viết đoạn văn tả cây bàng
Em hãy viết đoạn văn miêu tả rễ, thân, cành, lá cây bàng ở sân trường em.
bạn có thể tham khảo trên những đoạn văn ở phần tìm kiếm
Đọc hai đoạn văn tả lá cây bàng, tả thân và gốc của cây sồi già (Sách Tiếng Việt 4, tập hai, trang 41 - 42). Ghi lại cách tả của tác giả trong mỗi đoạn.
a) Đoạn tả lá bàng:
- Tả sự thay đổi của lá bàng :
b) Đoạn tả cây cối
- Tả sự thay đổi của cây sồi già:
- Hình ảnh so sánh:
- Hình ảnh nhân hóa:
a) Đoạn tả lá bàng:
- Tả sự thay đổi của lá bàng : tả sự thay đổi màu sắc của lá bàng theo thời gian bốn mùa xuân, hạ, thu, đông.
b) Đoạn tả cây cối
- Tả sự thay đổi của cây sồi già: từ mùa đông sang mùa xuân.
- Hình ảnh so sánh: nó như một con quái vật già nua, cau có và khinh khỉnh đứng giữa đám bạch dương tươi cười.
- Hình ảnh nhân hóa: Mùa đông, cây sồi già : cau có, khinh khỉnh, vẻ ngờ vực, buồn rầu. Xuân đến, nó say sưa, ngây ngất, khẽ đung đưa trong nắng chiều
Viết đoạn văn ngắn 7-10 câu tả cây bàng vào mùa đông sử dụng biện pháp so sánh ,nhân hóa cho đoạn văn thêm sinh động
Tham khảo:
Ai đã từng đến miền Bắc thì sẽ cảm nhận được cái lạnh khắc nghiệt như cắt da, cắt thịt của mùa đông. Ngoài đường vắng vẻ hơn thường lệ, có lẽ do không khí lạnh tràn về làm mọi người không ra đường nổi. Thế mà ông Mặt Trời lười biếng vẫn còn đang ngủ, không chịu dậy để ban phát những tia nắng ấm áp cho cỏ cây hoa lá. Mọi người trong phố bắt đầu diện những chiếc áo len màu sắc sặc sỡ.Hai hàng bàng ven đường đã trút bỏ bộ cánh già cỗi từ lâu, chỉ còn trơ lại những chiếc cành khẳng khiu nhẫn nại chịu đựng giá rét. Bên đường, hàng phở tấp nập người ra vào, cô bán hàng làm luôn tay, nào lấy bánh, nào chan nước… trông có vẻ rất vui vì bán hàng chạy, các bát phở nóng hổi bốc hơi nghi ngút chờ đợi mọi người thưởng thức. Ai ra về cũng đều rất hài lòng vì được phục vụ chu đáo. Dường như họ đã tạm quên đi cái lạnh giá của mùa đông.
So sánh:Ai đã từng đến miền Bắc thì sẽ cảm nhận được cái lạnh khắc nghiệt như cắt da, cắt thịt của mùa đông.
Nhân hóa:Thế mà ông Mặt Trời lười biếng vẫn còn đang ngủ, không chịu dậy để ban phát những tia nắng ấm áp cho cỏ cây hoa lá.
ít chi tiết về cây bàng nha.
viết một đoạn văn tả cây bàng mùa đông từ 3-5 câu có ít nhất hai tính từ
Chẳng có thứ cây nào có lá đẹp như bàng. Mùa xuân, những chồi non xanh mơn mởn xuất hiện khắp cành. Mỗi búp non như những ngọn nến xanh tí hon đẹp tuyệt. Chẳng lâu sau, những chiếc lá xanh non nhỏ như tai thỏ đã trưởng thành đu đưa theo gió. Như có phép thần, lá dần to như chiếc quạt mo quạt theo chị gió tinh nghịch.. Hè đến, những chùm quả bàng xanh lấp ló chơi ú tìm trong tán lá xanh um. Vị chan chát, ngọt ngọt đặc trưng của quả bàng thật lạ. Chúng tôi gọi đó là “quà của học trò ”.Khi những quả bàng cuối cùng từ biệt cây thì lá lại chuyển từ màu xanh sang màu vàng để chờ nàng tiên mùa thu đến. Thu vế, bàng không thích chiếc áo màu vàng nữa. Chắc bàng sợ chiếc áo của mình không được mọi người chú ý nên đến cuối thu, lá bàng chuyển sang màu đỏ đồng. Chơi trên mãi cũng chán, lá rủ nhau từ giã thân mẹ, gửi những lá thư màu đỏ cho mặt đất. Chúng rải rác thư đỏ khắp khoảng sân rộng. Phải chăng lá bàng mang tâm sự của cây với đất nên lá bàng gửi thư mãi không thôi! Thu qua đông về mang theo những đợt rét dài. Cây bàng lúc đó khăng khiu, trụi lá. Dường như lúc đó cây không muốn lá phải chịu rét để đợi xuân về, cây bàng lại ra đợt lá non khác. Cây bàng đã gắn bó với bao thế hệ học sinh. Bàng thay lá, bàng thêm một tuổi, tôi lại được thầy cô truyền dạy bao kiến thức bổ ích. Cho dù phải xa ngôi trường nhưng tôi vẫn luôn nhớ tới cây bàng – người bạn thân của tôi.
Bài làm
Mới ngày đầu hè,cây bàng còn xum xuê như chiếc ô xanh khổng lồ mak giờ đây lá đx rụng hết,để lại một mk cây bàng trơ trọi,khẳng khiu.Giữa thời tiết giá lạnh như cắt da cắt thịt của mùa đông,nhưng con gió nhẹ thổi qua khiến những cành bàng rung rung như đang run lên vì lạnh,Dưới sân,một thảm vàng đc kết bởi những chiếc lá bàng giày,đỏ nâu.Dù là lá rụng nhưng nó vẫn k úa tàn,nó mang một vẻ đẹp cổ xưa.Chỉ mới đây thôi, khi thu chưa đi qua, những chiếc lá bàng đã dệt cả một bầu trời đỏ đậm
Viết đoạn văn tả lại lá của cây bàng qua các mùa, trong đoạn câu kể " Ai thế nào" ( gạch chân câu đó
Trong sân trường em có trồng rất nhiều loại cây. Trong đó em thích nhất là cây bàng ở gần cửa lớp.
Cây bàng đã lớn lắm rồi, nhìn từ xa giống như một chiếc dù khổng lồ. Gốc cây bàng bằng một vòng tay em ôm không xuể. Rễ cây to nhô lên khỏi mặt đất như những con rắn hổ mang và có những rễ cắm sâu vào lòng đất để hút chất bổ nuôi cây và giúp cho cây đứng vững. Thân cây thẳng như cái cột đình, vỏ cây màu nâu xám có nhiều vết sẹo. Cây bàng đặc biệt hơn những cây khác và chia thành nhiều tầng che mát cả một vùng đất rộng lớn, càng lên cao màu xanh của tán lá càng nhạt dần. Lá bàng hình bầu dục có màu xanh và che kín không cho ánh nắng xuyên qua sân trường. Mùa thu lá bàng chuyển từ màu xanh sang màu đỏ, mỗi khi có gió thổi nhẹ những chiếc lá đỏ lìa cành để lại những cành khẳng khiu trụi lá trông rất tội nghiệp. Đông qua xuân đến cây bàng lại đâm chồi nảy lộc xuất hiện những chiếc lá non màu nõn chuối tràn đầy sức sống. Hoa bàng màu trắng ngà kết thành từng chuỗi. Ẩn mình sau kẽ lá là những quả bàng màu xanh lục hình tròn và dẹp hai đầu. Khi già trái bàng chuyển sang màu vàng lúc ăn có vị chát. Chúng em thường quây quần bên gốc cây bàng để chơi. Trên cây những chú chim hót líu lo như vui đùa với các em. Mỗi khi trực nhật em còn tưới nước cho cây tươi tốt.
Em rất quý cây bàng vì cây cho chúng em bóng mát để vui chơi mà còn tô điểm vẻ đẹp cho trường em. Những trưa hè êm ả được ngắm hoa bàng rơi thật thích thú biết bao.
Trong sân trường nơi em học tập có rất nhiều cây xanh nào thì cây thông, cây bằng lăng, cây hoa khác nhưng trong đó em thích nhất là cây bàng, bởi nó có tán lá rộng và quả bàng hình giống nhọn.
Cây bàng được trồng trong sân trường em, nó được chúng em chăm sóc rất cẩn thận, mỗi tuần đều có các lớp lao động để tưới nước cho nó, mỗi khi trời mưa thì mới không phải tưới, chúng em chăm sóc nó từ khi nó mới được trồng chỉ cao hơn đầu người một chút, hình ảnh cây bàng luôn xuất hiện trong tâm trí của em bởi hình ảnh của nó mang những vóc dáng lớn lao và thân của nó thuộc dạng gỗ có màu nâu, lá của cây bàng to, mỗi khi chúng em học thể dục nóng chúng em thường nhặt những lá bàng rụng xuống để quạt mát, lá xanh to bản và khi vàng thì nó rụng xuống, hình ảnh cây bàng rất đẹp khi tán của nó xòe rộng ra, giống như một cái ô đang che cho chúng em, những buổi thể dục nóng, đó là nơi chúng em nghỉ ngơi và vui chơi ngồi nói chuyện, thân cây to và có nhiều tán, cây bàng còn có rất nhiều quả, quả của nó nhọn, có màu xanh, quả bàng còn có thể ăn được, khi nó chín nó màu vàng, lá của cây bàng to bằng bàn tay xòe, mỗi lá có các gân lá ở giữa và được xếp dày dặt trên cây, cành của nó cũng có màu nâu, đặc trưng của cây bàng đó là có rất nhiều tán.
Mỗi tán cây có rất nhiều cành và mỗi cành có nhiều lá và quả, lá bàng non và xanh vào mùa hè, đến mùa thu bắt đầu nó ra mầm non, và mùa thu thì nó rụng lá, lúc đó nhìn cây bàng chỉ xơ xác còn lại cành nhưng sau một vụ chút lá đó nó lại ra những mầm lá mới, người ta thương so sánh nó để ví cây bàng đang thay áo mới, hình ảnh cây bàng trong tâm trí của những người học sinh rất gần gũi và nó gắn bó trực tiếp với mỗi con người chúng ta, hình ảnh cây bàng đã in sâu trong tâm trí của mỗi lứa học sinh khi nó gắn bó trực tiếp với mỗi người học sinh, và nó là loại cây quen thuộc của chúng ta, hình ảnh cây bàng xanh hiện trước sân trường làm cho chúng em có những giây phút thoải mái để ngắm nhìn nó, hình ảnh của nó hiện diện lên gần gũi và thật đáng kính.
Em rất thích hình ảnh của cây bàng, nó mang những vẻ đẹp nhẹ nhàng và gắn bó trực tiếp với mỗi chúng ta, những lứa học sinh của trường, cây bàng đã gắn bó mật thiết với lứa tuổi học sinh của chúng ta.
Viết đoạn văn ngắn (6-10 câu) để miêu tả ngoại hình cây bàng.
Giúp mình nhé.
Tưởng gốc bàng chẳng có gì lạ lẫm với chúng em nhưng nó cũng có những nét đặc biệt. Gốc bàng đại lão ở sân trường to hơn hai vòng tay chúng em, chỗ lồi chỗ lõm, da xù xì, đen nhẻm. Từ những chỗ lồi của gốc bàng, rễ cây nổi lên, bò ngoằn ngoèo trên mặt đất. Không biết bạn học sinh nào nghịch ngợm đã khắc lên gốc bàng mấy hình ngôi sao, một tên lớp 4A niên khoá nào không rõ. Làm cây đau và thành sẹo như thế là không tốt. Chúng em đều thích và yêu cây bàng. Chúng em quét lá, nhặt rác và vui chơi dưới gốc bàng, không làm cây trầy sứt, gãy cành. Vững chãi đỡ mấy tầng lá xòe rộng che mát sân trường, gốc bàng thì thầm cùng học sinh bài ca bóng mát yêu thương không dứt.
Tưởng gốc bàng chẳng có gì lạ lẫm với chúng em nhưng nó cũng có những nét đặc biệt. Gốc bàng đại lão ở sân trường to hơn hai vòng tay chúng em, chỗ lồi chỗ lõm, da xù xì, đen nhẻm. Từ những chỗ lồi của gốc bàng, rễ cây nổi lên, bò ngoằn ngoèo trên mặt đất. Không biết bạn học sinh nào nghịch ngợm đã khắc lên gốc bàng mấy hình ngôi sao, một tên lớp 4A niên khoá nào không rõ. Làm cây đau và thành sẹo như thế là không tốt. Chúng em đều thích và yêu cây bàng. Chúng em quét lá, nhặt rác và vui chơi dưới gốc bàng, không làm cây trầy sứt, gãy cành. Vững chãi đỡ mấy tầng lá xòe rộng che mát sân trường, gốc bàng thì thầm cùng học sinh bài ca bóng mát yêu thương không dứt.
Học tốt
Viết đoạn văn 3 đến 5 câu miêu tả cây bàng có sử dụng phép só sánh(k copy mạng)
Mỗi ngày tới trường, em không chỉ được gặp những người thầy cô hiền dịu, những người bạn thân thiết, mà còn được gặp cây bàng già nơi góc trường. Nhìn từ xa, bàng sừng sững như một chiếc ô xanh nhiều tầng. Thân bàng chắc khỏe nâng đỡ tầng lá vàng tươi rực rỡ. Chẳng mấy chốc nữa, muôn lá vàng sẽ ngả màu đỏ tía đợi đông về để trút lá. Khi ấy, toàn thân bàng trơ trọi những cành lớn nhỏ. Cành thì mập mạp, cành thì khẳng khiu. Dù vậy, cây bàng vẫn hiên ngang đứng đó, canh giữ mái trường. Chắc hẳn, bàng đợi xuân về để đâm chồi, nảy lộc rồi ra lá xanh để che rợp bóng mát cho học trò chúng em.
Sân trường em trồng rất nhiều loại cây khác nhau, khiến cả sân trường rợp mát bóng cây xanh. Trong số những cây ấy, em thích nhất là cây bàng trước cửa lớp.
Cây bàng này có từ rất lâu rồi. Nơi đây cũng chính là chỗ vui chơi quen thuộc, nơi dừng chân nghỉ ngơi vào mỗi buổi học thể dục của em cùng đám bạn trong lớp. Cả đám ngồi vào ghế đá mát lạnh dưới thân cây, hưởng thụ cái râm mát mà tán lá xanh rộng lớn mang lại. Thật tuyệt vời làm sao. Có những hôm ghế đá hết chỗ, em cùng các bạn ngồi xuống rễ cây cứng cáp nổi lên trên mặt đất hoặc ngồi lên bồn cây bằng bê tông vững chắc, lấy lá bàng to, cong cong màu xanh làm quạt. Cơn gió mát dịu làm bay đi những giọt mồ hôi.
Trên thân cây nâu xù xì là những gốc chồi như những cái bát nâu úp lên vậy. Không chỉ vậy, những trái bàng thơm ngát còn là cái món đồ ăn ưa thích của chúng em. Ai không biết cách ăn thì sẽ thấy nó chát vô cùng, ăn một lần liền không muốn ăn nữa. Cây bàng còn có một điểm rất đặc biệt, đó chính là khi đông về, khi những cơn gió bấc rít gào qua khe cửa, ấy là khi những chiếc lá xanh chuyển sang sắc đỏ sẫm rồi lìa cành. Lá bàng không chuyển vàng như nhiều loài cây khác, nó cứ rực rỡ một sắc đỏ thắm, khiến lòng người cứ thế mà ngẩn ngơ. Thi thoảng, mỗi lần trực vệ sinh, em đều lấy nước tưới cho cây, mong cây được tươi tốt.
Em rất yêu cây bàng này. Em mong những em học sinh năm sau sẽ trân trọng và bảo vệ cây bàng đầy kỉ niệm này.
CHÚC BẠN HỌC TỐT
Viết đoạn văn tả cây bàng trong sân trường có sử dụng biện pháp so sánh tu từ, nhân hóa
Đề 1: viết đoạn văn thuyết minh về cảnh múa lân trong đêm trung thu
Đề 2: viết đoạn văn thuyết minh cây bàng có sử dụng biện pháp miêu tả
Tuổi thơ tôi gắn bó với cây bàng cổ thụ. Tôi nhớ những lần trốn nắng, trú mưa trong sự chở che hào phóng của tán bàng, những lần thưởng thức mùi vị ngọt chát hấp dẫn của quả bàng chín, những lần nhấm nháp vị bùi bùi khó tả của nhân quả bàng... Hồi năm bảy tuổi cho đến khi đủ mười tám tuổi để nhập ngũ, dù đã đi ngược về xuôi, vào Nam ra Bắc, nhưng tôi chưa từng nhìn thấy một cây bàng nào từng trải và to lớn như cây bàng phố tôi. Thân nó to, phải hai, ba vòng tay người lớn mới ôm xuể. Còn tán nó rộng, che kín cả một cái sân lớn diện tích cả trăm mét vuông. Sinh thời bác tôi bảo: Cây bàng lớn này dễ thường đã sống cả trăm năm, đáng được gọi là cây bàng cổ thụ. Tuổi thơ tôi gắn bó với cây bàng cổ thụ. Tôi nhớ những lần trốn nắng, trú mưa trong sự chở che hào phóng của tán bàng, những lần thưởng thức mùi vị ngọt chát hấp dẫn của quả bàng chín, những lần nhấm nháp vị bùi bùi khó tả của nhân quả bàng và nhớ cả những lần đi bắt ve, những lần chơi trốn tìm hớ hênh quanh gốc bàng. Tất cả cho tôi hình dung về một khái niệm bàng của riêng đám trẻ phố tôi. Tôi thích nhất là vào tiết rét lộc vào cữ tháng 2 âm lịch, theo cách phân chia mùa đông của các cụ nhà ta: Tháng giêng rét đài, tháng hai rét lộc, tháng ba cộc rét. Vào thời điểm ấy, những lộc bàng râm ran như thể đang mời mọc nhau, mời gọi nhau mọc, mời gọi nhau lớn cho kịp phủ kín cành vào đầu mùa hạ. có thể nói: Lá bàng (cũng giống như một số cây khác thuộc hộ nhà xoan) có biểu hiện rõ nhất về sự chuyển mùa, nếu như có một ai đó chịu khó quan sát sự phát triển và tàn lụi lẫn sự đổi thay màu lá của nó. Có lẽ vì thế mà từ bao đời nay, đám trẻ hay lưu luyến mấy câu trong lời một vầi bài hát: Mùa đông lá đỏ, mùa hạ lá xanh…như một điệp khúc chào đón mùa hè quay trở lại (sau này tôi mới biết đây là phần mở đầu trong ca từ một ca khúc của nhạc sĩ Hoàng Vân viết cho thiếu nhi vào những năm 60, 70 của thế kỷ trước). Có một nhà thơ, trong khi nhìn ngắm mùa đông, nhìn ngắm màu đỏ của lá bàng mà đã viết được một bài thơ thật xúc động: Vẫn gió bấc căm căm/ Vãn mơ hồ mưa bụi/ Vẫn những lá bàng uốn cong mình mà cháy/ Đỏ như khi phải từ biệt bầu trời/ Anh chẳng biết thế nào để yêu em thêm nữa/ Khi mùa đông tới gần…. Nhưng đến năm tôi hai mươi ba tuổi thì cây bàng cổ thụ ấy không còn nữa. Vì lấy đất dành cho sự mưu sinh, người ta đã triệt hạ nó. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về đứng trên mảnh đất từng gắn bó với cây bàng cổ thụ mà lòng không khỏi xót xa, tiếc nuối. Trong lòng tôi tự dưng thấy trống trải thiếu thốn… Bây giờ, cứ mỗi khi nhìn thấy lá bàng đỏ rực lên sau khi hoàn tất chức phận của mình, để mà rụng về gốc, trong buổi giao mùa, tôi lại nao nao nhớ cây bàng cổ thụ. Cũng phải, vì nó là một phần kỷ niệm không thể thiếu trong khoảng trời thơ ấu và đáng nhớ của chúng tôi.
Hậu Nghệ là một người bất tử, trong khi đó Hằng Nga là một tiên nữ xinh đẹp sống ở Thiên Đình và phục vụ cho Tây Vương Mẫu. Cả hai người là vợ chồng. Sắc đẹp của Hằng Nga và sự bất tử của Hậu Nghệ đã làm cho một số vị thần tiên khác ghanh ghét, và họ đã vu oan một tội lỗi phạm thiên đình cho Hậu Nghệ trước mặt Vua Nghiêu. Từ đó, Hằng Nga và Hậu Nghệ bị đuổi khỏi hoàng cung và phải sống cuộc đời thường dân. Từ đó, cuộc sống làm lụng, săn bắn đã làm cho chàng Hậu Nghệ trở thành một xạ thủ có tiếng trong dân gian.
Bấy giờ, có 10 mặt trời cùng lúc tồn tại, cứ một mặt trời thì chiếu một ngày, và cứ thay phiên như vậy trong vòng một ngày. Tuy nhiên, tai họa ập đến, một ngày kia cả 10 mặt trời cùng xuất hiện trong một ngày và đã thiêu cháy hầu hết sinh linh trên mặt đất. Trước hoàn cảnh “ngàn cân treo sợi tóc” trên, Vua Nghiêu đã sai Hậu Nghệ bắn rơi 9 mặt trời chỉ để một cái lại mà thôi. Chàng Hậu Nghệ đã hoàn thành sứ mạng xuất sắc. Để đáp lại, Vua Nghiêu đã cho chàng một viên thuốc trường sinh bất lão và dặn rằng “Tạm thời không được uống cái này vào, hay bắt đầu cầu nguyện và ăn chay trong một năm sau đó mới được uống”. Hậu Nghệ làm theo, chàng đem viên thuốc về nhà và giấu nó ở cái rui trên nóc nhà và tự khổ luyện tinh thần. Được khoảng nửa năm, Vua Nghiêu mời chàng đến kinh thành “chơi” . Hằng Nga ở nhà thì bỗng lưu ý đến một vật sáng lóng lánh trên mái nhà và phát hiện ra viên linh dược, sau đó, biết là linh dược, nàng đã uống ngay viên thuốc cũng đúng lúc Hậu Nghệ vừa về đến và ngay tức khắc chàng đã biết chuyện gì đã xảy ra. Nhưng tất cả đã quá muộn, Hằng Nga bắt đầu bay về trời.Với chiếc nỏ trong tay, Hậu Nghệ đuổi theo Hằng Nga. Nhưng đi được đến nửa đường thì thần Gió đã cản chàng lại mặc cho nàng tiên nữ xinh đẹp kia bay đến mặt trăng. Khi vừa đến nơi Hằng Nga bỗng không thở được và viên thuốc bỗng văng ra. Kể từ đó, Hằng Nga mãi ở trên mặt trăng không thể nào trở lại. Truyền thuyết còn kể lại rằng nàng đã kêu gọi những con thỏ ở mặt trăng tạo ra viên thuốc giống như vậy để nàng còn quay về với người chồng ngày đêm mong nhớ, nhưng tất cả đều vô dụng.
Trong khi đó, ở dương thế, sự mong nhớ và nỗi hối hận ngày đêm cồn cào Hậu Nghệ. Cuối cùng, chàng xây một lâu đài trong mặt trời và đặt tên là “Dương”, trong khi đó thì Hằng Nga cũng xây một lâu đài tương tự đặt tên là “Âm”. Cứ mỗi năm một lần, vào ngày rằm tháng 8, hai người được đoàn viên trong niềm hân hoan hạnh phúc. Chính vì thế mà mặt trăng luôn thật tròn và thật sáng vào ngày này như đê nói đến niềm vui, sự hân hoan khi được gặp mặt của con người.
Bạn tham khảo nha!