Những câu hỏi liên quan
KH
Xem chi tiết
TN
29 tháng 10 2016 lúc 18:44

NĂM HỌC: 2015 – 2016

MÔN: SINH HỌC- LỚP 7

Thời gian : 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)

Câu 1. Hãy khoanh tròn vào một chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng: (2,0 điểm).

1. Ếch sinh sản:

A. Thụ tinh trong và đẻ con          B. Thụ tinh ngoài và đẻ trứng

C. Thụ tinh trong và đẻ trứng        D. Thụ tinh trong.

2. Ở chim bồ câu mái chỉ buồng trứng bên trái phát triển có tác dụng:

A. Vì chim đẻ số lượng trứng ít.

B. Giảm trọng lượng cơ thể.

C. Vì khả năng thụ tinh cao.

D. Vì chim có tập tính nuôi con.

3. Cá voi được xếp vào lớp Thú vì:

A. Hô hấp bằng phổi, sống trong nước.

B. Hô hấp bằng phổi, đẻ con và nuôi con bằng sữa

C. Hô hấp bằng phổi, kích thước cơ thể lớn.

D. Hô hấp bằng phổi, không có răng

4. Bộ tiến hóa nhất trong lớp thú:

A. Bộ dơi.                       B. Bộ móng guốc.

C. Bộ linh trưởng.             D. Bộ ăn thịt.

5. Ong mắt đỏ dùng để tiêu diệt sâu đục thân ở lúa là sử dụng:

A. Thiên địch đẻ trứng kí sinh lên sinh vật gây hại

B. Gây vô sinh sinh vật gây hại

C. Vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại

D. Thiên địch trực tiếp tiêu diệt sinh vật hại

6. Để bảo vệ động vật quý hiếm chúng ta cần phải làm gì?

A. Nuôi để khi thác động vật qúy hiếm

B. Nhân giống động vật quý hiếm trong vườn quốc gia

C. Đưa động vật quý hiếm về nuôi trong gia đình

D. Săn tìm động vật quý hiếm

7. Đặc điểm của động vật thích nghi với môi trường hoang mạc đới nóng là:

A. Màu lông nhạt, lớp mỡ dưới da dày, chân dài

B. Màu lông sẫm, lớp mỡ dưới da dày, chân dài

C. Màu lông trắng, có bướu mỡ, chân ngắn

D. Màu lông nhạt, có bướu mỡ, chân dài.

8. Nơi có sự đa dạng sinh học ít nhất là:

A. Cánh đồng lúa                       B. Biển                                  C. Đồi trống                         D. Sa mạc

Câu 2. Em hãy chọn những cụm từ sau đây để điền vào chỗ trống cho thích hợp: Cóc nhà, kanguru, thú mỏ vịt, chim bồ câu: (1 điểm).

1. ………………………… là động vật hằng nhiệt có cấu tạo thích nghi với đời sống bay, chi trước biến đổi thành cánh.

2. ………………………… có chi sau lớn khỏe, vú có tuyến sữa, con sơ sinh chỉ lớn bằng hạt đậu, sống trong túi da ở bụng thú mẹ.

3. ………………………… ưa sống trên cạn hơn ở nước, da sù sì có nhiều tuyến độc, nếu ăn phải nọc độc sẽ chết người.

4. ………………………… có mỏ dẹp sống vừa ở nước vừa ở cạn, đẻ trứng, có tuyến sữa nhưng chưa có vú.

II. TỰ LUẬN (7,0 điểm):

Câu 1 (3 điểm) Trình bày nhũng đặc điểm thích nghi với đời sống trên cạn thể hiện ở cấu tạo trong của Ếch? Vẽ và ghi chú thích các phần cấu tạo của bộ não Ếch?

Câu 2. (2,5 điểm): Hãy trình bày đặc điểm chung của lớp Thú?

Câu 3 (1,5 điểm): Minh họa bằng những ví dụ cụ thể về vai trò của bò sát?

—– HẾT —–

Đáp án đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 7

I. TRẮC NGHIỆM:

Câu 1: (2 điểm). Học sinh khoanh đúng mỗi câu được 0,25 điểm.

Câu12345678
Đáp ánBBBCDBDD

Câu 2: (1 điểm). Học sinh điền đúng mỗi từ được 0,25 điểm.

1. Chim bồ câu;         2. Kanguru;

3. Cóc nhà;          4. Thú mỏ vịt.

II. TỰ LUẬN:

Câu 1: 

–   Bộ xương nâng đỡ cơ thể và là nơi bám của cơ giúp cho sự di chuyển của ếch, trong đó phát triển nhất là cơ đùi và cơ bắp chân giúp ếch nhảy (0,5đ)

–  Xuất hiện phổi, hô hấp nhờ sự nâng hạ của thềm miệng  (0,5đ)

–  Xuất hiện tuần hoàn phổi tạo thành 2 vòng tuần hoàn với tim 3 ngăn, máu đi nuôi cơ thể là máu pha  (0,5đ)

–  Não trước và thùy thị giác phát triển  (0,5đ)

–  Vẽ đúng và đẹp bộ não Ếch  (0,5đ)

–  Chú thích đúng  (0,5đ)

Câu 2: (Mỗi ý đúng được 0,5đ)

–  Thú là lớp động vật có xương sống có tổ chức cao nhất

–  Có hiện tượng thai sinh và nuôi co bằng sữa mẹ

–  Có bộ lông mao bao phủ cơ thể, bộ răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh và răng hàm

–  Tim 4 ngăn, bộ não phát triển thể hiện ở bán cầu não và tiểu não

–  Thú là động vật hằng nhiệt

Câu 3: Minh họa bằng những ví dụ cụ thể về vai trò của bò sát:

–  Có ích cho nông nghiệp vì tiêu diệt sâu bọ có hại như đa số thằn lằn, đa số rắn bắt chuột (0,5đ)

–  Có giá trị thực phẩm đặc sản (ba ba…) (0,5đ)

–  Dược phẩm (rượu rắn, mật trăn, nọc rắn, yếm rùa…) (0,25đ)

–  Sản phẩm mĩ nghệ (vảy đồi mồi, da thuộc của trăn, rắn… (0,25đ)

Bình luận (0)
KH
29 tháng 10 2016 lúc 18:47

bạn có thể gửi đề kt mà bạn đã kt rồi vào năm nay ko

Bình luận (0)
NN
Xem chi tiết
NL
24 tháng 12 2016 lúc 17:29

mình bảo bạn gõ kiểu này thì chẳng ơi trả lời câu hỏi của ban dau

Bình luận (0)
NN
Xem chi tiết
ML
Xem chi tiết
H24
20 tháng 2 2022 lúc 9:23

Tham khảo tại đây nhé: Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Học kì 2 - Sinh học 7 (loigiaihay.com)

Bình luận (3)
VP
Xem chi tiết
PM
31 tháng 10 2018 lúc 18:18

15 phút: Chúng ta cần biết ơn những ai? Vì sao?

Đang là lứa tuổi của học sinh, em cần làm gì để biết ơn ông bà bố mẹ?

1 tiết:( Tự luận):

Biết ơn là gì?

Xử lí tình huống:

- Bên cạnh nhà em có một bà mẹ Việt Nam anh hùng sống neo đơn.

- Vào ngày 20/11 để tỏ lòng biết ơn thầy cô.

Bình luận (1)
HG
Xem chi tiết
H24
24 tháng 9 2018 lúc 13:50

Lên vn.doc nha bn

Ở đó có tất

Ok...

K mk nha

Bình luận (0)
TT
Xem chi tiết
NM
28 tháng 4 2016 lúc 17:43

tuần 35 

Bình luận (0)
TT
28 tháng 4 2016 lúc 17:44

Tuần 35 là tuần sau hả bạn ? Mà bạn Nguyễn Lê Phương Mi bạn thi GDCD chưa ?

Bình luận (0)
NM
28 tháng 4 2016 lúc 17:49

chưa, thầy mih bảo tuần sau mới thi

Bình luận (0)
Xem chi tiết
TM
27 tháng 12 2020 lúc 20:39

I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm).

Chọn câu trả lời đúng nhất.( mỗi câu đúng 0.5 điểm)

Câu 1/ Câu thành ngữ: Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy nói về điều gì ?

A. Lòng biết ơn đối với thầy cô.

B. Lòng trung thành đối với thầy cô.

C. Căm ghét thầy cô.

D. Giúp đỡ thầy cô.

Câu 2/ câu tục ngữ: Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo khuyên chúng ta điều gì ?

A. Đoàn kết.

B. Trung thành.

C. Tự tin.

D. Tiết kiệm.

Câu 3/ Lòng yêu thương con người

A. Xuất phát từ mục đích cá nhân.

B. Hạ thấp giá trị con người.

C. Xuất phát từ tấm lòng,vô tư, trong sáng.

D. Làm những điều có hại cho người khác.

Câu 4/ Câu tục ngữ: Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn nói về điều gì ?

A. Lòng biết ơn.

B. Lòng trung thành.

C. Tinh thần đoàn kết.

D. Lòng khoan dung.

Câu 5/ Biểu hiện nào sau đây là biểu hiện của sự tự tin?

A. Luôn cho rằng mình làm được mọi việc.

B. Tin tưởng vào khả năng của mình và dám nghĩ, dám làm.

C. Luôn cho rằng mình làm việc gì cũng đúng.

D. Gặp bài tập khó không làm được, không cần nhờ bạn giúp đỡ.

Câu 6/ Theo em, câu tục ngữ nào sau đây không nói về lòng yêu thương con người?

A. Lá lành đùm lá rách.

B. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.

C. Một câu nhịn chín câu lành.

D. Thương người như thể thương thân.

Câu 7/ Biểu hiện nào sau đây là biểu hiện của gia đình văn hóa?

A. Hòa thuận, con cái vâng lời cha mẹ.

B. Giàu có, cha mẹ hay cãi nhau.

C. Đời sống vật chất đầy đủ, con cái ăn chơi đua đòi.

D. Anh em bất hòa.

Câu 8/ Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là

A. góp phần làm phong phú truyền thống.

B. giúp ta có thêm kinh nghiệm.

C. tự hào về truyền thống của gia đình.

D. tiếp nối phát triển và làm rạng rỡ thêm truyền thống.

Câu 9/ Việc làm nào dưới đây thể hiện lòng khoan dung?

A. Không nói điểm kém để bố mẹ khỏi buồn.

B. Không nói khuyết điểm của bạn.

C. Chấp nhặt người khác.

D. Bỏ qua lỗi của người khác khi họ biết nhận sai.

Câu 10/ “Giấy rách phải giữ lấy lề”. Câu tục ngữ thể hiện điều gì?

A. Đoàn kết, tương trợ.

B. Yêu thương con người.

C. Tôn sư trọng đạo.

D. Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dòng họ.

II. TỰ LUẬN. (5,0 điểm)

Câu 1/ ( 2,0 điểm). Thế nào là tôn sư, trọng đạo? Tại sao học sinh cần phải kính trọng, biết ơn thầy cô giáo đã dạy mình?

Câu 2/ ( 1,0 điểm). Để góp phần xây dựng gia đình văn hóa học sinh cần phải làm gì?

Câu 3/ ( 2,0 điểm). Cho tình huống sau.

Tuấn và Hưng học cùng lớp. Tuấn học giỏi còn Hưng học kém toán. Mỗi khi có bài tập về nhà là Tuấn làm hộ Hưng để Hưng khỏi bị điểm kém.

a. Em có tán thành việc làm của Tuấn không ? Vì sao?

b. Nếu em là Tuấn, em sẽ giúp bạn Hưng như thế nào?

                              mk sẽ gửi kq sau

            

Bình luận (3)
I7
27 tháng 12 2020 lúc 20:43

Câu 1: nêu khái niệm gia đình văn hóa là gì? Nêu 2 ví dụ về gia đình văn hóa?

Câu 2: nêu ý nghĩa lòng khoan dung? Con người không có lòng khoan dụng sẽ có hậu quả gì?

Câu 3: chỉ là xử lí tình huống thôi

Câu 4: em hãy làm gì khi gia đình có sự xung đột, vấn đề hiểu lầm?

Bình luận (0)
H24
28 tháng 12 2020 lúc 19:43

I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm).

Chọn câu trả lời đúng nhất.( mỗi câu đúng 0.5 điểm)

Câu 1/ Câu thành ngữ: Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy nói về điều gì ?

A. Lòng biết ơn đối với thầy cô.

B. Lòng trung thành đối với thầy cô.

C. Căm ghét thầy cô.

D. Giúp đỡ thầy cô.

Câu 2/ câu tục ngữ: Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo khuyên chúng ta điều gì ?

A. Đoàn kết.

B. Trung thành.

C. Tự tin.

D. Tiết kiệm.

Câu 3/ Lòng yêu thương con người

A. Xuất phát từ mục đích cá nhân.

B. Hạ thấp giá trị con người.

C. Xuất phát từ tấm lòng,vô tư, trong sáng.

D. Làm những điều có hại cho người khác.

Câu 4/ Câu tục ngữ: Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn nói về điều gì ?

A. Lòng biết ơn.

B. Lòng trung thành.

C. Tinh thần đoàn kết.

D. Lòng khoan dung.

Câu 5/ Biểu hiện nào sau đây là biểu hiện của sự tự tin?

A. Luôn cho rằng mình làm được mọi việc.

B. Tin tưởng vào khả năng của mình và dám nghĩ, dám làm.

C. Luôn cho rằng mình làm việc gì cũng đúng.

D. Gặp bài tập khó không làm được, không cần nhờ bạn giúp đỡ.

Câu 6/ Theo em, câu tục ngữ nào sau đây không nói về lòng yêu thương con người?

A. Lá lành đùm lá rách.

B. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.

C. Một câu nhịn chín câu lành.

D. Thương người như thể thương thân.

Câu 7/ Biểu hiện nào sau đây là biểu hiện của gia đình văn hóa?

A. Hòa thuận, con cái vâng lời cha mẹ.

B. Giàu có, cha mẹ hay cãi nhau.

C. Đời sống vật chất đầy đủ, con cái ăn chơi đua đòi.

D. Anh em bất hòa.

Câu 8/ Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là

A. góp phần làm phong phú truyền thống.

B. giúp ta có thêm kinh nghiệm.

C. tự hào về truyền thống của gia đình.

D. tiếp nối phát triển và làm rạng rỡ thêm truyền thống.

Câu 9/ Việc làm nào dưới đây thể hiện lòng khoan dung?

A. Không nói điểm kém để bố mẹ khỏi buồn.

B. Không nói khuyết điểm của bạn.

C. Chấp nhặt người khác.

D. Bỏ qua lỗi của người khác khi họ biết nhận sai.

Câu 10/ “Giấy rách phải giữ lấy lề”. Câu tục ngữ thể hiện điều gì?

A. Đoàn kết, tương trợ.

B. Yêu thương con người.

C. Tôn sư trọng đạo.

D. Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dòng họ.

II. TỰ LUẬN. (5,0 điểm)

Câu 1/ ( 2,0 điểm). Thế nào là tôn sư, trọng đạo? Tại sao học sinh cần phải kính trọng, biết ơn thầy cô giáo đã dạy mình?

Câu 2/ ( 1,0 điểm). Để góp phần xây dựng gia đình văn hóa học sinh cần phải làm gì?

Câu 3/ ( 2,0 điểm). Cho tình huống sau.

Tuấn và Hưng học cùng lớp. Tuấn học giỏi còn Hưng học kém toán. Mỗi khi có bài tập về nhà là Tuấn làm hộ Hưng để Hưng khỏi bị điểm kém.

a. Em có tán thành việc làm của Tuấn không ? Vì sao?

b. Nếu em là Tuấn, em sẽ giúp bạn Hưng như thế nào?

                              

Bình luận (0)
NY
Xem chi tiết

Câu 1 :

Viết một thông điệp về an toàn giao thông cho mọi người .

Câu 2 : Trong một bữa tiệc sinh nhật , Nam cùng 2 bạn đi xe máy đến dự sinh nhật của bạn An . Do vội quá lên 3 người đều không đội mũ bảo hiểm .

a ) Em có nhận xét gì về cách làm của Nam ?

b ) Nam đã phạm những lỗi gì khi tham gia giao thông  ?

c ) Theo em , bao nhiêu tuổi là được đi xe máy ?

Câu 3 : Nêu 5 ví dụ về cuộc sống hòa bình và cuộc sống không hòa bình ?

   Thi GDCD mk thi tuần trước rồi . CHÚC BẠN THI TỐT !!!

#Hàn_Thiên_Hy#

Bình luận (0)