Những câu hỏi liên quan
NA
Xem chi tiết
H24

Hồ Xuân Hương sáng tác nhiều bài thơ nổi tiếng về đề tài phụ nữ. Thơ bà là tiếng nói đòi quyền sống tự do và thể hiện khát khao hạnh phúc. Trần Tế Xương cũng có một số bài thơ nói về những vất vả gian truân mà người phụ nữ phải gánh chịu trong xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ.

Mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước quen thuộc trong dân gian, Hổ Xuân Hương gửi gắm những suy ngẫm sâu sắc của mình về thân phận nhỏ bé và phụ thuộc của người phụ nữ:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
Bảy nổi ba chìm với nước non.
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Chiếc bánh trôi nước làm bằng bột nếp trắng tinh, mịn màng, tròn trịa và xinh xắn khiến người ta liên tưởng tới vẻ đẹp hổn nhiên, đầy đặn của những cô gái đương xuân. Bánh luộc trong nồi nước sôi, mấy lần chìm xuống nổi lên mới chín. Bột bánh trắng trong nổi rõ màu nâu đỏ của nhân làm bằng đường thẻ. Với đôi mắt và trái tim đa cảm, Hồ Xuân Hương đã nhận ra đằng sau những chi tiết rất thực ấy là cả một nỗi niềm thương thân trách phận của người phụ nữ. Tạo hóa sinh ra họ là để duy trì và phát triển sự sống của nhân loại, đồng thời làm đẹp cho đời. Vai trò của họ là vô cùng quan trọng, nhưng quan niệm thiên vị đến mức lệch lạc trong xã hội phong kiến đã cố tình phủ nhận điều đó. Nào là: Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô. Nào là: Nữ nhân ngoại tộc.

Rồi luật Tam tòng cột chặt người phụ nữ vào thân phận bị phụ thuộc vĩnh viễn: Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử. Những quan niệm khắt khe, cổ hủ ấy đã tước đoạt điều quý giá nhất là được tự do sống đúng với con người mình và đáng sợ hơn là nó biến người phụ nữ thành cái bóng mờ nhạt trong suốt cuộc đời. Họ tồn tại chứ không phải là sống theo đúng nghĩa tích cực của từ đó. Chẳng khác gì những chiếc bánh trôi nước, rắn, nát, méo, tròn hoàn toàn do tay kẻ nặn.

Ở bài thơ Tự tình II, Hồ Xuân Hương đã bộc bạch tâm trạng bức xúc cao độ của bản thân, đồng thời cũng là tâm trạng chung của bao phụ nữ cùng cảnh ngộ trong xã hội phong kiến:

Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con!

Nói đến người phụ nữ là nói đến cái đẹp, tình yêu thương và đức hi sinh. Họ cống hiến hết cho cuộc đời mà không đòi hỏi quyền lợi vật chất nào ngoài sự trân trọng, cảm thông và chia sẻ. Nhưng những cái đó hầu như không được gia đình và xã hội quan tâm vì cho rằng thiên chức của phụ nữ là phục tùng vô điều kiện. Hiểu rõ điều bất công đó nên Hồ Xuân Hương đã viết nên những câu thơ thấm đẫm nỗi xót xa, chua chát như trên. Hồng nhan là cách gọi những phụ nữ đẹp, rộng hơn là để chỉ chung giới nữ. Nhưng gọi là cái hồng nhan có nghĩa là đã hạ nó xuống ngang hàng với những vật vô tri vô giác khác. Nỗi hờn tủi, bẽ bàng chất chứa trong câu thơ: Trơ cái hồng nhan với nước non in đậm dấu ấn phong cách diễn tả độc đáo của Xuân Hương.

Tâm sự trĩu nặng nỗi buồn thân phận và duyên phận của nữ sĩ không biết ngỏ cùng ai nên càng cuộn xoáy, day dứt trong lòng giữa đêm khuya thanh vắng. Nhưng dù bị phụ phàng hay quên lãng thì nhân vật trữ tình trong bài thơ vẫn không tuyệt vọng, vẫn khao khát sống mạnh mẽ, vẫn ước ao đến cháy lòng hạnh phúc tròn đầy, vẫn mong muốn được san sẻ và bù đắp những tình cảm chân thành nhất giữa người với người.

Bài Thương vợ của nhà thơ trào phúng nổi tiếng Trần Tế xương có thể coi là chân dung tương đối hoàn chỉnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến:

Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công.
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không.

Ngày xưa, Nho giáo buộc phụ nữ phải có bổn phận thờ chồng, nuôi con. Thờ chồng đối với bà Tú bao hàm cả việc nuôi chồng, thế là bất công vì đúng ra, người đàn ông phải giữ vai trò trụ cột trong gia đình về mọi mặt.

Bà Tú vốn con nhà gia giáo, khá giả. Lúc còn ở với cha mẹ, bà không phải chịu cảnh vất vả nắng sương. Làm vợ ông Tú lận đận về đường khoa cử, lại không nghề không nghiệp nên bà đành chấp nhận cảnh sống long đong, khổ sở. Quanh năm lo tảo tần buôn bán nơi mom sông, bến chợ để Nuôi đủ năm con với một chồng. Mà nuôi ông chồng đặc biệt tài hoa như ông Tú thì không phải chỉ lo miếng cơm, manh áo bình thường mà còn phải chuẩn bị sẵn cho ông ít rượu ít trà, ít tiền bỏ túi để có lúc ông vui bạn vui bè, chuẩn bị cho ông một hai bộ cánh tươm tất để nhỡ đi đâu ông khỏi tủi... Như vậy là bà Tú phải lo rất nhiều, phải làm rất nhiều mà không dám kể lể, thở than: Một duyên hai nợ âu đành phận, Năm nắng mười mưa dám quản công. Bà âm thầm coi đó là định mệnh đã an bài. Suy nghĩ và tâm trạng của bà Tú cũng là suy nghĩ, tâm trạng chung của phụ nữ thời xưa.

Nhà thơ Trần Tế Xương từng tự nhận mình là ông chồng vô tích sự, để vợ phải lặn lội thân cò... chẳng khác chi những thân cò thân vạc đáng thương trong ca dao - dân ca, tượng trưng cho thân phận vất vả, cực nhọc của người phụ nữ. Bên cạnh nỗi khổ vật chất, bà Tú còn nỗi khổ tinh thần. Bà hết lòng vì chồng, vì con nhưng chồng con nào có biết cho chăng?! Thế nên mới có tiếng thở dài như một lời than não ruột: Cha mẹ thói đời ăn ở bạc, Có chồng hờ hững cũng như không!

Có lẽ ông Tú đã hoá thân vào vợ mình, để thấu hiểu và thông cảm với bà. Lấy chồng mà chẳng được nhờ vả, cậy dựa; lấy phải ông chồng hờ hững thì quả là có cũng như không mà thôi.

Ba bài thơ cùng một đề tài và cùng toát lên thân phận nhỏ bé, phụ thuộc rất đáng thương của người phự nữ trong xã hội phong kiến xưa kia. Nhà thơ Hồ Xuân Hương và nhà thơ Trần Tế Xương đã góp tiếng nói đáng kể vào tiếng nói chung bảo vệ quyền lợi chính đáng của một nửa nhân loại - những người gánh vác trọng trách duy trì sự sống trên trái đất này.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
H24
20 tháng 12 2019 lúc 18:24

bạn tham khảo nhé : https://h.vn/hoi-dap/question/420940.html

Học tốt nhé !

Bạn có thể tham gia team tớ được không , nếu được thì kết bạn với tớ nhé!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
LC
Xem chi tiết
H24
7 tháng 8 2018 lúc 15:46

Bạn có thể tham khảo: 

https://h.vn/hoi-dap/question/420940.html 

Bình luận (0)
NN
Xem chi tiết

Một lần sinh nhật, ba tặng tôi cuốn sách "Bộ sách kho tàng truyện cổ tích Việt Nam". Qua cái lần nhìn đầu tiên, tôi đã rất thích nó bởi một bìa sách được trang trí rất công phu, đẹp mắt. Cuốn sách với hình ảnh nhân vật hấp dẫn, đáng yêu. Tuy chỉ mua được tập 1 thôi, nhưng khi mở ra, tôi đã đọc đi đọc lại rất nhiều lần, dường như chưa bỏ qua từng câu ,từng chữ nào cả.

Rồi qua những câu chuyện hấp dẫn như:Tấm Cám,Cây tre trăm đốt....em đã rút ra được rất nhiều bài học bổ ích cho mình và lấy đó làm chân lí sống. Mỗi câu chuyện thì có một cái hay của nó, nhưng khi Nhà xuất bản trẻ(cụ thể là tác giả Nguyễn Đổng Chi sưu tầm) đã xuất bản cuốn sách này cho bạn đọc, chắc hẳn còn giúp cho thiếu nhi Việt Nam học những đạo lí, đức tính tốt đẹp như: lòng thương người, uống nước nhớ nguồn, rèn luyện trí thông minh...

Hôm nay, tội đọc được cuộc thi này trên báo Mực Tím, tôi đã không ngần ngại viết cảm nhận của mình về cuốn sách "Bộ sách kho tàng truyện cổ tích Việt Nam". Vừa rồi, tôi đã gửi tặng quyển sách cho các bạn trong đợt lũ , nhưng tôi mong rằng các bạn cũng sẽ học đựoc những bài học quí báu như thế.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NN
Xem chi tiết
NK
Xem chi tiết
PA
19 tháng 11 2016 lúc 11:39

Giờ đây tôi đã lớn, đã là một học sinh lớp 8 của trường trung học phổ thông. Nhưng chưa bao giờ, tôi quên được những kỉ niệm của ngày tựu trường đầu tiên vào lớp Một. Nhất là khi mùa thu đang đến, lòng tôi lại nao nức, xốn xang, những kỉ niệm nhẹ nhàng, mà đậm đà, sâu sắc.
Buổi mai hôm ấy, một buổi mai trời đẹp. Những đám mây trôi hững hờ khé đùa nghịch trên không trung. Những cơn gió nhẹ nhàng thổi quanh những cây bên đường. Những chiếc lá vàng lượn vài vòng ở trên không, rồi nhẹ nhàng theo cơn gió chạm mặt đất... Xào xạc... Như mọi hôm của năm trước thôi, mẹ vẫn đưa tôi đi học mẫu giáo bằng chiếc xe đẹp cũ này. Nhưng, hôm nay thì khác. Tất cả đều thay đổi một cách ngỡ ngàng. Từ bầu trời, đến cái cây hay ngôi nhà ven đường, dường như đều thay đổi. Tôi cảm thấy như vậy. Và bỗng nhận ra rằng, trong lòng tôi dường như có một cảm giác nào đó, khó tả. Cảm giác như mình đang thay đổi, để bước vào một thế giới màu nhiệm khác, to lớn hơn, đẹp đẽ hơn nhưng cũng xa lạ hơn. Cuối cùng cánh cổng trường cấp 1 cũng hiện ra trước mắt tôi. Nó to lớn quá! Tôi ngạc nhiên nhìn cánh cổng. Bê trong kia, mọi người đang tụ tập rất đông, nói cười rộn rã. Và cũng thoáng lác đác vài cô cậu trạc tuổi tôi, nắm chặt tay người thân và chỉ rụt rè nhìn ra quanh mình. Tôi nắm chặt tay mẹ, đi từng bước, từ từ. Sau đó, một cô giáo có mái tóc đen, dài, mặc chiếc áo dài thướt tha, hiền dịu bước đến bên chúng tôi và nói:" Hôm nay là ngày vào lớp 1 đầu tiên của các em, các em hãy cố gắng học tập nhé. Xin cảm ơn các bậc phụ huynh đã quan tâm đến việc giáo dục cho thế hệ trẻ!" Các phụ huynh vỗ tay rồi thì thầm điều gì đó với con mình. Các bạn xếp hàng trước cửa rồi chuẩn bị đi vào lớp. Tôi ngỡ ngàng. Một bàn tay dịu dàng nắm lấy vai tôi và đẩy tôi về phía các bạn đang đứng. Tôi không hiểu gì vẫn ngơ ngác và sợ hãi, tôi phải xa mẹ... Tôi bật khóc, ngay giữa đám đông. Cô giáo bước xuống nắm tay tôi, dắt vào lớp đưa tôi đến chỗ ngồi của mình. Tôi ngừng khóc, nhìn cô và các bạn nhỏ quanh mình. Rồi tự nhiên tôi thấy mình không còn sợ sệt gì nữa. Một cảm giác mới mẻ tràn đến bên tôi. Tôi thấy mình như chững chạc, lớn hẳn lên vậy. Tôi khoanh tay lên bàn, mở quyển vở và lấy chiếc bút chì chuẩn bị viết bài...
Những ngày đầu tiên ấy, rồi cũng qua, nhưng nó để lại trong lòng tôi 1 kỉ niệm đẹp mà dường như suốt đời không quên. Những cảm xúc trong sáng, hồn nhiên thưở ấy, tôi luôn để nó trong một góc của trái tim mình, để luôn nhớ về nó. Ngày đầu tiên đi học...

Bình luận (0)
VY
24 tháng 9 2018 lúc 18:22

Tích tắc! Tích tắc! Không gian thật vắng lặng! Ngày mai là ngày khai trường của tôi và cũng là ngày khai trường của tất cả lũ trẻ sắp bước vào lớp một. Lòng tôi lại xao xuyến bâng khuâng, một cảm giác khó tả khi nhớ lại ngày khai trường trong đời.

Hồi ấy, đối với tôi, ngày khai trường không có gì khác lạ như hồi học mẫu giáo. Tâm trạng vẫn thế, không có gì thay đổi, vì dù sao mẹ tôi cũng chuẩn bị chu đáo cho tôi từ cái bút, cái thước kẻ… hay cả đến quần áo, trang phục đi học. Lúc đó, tôi chỉ biết một điều rằng: ngày mai là ngày khai trường. Chắc hẳn không chỉ riêng tôi mà nhiều người khác cùng lứa tuổi cũng có tâm trạng như vậy.

Một đứa trẻ mẫu giáo như tôi thuở ấy cũng không thể hiểu hết được thế nào là ngày khai trường. Và đến bây giờ tôi hiểu ra rằng: ngày khai trường là một ngày trọng đại đối với học sinh và nó như một động lực thúc đẩy học sinh cố gắng trong năm học mới. Năm học cũ dù mình có kém đến đâu, có dốt đến thế nào chăng nữa thì nhờ không khí của ngày khai trường mình vẫn hồ hởi bắt đầu một năm học mới.

Làm sao có thể quên cảnh mẹ tôi dẫn tôi đi trên con đường đầy quen thuộc. Quen lắm, thân lắm, nhưng tôi vẫn cảm thấy nao nao trong lòng và có một điều gì thật khác lạ hơn ngày thường. Chợt tôi hiểu ra một điều: hôm nay là ngày khai trường đầu tiên của tôi. Ôi! Thế là phải xa rời mái trường mầm non, xa rời những chú thỏ trắng và những chú gấu mi-sa tinh nghịch vẫn theo tôi hàng ngày. Nhưng tôi không buồn vì tôi biết, con người là phải học và nếu học giỏi có thể dễ dàng đạt được ước mơ của mình sau này. Có thể đối với một đứa trẻ như tôi nghĩ như vây là quá nhiều, nhưng tôi vẫn vui vì mình đã bắt đầu lớn và mình sẽ luôn luôn có bạn cùng chia sẻ, vui chơi với mình như hồi mẫu giáo. Thật lạ thoắt đi thoắt lại tôi đã đến trường.

Mẹ đưa tôi đến tận cửa lớp, đưa tay tôi cho cô giáo, hôn tôi vào má rồi từ từ ra về. Tôi chạy theo, mắt rơm rớm, ôm lấy mẹ. Mẹ tôi xoa đầu ân cần nói: "Con ngoan lắm! Con đi vào lớp học đi, chiều về mẹ sẽ đón con! Học ngoan mẹ sẽ thưởng kẹo". Những lời của mẹ tôi có vẻ làm tôi thấy vui hơn, nhưng tôi hơi buồn vì không có mẹ ở bên. Mẹ chăm sóc tôi từ nhỏ, tôi được ở trong vòng tay yêu thương của mẹ, nay dần dần mất cảm giác đó, tôi cảm thấy hẫng hụt như quên mất một cái gì đó. Xung quanh tôi toàn người xa lạ, vậy mà sau đó, tôi lại cảm thấy một hơi ấm kỳ diệu như hơi ấm của mẹ. Phải chăng chính cô giáo đã đem lại luồng hơi ấm đó, mà tôi cảm nhận nó sâu sắc đến lạ.

Đó là ngày khai trường đầu tiên của tôi, có tiếng trống khai trường, có cờ hoa, hay cả thư Bác Hồ gửi cho học sinh nhưng tôi không nhớ kĩ lắm. Tôi chỉ nhớ nhất cảm giác hồi hộp, sung sướng khi lần đầu tiên bước chân vào lớp học.

Bình luận (0)
ND
Xem chi tiết
ND
27 tháng 12 2021 lúc 8:24

Trả lời đi em vote 5 sao

Bình luận (0)
GN
Xem chi tiết
NA
10 tháng 9 2018 lúc 21:36

Ở trường như ở tù 

Cô thầy là tù địch 

cây xanh như shit gà 

Đời ta như ở tù

Có những thằng bị ngu

Bình luận (0)
AN
10 tháng 9 2018 lúc 21:43

KB : kỉ niềm đáng nhớ  ấy em sẽ không bao giờ quên , dù mai sau có trưởng thành và không còn  thời học trò ngây thơ , đáng yêu này nữa  thì  vần luôn mãi khắc ghi trong tâm trí mik 1 thời áo trắng bước vào cổng trường tiểu học bao bỡ ngỡ ngại ngùng khác lạ , khó quên với người mẹ yêu quý của mik. những kỉ niệm , khó quên, đẹp đẽ  của tuổi hok trò ...

Bình luận (0)
H24
10 tháng 9 2018 lúc 21:45
Thấm thoát đã chớm thu. Không còn tiếng ve ngân của những trưa hè oi ả. Không còn “…Chín mươi ngày nhảy nhót đồng quê – Ôi! Cả một mùa xuân trong mùa hạ” nữa. Có vẻ như ngày khai giảng năm học năm nay đến sớm hơn mọi năm. Bất chợt, những cảm xúc và kí ức ngây ngô về ngày khai trường đầu tiên của tôi lại ùa về như nhắc nhở kỉ niệm của một thời đã qua…
Tôi vẫn nhớ hôm ấy – một buổi mai đầy gió và mưa rào. Tôi phải cùng mẹ đến trường để tham dự lễ khai giảng năm học mới. Hôm đó tôi dậy sớm. Có lẽ vì tôi thấy mình đã khôn lớn và một lý do quan trọng hơn nữa, đó là ngày khai trường đầu tiên trong cuộc đời tôi. Tôi mặc bộ đồng phục mới mà bố tôi đã mua cho tôi và tự tay chuẩn bị cặp sách. Rồi mẹ đeo cặp vào lưng tôi, mặc bộ áo mưa màu xanh tôi yêu thích, mẹ khoác áo mưa vào rồi dắt tay tôi đi qua màn mưa. Mưa rơi rả rít, trời âm u và xám xịt. Con đường trở nên lầy lội, sũng nước. Mưa không lớn cũng chẳng nhỏ nhưng dai dẳng không dứt. Mưa cứ rơi mãi, rơi mãi không dứt như tâm trạng của tôi lúc ấy: tôi không sợ mà lo lắng, háo hức, nôn nao chờ đợi. Chờ đợi những gì mà tôi sắp sửa trải qua: đó là ngày đầu tiên dự buổi khai trường năm học mới. Tôi vẫn nép vào mẹ, bước từng bước qua từng con hẻm quanh co quen thuộc mà lòng cảm thấy lạ lẫm vô cùng. Con hẻm này tôi qua lại hằng ngày nhưng hôm nay tâm trạng của tôi đầy xáo trộn, một điều lớn lao và mới mẻ đang đến với tôi: tôi đã vào lớp một, tôi đã là người lớn thật rồi. Tôi khẽ liếc nhìn những cảnh vật xung quanh đã gắn bó với tôi suốt thời thơ ấu: giàn hoa ti-gôn hồng nhạt e ấp trong màn mưa của nhà bác Tư hàng xóm mà tôi vẫn thường hái về chơi trò cô dâu với mấy đứa bạn trong xóm, cây mận xù xì đang lắc lư những chùm quả chín đỏ rực đung đưa trong màn mưa như nói lời chúc mừng tôi ngày đầu đến lớp.
Ra khỏi con hẻm nhỏ là đường Trần Mai Ninh tấp nập, đông vui. Những chị học sinh thướt tha trong tà áo dài trắng, những anh chị khăn quàng đỏ thắm trên vai, tôi đặc biệt chú ý những bạn cùng lứa với tôi áo quần tinh tươm rụt rè nắm lấy tay mẹ đến trường. Dù mưa vẫn còn tí tách rơi từng giọt trên mái hiên của những ngôi nhà hai bên đường vẫn không làm cho nụ

cười trên môi của các học sinh mừng ngày tựu trường kém tươi tắn hơn. Mẹ khẽ lay tay tôi và nói: “Đến trường rồi kìa con!” A, trường tôi đây ư? Trông to lớn và đồ sộ quá! Ngôi trường mới này không giống như trường mẫu giáo của tôi. Trường to lớn và đồ sộ hơn trường mẫu giáo nhiều. Trước cổng trường có một tấm bảng đề chữ màu xanh biển rất to, tôi lẩm nhẩm đánh vần: “Trường tiểu học Nguyễn Khuyến” đúng như mẹ giới thiệu cho tôi mấy tuần trước. Qua bậc tam cấp, đại sảnh, khoảng sân rộng đã đến trước cửa lớp. Tôi vẫn nhớ rất rõ là mình học lớp Một bảy do cô Huệ làm chủ nhiệm lớp. Cô dìu tay tôi vào lớp và xếp chỗ ngồi. Tôi bịn rịn buông tay mẹ và chợt cảm giác hụt hẫng chiếm lấy tâm hồn tôi lúc ấy. Tôi nhìn các bạn chung quanh mình trông ai cũng lạ lẫm. Lúc này, tôi chợt ước ao là mình đã quen các bạn trong lớp. Tôi còn nhớ như in cảm giác bỡ ngỡ rụt rè khi mọi người, mọi vật xung quanh mình đều lạ lẫm. Nhưng trong lớp có nhiều bạn rất dạn dĩ, các bạn tươi cười chào bạn mới. Tôi thấy mình ngưỡng mộ các bạn ấy biết bao. Cô giáo yêu cầu phụ huynh ra về để lớp bắt đầu giờ học. Tôi chào mẹ qua cửa sổ. Không biết màn mưa ngoài trời hay nước mắt đã làm mắt tôi nhòe đi. Có vài bạn khóc to lên gọi bố, gọi mẹ khi thấy bố mẹ ra về. Mưa tạnh. Gió nhẹ mơn man mái tóc tôi. Nắng ấp áp xuyên qua kẽ lá. Buổi lễ khai giảng tạm hoãn giờ bắt đầu.
Cô giáo dẫn chúng tôi xếp hàng theo từng tốp. Lễ khai giảng bắt đầu trong không khí trang trọng của nghi thức chào cờ. Lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới được kéo lên trong bài hát Quốc ca trầm hùng. Cô hiệu trưởng trang trọng đọc báo cáo và mục tiêu cho năm học mới. Cả trường vang vội tiếng vỗ tay. Đám học trò lớp một chúng tôi cũng bắt chước anh chị vỗ tay. Sự rụt rè dần tan biến. Giờ phút thiêng liêng đã đến. Cô hiệu trưởng đánh ba hồi trống khai giảng năm học mới. Chính tiếng trống ấy đã khởi đầu tương lai cho tôi qua con đường học vấn và đánh dấu một bước ngoặc lớn trong cuộc đời tôi.
Bảy năm ròng đã trôi qua. Giờ tôi không còn là cô bé lớp một ngày nào nữa. Những kỉ niệm ngày ấy giờ cũng đã phai nhòa theo năm tháng nhưng vẫn vương vấn mãi trong tôi một thời thơ ấu, thời trong sáng và những kỉ niệm ngây thơ và mùa thu khai trường năm ấy.
Bình luận (0)
TN
Xem chi tiết
DH
31 tháng 12 2023 lúc 18:14

 Đặc sản quê hương Bình Thuận mà em yêu thích là món bánh căn. Bánh căn được làm từ bột gạo, đổ vào khuôn nhỏ, nhân bánh bao gồm hải sản như tôm, mực đem nướng chín rồi cho ra đĩa với từng cặp và lớp hành phi bên trên. Khi bánh chín, mặt dưới vàng giòn nhưng mặt trên vẫn mềm mịn rất bắt miệng. Đặc biệt là khi ăn với các loại nước chấm khác nhau sẽ đem tới những trải nghiệm vị giác khác nhau. Bánh căn ăn một lần là nhớ mãi. Tuy chỉ là một món ăn bình dị nhưng lại vô cùng hấp dẫn mang hương vị miền biển đặc trưng của Bình Thuận.

Bình luận (0)
TN
Xem chi tiết
DH
31 tháng 12 2023 lúc 18:27

Đặc sản quê hương Bình Thuận mà em yêu thích là món bánh căn. Bánh căn được làm từ bột gạo, đổ vào khuôn nhỏ, nhân bánh bao gồm hải sản như tôm, mực đem nướng chín rồi cho ra đĩa với từng cặp và lớp hành phi bên trên. Khi bánh chín, mặt dưới vàng giòn nhưng mặt trên vẫn mềm mịn rất bắt miệng. Đặc biệt là khi ăn với các loại nước chấm khác nhau sẽ đem tới những trải nghiệm vị giác khác nhau. Bánh căn ăn một lần là nhớ mãi. Tuy chỉ là một món ăn bình dị nhưng lại vô cùng hấp dẫn mang hương vị miền biển đặc trưng của Bình Thuận.

Bình luận (0)