Những câu hỏi liên quan
TB
Xem chi tiết
CT
Xem chi tiết
HB
Xem chi tiết
NH
29 tháng 11 2018 lúc 6:31

- Vị trí thành phố Buôn Ma Thuột: ở trên cao nguyên Đắk Lắk.

- Ở Buôn Ma Thuột:

+ Mùa mưa vào những tháng từ tháng tháng 5 đến tháng 10.

+ Mùa khô vào những tháng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

Bình luận (0)
AN
13 tháng 11 2021 lúc 16:36

mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau
mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10

Bình luận (0)
NA
Xem chi tiết
NL
11 tháng 3 2022 lúc 10:40

Đắk Lắk là tỉnh nằm ở trung tâm cao nguyên Nam Trung Bộ, là vùng đất nổi tiếng về cà phê, cao su và lễ hội. Đến Đắk Lắk là đến với rừng núi, sông hồ và những ngọn thác hùng vĩ hòa cùng không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, một “ Kiệt tác truyền khẩu và văn hóa phi vật thể” của nhân loại.

Đắk Lắk là một trong 5 tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, nằm ở khu vực trung tâm của vùng; phía Bắc giáp với tỉnh Gia Lai, phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Tây giáp với Vương quốc Campuchia, phía Tây Nam giáp tỉnh Đắk Nông, phía Đông giáp tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa.

Địa hình tỉnh Đắk Lắk có sự xen kẽ giữa các địa hình thung lũng, cao nguyên xen giữa núi cao và núi cao trung bình, có hướng thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc, độ cao trung bình từ 500 – 800m so với mặt nước biển. Ở giữa là cao nguyên Buôn Ma Thuột rộng lớn trải dài từ Bắc xuống Nam trên 90km và từ Đông sang Tây khoảng 70km, bề mặt có dạng đồi lượn sóng, độ dốc từ 3 – 80, độ cao trung bình 450 – 500 m, diện tích khoảng 371 km², chiếm 28,4% diện tích toàn tỉnh, phần lớn diện tích cao nguyên này là đất đỏ bazan màu mỡ.

Hiện Đắk Lắk có 15 đơn vị hành chính, bao gồm: TP. Buôn Ma Thuột (đô thị loại I là trung tâm tỉnh lỵ), Thị xã Buôn Hồ và 13 huyện: Buôn Đôn, Cư Kuin, Cư M’Gar, Ea H’leo, Ea Kar, Ea Súp, Krông Bông, Krông Buk, Krông Păk, Lắk, M’Đrắk, Krông Ana, Krông Năng.

Đến với Đắk Lắk, ngoài khám phá các địa danh đẹp các bạn đừng quên thưởng thức ẩm thực cũng như mua các loại đặc sản của vùng đất này về làm quà cho gia đình, bạn bè.

Gà nướng Bản Đôn là một món ăn dân dã của đồng bào người dân tộc thiểu số tại chỗ nay đã trở thành món đặc sản không thể không thưởng thức với du khách khi đến với Bản Đôn. Gà nướng ở bản Đôn phải chấm với muối ớt hoặc muối sả. Dù loại muối nào cũng nhất thiết phải giã muối hạt với ớt rừng xanh.

Cơm lam Bản Đôn được ăn kèm món gà thả vườn nướng lửa than rừng chính hiệu chấm muối ớt sả. Hương vị của món cơm lam và thịt gà hòa vào nhau làm cho ta có một cảm giác thật ưng ý. Nếu thích, bạn có thể thưởng thức rượu cần Y Miên tại chỗ. Ăn cơm lam, thịt gà ta, uống rượu cần hợp hơn bia hay các loại rượu khác. Ngồi tại Bản Đôn, vừa nhâm nhi các món đặc sản, vừa ngắm cảnh và nghe tiếng rì rầm của dòng Sêrêpok cuộn chảy giữa đại ngàn cao nguyên quả thật là một điều thú vị.

Cá Lăng có thể chế biến thành nhiều món, tuy nhiên ấn tượng nhất vẫn là món lẩu cá lăng với hương vị độc đáo mang đậm chất Tây Nguyên. Ăn lẩu cá Lăng thì tuyệt nhiên cá phải tươi, không ăn cá ướp lạnh. Khi nồi lẩu sôi, cho cá vào cùng với các loại rau ăn kèm.

Vị ngọt, bùi của thịt cá hòa trộn cùng vị chua thanh thanh của các loại gia vị như bài thuốc không thể thiếu một vị nào; thử một miếng thấm đến tận chân răng. Để nồi lẩu ngon hơn phải ăn kèm với cần tây, cải xanh, rau đắng, bạc hà và đặc biệt không thể thiếu rau thì là để nước lẩu thơm hơn, ngọt hơn.

Cà đắng mọc nhiều trên rừng, trên nương rẫy ở Tây Nguyên. Hiện nay được người dân địa phương trồng trong vườn nhà, ra quả quanh năm. Quả của nó giống cà pháo, có gai, màu xanh sọc đốm trắng, đặc biệt là có vị đắng rất đặc trưng. Loại cà này có thể ăn sống hoặc chế biến thành nhiều món ăn trong bữa cơm của người Ê Đê như nấu với cá tươi, cá khô, tép khô, thịt, đậu khuôn hoặc om với lươn, ếch…

Nhiều người nói đùa, rằng đặc sản của người Tây Nguyên thường là “hương biển giữa rừng” cũng đúng. Gỏi là biến tấu giữa cà đắng đặc sản vùng núi rừng Tây Nguyên với khô cá cơm của biển và chỉ có lên núi, đặc biệt là đến Buôn Ma Thuột thực khách mới có thểm nếm được món ăn lạ miệng mà thú vị này.

Vị ngọt đắng dai dai của cà cùng với vị giòn của cá khô, cay nồng của ớt xanh và vị thơm của lá ngò gai hòa quyện cùng với vị mặn ngọt và chua vừa phải làm món ăn có vị ngon đặc trưng khó tả.

Thời tiết ở đây rất đặc trưng, 1 năm có 2 mùa, một mùa khô và một mùa mưa. Trong mỗi mùa đều có những thú vị riêng, bạn nên thưởng thức: Tháng 3: hoa cà phê nở rắng mọi triền đồi, tháng này cũng tổ chức lễ hội đua voi ở mọi buôn làng. Tháng 12: hoa dã quỳ nở vàng rực.

Đắk Lắk có điều kiện khí hậu mát mẻ, ôn hòa. Có vị trí nằm ở trung tâm vùng đất đỏ Bazan, thích hợp với cây công nghiệp và cây lấy gỗ. Đặc biệt là cây cà phê, cao su; thuận lợi cho việc phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp dài ngày. Và đây là một thế mạnh của tỉnh. Đắk Lắk có diện tích rừng và trữ lượng gỗ lớn, có nhiều loại gỗ quý như:

Cẩm lai, giáng hương, căm xe, trắc, sao, dỗi … Rừng có nhiều loại động thực vật phong phú, đa dạng, nhiều chủng loại với số lượng lớn như: Voi, hổ, báo, hươu, nai, trâu, bò rừng, tê giác…

Đặc biệt có vườn quốc gia Yook Đôn, rộng hàng trăm ngàn ha. Là nơi bảo vệ các loài động vật quý hiếm ở nước ta. Yook Đôn cũng là nơi có nhiều voi sống thành từng đàn. Ở đây còn có nhiều cây dược liệu quý như: Huyết giác, thiên môn, hổ cốt toái…

Khu du lịch Buôn Đôn có gì hay nữa, đó là khi đêm xuống, bên ánh lửa trại bập bùng với ché rượu cần đượm men say, nghe dân ca Earay, Gứt… nồng nàn, da diết quyện trong tiếng Đinh Puốt, Đinh Năm và cùng bước chung nhịp xoang trong âm hưởng rộn ràng của cồng chiêng, sẽ khiến bạn thêm cảm mến đất Tây Nguyên.

 

Bình luận (0)
NL
11 tháng 3 2022 lúc 10:41

Mình ghi hơi dài,bạn chia ra thành đoạn nhỏ theo ý bạn rồi ghi nhé!! :))))))

Bình luận (0)
HL
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
NA
8 tháng 9 2016 lúc 17:13

1, Trồng trọt có vai trò gì trong đời sống nhân dân và nền kinh tế ở địa phương em ?

- Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người

- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp

- Cung cấp nông sản cho xuất khẩu

- Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi

2, Trong tỉnh đăk lawk, mỗi địa phương trồng cây gì ?

                    ( Mình cũng ko biết nữa leuleu)

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
HD
Xem chi tiết
MN
16 tháng 1 2021 lúc 22:41

Tham khảo:

Nằm trong lòng TP. Buôn Ma Thuột sầm uất ngày nay, ít ai biết rằng, Nhà đày Buôn Ma Thuột (do thực dân Pháp thiết lập), những năm 1930 – 1931 lọt thỏm giữa vùng dân cư thưa thớt, bao bọc xung quanh là núi rừng hoang vu, rậm rạp, nhiều thú dữ, là nơi đày ải tù chính trị ở các tỉnh Trung Kỳ.

Bị giam giữ trong điều kiện khắc nghiệt, tàn bạo, nhiều tù nhân mắc bệnh nguy hiểm, chết dần chết mòn. Thế nhưng sự tàn bạo không đè bẹp được khí tiết và tinh thần kiên trung của người chiến sĩ cách mạng. Các cuộc đấu tranh của tù chính trị diễn ra thường xuyên, liên tục với nhiều hình thức. Tù chính trị đã biến nhà tù thành trường học, họ tìm cách học tiếng Êđê để giao tiếp, tuyên truyền, vận động binh lính người Thượng hiểu rõ hơn dã tâm của thực dân Pháp. Sau đó họ ra tờ báo có tên là Yuan – Êđê (tức Việt – Êđê) bằng tiếng Êđê, rồi bí mật chuyền tay cho binh lính. Cùng với đó là sự xuất hiện của một số tờ báo chép tay chép lại các bài thơ do tù nhân sáng tác nhằm kêu gọi mọi người cùng đoàn kết, đấu tranh chống lại chế độ thực dân Pháp.

Trong các dãy lao, tù nhân còn dùng sỏi để thông tin, liên lạc, chẳng hạn như: ném một viên lên trần nghĩa là Toàn quyền tới, hai viên là Khâm sứ tới, nhiều  viên được ném đồng loạt là chuẩn bị có một cuộc đàn áp. Cùng với đó, để giữ liên lạc, người tù còn tận dụng đũa, muỗng, guốc khoét lỗ rồi nhét tài liệu, tiền, thuốc men…

Cuộc đấu tranh gian khổ, quyết liệt và bền bỉ ấy đã tạo điều kiện cho các cuộc đấu tranh tiếp theo. Cuối năm 1940, Chi bộ Đảng đầu tiên của tỉnh được thành lập dưới tên gọi bí mật “Lực lượng trung kiên của Nhà đày”. Đây là mốc son đặc biệt quan trọng, tạo nên một đội ngũ cán bộ cốt cán, kiên cường, dày dạn để cùng toàn dân làm nên Cách mạng Tháng Tám năm 1945 lịch sử!

Với những giá trị lịch sử quan trọng, thời gian qua Nhà đày đã được tỉnh quan tâm, bảo vệ, trùng tu, tôn tạo. Các năm 1992 và năm 2005, tỉnh đã hai lần trùng tu, sửa chữa Nhà đày theo nguyên dạng. Hiện Ban Quản lý di tích tỉnh đã làm Đề án trùng tu Nhà đày trình UBND tỉnh. Theo đó, Nhà đày sẽ được trùng tu theo đúng các yếu tố cấu thành di tích nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu khách tham quan trong và ngoài nước. Từ năm 2014 đến năm 2017, địa phương cũng đã sưu tầm được 1.040 hồ sơ của tù chính trị. Đây là những hiện vật lịch sử quý giá nhằm tri ân, đồng thời nhắc nhở thế hệ hôm nay và mai sau hiểu rõ hơn về những người tù chính trị kiên trung vì sự nghiệp cách mạng vẻ vang.

11 năm gắn bó, làm việc tại Nhà đày Buôn Ma Thuột, chị Nguyễn Thị Thu Hương thường tranh thủ sưu tầm, đọc các loại sách, báo, tài liệu, hồ sơ, nhật ký liên quan Nhà đày để có thể thuyết minh, chuyển tải đến khách tham quan những hình ảnh chân thực, sinh động nhất từng diễn ra tại “địa ngục trần gian” này. Chị cho biết, hằng năm, Nhà đày mở cửa đón hàng chục nghìn lượt khách du lịch trong và ngoài nước, trong đó có đông đảo học sinh, sinh viên, thân nhân tù chính trị, cán bộ chiến sĩ các đơn vị lực lượng vũ trang…

Mỗi đoàn khách đến thăm đều lưu dấu những ấn tượng khác nhau, nhưng có một câu chuyện khiến chị Hương nhớ mãi. Trong một lần hướng dẫn đoàn khách đến từ Hà Nội, một thiếu nữ trong đoàn đã kể lại câu chuyện khiến mọi người rưng rưng. Đó là chuyện về người ông nội yêu kính của cô, khi cô thắc mắc sao chân ông sứt sẹo và thiếu mất một ngón, ông đã kể rằng: khi hoạt động cách mạng thời trai trẻ, ông đã bị địch bắt và giam cầm tại Nhà đày Buôn Ma Thuột. Có lần tình cờ biết con của người lính canh bị ốm nặng, ông đã hướng dẫn cách chữa trị đứa trẻ khỏi bệnh hoàn toàn khiến người lính vô cùng cảm kích. Một hôm, người lính biết thông tin sẽ có nhóm tù nhân bị đưa đi thủ tiêu, trong đó có ân nhân của gia đình, nên anh đã báo ngay cho ông biết. Giữa tình thế nguy cấp, ông đã dùng vật nặng đập cho bàn chân mình dập nát để được đưa ra ngoài chữa trị, nhờ đó, may mắn sống sót…

Bình luận (0)
HH
29 tháng 12 2021 lúc 9:29

Nằm trong lòng TP. Buôn Ma Thuột sầm uất ngày nay, ít ai biết rằng, Nhà đày Buôn Ma Thuột (do thực dân Pháp thiết lập), những năm 1930 – 1931 lọt thỏm giữa vùng dân cư thưa thớt, bao bọc xung quanh là núi rừng hoang vu, rậm rạp, nhiều thú dữ, là nơi đày ải tù chính trị ở các tỉnh Trung Kỳ.

Bị giam giữ trong điều kiện khắc nghiệt, tàn bạo, nhiều tù nhân mắc bệnh nguy hiểm, chết dần chết mòn. Thế nhưng sự tàn bạo không đè bẹp được khí tiết và tinh thần kiên trung của người chiến sĩ cách mạng. Các cuộc đấu tranh của tù chính trị diễn ra thường xuyên, liên tục với nhiều hình thức. Tù chính trị đã biến nhà tù thành trường học, họ tìm cách học tiếng Êđê để giao tiếp, tuyên truyền, vận động binh lính người Thượng hiểu rõ hơn dã tâm của thực dân Pháp. Sau đó họ ra tờ báo có tên là Yuan – Êđê (tức Việt – Êđê) bằng tiếng Êđê, rồi bí mật chuyền tay cho binh lính. Cùng với đó là sự xuất hiện của một số tờ báo chép tay chép lại các bài thơ do tù nhân sáng tác nhằm kêu gọi mọi người cùng đoàn kết, đấu tranh chống lại chế độ thực dân Pháp.

Trong các dãy lao, tù nhân còn dùng sỏi để thông tin, liên lạc, chẳng hạn như: ném một viên lên trần nghĩa là Toàn quyền tới, hai viên là Khâm sứ tới, nhiều  viên được ném đồng loạt là chuẩn bị có một cuộc đàn áp. Cùng với đó, để giữ liên lạc, người tù còn tận dụng đũa, muỗng, guốc khoét lỗ rồi nhét tài liệu, tiền, thuốc men…

Cuộc đấu tranh gian khổ, quyết liệt và bền bỉ ấy đã tạo điều kiện cho các cuộc đấu tranh tiếp theo. Cuối năm 1940, Chi bộ Đảng đầu tiên của tỉnh được thành lập dưới tên gọi bí mật “Lực lượng trung kiên của Nhà đày”. Đây là mốc son đặc biệt quan trọng, tạo nên một đội ngũ cán bộ cốt cán, kiên cường, dày dạn để cùng toàn dân làm nên Cách mạng Tháng Tám năm 1945 lịch sử!

Với những giá trị lịch sử quan trọng, thời gian qua Nhà đày đã được tỉnh quan tâm, bảo vệ, trùng tu, tôn tạo. Các năm 1992 và năm 2005, tỉnh đã hai lần trùng tu, sửa chữa Nhà đày theo nguyên dạng. Hiện Ban Quản lý di tích tỉnh đã làm Đề án trùng tu Nhà đày trình UBND tỉnh. Theo đó, Nhà đày sẽ được trùng tu theo đúng các yếu tố cấu thành di tích nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu khách tham quan trong và ngoài nước. Từ năm 2014 đến năm 2017, địa phương cũng đã sưu tầm được 1.040 hồ sơ của tù chính trị. Đây là những hiện vật lịch sử quý giá nhằm tri ân, đồng thời nhắc nhở thế hệ hôm nay và mai sau hiểu rõ hơn về những người tù chính trị kiên trung vì sự nghiệp cách mạng vẻ vang.

11 năm gắn bó, làm việc tại Nhà đày Buôn Ma Thuột, chị Nguyễn Thị Thu Hương thường tranh thủ sưu tầm, đọc các loại sách, báo, tài liệu, hồ sơ, nhật ký liên quan Nhà đày để có thể thuyết minh, chuyển tải đến khách tham quan những hình ảnh chân thực, sinh động nhất từng diễn ra tại “địa ngục trần gian” này. Chị cho biết, hằng năm, Nhà đày mở cửa đón hàng chục nghìn lượt khách du lịch trong và ngoài nước, trong đó có đông đảo học sinh, sinh viên, thân nhân tù chính trị, cán bộ chiến sĩ các đơn vị lực lượng vũ trang…

Mỗi đoàn khách đến thăm đều lưu dấu những ấn tượng khác nhau, nhưng có một câu chuyện khiến chị Hương nhớ mãi. Trong một lần hướng dẫn đoàn khách đến từ Hà Nội, một thiếu nữ trong đoàn đã kể lại câu chuyện khiến mọi người rưng rưng. Đó là chuyện về người ông nội yêu kính của cô, khi cô thắc mắc sao chân ông sứt sẹo và thiếu mất một ngón, ông đã kể rằng: khi hoạt động cách mạng thời trai trẻ, ông đã bị địch bắt và giam cầm tại Nhà đày Buôn Ma Thuột. Có lần tình cờ biết con của người lính canh bị ốm nặng, ông đã hướng dẫn cách chữa trị đứa trẻ khỏi bệnh hoàn toàn khiến người lính vô cùng cảm kích. Một hôm, người lính biết thông tin sẽ có nhóm tù nhân bị đưa đi thủ tiêu, trong đó có ân nhân của gia đình, nên anh đã báo ngay cho ông biết. Giữa tình thế nguy cấp, ông đã dùng vật nặng đập cho bàn chân mình dập nát để được đưa ra ngoài chữa trị, nhờ đó, may mắn sống sót… 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
HH
29 tháng 12 2021 lúc 9:31

Và đây  :

Tìm về mảnh đất Tây Nguyên đầy nắng và gió, bạn không nên bỏ qua cơ hội ghé thăm nhà đày Buôn Ma Thuột, minh chứng cho những tội ác của Đế quốc – Thực dân, nơi giam giữ những người tù Cộng sản kiên trung, nơi tỏa sáng của những tấm lòng yêu nước.

Nhà đày Buồn Ma Thuột nay tọa lạc tại số 18 Tán Thuật, phường Tự An, thành phố Buôn Ma Thuột, cách trung tâm thành phố chừng 1 km về phía Đông Nam, di tích lịch sử này là minh chứng cho những tội ác của thực dân Pháp trong suốt những năm từ 1930 đến 1945. Cái tên nhà đày Buôn Ma Thuột được gọi theo một tên gọi do thực dân Pháp đặt cho nơi này là Pénitencer de Ban Mê Thuột.

Năm 1930 – 1931 chính quyền thực dân Pháp đã cho xây dựng nhà đày này để làm nơi đày ải, giam giữ những người làm cách mạng, những Đảng viên ưu tú của Đảng Cộng sản. Nơi đây chủ yếu giam giữ những người tù chính trị bị tuyên án trên 5 năm tù, được xếp vào danh sách những kẻ nguy hiểm đối với thực dân Pháp. Thời đó những tù nhân lãnh những án nặng sẽ bị đi đày ở những nơi xa xôi, hẻo lánh, những vùng hải đảo, thậm trí bị đưa tới những nước thuộc địa của Pháp thời bấy giờ. Và trong đó có những nhà đày như nơi này được xây dựng để giam giữ và tra tấn tù nhân.

Được xây dựng trên một diện tích đất rộng chừng 2 hecta, với tường bao xung quanh được xây cao tới 4 m, dày 40 cm rất kiên cố. Ở 4 góc của nhà đày đều có vọng gác và lính canh 24/24 giờ. Khu vực phía trong có 6 dãy nhà lao tập thể được xây, một dãy xà lim cũng được xây ở khu phía Nam gần cổng chính, là nơi giam giữ những tù nhân được cho là nguy hiểm. Bên cạnh đó, là các khu vực khá như nhà kho, bàn giấy, nhà xưởng, khu bếp nấu ăn. Kiểu thiết kế này thường thấy ở những nhà tù truyền thống của thực dân Pháp. Với cách bố trí này sẽ tận dụng được tối đa diện tích, cũng như giúp quản lý chặt chẽ được hoạt động của tù nhân.

Hình ảnh nhà đày Buôn Ma Thuột khi mới được xây dựng khá đơn giản với phần khung nhà được làm bằng gỗ, tường được đắp từ đất bùn trộn rơm, bên trong là lõi tre, phần ngoài cùng được trát một lớp xi măng mỏng, phần mái lợp lá. Tuy nhiên, sau một thời gian hoạt động thì số lượng tù nhân chuyển đấy ngày một nhiều. Chính vì thế, nhà đày này đã được cho xây dựng lại kiên cố hơn với tường gạch, mái ngói vào khoảng cuối tháng 11 năm 1931. Về sau, xảy ra vụ vượt ngục của tù nhân nên công trình này được trùng tu và trở lên kiên cố hơn.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
KH
Xem chi tiết
MM
8 tháng 5 2018 lúc 19:31

 Vừa qua, em được bố mẹ cho đi chơi ở Buôn Ma Thuột, em đã được tham gia rất nhiều  các lễ hội, nhưng lễ hội mà em thấy vui và thú vị nhất là lễ hội đua voi. Đua voi là một trong những nét văn hóa truyền thống của người Tây Nguyên được tổ chức vào tháng 3 dương lịch với hai năm một lần, Buôn Đôn là cái nôi của việc săn bắt và thuần dưỡng voi rừng, vì thế lễ hội thường được tổ chức ở đây.

Những đàn voi từ các buôn xa, gần kéo về dự hội rất náo nhiệt. Sân đua là một bãi đất rộng chiều dài khoảng 400 – 500m, chiều rộng đủ cho 30 con voi đứng xếp hàng.

Đến giờ chuẩn bị vào cuộc đua, các nài voi cho voi đứng xếp hàng ngay ngắn ở điểm xuất phát. Sau một hồi tù và cất lên vang dậy cả núi rừng thì cũng là lúc các chú voi tiến thẳng về phía trước trong tiếng cồng chiêng và tiếng hò reo cổ vũ của mọi người. Cuộc đua được tiến hành dưới sự điều khiển của các nài voi dưới nhiều hình thức thi như: voi chạy tốc độ, voi kéo cây, voi ném gỗ, voi bơi vượt sông, voi đá bóng,… Sau cuộc thi tất cả các “vận động viên voi” đều được thưởng mía chuối… Riêng chú voi thắng cuộc đeo một vòng nguyệt quế và được thưởng rất nhiều thức ăn ngon.Vừa xem, mọi nghười không hết lời khen ngọi chú voi thắng cuộc.

Bài mik có chỗ tự lm có chỗ mik tham khảo.

Hok Tốt

Bình luận (0)
KH
9 tháng 5 2018 lúc 17:44

Cảm ơn bạn nha

Bình luận (0)