Viết đoạn văn (5-7) câu kể về kỉ niệm sâu sắc của em và mẹ
Hãy viết một đoạn văn ngắn, dưới 20 câu để kể một kỉ niệm sâu sắc của em với mẹ của mình
Bn kể ngắn gọn 1 kỉ niệm nhỏ vs mẹ mình là đc r
VD: Ngày đầu tiên đi học chẳng hạn:>
viết đoạn văn vận dụng kỷ năng hồi nhớ quá khứ hiện tại về kỉ niệm sâu sắc của em với mẹ
viết 1 đoạn văn khoảng 10 câu kể về 1 kỉ niệm sâu sắc nhất trg khi học lớp 5 trong đoạn văn sử dụng 1 hình ảnh ao sánh hoặc nhán hoá
Tôi đã từng là một học sinh rất nghịch ngợm thời tiểu học. Khá nhiều giáo viên nói rằng tôi nghịch như quỷ sứ và khá bướng bỉnh. Có một kỷ niệm mà tôi không bao giờ quên đó là vào đầu năm lớp 5, tôi đang chơi bóng đá với các bạn. Do thích thể hiển nên tôi đã sút bóng rất mạnh làm vỡ khung tranh vẽ treo trên tường. Tôi rất sợ và biết rằng mình sẽ bị kỉ luật rất nghiêm. Đúng như tôi nghĩ, cô giáo đã gọi tôi vào phòng và nói chuyện riêng. Thông thường, các thầy cô sẽ mắng học sinh trước mặt các bạn khác nên lần này tôi khá ngạc nhiên. Cô còn không những mắng mỏ mà chỉ nói nhỏ nhẹ với tôi rằng lần sau không nên đá bóng ở hành lang nữa và nên cẩn thận hơn. Tôi rất ngạc nhiên và cảm thấy hối hận và hành động của mình. Từ đó trở đi, tôi không bao giờ để cô phải nhắc nhở nữa!
hãy viết đoạn văn ngắn kể lại 1 kỉ niệm sâu sắc nhất về người thân của mình , trong đoạn văn có sử dụng những câu mang yếu tố nghị luận
viết đoạn văn ngắn từ 8-10 câu trình bày suy nghĩ của em về 1 kỉ niệm sâu sắc về tuổi thơ của mình.
Tham Khảo Nhé Bạn:
Thời học sinh là quãng thời gian đẹp nhất trong cuộc đời của mỗi con người, vì vậy những kỉ niệm gắn bó với tuổi thần tiên ấy cũng sẽ không bao giờ phai nhạt trong tâm khảm chúng ta. Với tôi cũng vậy, tôi đã có một kỉ niệm sâu sắc về ngày đầu tiên đi học. Ngày đầu tiên đi học của các bạn như thế nào? Với tôi, đó là 1 buổi sáng mùa thu trong xanh. Mẹ gọi tôi dậy từ rất sớm để chuẩn bị đi học, nào là quần áo,sách vở,... Con đường hôm nay thật đông đúc và nhận nhịp, cảnh vật xung quanh đều thay đổi, tưởng như tất cả đều xa lạ với tôi. Tới rồi! Ngôi trường mới của tôi. Ôi! Đẹp quá! Tôi thốt lên trong niềm sung sướng. Ngôi trường rộng rãi và khang trang, trong sân trường có rất nhiều các bạn học sinh đang vui đùa, không khí thật náo nức. Mẹ dắt tay tôi tới trước của lớp 1B và nói với tôi rằng: "Đây là lớp của con, con vào trong đó nhận lớp đi", vừa dứt lời mẹ buông tay tôi ra về. Tôi bật khóc và chẳng muốn rời xa mẹ nhưng bóng mẹ cứ lùi dần rồi biến mất trong dòng xe cộ tấp nập để lại mình tôi ở đây cùng nỗi bàng hoàng lo sợ. Vừa lúc đó cô giáo tới bên tôi, tay cô nhẹ nhàng đưa lên má lau nước mắt và an ủi tôi: "Đừng khóc nữa hãy nín đi con. Rồi con cũng sẽ quen thôi, cứ coi như đây là ngôi nhà thứ 2 của con, rồi con sẽ thích nghi với nó". Sự dịu dàng của cô đã khiến nỗi bàng hoàng sợ hãi trong tôi biến mất. Rồi cô dắt tay tôi vào lớp, một cảm giác lạ lẫm, bỡ ngỡ xuất hiện trong tôi. Sau đó thì cô sắp xếp chỗ cho chúng tôi, khi tôi ngồi vào chỗ của mình, tôi mới quan sát lớp học, cô giáo và những người bạn hoàn toàn mới. Cảm giác xa lạ trong tôi đã dần biến mất, cô giáo nhắc chúng tôi lấy sách vở viết bài tập viết đầu tiên. Không gian trở lên tĩnh lặng, sân trường không còn 1 bóng người, chỉ nghe thấy những tiếng lích chích của vài chú chim non và tiếng giảng bài của thầy cô giáo. Ngày đầu tiên ấy trôi qua, nhưng những cảm xúc sẽ không bao giờ mờ phai, và với tôi, cái ngày ấy như chỉ mới là ngày hôm qua mà thôi , những vui , buồn, hạnh phúc, thích thú, bỡ ngỡ, lo sợ trong ngày đầu tới lớp là những dư âm tới tận mai sau.
kể về một kỉ niệm sâu sắc giữa tình mẹ con của em
viết 1 đoạn văn kể lại kỉ niệm sâu sắc nhất của em với cô giáo của em lớp 5
ai nhanh được tick
Trong thời gian đi học, em đã được học rất nhiều thầy cô. Mỗi người ai cũng có những điểm giống và khác nhau trong tính cách và cách dậy học. Thế nhưng với em, em thích nhất là được học với cô giáo Thúy- cô chính là cô giáo chủ nhiệm lớp bảy của em. Với cô, em đã có rất nhiều nhưng kỉ niệm đẹp mà cho tới tận bây giờ em vẫn không thể nào mà quên được.
Năm lớp bảy, lớp em được nhận cô giáo chủ nhiệm mới. Cô là cô giáo mới về trường, năm đó cô giáo mới có 23 tuổi. Có lẽ cũng bởi vì thế mà ở cô giống như một người chị của chúng em. Cô hiểu chúng em như những người em của mình và luôn ở bên cạnh chúng em để giúp chúng em cố gắng trong học tập. em còn nhớ rất nhiều những kỉ niệm về cô, những kỉ niệm ấy như đi cùng với em suốt cả những chặng đường dài bởi chính cô là người đã dạy cho em những điều hay, những điều mà trước đó em không hề biết. Còn nhớ nhất là kỉ niệm về cô. Khi ấy, em vẫn còn là một học sinh rất nghịch ngợm, lại hay cãi nhau với bạn, không chịu học bài và làm bài mỗi khi tới lớp. Thấy em như vậy, cô giáo đã gọi em và nói chuyện cùng với em.
Lúc đầu em cứ nghĩ rằng có lẽ cô lại mắng mình rồi. Thế nhưng cô lại không hề làm như vậy. Cô hỏi em tại sao em lại không làm bài tập ở nhà một cách rất dịu dàng. . lúc ấy, em không biết phải trả lời như thế nào, chỉ có thể cúi đầu xuống và không dám trả lời cô. Cô bảo rằng cô biết em là một người con ngoan, có thể em không thích học vì em đã bị mất gốc nên cô đã chủ động tới nhà để kèm cặp riêng cho em. Thời gian đầu em không hề muốn học cô, thế nhưng cô đã thay đổi cả những suy nghĩ của em bởi mỗi lần tới nhà, cô chỉ như một người chị đang giúp đỡ em mình học tập. thậm chí khi tới cô mang những thứ mà chúng em thích như xoài, ổi hay những hộp ô mai nho nhỏ. Cô bảo rằng đó chính là bí mật của hai cô trò. Sau này nhờ có công lao dạy bảo của cô mà em đã có những tiến bộ vượt bậc trong học tập và thay đổi hẳn thái đọ với việc học và làm bài.
Cô Thúy là cô giáo mà em ngưỡng mộ nhất. Tuy giờ đây cô đã chuyên công tác nhưng trong lòng của em thì cô luôn la người thầy mà em biết ơn và kính trọng cho tới suốt cuộc đời
Gia đình em theo bố chuyển ra thị xã đã gần hai năm. Hôm nay, em mới có dịp về thăm quê. Vừa lên xe, em đã nhận ra cô Nga, cô giáo chủ nhiệm lớp 5A mà em rất quý mến. Em khoanh tay lễ phép chào cô. Cô mỉm cười kéo em ngồi xuống ghế bên cạnh và ân cần hỏi thăm tình hình học tập và sinh hoạt của em. Gặp cô, em mừng lắm. Bao nhiêu kỉ niệm tốt đẹp về cô lại trỗi dậy trong kí ức em…
Hồi ấy, quê em còn nghèo. Đường làng lồi lõm, quanh co, sau mỗi cơn mưa, đất nhão thành bùn dính bết vào chân, đi lại rất khó khăn. Dân làng làm việc quần quật suốt ngày ngoài đồng, quanh năm vất vả. Trẻ em mới lên chín, lên mười đã phải phụ giúp cha mẹ những việc nhỏ như chăn trâu, cắt cỏ…
Sáng sáng, em đi học cùng bạn Lâm. Nhà bạn ấy cách nhà em một xóm. Hôm đó, chờ mãi không thấy Lâm đến rủ, em đành tới trường một mình. Suốt mấy ngày mưa phùn lây rây, không khí ẩm ướt và lạnh thấu xương. Bầu trời xám xịt, mặt trời bị che khuất sau những đám mây dày sũng nước. Đến lớp, em thấy bạn nào cũng co ro vì lạnh, chân tay, quần áo lem nhem bùn đất. Cô Nga nhìn chúng em với ánh mắt ái ngại và thương cảm. Cô khen chúng em chịu khó, chăm học, rồi cô bắt đầu giảng bài như thường lệ. Chúng em say mê nghe, quên cả trời đang mưa lạnh.
Giờ chơi, các bạn ùa ra hành lang, túm năm tụm ba chuyện trò vui vẻ. Em chợt nhớ tới Lâm và định bụng tan học sẽ ghé thăm xem bạn ấy vì sao mà nghỉ học.
Buổi trưa, ăn cơm xong, nghĩ tới đoạn đường đến nhà Lâm, em ngại quá! Em chui tọt vào chăn rồi ngủ quên mất. Mãi đến tối, em lấy hết can đảm dấn bước trên con đường trơn trượt để đến nhà Lâm. Em ngạc nhiên khi thấy bên ngọn đèn dầu, cô Nga đang giảng bài và hướng dẫn Lâm làm Toán. Lâm quàng chiếc khăn kín cổ, mặt đỏ bừng như người đang sốt. Nhìn cảnh ấy, lòng em xao xuyến lạ thường. Em thương Lâm và kính phục cô bao nhiêu thì lại tự trách mình bấy nhiêu. Lẽ ra tan học, em phải đến với Lâm ngay để giúp bạn ấy chép bài, làm bài mới đúng. Em thật có lỗi với bạn Lâm và cô giáo.
Dường như nhận ra vẻ bối rối của em, cô Nga tươi cười bảo: – Đạt tới thăm Lâm đấy ư ? Tốt lắm ! Cô và hai em cùng giải mấy bài Toán khó này nhé. Thế rồi cô tiếp tục hướng dẫn cặn kẽ cho tới lúc bạn Lâm tự làm được bài.
Mẹ Lâm nói với em: – Chiều qua, Lâm ra đồng giúp bác nhổ cỏ lúa nên bị cảm. Đêm nó sốt cao quá nên sáng nay phải nghỉ học. Nó mong cháu mãi đấy ! Nghe bác nói, em càng ân hận và trách mình sao quá vô tình.
Chín giờ khuya, cô Nga cùng em trở về trên con đường lầy lội. Lúc chia tay, cô dặn em: – Nếu mai Lâm chưa đi học được thì Đạt tới chép bài cho Lâm nhé ! Bạn bè phải giúp đỡ nhau lúc khó khăn, em ạ ! Em tần ngần đứng nhìn theo ánh đèn pin xa dần mà lòng dâng lên niềm kính phục và quý mến cô vô hạn.
Gần hai năm sống và học tập trong ngôi trường mới, em luôn nhớ đến những ngày thơ ấu dưới mái trường làng với bao kỉ niệm khó quên về thầy cô và bạn bè thân yêu. Mái trường đơn sơ nơi quê nghèo nhưng ấm áp tình người.
Trong thời gian đi học, em đã được học rất nhiều thầy cô. Mỗi người ai cũng có những điểm giống và khác nhau trong tính cách và cách dậy học. Thế nhưng với em, em thích nhất là được học với cô giáo Thúy- cô chính là cô giáo chủ nhiệm lớp bảy của em. Với cô, em đã có rất nhiều nhưng kỉ niệm đẹp mà cho tới tận bây giờ em vẫn không thể nào mà quên được.
Năm lớp bảy, lớp em được nhận cô giáo chủ nhiệm mới. Cô là cô giáo mới về trường, năm đó cô giáo mới có 23 tuổi. Có lẽ cũng bởi vì thế mà ở cô giống như một người chị của chúng em. Cô hiểu chúng em như những người em của mình và luôn ở bên cạnh chúng em để giúp chúng em cố gắng trong học tập. em còn nhớ rất nhiều những kỉ niệm về cô, những kỉ niệm ấy như đi cùng với em suốt cả những chặng đường dài bởi chính cô là người đã dạy cho em những điều hay, những điều mà trước đó em không hề biết. Còn nhớ nhất là kỉ niệm về cô. Khi ấy, em vẫn còn là một học sinh rất nghịch ngợm, lại hay cãi nhau với bạn, không chịu học bài và làm bài mỗi khi tới lớp. Thấy em như vậy, cô giáo đã gọi em và nói chuyện cùng với em.
Lúc đầu em cứ nghĩ rằng có lẽ cô lại mắng mình rồi. Thế nhưng cô lại không hề làm như vậy. Cô hỏi em tại sao em lại không làm bài tập ở nhà một cách rất dịu dàng. . lúc ấy, em không biết phải trả lời như thế nào, chỉ có thể cúi đầu xuống và không dám trả lời cô. Cô bảo rằng cô biết em là một người con ngoan, có thể em không thích học vì em đã bị mất gốc nên cô đã chủ động tới nhà để kèm cặp riêng cho em. Thời gian đầu em không hề muốn học cô, thế nhưng cô đã thay đổi cả những suy nghĩ của em bởi mỗi lần tới nhà, cô chỉ như một người chị đang giúp đỡ em mình học tập. thậm chí khi tới cô mang những thứ mà chúng em thích như xoài, ổi hay những hộp ô mai nho nhỏ. Cô bảo rằng đó chính là bí mật của hai cô trò. Sau này nhờ có công lao dạy bảo của cô mà em đã có những tiến bộ vượt bậc trong học tập và thay đổi hẳn thái đọ với việc học và làm bài.
Cô Thúy là cô giáo mà em ngưỡng mộ nhất. Tuy giờ đây cô đã chuyên công tác nhưng trong lòng của em thì cô luôn la người thầy mà em biết ơn và kính trọng cho tới suốt cuộc đời.
tui nhanh nhất nhé , tui vừa làm với vận tốc 1000km/h đó !
Viết một đoạn văn kể về một kỉ niệm của em và mẹ
Tham khảo:
Tôi đã đến với cuộc đời này, yên tĩnh và lặng lẽ, chỉ có gia đình và người thân biết về sự ra đời đó. Nhưng dường như vì cái sự quá ư là nhẹ nhàng đó mà tôi đã không biết quý trọng cái giây phút mà mình đã được sinh ra như thế nào. Mẹ tôi, 1 người phụ nữ, nuôi dạy, chăm sóc con cái, lo việc nội trợ và thiêng liêng hơn là sinh ra và nuôi dưỡng các anh chị em chúng tôi nên người. Tôi biết điều đó vì chị gái tôi luôn nói với tôi như thế: “Mẹ đã vất vả rất nhiều để sinh ra mấy chị em mình,…”.
Tôi luôn nhớ, và không quên. Tôi dám khẳng định là như thế!
Nhưng dường như việc đi ra đời, tiếp xúc và bương chải với nó quá nhiều mà khiến tôi phần nào quên đi cái câu nhắc nhở ấy. Quên đi cái sự vất vả ấy. Và 1 đứa học sinh cấp 3 như tôi, đủ lớn, đủ suy nghĩ để có thể biết được công ơn của ba mẹ. Nhưng tôi đã quên, trong giây phút ấy.
Tôi được học thế nào là trung thực ở trường, trung thực giúp cho con người ta tiến bộ hơn, có được rất nhiều thứ tốt đẹp trong cuộc sống. Nhưng phần nào tôi cũng đã hiểu được, nó được nhiều và cũng mất nhiều lắm qua những lời mà hôm đó tôi đã nói với mẹ. Mẹ là người tôi nghĩ là người phụ nữ trung hậu nhưng quá “ngang”. Tôi muốn mẹ hiểu được rằng, con cái và cha mẹ cần phải hiểu nhau, chứ không phải là mẹ nói gì, con cái nghe ấy.
Với cái suy nghĩ đó mà tôi đã ngang miệng cãi lại mẹ khi mẹ nói những điều mà tôi cho là mẹ sai hoàn toàn. Đừng vội cho là tôi sai khi cho rằng mẹ sai, trong tình huống ấy, tôi không thể nào nghĩ rằng mẹ đúng. Sai và thật sự sai!. Rồi sau cái ngày ấy, mẹ và tôi dường như cách biệt nhau 1 khoảng cách, xa vời vô cùng mặc dù đang chung 1 nhà.
Tôi không hề nghĩ rằng mình sẽ xin lỗi mẹ, vì mình đã sai. Có thể đó là ngang bướng, nhưng mẹ ạ, con không muốn mẹ con mình cứ mãi không hiểu nhau, nếu như không có cái ngày ấy.
Nhưng bây giờ, con muốn xin lỗi mẹ, vì … con đã ngang bưỡng cãi lại mẹ. Con xin lỗi mẹ vì mẹ là mẹ của con, con đã sai vì con cãi mẹ, nhưng mẹ ạ, con mong mẹ cũng sẽ hiểu cho con.
refer
Mẹ là người luôn yêu thương và bảo vệ chúng ta ngay cả khi chúng ta đã trưởng thành. Tuy vậy, trong quá trình trưởng thành ấy, ai cũng từng có lúc làm cho mẹ buồn, và với tôi cũng vậy.
Tôi sinh ra ở một làng quê nghèo. Thời tôi học mẫu giáo, mọi người vẫn tiêu những đồng tiền một, hai trăm đồng. Một trăm đồng có thể mua hai viên kẹo, khi được cho một, hai trăm đồng ấy cũng đủ để làm một đứa con nít như tôi vui sướng cả ngày. Chính vì cuộc sống khó khăn nên những thứ đồ chơi đối với tôi là niềm mơ ước.
Ấy vậy mà, cô bạn ngay cạnh nhà tôi lại có một con búp bê thật đẹp với mái tóc vàng óng ánh, mặc một bộ váy công chúa thật xinh và độ vương miện đính ngọc. Tôi thèm thuồng nhìn con búp bê không chớp mắt, thấy vậy, cô bạn quay sang nói: "Mày thích lắm phải không? Còn lâu tao mới cho mày mượn." Tôi buồn lắm nhưng lại cảm thấy ghét cô bạn ấy hơn, cảm giác ghen tị như trỗi dậy.
Thế là mấy hôm sau, khi tôi đi qua nhà cô bạn, tôi tình cờ thấy con búp bê để trên giá sách, không thấy ai ở nhà, tôi len lén bước vào và ngắm nghía con búp bê. Không kìm được, tôi cầm con búp bê lên và ngắm nhìn thật kỹ, nó đẹp biết bao! Tôi đã thật sự ao ước có được nó. Đột nhiên nhớ tới câu nói của cô bạn hôm trước, tôi chợt muốn giấu nhẹm con búp bê đi. Nghĩ là làm, tôi mang con búp bê về và giấu dưới gối.
Buổi tối, lúc chuẩn bị đi ngủ, mẹ tối thấy chiếc gối hơi cộm mới lật lên xem và phát hiện ra con búp bê. Mẹ hỏi tôi: "Con lấy con búp bê này ở đâu?" Tôi bối rối nói rằng mình nhặt được trên đường đi học về. Mẹ tôi đột nhiên tức giận, gắt lên: "Tại sao con lại nói dối?" Tôi cuống quýt nhưng vẫn khăng khăng: "Con nhặt được mà!". Mẹ tôi kéo tay tôi lại và phát cho mấy roi vào mông.
Tôi òa khóc vì mặc dù mẹ tôi khá nóng tính nhưng đây là lần đầu mẹ đánh tôi. Mặt mẹ đỏ gay, giọng nói đầy vẻ thất vọng: "Mẹ dạy con lấy cắp đồ của người khác à? Con búp bê này của Trang, mẹ đã thấy nó khoe với con rồi."
Tôi lúc đó chỉ nghĩ rất đơn giản và cảm giác như mẹ không thương tôi. Tôi gắt lên với mẹ: "Vì mẹ không mua búp bê cho con, bạn con ai cũng có đồ chơi đẹp nên con lấy của nó đấy. Mẹ không thương con gì cả!". Tôi thấy lúc đó mẹ khóc, đôi mắt mẹ đỏ hoe, trong suy nghĩ non nớt, tôi không hiểu vì sao mẹ lại khóc cho tới khi lớn hơn một chút.
Bố tôi đi làm xa nên chỉ có ba mẹ con ở nhà, cuộc sống khó khăn hơn khi em trai tôi rất hay bệnh. Mẹ vừa phải làm việc vừa phải chăm sóc tôi và cậu em trai một tuổi nên rất vất vả. Mẹ gầy gò và mảnh dẻ cảm giác một cơn gió có thể thổi bay. Có lẽ mẹ khóc vì sự bất lực của mình.
Thế rồi mẹ vừa khóc vừa kêu tôi đứng úp mặt vào tường và tự kiểm điểm. Lúc đó, tôi chỉ thấy oán trách và ấm ức nhưng cũng không dám cãi lời mẹ. Tôi mơ màng tỉnh dậy bởi tiếng cậu em trai khóc toáng lên. Tôi chỉ thấy mẹ vội vàng đặt thứ gì xuống và chạy đến vỗ về: "Ngoan, ngoan, ngủ đi! Mẹ thương, mẹ thương nào!" Tôi bỗng cảm thấy ghen tỵ với cả cậu em, mẹ dường như chỉ quan tâm mỗi em trai thôi. Sáng hôm sau tỉnh dậy, tôi thấy mẹ đang bế em, trên tay cầm ly thuốc, thì ra em tôi bị ốm quấy cả đêm. Tôi ngơ ngác khi mình nằm trên giường, có lẽ hôm qua đứng lâu quá nên tôi ngủ gật, mẹ đã bế tôi lên giường. Nhưng điều làm tôi ngạc nhiên là một con búp bê bằng vải đặt bên gối. Không phải bộ váy màu sắc xa hoa, không phải mái tóc vàng óng ánh, mà là bộ váy trắng tinh, mái tóc đen tết bằng những sợi chỉ.
Tôi nhìn kỹ thì phát hiện con búp bê làm từ chiếc áo trắng bố mua cho mẹ mà chỉ những dịp đi chơi mẹ mới dám mặc. Mẹ thấy tôi ngơ ngác liền nói: "Chúc mừng sinh nhật con gái! Giờ mẹ chưa đủ tiền mua búp bê đẹp cho con, nhưng mẹ hứa sẽ mua bù cho con vào dịp khác!"
Lúc này, tôi mới nhìn mẹ kỹ hơn, đôi mắt lõm sâu, làn da sạm lại, đôi tay run run có lẽ vì bế em cả đêm và có lẽ cũng là vì khâu con búp bê cả đêm đến đêm cả vào ngón tay bởi tôi thấy ngón tay mẹ sưng lên. Thấy tôi kinh ngạc, mẹ
nói: "Nhưng con lấy đồ của bạn là sai, hôm qua mẹ đã phạt con rồi. Con chỉ có thể có đồ chơi khi con xứng đáng. Hãy mang búp bê sang và xin lỗi bạn đi!". Nhìn vẻ mệt mỏi nhưng kiên quyết của mẹ, tôi nhận ra, mẹ vẫn yêu thương tôi theo cách riêng của mình. Tôi rén rén đến bên mẹ thì thầm: "Con xin lỗi mẹ! Con sai rồi!" Thế là tôi ba chân bốn cẳng mang con búp bê sang trả bạn và xin lỗi nó. Sau này, nhờ học hành chăm chỉ, mẹ giữ đúng lời hứa mua cho tôi con búp bê mới, nhưng không bao giờ nó tốt bằng con búp bê mẹ tự tay tặng tôi.
Một kỷ niệm có chút xấu hổ về lỗi lầm của mình, nhưng chính nó đã giúp tôi hiểu hơn về tình yêu thương của mẹ dành cho mình.
Viết một đoạn văn kể về một kỉ niệm của em và mẹ