Hãy đọc bài thơ Chuyện cổ tích loài người và trả lời các câu hỏi sau đây.
đọc bài chuyện cổ tích về loài người rồi trả lời các câu hỏi dưới đây, giúp mình nhé. cần gấp
1. Em hãy nêu những căn cứ để xác định Chuyện cổ tích về loài người là một bài thơ.
2. Trong tưởng tượng của nhà thơ, thế giới đã biến đổi ra sao sau khi trẻ con ra đời?
3.Món quà tình cảm nào mà theo nhà thơ, chỉ có người mẹ mới đem đến được cho trẻ?
4.Bà đã kể cho trẻ nghe những câu chuyện gì? Hãy nêu nhũng điều mà bà muốn gửi gắm trong những câu chuyện đó.
5.Theo cách nhìn của nhà thơ, điều bố dành cho trẻ có gì khác so với điều bà và mẹ dành cho trẻ.
6.trong khổ thơ cuối, em thấy hình ảnh trường lớp và thầy giáo hiện lên như thế nào.
7.Nhan đề Chuyện cổ tích về loài người gợi lên cho em những suy nghĩ gì?
8.câu chuyện về Nguồn gốc của loài người qua thơ của tác giả Xuân Quỳnh có gì khác so với những câu chuyện về nguồn gốc của loài người mà em đã biết? Sự khác biệt ấy có ý nghĩa như thế nào.
Tham khảo:
Câu 1:
- Truyện kể về nguồn gốc loài người trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam: Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên.
- Trong truyện này, loài người ra đời từ bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ, từ đó các con chia nhau đi cai quản các vùng đất của nước ta.
Câu 2:
Trong tưởng tượng của nhà thơ, thế giới đã biến đổi khi trẻ con ra đời:
- Mặt trời nhô cao, cỏ cây bắt đầu sống dậy, chim sinh ra cho trẻ con tiếng hót, gió cũng thổi những làn gió mát lành, sông, biển bắt đầu hình thành cho trẻ con đi tắm, mây xuất hiện che bóng cho trẻ, đường cũng dài theo bước chân của trẻ con.
- Tình yêu, lời ru của mẹ và những câu chuyện kể được sinh ra từ bà.
- Sự hiểu biết xuất hiện từ lời kể của bố.
- Chữ viết, bàn ghế, trường lớp cũng bắt đầu sinh ra cho trẻ em.
Câu 3:
Món quà tình cảm mà theo nhà thơ, chỉ có người mẹ mới đem đến được cho trẻ đó là sự chăm sóc, yêu thương trẻ thơ để em bé có được một môi trường phát triển tốt (là tình yêu, lời ru, sự bế bồng chăm sóc).
Câu 4:
- Bà đã kể cho trẻ nghe những câu chuyện cổ: "chuyện con cóc, nàng tiên, chuyện cố Tấm ở hiền, chuyện Lý Thông ở ác".
- Những điều mà bà muốn gửi gắm qua những câu chuyện cổ từ ngày xưa đó là: Bà muốn giúp cho bé thơ hiểu biết hơn về lịch sử cội nguồn, hướng đến cách sống ở hiền gặp lành, sống chân thành, tốt bụng, hướng ước mơ và khát vọng cao đẹp trong cuộc sống của nhân dân. Những câu chuyện đó, sẽ in sâu trong tâm trí các em, quyết định hình thành cảm xúc và lòng nhân ái của trẻ sau này.
Câu 5:
Theo cách nhìn của nhà thơ, điều bố dành cho trẻ có sự khác biệt so với điều bà và mẹ dành cho trẻ. Khi loài người dần dần tiến bộ văn minh hơn, thế giới có vô vàn điều mới lạ đợi trẻ em khám phá. Chính bố đã dạy dỗ cho con những hiểu biết về đạo đức và tri thức trong cuộc đời. Bố dậy con rộng là mặt bể, dài là con đường đi, núi màu xanh và trái đất hình tròn.
Câu 6:
- Trong khổ thơ cuối, hình ảnh trường lớp và thầy giáo hiện lên như một minh chứng cuộc sống này ngày một phát triển diệu kì và văn minh.
- Khi đó có tiếng nói, có chữ viết, có nền giáo dục. Và khi đó con người được học hành, văn minh hơn. Chính giáo dục là món quà quý giá nhất dành tặng mỗi người. Giáo dục giúp con người sống tốt và thế giới trở nên tuyệt vời hơn.
Câu 7:
Nhan đề Chuyện cổ tích về loài người gợi lên cho em những suy nghĩ đây là một câu chuyện lý giải được cuộc sống trên trái đất từ xưa đến nay.
Câu 8:
- Câu chuyện về Nguồn gốc của loài người qua thơ của tác giả Xuân Quỳnh có sự khác biệt với những câu chuyện về nguồn gốc của loài người mà em đã biết:
+ Những câu chuyện về nguồn gốc của loài người mà em đã biết kể lại sự tích con người được hình thành như thế nào và lí giải tổ tiên của dân tộc.
+ Chuyện cổ tích về loài người lí giải nguồn gốc của trái đất xoay quanh việc một em bé xuất hiện và lớn lên. Mọi chi tiết đều thể hiện tình yêu và ý nghĩa của từng sự vật ở trên đời, từ đó cho thấy sự sống của mỗi con người là thiêng liêng và quý giá.
- Bài thơ có một thông điệp sâu sắc được chuyển tải chính là hay chăm sóc và yêu thương trẻ em. Để mỗi em bé có được một tuổi thơ tốt đẹp và hạnh phúc nhất.
Em hãy tìm đọc truyện cổ tích Cây khế và đọc bài văn kể lại truyện Cây khế, sau đó trả lời những câu hỏi sau:
1. Người kể có nêu được thời gian, địa điểm xảy ra câu chuyện hay không?
2. Người kể có đảm bảo kể đủ những sự việc chính đã diễn ra trong truyện Cây khế hay không?
3. Những hành động của nhân vật trong truyện có bị người kể bỏ sót hay không?
4. Từ bài văn kể lại truyện Cây khế, em học được điều gì về cách kể lại một truyện cổ tích?
1. Người kể đã nêu được thời gian, địa điểm xảy ra câu chuyện: ngày xưa và tại một nhà kia.
2. Người kể đã đảm bảo kể đủ những sự việc chính đã diễn ra trong truyện Cây khế:
- Cha mẹ mất sớm, người anh lấy hết của cải.
- Chim ăn khế và trả vàng cho nhà người em.
- Người anh đòi đổi tài sản lấy cây khế của em.
- Do quá tham lam, bắt chim chở nặng nên người anh đã rơi xuống biển và bị sóng cuốn đi.
3. Những hành động của nhân vật trong truyện không bị người kể bỏ sót:
- Hành động của người anh độc ác lấy hết gia sản.
- Người em hiền lành cho chim ăn khế.
- Con chim biết lấy vàng trả ơn.
- Người anh tham lam bắt chim chở nặng và nhận lấy cái chết.
4. Từ bài văn kể lại truyện Cây khế, em học được cách kể lại một truyện cổ tích đó là phải đáp ứng đầy đủ nội dung và hình thức của văn bản:
- Trình bày tên truyện và lí do kể truyện.
- Giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.
- Trình bày các sự việc chính của truyện.
- Trình bày kết thúc truyện.
- Suy nghĩ của bản thân về kết thúc truyện.
Mọi người ơi trả lời giúp mình với. Mình ko biết câu này có nằm trong chương trình lớp 7 ko nx.
Bài tập: Em hãy đọc thuộc bài thơ và viết một đoạn văn ngắn thể hiện cảm xúc về 1 câu chuyện cổ tích được tác giả đề cập đến trong bài thơ.
CHUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH
Tôi yêu chuyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
Thương người rồi mới thương ta
Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm
Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì gặp người tiên độ trì
Mang theo chuyện cổ tôi đi
Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa
Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa
Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi
Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn chuyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình
Rất công bằng, rất thông minh
Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang.
Thị thơm thì giấu người thơm
Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà
Đẽo cày theo ý người ta
Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì
Tôi nghe chuyện cổ thầm thì
Lời cha ông dạy cũng vì đời sau.
Đậm đà cái tích trầu cau
Miếng trầu đỏ thắm nặng sâu tình người
(Lâm Thị Mỹ Dạ)
Tham khảo
Bài thơ "Truyện cổ nước mình" của Lâm Thị Mỹ Dạ viết bằng thể thơ lục bát, âm điệu nhẹ nhàng, mang màu sắc ca dao, dân ca. Qua bài thơ tác giả ca ngợi truyện cổ của nước mình mang nhiều ý nghĩa sâu xa, chứa đựng bao bài học quý báu của ông cha truyền lại cho con cháu đời sau. Tình thương người bao la mênh mông và triết lí về niềm tin "ở hiền gặp lành" là ý nghĩa sâu xa, là sự tuyệt vời của truyện cổ nước mình khiến cho nhà thơ phải "yêu" và quý trọng. Câu thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ gợi nhớ trong lòng ta bao truyện cổ, bao hình ảnh, bao nhân vật. "Truyện cổ nước mình" đã trở thành hành trang tinh thần, đem đến cho nhà thơ nhiều sức mạnh để vượt qua mọi thử thách "nắng mưa" trong cuộc đời, để đi tới mọi miền quê, mọi chân trời xa xôi đẹp đẽ. "Truyện cổ nước mình" là một bài thơ hay, giản dị mà đậm đà. Bài thơ đã giúp mỗi tuổi thơ chúng ta yêu thêm truyện cổ của đất nước mình, dân tộc mình. Đọc bài thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ, chúng ta mới hiểu rõ vì sao nhân dân ta từ người trẻ đến người già, ai cũng yêu thích truyện cổ nước mình.
Đọc và trả lời câu hỏi Chuyện cổ tích về loài người sách giáo khoa lớp 4 tr9
Sau khi trẻ sinh ra , vì sao cần có ngay người mẹ ?
Sau khi trẻ sinh ra, vì sao cần có ngay người mẹ?
Phương pháp giải:
Con đọc kĩ khổ thơ thứ ba.
Lời giải chi tiết:
- Sau khi trẻ sinh ra, trẻ cần được nâng niu, chăm sóc, nuôi dưỡng nên cần có ngay người mẹ.
-Sau khi trẻ sinh ra, trẻ cần dc nâng niu, chăm sóc, nuôi dưỡng nên cần có mẹ.
bn Trần Thu Hà k cho mình nha
"Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru
Cho nên mẹ sinh ra
Để bế bồng chăm sóc."
Cần có mẹ vì trẻ cần tình yêu và lời ru, trẻ cần được bế bồng và chăm sóc.
Viết đoạn văn từ 10-12 câu ghi lại cảm xúc sau khi đọc xong bài thơ " CHUYỆN CỔ TÍCH VỀ LOÀI NGƯỜI" của nhà thơ Xuân Quỳnh
“Chuyện cổ tích về loài người” của Xuân Quỳnh là một bài thơ giàu ý nghĩa, đặc biệt là khổ thơ nói về sự thay đổi của Trái Đất khi trẻ con được sinh ra. Trước đó, Trái Đất thật là trần trụi: không một dáng cây ngọn cỏ, cũng như không có ánh sáng hay màu sắc. Thì sau khi trẻ con ra đời, Trái Đất đã hoàn toàn thay đổi: mặt trời xuất hiện giúp trẻ con nhận biết màu sắc. Tiếng chim hót, tiếng gió thổi cho trẻ con cảm nhận âm thanh. Sông xuất hiện giúp trẻ con tắm rửa sạch sẽ; biển lại giúp trẻ con suy nghĩ, cung cấp cá tôm và phương tiện là tàu thuyền để khám phá khắp nơi. Khi trời nắng, những đám mây đem bóng mát cho trẻ em. Và khi trẻ em bắt đầu tập đi thì con đường xuất hiện. Mọi sự việc xuất hiện trên Trái Đất đều xoay quanh trẻ em để giúp người đọc hiểu hơn về tầm quan trọng của trẻ em trong cuộc sống.
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
“Tôi yêu chuyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
Thương người rồi mới thương ta
Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm
Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì gặp người tiên độ trì
Mang theo chuyện cổ tôi đi
Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa”
(Chuyện cổ nước mình, Lâm Thị Mỹ Dạ)
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là gì?
Câu 2. Xác định đại từ nhân xưng có trong đoạn thơ trên.
Câu 3. Hai dòng thơ: “Ở hiền thì lại gặp hiền/ Người ngay thì gặp người tiên độ trì”
gợi nhắc đến những câu chuyện cổ nào của nước ta?
Phần II. Làm văn. (7.0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm)
Viết đoạn văn (khoảng 5 đến 7 câu) thể hiện cảm xúc của em về đoạn thơ ở phần
Đọc hiểu. Trong đoạn văn, có sử dụng ít nhất một cụm danh từ (gạch chân cụm danh từ
đó).
Hãy đọc câu chuyện " Người công dân số Một" và trả lời các câu hỏi cuối bài. (Trả lời cả 2 phần câu hỏi).
Bạn ơi bài công dân số một có hai phần mà bạn !
Trả lời phần nào thế bạn ? Hay trả lời cả hai phần ?
1. Anh Lê giúp anh Thành tìm việc ờ Sài Gòn.
2. Nhìn chung, các câu nói của anh Thành trong đoạn trích này đều trực tiếp hay gián tiếp liên quan đến vấn đề cứu dân cứu nước. Những câu nói thể hiện trực tiếp của anh Thành về dân về nước là:
* Chúng ta là đồng bào, cùng máu mủ da vàng với nhau. Nhưng... anh có khi nào nghĩ đến đồng bào không?
* Vì anh với tôi... chúng ta là công dân nước Việt...
3. Câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê nhiều lúc không ăn nhập với nhau.
Những chi tiết cho thây câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê không ăn nhập với nhau là:
- Anh Lê gặp anh Thành đế báo tin đã xin được việc làm cho anh Thành nhưng anh Thành lại không nói đến chuyện đó.
- Anh Thành thường không trả lời vào câu hỏi anh Lê, rõ nhất là hai lần đối thoại:
+ Anh Lê hỏi: Vậy anh vào Sài Gòn này làm gì?
Anh Thành đáp: Anh học trường Sa-xơ-lu Lô-ba... thì... ờ... anh là người nước nào?
+ Anh Lê nói: Nhưng tôi chưa hiểu vì sao anh thay đổi ý kiến, không xin việc lảm ở Sài Gòn này nữa.
Anh Thành trả lời: ...vì đèn dầu ta không sáng bằng đèn Hoa Kì.
Sở dĩ câu chuyện giữa hai người nhiều lúc không gặp nhau vì mỗi người theo đuổi một ý nghĩ khác nhau. Anh Lê chỉ nghĩ đến công việc làm ăn của bạn, đến cuộc sống hằng ngày. Anh Thành nghĩ đến việc cứu nước, cứu dân.
Nội dung: Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân.
1. Anh Lê giúp anh Thành việc gì ?
2. Những câu nói nào của anh Thành cho thấy anh luôn luôn nghĩ tới dân, tới nước ?
3. Câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê nhiều lúc không ăn nhập với nhau. Hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó và giải thích vì sao như vậy.
4. Phân vai, đọc diễn cảm đoạn kịch trên.
Trả lời :
1. Anh Lê giúp anh Thành tìm việc ờ Sài Gòn.
2. Nhìn chung, các câu nói của anh Thành trong đoạn trích này đều trực tiếp hay gián tiếp liên quan đến vấn đề cứu dân cứu nước. Những câu nói thể hiện trực tiếp của anh Thành về dân về nước là:
* Chúng ta là đồng bào, cùng máu mủ da vàng với nhau. Nhưng... anh có khi nào nghĩ đến đồng bào không?
* Vì anh với tôi... chúng ta là công dân nước Việt...
3. Câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê nhiều lúc không ăn nhập với nhau.
Những chi tiết cho thây câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê không ăn nhập với nhau là:
- Anh Lê gặp anh Thành đế báo tin đã xin được việc làm cho anh Thành nhưng anh Thành lại không nói đến chuyện đó.
- Anh Thành thường không trả lời vào câu hỏi anh Lê, rõ nhất là hai lần đối thoại:
+ Anh Lê hỏi: Vậy anh vào Sài Gòn này làm gì?
Anh Thành đáp: Anh học trường Sa-xơ-lu Lô-ba... thì... ờ... anh là người nước nào?
+ Anh Lê nói: Nhưng tôi chưa hiểu vì sao anh thay đổi ý kiến, không xin việc lảm ở Sài Gòn này nữa.
Anh Thành trả lời: ...vì đèn dầu ta không sáng bằng đèn Hoa Kì.
Sở dĩ câu chuyện giữa hai người nhiều lúc không gặp nhau vì mỗi người theo đuổi một ý nghĩ khác nhau. Anh Lê chỉ nghĩ đến công việc làm ăn của bạn, đến cuộc sống hằng ngày. Anh Thành nghĩ đến việc cứu nước, cứu dân.
Đọc và trả lời các câu hỏi sau: Tiếng suối trong như tiếng hát xa, Trăng lòng cổ thụ bống lồng hoa Cảnh khuya như vẻ người ca ngộ Chưa ngủ vì lo nổi nước nhà. Hãy cho biết nhan đề của bài thơ trên?tác giả của bài thơ trên ai là? Bài thơ thuộc thể thơ gì,? Sáng tác vào thời kì nào?
Em hãy diễn đạt bài thơ Chuyện cổ tích về loài người thành một câu chuyện
Các bạn ơi giúp mình với ạ,mình cần gấp lắm !!!!!
Sau đây là bài làm của mình: