm nhìn chẳng khác gì những người thợ cần mẫn đang đi tìm nhụy hoa đẹp nhất để tìm thứ phấn, thứ mật ngọt nhất.

b. Biểu cảm về các loại cây, hoa

- Khu vườn được bố em thiết kế theo một bố cục hài hòa và đẹp mắt.

- Hàng cây ăn quả mang vẻ rêu phong cổ kính tọa lạc xung quanh hàng rào như người vệ sĩ bảo vệ cho khu vườn.

- Cảm giác chờ đợi cây ra hoa rồi kết thành quả thật thú vị. Nhìn trái xoài non mới ngày nào còn e ấp trong vòm giờ đã to bằng bàn tay người lớn lắt lẻo trên cây, em thấy mình như đã trở thành người làm vườn thực thụ vậy,

- Em thích nhất là ngắm mấy khóm hoa đang cố khoe ra hương sắc đẹp nhất của mình. Kìa là chị hồng nhung lấp lánh cánh hoa dưới giọt sương sớm long lanh như hạt pha lê. Kia là bé hoa hướng dương cánh vàng nhụy nâu đang hướng thân mình về phía đằng Đông nơi mặt trời mọc. Rồi đám cẩm tú cầu, hoa giấy mỏng manh hiện ra với vẻ đẹp yểu điệu mà giản dị. Góc vườn đầy hoa này lúc nào cũng mang lại cho em một cảm xúc bình yên và dễ chịu.

- Thích hoa nhưng em cũng mê đắm vô cùng với giàn dây leo và luống rau xanh bắt mắt được trồng thẳng hàng thẳng lối.

- Ai bảo khu đất trồng rau nhạt nhòa lắm thì thật sai lầm. Màu xanh trắng của cải bắp hòa lẫn với hoa vàng của cải ngồng tạo nên mảng màu sắc tuyệt đẹp.

c. Khu vườn gắn với kỉ niệm của em

- Em nhớ mãi cái ngày em cùng bố nâng niu từng hạt giống gieo xuống đất để giờ đây khu vườn trở nên tươi tốt như vậy.

- Khu vườn là nơi ghi dấu sự trưởng thành của em. Nhớ ngày còn bé em thường đứng dưới gốc cây để đo chiều cao của mình. Thân cây xù xù đầy những vết khắc là dấu ấn của bao kỉ niệm tuổi thơ.

- Cứ mỗi dịp cuối tuần, em lại hóa thân thành cô nông dân bé nhỏ hăm hở tưới nước cho cây, đào xới đất trống để trồng thêm những cây hoa mới.

- Mấy chiếc ghế đá nhỏ xinh đặt ở góc vườn là nơi lý tưởng để ngồi đọc một cuốn sách hay nhâm nhi một cốc cà phê sáng nóng hổi.

III/ Kết bài

- Nêu cảm nghĩ về khu vườn.

Khu vườn không chỉ làm cho cảnh quan nhà em thêm đẹp mà còn là nguồn cung cấp rau sạch và hoa quả tươi cho cả nhà. Em yêu khu vườn nhà em lắm, em sẽ chăm sóc cẩn thận để khu vườn mãi xanh tươi.

b) I/ Mở bài

- Dẫn dắt giới thiệu về con vật nuôi.

Hè năm ngoái nhân dịp về quê, em được bà cho một chú mèo con tuyệt đẹp. Em đặt tên cho nó là Bún vì nó có bộ lông trắng tinh như sợi bún vậy. Từ đó đến nay, Bún đã trở thành người bạn thân thiết của em.

II/ Thân bài

a. Biểu cảm về vài nét nổi bật của con vật

-  Về nhà em đã được một năm rồi nên Bún đã quen với mọi người trong nhà.

- Gần một năm trước, nó còn là một con mèo đỏ hỏn to bằng hai bàn tay em úp lại, giờ thì nó đã phổng phao hơn nhiều.

- Ôi nhìn bộ lông của Bún mới đẹp làm sao. Bộ lông trắng muốt, mềm mại như tơ như lớp áo choàng bảo vệ Bún khỏi giá lạnh của thời tiết.

- Đôi chân ngắn cũn cỡn có lớp đệm phía dưới nên chú mèo di chuyển rất nhẹ nhàng. Nhờ đặc điểm này mà bao con chuột đáng ghét đã bị tiêu diệt dưới móng vuốt của Bún rồi đấy.

- Hai cái tai Bún lúc nào cũng vểnh lên để nghe ngóng âm thanh xung quanh.

- Đôi mắt tròn xoe như hai hòn bi ve trông thật đáng yêu. Nhưng đừng coi thường nhé, đôi mắt ấy còn có thể nhìn rõ mọi vật trong đêm tối nữa đấy.

- Cái miệng rộng thỉnh thoảng lại nhe ra mấy chiếc răng nhọn hoắt.

- Em rất thích nhìn Bún làm trò với cái đuôi dài của mình. Lúc vui cái đuôi ấy xoắn tít lại, lúc buồn thì đuôi lại cụp xuống.

- Bún quả thật là com mèo biết hưởng thụ. Sáng sớm, nó nằm dài trên bể nước để tắm nắng. Đôi mắt lim dim cùng mấy sợi ria thỉnh thoảng lại nhếch lên trông thật đáng yêu.

b. Biểu cảm về những kỉ niệm với con vật

- Bún là chú mèo rất thông minh nên em thường dạy cho nó nhiều trò hay như đi bằng hai chân, kêu meo meo làm toán...

- Bún gắn bó với em vô cùng. Lúc em ngồi học, nó dụi dụi đầu vào chân nũng nịu, lúc em đi ngủ nó cũng nhảy tót lên giường nằm.

- Ở bên Bún em có cảm giác thật dễ chịu. Bún như một người bạn thật sự, không ồn ào và biết lắng nghe. Mỗi khi em có tâm sự, em lại ôm Bún vào lòng, nói hết ra những điều em muốn nói. Có lẽ Bún không hiểu đâu nhưng nó cứ ngồi im đấy, thỉnh thoảng lại gật gật cái đầu ra vẻ là mình hiểu hết đấy nhé. Có Bún, em như trở nên vui vẻ và hạnh phúc hơn.

- Có lần Bún làm rơi vỡ mất món quà lưu niệm rất có ý nghĩa với em. Có vẻ như nó biết mình đã làm điều gì sai nên đôi mắt cứ mở to long lanh và cái miệng cứ luôn miệng meo meo khiến em không thể nổi giận được. Nhìn điệu bộ mắc cười của Bún em chỉ có thể bế nó vào lòng, vỗ nhẹ vào bộ lông mềm mại và nhắc nhở rằng lần sau không được nghịch như thế nữa nhé. Lúc đó cái miệng của Bún lại nhe ra và đôi mắt thì tít lại ra vẻ đồng ý và ngoan ngoãn vâng lời.

III/ Kết bài

- Nêu cảm xúc của em về con vật

Em yêu quý Bún lắm. Chú mèo đáng yêu này sẽ mãi là người bạn thân thiết của gia đình em từ bây giờ và cả sau này nữa.

c)I. Mở bài: Em hãy giới thiệu mẹ em

Gia đình em có 2 chị em, gia đình ít con vì vậy nên từ nhỏ đã được ba mẹ rất yêu thương. Nhất là mẹ người luôn quan tâm và lo lắng cho em, khó có thể diễn tả hết công lao và sự yêu thương của mẹ dành cho hai người con. Em rất yêu mẹ của mình.

II. Thân bài

1. Ngoại hình và tính tình người mẹ

a. Ngoại hình

– Mẹ em năm nay khoảng 45 tuổi

– Mẹ em không cao lắm và hơi tròn.

– Mẹ em có đôi mắt to tròn, má lúm đồng tiền.

– Miệng lúc nào cũng cười để lộ hàm răng trắng sáng.

– Mái tóc của mẹ em đã điểm vài cọng tóc bạc.

b. Nêu cảm nghĩ tính cách của mẹ

– Mẹ em là người nhẹ nhàng và hiền lành.

– Mẹ yêu thương và luôn quan tâm em.

– Mẹ luôn nhẹ nhàng ngay cả khi em mắc lỗi.

– Điềm tĩnh xử lý mọi việc.

2. Một số kỉ niệm mà em nhớ mãi về mẹ

– Em bị ốm sốt mẹ thức khuya chăm sóc em.

– Mẹ luôn là động lực để giúp em học tập tốt.

 

3. Vai trò người mẹ với em

– Với em mẹ mãi là người vĩ đại với tình yêu thương vô bờ bến dành cho con cái.

– Mẹ là nguồn sống là nguồn động lực giúp em học tốt nhất.

– Bên cạnh em mỗi khi em buồn, thất bại trong học tập.

– Em luôn noi gương và học hỏi rất nhiều điều bổ ích từ mẹ.

3. Kết bài:

- Em rất tự hào về mẹ.

- Mẹ là chỗ dựa vững chắc của em.

- Mẹ là nguồn động viên để em vững bước trên con đường học tập.

- Mẹ là tượng đài tráng lệ trong em.

d)

1. Mở bài

- Dẫn dắt để giới thiệu về ngôi trường của mình.

- Khái quát về những suy nghĩ, tình cảm của bản thân dành cho ngôi trường, cùng thầy cô, bè bạn.

2. Thân bài

- Giới thiệu chung về ngôi trường:

Giới thiệu về tên gọi, địa điểm, truyền thống của ngôi trường…Miêu tả, giới thiệu về những cảnh vật, tòa nhà, lớp học… (khi miêu tả, luôn gắn với tình cảm, suy nghĩ, kỉ niệm của bản thân với nơi được miêu tả).

- Giới thiệu về những thầy cô mà em đã từng được học hoặc có ấn tượng sâu sắc. Trong đó, em hãy chọn một người giáo viên mà em yêu quý nhất để kể lại một kỉ niệm với người đó.

- Kể kỉ niệm đáng nhớ của em và các bạn ở trường.

- Nêu những tình cảm, suy nghĩ của em dành cho ngôi trường. Em có mong muốn, kỳ vọng gì dành cho ngôi trường của mình.

3. Kết bài

- Một lần nữa, khẳng định những tình cảm của em dành cho ngôi trường.

- Sau khi đã tốt nghiệp thì em sẽ trở lại thăm trường, và cố gắng đóng góp cho trường trong khả năng của mình.

Bình luận (5)
H24
16 tháng 8 2021 lúc 19:41

Tham khảo:

1. Về vườn nhà:

- Mở bài:

+ Giới thiệu khu vườn.

+ Tình cảm của bạn thân đối với vườn nhà.

- Thân bài

+ Khu vườn có từ lúc nào? Ai xây dựng nên?

+ Miêu tả khu vườn: diện tích, cây cối, sự bày trí cảnh quan của gia đình.

+ Sự lao động chăm bón của bố mẹ và bản thân hoặc các thành viên khác trong gia đình.

+ Vườn và cây trái suốt bốn mùa.

- Kết bài: Cảm xúc về vườn nhà.

2. Về con vật nuôi:

I/ Mở bài: Giới thiệu con vật nuôi mà em thân thiết.

II/ Thân bài: Kể lại những kỉ niệm chung quanh con vật nuôi đó.

1/ Vài nét về con vật nuôi của em: Ví dụ nó bao nhiêu tuổi? lông màu gì? To hay nhỏ?...

2/ Lai lịch nguồn gốc của nó: Em có nó trong trường hợp nào? Mua hay được ai cho?

Những kỉ niệm chung quanh việc nó về với gia đình em?

3/ Chung quanh việc đặt tên cho nó? Em có kỉ niệm gì không?

4/ Buổi ban đầu em đã có tình cảm với nó chưa? Vì sao?( Vd nó cắn giày dép của em, nó kêu làm em không ngủ được, nó đi vệ sinh hôi hám..v...v....

5/ Dần dần em bị nó chinh phục như thế nào? Chuyện gì khiến em không còn ghét nó? (Vd : Nó mừng rỡ khi em đi học về. Nó cọ đầu vào em an ủi. Nó là cảm hứng để em làm dược một bài làm văn tốt, hoặc nó lập công bắt chuột, ...)

6/ Bây giờ thì em và nó gắn bó với nhau như thế nào?( Nó là vệ sĩ của em? là bạn cùng
chia sẻ vui buồn? Em chăm sóc nó như là em em vậy....)

III/ Kết bài: Suy nghĩ của em về nó.

- Nêu cảm xúc của em về con vật

- Sẽ cố giữ gìn và chăm sóc nó như thể đó là một thành viên của gia đình.

3. Về người thân (Mẹ):

1. Mở bài: Giới thiệu về mẹ và tình mẫu tử thiêng liêng cao quý.

– Mẹ em người phụ nữ tuyệt vời chỉ có một trên đời.

– Tình mẹ luôn chân thành, thiêng liêng và cao quý, hi sinh suốt đời vì con.

2. Thân bài:

– Mẹ tôi năm nay 35 tuổi

– Dáng vóc: thanh mảnh, làn da trắng trẻo, mái tóc đen và dài, đôi mắt to tròn, và khuôn mặt phúc hậu.

– Mẹ là người dịu dàng, hòa nhã và luôn đối xử tốt với mọi người. Trong nhà mẹ là người lo lắng, chăm sóc các thành viên trong gia đình.

– Buổi sáng mẹ dậy sớm, chuẩn bị bữa sáng và chuẩn bị cho em đi học và bố đi làm.

– Buổi trưa mẹ giặt giũ quần áo, dọn dẹp nhà cửa, sân vườn gọn gàng, sạch sẽ.

– Buổi tối mẹ chuẩn bị bữa cơm tối cho cả gia đình, nấu những món mà em thích. Bữa ăn là thành quả vất vả của mẹ trong cả ngày.

– Những lúc em không nghe lời, hay mắc lỗi nhưng mẹ cũng không bao giờ lớn tiếng hay dùng đòn roi mà mẹ cần em trình bày rõ chuyện rồi phê bình, nhắc nhở không tái phạm. Mẹ thật tâm lý và tình cảm.

 

– Mẹ em làm kế toán ở cơ quan công việc thường xuyên bận rộn nấy là cuối tuần. Đây là công việc cần sự tỉ mỉ, cẩn thận.

– Những lúc rảnh rỗi mẹ thường đọc sách và hướng dẫn em làm bài tập.

– Mẹ luôn cho chu toàn cho gia đình và cả công việc. Mẹ em là người phụ nữ thật tuyệt vời.

3. Kết bài: Bày tỏ tình cảm, sự yêu thương đối với mẹ.

– Mẹ là cả một thế giới, mẹ luôn chăm lo và hi sinh vì con cái.

– Em yêu mẹ rất nhiều và chắc chắn sẽ học thật tốt để mẹ luôn vui.

4. Về mái trường mến yêu:

1. Mở bài

Dẫn dắt và giới thiệu.

Hơn 5 năm năm cắp sách tới trường là hơn 5 năm em gắn bó với ngôi trường tiểu học, trung học Đinh Bộ Lĩnh. Không biết tự bao giờ và một cách rất tự nhiên, ngôi trường đã trở thành người bạn thân thiết, là một phần kí ức tươi đẹp và in mãi trong sâu thẳm mỗi trái tim, của mỗi học sinh dưới mái trường.

2. Thân bài

a) Khái quát cảm nghĩ về ngôi trường

Nằm ở vùng quê thanh bình, yên ả, ngôi trường của em ở cạnh một cánh đồng lớn với những cơn gió đồng quê mát rượi và phía trước là con sông Đào mang phù sa màu mờ và nước chảy hiền hòa quanh năm.

Không to và đồ sộ như những ngôi trường khác, trường Đinh Bộ Lĩnh hai tầng, được xây dựng cách đây 5 năm nên khá khang trang và sạch đẹp, sân vận động rộng và khuôn viên rất thoáng đãng.

 

Từ ngày đầu tiên cắp sách tới trường cho đến nay, ngôi trường đã trở thành một phần của tuổi thanh xuân. Từng ánh nắng vàng chảy trên cành cây kẽ lá, từng hành lang lớp học, từng bảng đen phấn trắng... đã trở nên gắn bó tự bao giờ. Và rồi, nếu không được gặp gỡ và gắn bó với chúng, lại thấy thiếu thiếu một điều gì đó đã trở nên quen thuộc.

b) Cảm nghĩ về các bạn

Nhân duyên đã đưa em tới ngôi trường này, cho em được gắn bó với những người bạn tốt bụng.

Trong giờ học thì chúng em say sưa học tập, trao đổi còn giờ ra chơi lại nô đùa rất vui vẻ.
Ngôi trường yêu dấu này còn mang đến cho em những người bạn, sẵn sàng lắng nghe những tâm sự sẻ chia, sẵn lòng dang cánh tay để khích lệ, động viên khi em gặp khó khăn.

Và chính những người bạn ấy, đã và đang làm nên thời áo trắng học trò đáng nhớ cho mỗi người từ những kỉ niệm, những hành động dù là nhỏ bé nhất.

c) Cảm nghĩ về thầy cô dưới mái trường

Được học tập dưới mái trường với bề dày thành tích là một niềm vui, được gắn bó với các thầy cô nơi đây còn là niềm hạnh phúc.

Những ngày đầu còm rụt rè, e sợ như cánh chim non muôn bay cao bay xa nhưng còn ngập ngừng. Khi ấy, bàn tay cô nhẹ nhàng nắm lấy tay em, truyền cho em nghị lực và ý chí, ánh mắt ánh lên niềm tin rằng em sẽ làm được. Kể từ giây phút đó, em đã hết mình.

 

Thầy cô không chỉ đem đến cho chúng em biển trời kiến thức theo một cách rất riêng mà còn là người cha, người mẹ ân cần chăm sóc cho những đứa trò nhỏ, dạy dỗ chúng em những điều nhỏ bé nhất.

Và thầy cô, người không chỉ đem đến cho chúng em niềm vui, bài học mà còn giúp chúng em trưởng thành. Công ơn trời bể ấy, nếu đáp đền sẽ chẳng bao giờ hết, chúng em cần phải nỗ lực hết mình để thầy cô vui lòng, để đem đến những chùm trái ngọt cho những người gieo nắng âm thầm và lặng lẽ.

3. Kết bài

Nêu cảm nghĩ của bản thân

Ngôi trường đã trở thành ngôi nhà thứ hai của em, có mẹ, có cha, có anh em bạn bè... Và chắc chắn khi phải xa nơi đây, em sẽ yêu và nhớ rất nhiều, nhớ tuổi vụng dại và thời thanh xuân của em, ở nơi đây.

Bình luận (0)
LK
Xem chi tiết
H24
10 tháng 12 2021 lúc 23:10

Mở bài:
- Giới thiệu về nguồn gốc và nội dung bài thơ. VD:
Bài thơ Cảnh Khuya được chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác vào năm 1947 trong thời kì chiến tranh chống Pháp, tại chiến khu Việt Bắc 
- Giữa cuộc kháng chiến đầy gian khổ, Bác vẫn gữ vững ung dung, tự tại, lạc quan, vẫn dành cho mình những phút giây thanh thản để thưởng thức vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên. Bác coi thiên nhiên là nguồn động viên tinh thần đối với mình.
Thân bài:
- Miêu tả cảnh đêm trang rừng êm đềm, thơ mộng (chúng ta cần giải thích các từ hán Việt của bài này):
+ Câu 1 và 2:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

- Giữa không gian tĩnh lặng của đêm khuya thì nổi bật lên tiếng suối chảy róc rách, nghe hay như tiếng hát, với nhịp thơ 2/1/4, ngắt ở từ trong, như một chút ẫm để rồi đi đến so sánh thú vị: trong như tiếng hát xa.
- Sự so sánh và liên tưởng ấy vừa làm nổi bật nét tương đồng giữa tiếng suối và tiếng hát xa, vừa thể hiện sự nhạy cảm, tinh tế của trái tim nghệ sĩ.
- Ánh trăng chiếu sáng mặt đất, soi tỏ cảnh vật. Những mảng màu sàng, tối đan xen, hòa quyện, tạo nên khung cảnh thơ mộng: Trăng lồng thụ, bóng lồng hoa. Bóng trăng, bóng cây quấn quýt, lồng vào bóng hoa một cách lung linh vàhuyền ảo,...
- Nghệ thuật miêu tả phong phú, tinh tế: có xa có gần, cao và thấp, tĩnh và động,...tạo nên bức tranh đêm trtừng tuyệt đẹp, cuốn hút hồn người.
- Miêu tả tâm trạng của Bác trong đêm trăng sáng:
+ Câu 3 và câu 4:
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
- Bác say mê thưởng thức vẻ đẹp huyền ảo, thơ mộng của rừng núi dưới ánh trăng soi đẹp như tranh vẽ "Cảnh khuya như vẽ".
- Người chưa ngủ vì hai lí do, lí do thứ nhất là vì cảnh đẹp làm cho tâm hồn người nghệ sĩ bâng khuâng, say đắm. Lí do thứ hai: chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà, lo về cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Cảnh thiên nhiên dù đẹp đẽ, thơ mộng nhưng không làm cho Bác quên đi trách nhiệm lớn lao của một lãnh tụ cách mạng đối với dân, với nước.
- Cả hai câu thơ cho thấy sự gắn bó giữa con ngưới thi sĩ đa cảm và con ngưới chiến sĩ kiên cường trong Bác.
Kết bài:
- Cảnh khuya là một bài thơ tứ tuyệt hay và đẹp, có sự kết hợp hài hòa giữa tính cổ điển (hình thức) và tính hiện đại (nội dung).
- Bài thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và tinh thần trách nhiệm cao cả của Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam; là dẫn chứng chứng minh cho phong cánh tuyệt với của người nghệ sĩ - chiến sĩ Hồ Chí Minh.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NH
Xem chi tiết