bạn hãy nêu cách mở bài gián tiếp bằng 2 cách trong bài văn hay chữ tốt
Hãy kể lại câu chuyện Rùa và Thỏ bằng lời của một nhân vật trong truyện.
[Viết hay để mk tick nha]à còn bài nữa nè
Hãy kể lại câu chuyện Hai bàn tay bằng cách chuyển lời dẫn trực tiếp sang lời dẫn gián tiếp,mở bài gián tiếp,kết bài mở rộng.
Một buổi sáng mùa thu trời đẹp lắm! Tôi ra bờ suối để ngắm sương tan và điểm tâm món lá non. Tôi đang say mê ngây ngất, bỗng nhìn xuống bãi cát. thấy Rùa đang tập chạy.
Ôi! Rùa vất vả với cái lưng to kềnh và nặng như đá ấy, tôi mỉm cười mỉa mai. Đãthế tôi lại lên tiếng lớn.
- Rùa đấy ư? Đồ chậm như sên. Ngươi mà cũng tập chạy à?
- Rùa có vẻ giận tôi lắm nhưng thản nhiên đáp rằng:
- Anh đừng giễu tôi! Anh với tôi thử chạy thi xem ai hơn?
Tôi vểnh đôi tai lên rồi trả lời:
- Được! Được chứ! Ngươi dám chạy thi với ta sao? Ta chấp ngươi một nửa đường đó.
Rùa không nói gì thêm. Biết mình chậm chạp nên cốsức để chạy. Thấy Rùa ì ạch chạy, tôi lại nghĩ rằng:
Mặc kệ, cứ để nó chạy gần tới đích, ta phóng cũng vừa. Với ý nghĩa điên rồ ấy, tôi nhìn Rùa với cặp mắt xem thường, kiêu hãnh. Thế rồi, tôi ngao du đây đó, ngắm nghía trời mây, thưởng thức lá non, hái hoa, đuổi theo đàn bướm. Tệ hại hơn nữa, tôi lại nằm dưới gốc cây thả hồn theo mây gió. Tôi nghĩ đến cảnh mình tới đích trước Rùa, được đàn bướm vàng xinh xắn đến tặng hoa và thán phục. Rùa sẽ xấu hổ vô cùng. Nghĩ đến đó tôi lại cười đắc chí. Chợt tôi nghĩ đến cuộc thi, ngẩng đầu lên thì thấy Rùa đã gần tới đích. Tôi chạy bở hơi tai nhưng đâu còn kịp nữa. Rùa đã tới đích trước. Tôi thật hổ thẹn. Còn lũ bướm bên bờ sông thì nhìn tôi với vẻ xem thường, khinh bỉ...
Chuyện xảy ra rồi tôi mới tỉnh ngộ. Vì tính tự kiêu, tự đắc và hợm hĩnh của mình nên tôi đã chuốc lấy bài học đầu đời thật cay đắng. Tính kiên trì, khiêm tổn như Rùa ắt làm nên việc lớn. Và có lẽ tôi sẽ học tập những nét đẹp từ bạn Rùa ấy.
Một buổi sáng mùa thu trời đẹp lắm! Tôi ra bờ suối để ngắm sương tan và điểm tâm món lá non. Tôi đang say mê ngây ngất, bỗng nhìn xuống bãi cát. thấy Rùa đang tập chạy.
Ôi! Rùa vất vả với cái lưng to kềnh và nặng như đá ấy, tôi mỉm cười mỉa mai. Đãthế tôi lại lên tiếng lớn.
- Rùa đấy ư? Đồ chậm như sên. Ngươi mà cũng tập chạy à?
- Rùa có vẻ giận tôi lắm nhưng thản nhiên đáp rằng:
- Anh đừng giễu tôi! Anh với tôi thử chạy thi xem ai hơn?
Tôi vểnh đôi tai lên rồi trả lời:
- Được! Được chứ! Ngươi dám chạy thi với ta sao? Ta chấp ngươi một nửa đường đó.
Rùa không nói gì thêm. Biết mình chậm chạp nên cốsức để chạy. Thấy Rùa ì ạch chạy, tôi lại nghĩ rằng:
Mặc kệ, cứ để nó chạy gần tới đích, ta phóng cũng vừa. Với ý nghĩa điên rồ ấy, tôi nhìn Rùa với cặp mắt xem thường, kiêu hãnh. Thế rồi, tôi ngao du đây đó, ngắm nghía trời mây, thưởng thức lá non, hái hoa, đuổi theo đàn bướm. Tệ hại hơn nữa, tôi lại nằm dưới gốc cây thả hồn theo mây gió. Tôi nghĩ đến cảnh mình tới đích trước Rùa, được đàn bướm vàng xinh xắn đến tặng hoa và thán phục. Rùa sẽ xấu hổ vô cùng. Nghĩ đến đó tôi lại cười đắc chí. Chợt tôi nghĩ đến cuộc thi, ngẩng đầu lên thì thấy Rùa đã gần tới đích. Tôi chạy bở hơi tai nhưng đâu còn kịp nữa. Rùa đã tới đích trước. Tôi thật hổ thẹn. Còn lũ bướm bên bờ sông thì nhìn tôi với vẻ xem thường, khinh bỉ...
Chuyện xảy ra rồi tôi mới tỉnh ngộ. Vì tính tự kiêu, tự đắc và hợm hĩnh của mình nên tôi đã chuốc lấy bài học đầu đời thật cay đắng. Tính kiên trì, khiêm tổn như Rùa ắt làm nên việc lớn. Và có lẽ tôi sẽ học tập những nét đẹp từ bạn Rùa ấy.
1.Đó là một bài học nhớ đời cho tôi. Chỉ vì tính kiêu căng và ngạo mạn mà tôi đã thất bại. Tôi sẽ kể cho các bạn nghe về cuộc thi đấu giữa tôii và Rùa.
Vào một buổi sáng mùa thu, tôi ra khỏi hang. Nhìn những bông hoa mới thơm làm sao. Tôi vừa đi vừa nhấm nháp vài ngọn cỏ. Đang đi, bỗng tôi nhìn thấy một chú Rùa cố sức tập chạy. Tôi mỉa mai Rùa:
- Mày mà cũng đòi tập chạy à? Đồ chậm như sên ấy.
Rùa đáp:
- Vậy anh thử thi với tôi xem ai chạy nhanh hơn?
Tôi vừa nghe Rùa nói, lăn ra đất, ôm bụng cười. Tôi nói với Rùa:
- Được, thi thì thi, tao chấp mày một nửa đấy!
Sáng hôm ấy, mọi thú vật đổ tới rừng để xem cuộc thi đấu có một không hai. Vừa bắt đầu, Rùa đã vác cái mai nặng cố sức chạy thật nhanh. Đi đến giữa đường đua, tôi nghĩ:
- Đợi Rùa đến gần đích ta phóng là vừa.
Gặp một cây cổ thụ lớn, tôi liền tựa lưng nhìn trời, mây và đánh một giấc. Đang ngủ bỗng những tia nắng chiếu thẳng vào mắt tôi. Thỉnh dậy nhìn thấy Rùa đã gần tới đích, tôi vắt chân lên cổ mà chạy. Nhưng muộn rồi, Rùa đã về đích trước tôi. Xấu hổ quá, tôi chạy thẳng vào rừng sâu.
Đấy, các bạn thấy không, nếu kiên trì và khiêm tốn thì sẽ được mọi người xung quanh yêu mến, còn kiêu căng ngạo mạn như tôi thì không tốt đâu. Các bạn hãy học tập Rùa nhé
2.Chuyện xảy ra cách đây hơn nửa thế kỷ rồi. Vậy mà buổi nói chuyện giữa tôi và Bác Hồ hồi ấy ở Sài Gòn chẳng bao giờ phai nhạt trong kí ức tôi. Lời nói và cử chỉ của người khi giơ hai bàn tay ra trước mắt tôi: “Đây! Tiền đây! Chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi”. Quyết tâm và ý chí, nghị lực của Người đã làm cho tôi vô cùng xúc động. Người đã biểu lộ sức mạnh tiềm tàng của một dân tộc chưa bao giờ khuất phục trước một kè thù xâm lược nào. Chuyện về “Hai bàn tay” cụ thể như sau
mk trả lời đầu tiênHãy viết một bài văn miêu tả con chó
( các bạn ko chép trên mạng hay SGK )
Lưu ý : Mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng
Chúc các bạn học thật tốt !
Biết em rất yêu quý chó nên kỳ nghỉ hè vừa rồi về chơi với bà ngoại, bà cho em một con chó rất dễ thương, lúc đó chú chó mới được 3 tháng tuổi, em nhìn chú chó là đã thích ngay rồi, em xin bà và khi về bế chú chó theo, em đặt tên cho chú là Misa.
Misa lớn rất là nhanh. Lúc bà cho, nó chỉ to bằng bắp chân của em bây giờ chú không những lớn nhanh mà còn rất khỏe khoắn. Chú có một thân hình đẹp cân đối, bộ lông của chú mượt và mịn như nhung. Hai cái lỗ tai của Misa nhọn, luôn vểnh lên nhìn rất đáng yêu như để nghe ngóng mọi động tĩnh xung quanh mình. Misa rất thông minh và ngoan ngoãn. Chiếc mũi của chú ướt ướt luôn hếch lên để đánh hơi lạ. Chú ta có một hàm răng sắc, khi nhìn thấy chú chắc chắn không có tên trộm nào đến gần. Chú đi đứng rất nhẹ nhàng và chạy rất nhanh. Sáng nào cũng vậy, Misa đùa với chú mèo đen ngoài sân. Đùa chán, chú lại tìm chỗ nào đó mát để nằm. Misa nằm sấp gác mõm lên hai chân trước của mình, lim dim ngủ, tưởng như chú ngủ rất ngon nhưng không phải thế nhé!. Chú sẽ luôn luôn đứng phắt dậy khi khi nghe có tiếng động hoặc ngửi thấy mùi lạ nào đó. Nếu là người lạ, chú ta liền tỏ ra hung dữ nhe nanh, gầm gừ như muốn nói: “Hãy ra khỏi đây nhanh nào!” nhưng ngược lại đối với thành viên trong gia đình em khi đi đâu về chỉ cần đến đầu ngõ thôi, chú đã biết và luôn luôn chạy ngay ra cổng đón, chú còn chạy quanh người đuôi thì ngoáy tít lên vì vui sướng, những lúc đó thật là vui.
Nhà em tất cả các thành viên ai cũng thích Misa. Chú như một thành viên quan trọng trong gia đình em. Trước khi đi ngủ, chú luôn đi vòng quanh kiểm tra quanh nhà xem có gì đó bất thường không khiến nhà em luôn yên tâm ngủ sau một ngày làm việc, học tập mệt mỏi, căng thẳng.
Đọc hai đoạn mở bài của bài văn Tả con đường quen thuộc từ nhà em tới trường. Xác định đoạn nào mở bài theo kiểu trực tiếp, đoạn nào mở bài theo kiểu gián tiếp (bằng cách đánh dấu (+) vào ô thích hợp). Nêu cách viết mỗi kiểu mở bài đó.
Giải thích :
- Đoạn a) là cách Mở bài trực tiếp vì kể ngay (nói ngay) đến đối tượng được tả.
- Đoạn b) là cách Mở bài gián tiếp vì nói chuyện khác để dẫn vào chuyện hoặc đối tượng định tả.
Hãy viết mở bài bằng hai cách, trực tiếp và gián tiếp. Chú ý :mở bài trực tiếp 5 câu, mở bài gián tiếp 8 câu
• Mở bài trực tiếp:
Mẹ là người thân gần gũi nhất của em. Mẹ lúc nào cũng yêu em và chăm sóc em chu đáo.
• Mở bài gián tiếp:
Cùng với nhà trường, gia đình là nơi giáo dục em tất cả phép tắc cư xử, dạy dỗ em nên người. Thấm nhuần lễ nghĩa của gia đình bảo ban, em trở thành người con có nền nếp tốt. Chịu ảnh hưởng từ những lời dạy bảo, nhắc nhở của mẹ, em yêu mẹ nhất, người luôn luôn gần gũi với em.
Xin lỗi mọi người nhìn quên chưa viết đề đấy là tả mẹ nha
Mở bài về cái gì vậy bạn
Hãy viết bài văn tả cây hoa sen mở bài theo cách gián tiếp kết bài theo cách mở rộng
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng, bông trắng, lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
Là người Việt Nam, hẳn ai cũng biết về bài ca dao trên và loài hoa quen thuộc được nói tới trong bài, một loài hoa đồng nội mộc mạc, giản dị, sống trong bùn lầy hôi tanh mà vẫn toả hương khoe sắc. Đó là hoa sen.
Nói đến hoa sen, ai cũng nhớ tới một loài hoa mộc mạc trong đầm, lá to, tròn nổi trên mặt nước. Thân và cuống của hoa đềụ có màu xanh. Búp sen có màu xanh lục, hình bầu dục. Khi nở, hoa sen màu hồng thắm, xen chút màu trắng. Nhị và nhuỵ sen màu vàng được gói kín bên trong toả hương thơm ngát. Đài sen nở to khi lá và nhị rụng còn trơ lại và phát triển thành bát sen.
Vào mùa hạt, chưa đi đến đầu làng, còn bước chân trên con đường cát sỏi bỏng rát, ta đã ngửi thấy hương thơm ngào ngạt của hoa sen bay trong gió quyện trong mùi lúa nếp thơm nồng như giục giã bước chân ai nhanh về quê mẹ. Những ngày rằm, mồng một hàng tháng, mùa hè sen được bán đắt hàng nhất trong các hàng hoa vì ai cũng hiểu sen tượng trựng cho tấm lòng thơm thảo, bình dị, mộc mạc của con cháu kính dâng lên tổ tiên, ông bà. Hương trầm quện trong hương sen gợi nhớ về cõi linh thiêng, đẹp nhất. Cuối hạ những bông sen tàn trơ lại bát sen xanh to bằng bát cơm với những hạt sen già mẩy căng tròn. Mỗi bộ phận của sen đều có những công dụng hữu ích giúp cho con người. Hoa sen rất thơm dùng để ướp trà. Nếu bạn là người thích uống trà thì bạn không thể bỏ qua món chè sen (chè được ướp hương sen bằng cách cho chè vào hoa sen và buộc lại để qua đêm, hay cho nhị sen pha lẫn với chè). Nó vừa thơm vừa đậm đà uống xong rất sảng khoái. Chè tâm sen (phần phôi xanh trong hạt sen) còn có tác dụng chữa bệnh mất ngủ rất tốt.
Hạt sen có thể ăn lúc non vừa ngọt vừa thơm, là món quà vặt của trẻ con thôn quê. Hạt sen già được các bà mẹ khéo tay nội trợ chế biến thành những món đặc sản nổi tiếng: chè sen (nấu nhừ hạt sen rồi thả vào nồi bột sắn trong suốt) ăn vừa mát vừa bổ. Món mọc trong cỗ bàn chính là cách ninh nhừ hạt sen trong nồi xương lợn, thả những viên mọc nấm hương vào lẫn tạo nên hương vị béo thơm thật hấp dẫn. Trước đây món này chỉ dành cho vua chúa, quý tộc... mới được dùng.
Nếu bạn đi qua cánh đồng chỉ ngửi thấy mùi thơm của hoa sen thì với tôi hương thơm ấy lại gợi về những kỷ niệm bên gia đình bè bạn với hương vị của cốm làng Vòng dẻo thơm bọc trong những lá sen to mát dịu. Những ngày hè nóng bức lá sen đội đầu thay thế cho những chiếc nón, mũ quả là tuyệt diệu. Bọn trẻ chăn trâu coi đây là thú vui nhất khi đua nhau ngụp lận dưới đầm để mò ngó sen (phần thân và củ sen nằm sâu dưới bùn nước).
Có thể nói hoa sen từ lâu đã gắn với văn hoá tinh thần của người Việt. Hoa sen được ví đẹp như những người thiếu nữ Việt Nam, tượng trưng cho sự thanh cao giàu sức sống, biểu tượng của vẻ đẹp chân thực, giản dị, mộc mạc: Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
Hình tượng đó đã đi vào ca dao thơ ca, lấy sen làm vẻ đẹp để tôn vinh so sánh với Bác Hồ.
Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ
Sen còn là hoạ tiết chính trong các đồ vật trang trí trong các công trình văn hoá cổ, trong các bức tranh dân gian, các đồ vật trang nghiêm ở thủ đô Hà Nội. Chùa Một Cột nằm giữa hồ sen đã minh chứng cho sự quan trọng của hoa sen với đời sống của dân tộc ta. Và đặc biệt có cuộc thi đã lấy giải mang tên biểu tượng Bông sen vàng.
Có thể nói hoa sen là loài hoa đẹp, có nhiều lợi ích gắn bó với dân tộc Việt Nam từ bao đời nay. Vì vậy cứ nghĩ đến làng quê Việt Nam chúng ta lại nhớ đến hình ảnh bông sen nổi lên trên mặt nước, toả mùi hương thơm ngát... Một loài hoa đẹp, cao quý của đất nước Việt Nam.
Hãy làm mở bài bài văn tả bạn thân gián tiếp, siêu hay.
Tình bạn là một trong những thứ tình cảm thiêng liêng nhất của cuộc đời người. Có trong đời một người bạn thân thiết sẽ khiến chúng ta thêm được nhiều niềm vui trong cuộc đời này. Và em cũng vậy, em cũng có cho mình một người bạn thân thiết, bạn thân của em tên là Lan. Chúng em đã quen nhau từ khi mới bắt đầu học lớp một.
Ông bà xưa thường nói : “Sống trong bể ngọc kim cương, không bằng sống trong tình thương bạn bè.”Ngoài ba mẹ dẫn dắt cho ta những bước chân đầu tiên . Ngoài ông bà kể cho ta câu chuyện khi ngủ . Ngoài thầy cô đã dạy dỗ ta nên người. Bên cạnh đó, tình bạn cũng quan trọng không kém họ .Tình bạn là mở đầu cho sự gắn bó cùng nhau , cùng nhau hoàn thành ước mơ mong muốn. Đây là bài chi tiết .
Tập làm văn : Hãy viết 2 cách mở bài cho bài văn kể chuyện. Ông trạng thả diều
Mở bài trực tiếp
Mở bài gián tiếp
trực tiếp:
trong tất cả các bài tập đọc em thích nhất là bài ô trậng thả diều
gián tiếp :
tuổi thơ của ai cũng được nâng lên từ những cánh diều,em luôn có ý nghĩ đó nhờ câu chuyện ý nghĩa đó .Câu chuyện nói về 1 cậu bé nhà nghèo thích chơi diều và cũng rất hầm .Cậu đã đỗ trạng nguyên khi 13 tuổi.đó là trạng nguyễn hiền.Câu chuyện ông trạng thả diều chứng minh điều đó,sau đây em xin kể
1) nêu cấu trúc đề văn biểu cảm ?
2) tình cảm trong bài "Cổng trường mở ra" đc biểu hiện trực tiếp hay gián tiếp? dựa vào dấu hiệu nào để đưa ra nhận xét?
3) cách viết trong câu 2 có tác dụng gì?
2. Viết một đoạn mở bài cho bài văn miêu tả cái bàn học của em:
- Theo cách mở bài trực tiếp.
- Theo cách mở bài gián tiếp.
Mở bài trực tiếp:
Nhân dịp sinh nhật của em hôm nay, mẹ đã mua cho em cái bàn học rất đẹp mà em mong ước từ lâu.
Mở bài gián tiếp:
Khi các bạn đến lúc học bài, các bạn sẽ cố gắng học nó, nhưng các bạn phải tìm chổ phẳng để có cảm giác thoải mái nhất khi học và đó chình là cái bàn-thứ mà em yêu quý nhất.
Mở bài trực tiếp :
Vào ngày sinh nhật, em được tặng một món quà đó chính là cái bàn học của em.
Mở bài gián tiếp :
Năm ngoái, em đã đạt được điểm cao, bố em đã quyết định thưởng cho em một món quà. Đó là chiếc bàn học mới. Nó gắn bó với em khá nhiều.