Những câu hỏi liên quan
MM
Xem chi tiết
H24
25 tháng 7 2018 lúc 9:13

bn l3n mang tim di co ma 

Bình luận (0)
TP
25 tháng 7 2018 lúc 9:14

Câu 1 :

Cô gái thông minh :

Ngày xưa có hai anh em, một người thì nghèo, một người thì giàu. Người em nghèo đến cả cái bát ăn cơm, cái vá múc canh, cái chén uống nước cũng chẳng có. Một lần, người anh giàu có đột nhiên đến nhà người em nghèo khổ, đưa cho em một con bò sữa và nói:

– Chú hãy làm việc cho tôi ít nhiều, con bò sữa này sẽ là của chú!

Vì thế, người em nghèo đến làm việc cho người anh. Một thời gian sau, người anh đòi lại con bò:

– Đưa con bò lại cho tôi!

Người em không đồng ý:

– Anh ơi, vì con bò này, em đã làm việc cho anh mà!

– Chú làm cho tôi những gì ? Thật không đáng kể ra ! Thế mà chú hãy xem, đây là con bò như thế nào? Hãy trả lại bò cho tôi ! Hãy trả lại cho tôi!

Người em nghĩ: Không thể mất toi công sức được. Nói gì mình cũng không bằng lòng giao trả con bò. Thế là họ đến gặp một cụ già nhờ phân xử. Nhưng cụ già thì sao ? Cụ cũng không biết phải phân xử ra sao, cuối cùng cụ bèn nói với hai anh em:

– Ai trả lời đúng câu đố của ta thì con bò sẽ thuộc về người đó.

– Xin cụ hãy đưa ra câu đố, thưa cụ !

– Hãy nghe nhé: trên thế giới cái gì béo nhất, cái gì nhanh nhất, và cái gì đáng yêu nhất ? Ngày mai hãy cho ta nghe câu trả lời.

Hai anh em đi về. Trên đường về nhà, người anh giàu có nghĩ: Thực là lời mê sảng hoang đường, đây, thử đoán xem ông cụ đố gì ? Có gì có thể béo hơn con lợn của ông cụ ? Có gì có thể nhanh hơn con chó săn của ông cụ ? Có gì có thể đáng yêu hơn tiền bạc ? Con bò là của ta rồi!

Người em nghèo trở về nhà, nghĩ mãi mà vẫn không đoán ra. Anh có một người con gái tên là Masa, thấy cha mình về nhà với dáng nghĩ ngợi, cô hỏi cha:

– Bố ơi, bố có gì buồn bã thế? Ông cụ đã nói những gì ạ?

– Ông cụ đưa ra những câu đố như thế thật là bảo người ta vắt óc ra suy nghĩ.

– Câu đố gì hả bố?

– Trên thế giới cái gì béo nhất ? Cái gì nhanh nhất ? cái gì đáng yêu nhất?

– Chà, bố ơi ! các câu này dễ thôi mà ! bố cứ yên tâm nói giống lời của con là được.

Ngày hôm sau hai anh em lại đến chỗ ông cụ. Ông cụ hỏi:

– Thế nào, các anh đã đoán ra chưa?

– Chúng tôi đã đoán ra rồi, thưa cụ.

Người anh chạy đến trước, bật ra câu trả lời.

– Thưa cụ, béo nhất là con lợn nhà cụ, nhanh nhất là con chó săn của cụ, đáng yêu nhất là tiền bạc.

– Ấy, ấy, ấy ! nói bậy nào ! Nói bậy nào ! – cụ già kêu lên. – Ôi, đáp án của anh không đúng!

Lúc này người em mới lên tiếng:

– Cụ ơi, là như thế này, không có gì có thể béo hơn mẹ Đất, Người nuôi dưỡng vạn vật trên thế gian, lại đem vạn vật làm thức ăn cho con người.

– Đúng, đúng ! – ông cụ nói. – Thế cái gì nhanh nhất nào?

– Nhanh nhất là ý nghĩ của con người, ý nghĩ của con người có thể theo gió đến bất cứ nơi đâu.

– Đúng là như vậy. Còn cái gì đáng yêu nhất?

– Đáng yêu nhất là giấc ngủ say. Bất cứ ai, một khi đã ngủ say đều có thể giũ bỏ tất cả.

– Hoàn toàn đúng! – Cụ già nói. – Con bò là của anh rồi ! Nhưng anh phải nói cho ta biết anh tự mình nghĩ ra hay đã có ai giúp đỡ anh?

– Thưa cụ. – Người em nghèo khổ nói. – Tôi có một đứa con gái tên Masa, chính nó đã bảo cho tôi điều đó.

– Có việc này ư? Ta thông minh như thế, còn cô ta chỉ là cô gái bình thường, thế mà lại đoán được câu đố của ta.

Cụ suy nghĩ và quyết định thử tài cô gái này. Cụ nói với người em:

– Đây là mười quả trứng gà chín, hãy đưa cho con gái anh, bảo cô ấy đem gà mẹ ấp qua một đêm phải nở ra những con gà. Sau đó đem những con gà đó nuôi lớn, rồi con gái anh hãy giết ba con quay chín mang đến cho ta ăn sáng. Sáng mai, trước khi ta ngủ dây, anh hãy mang đến đây. Ta sẽ đợi. Nếu như không làm được thì anh và con gái anh sẽ gặp rắc rối đấy!

Người em trở về nhà và ân hận vô cùng khi đã đến nhờ ông cụ phân xử dùm. Nghĩ tới sáng mai, anh bật khóc. Người con gái thấy, chạy ra hỏi:

– Bố ơi, sao bố lại khóc ? Lời giải đáp của con đã sai sao?

– Không phải. Chúng ta gặp rắc rối rồi con ơi ! Ông cụ đưa cho con mười quả trứng gà chín, con cần phải đem trứng cho gà mẹ ấp ra gà con, yêu cầu sau một đêm gà phải nở, lại phải nuôi lớn rồi giết ba con quay lên làm bữa sáng cho ông cụ.

Cô gái sau một hồi suy nghĩ rồi đem ra một chậu cháo nói:

– Bố ơi, bố hãy đem chậu cháo đến đưa cho ông cụ, bảo với ông cụ rằng ông cụ hãy đào một cái hố, đem chậu cháo trồng xuống đó, cây mạ mọc lên, khi lúa chín rồi hãy gặt lúa về, xát thành hạt gạo, nghiền vỡ ra rồi đem đến cho những con gà nở từ những quả trứng chín này ăn.

Người em nghèo mang chậu cháo chín đưa cho ông cụ già và đem những lời con gái nói với ông cụ.

Ông cụ nhìn đi nhìn lại chậu cháo, rồi đem chậu cháo ra cho con chó nhà mình ăn. Sau đó, ông cụ tìm một rễ cây gai đưa cho người em nghèo và nói:

– Hãy cầm rễ cây gai này đưa cho con gái anh, bảo nó ngâm thật kỹ rồi phơi nắng, đập tơi, đem dệt thành một trăm tấm vải, nếu như không làm được thì lời nói kia khó mà chấp nhận được.

Người em nghèo chạy về nhà, lại khóc. Con gái anh hỏi:

– Chuyện gì nữa vậy bố?

– Con nhìn đây, ông cụ đưa cho con một rễ cây gai, yêu cầu con ngâm vào nước rồi phơi nắng, đập kỹ và phải dệt ra một trăm tấm vải.

Masa suy nghĩ rồi lấy con dao chặt một cành cây nhỏ đưa cho bố nói:

– Bố ơi, hãy đem cành cây này đưa cho ông cụ, xin ông cụ hãy làm khung cửi dùng để dệt rễ gai này.

Người em nghèo cầm cành cây đến gặp ông cụ, đem những lời con gái nói lại với ông cụ. Ông cụ nhìn đi nhìn lại cành cây nhỏ, rồi ném nó đi, trong lòng thầm nghĩ: “Xem ra đây đúng là một cô gái thông minh”. Ông cụ rất muốn gặp mặt cô gái, nhưng lại nói với người em nghèo:

– Anh hãy quay trở về nói với con gái anh, bảo cô ấy đến làm khách nhà tôi sáng mai, nhưng phải nhớ là không được đi bộ cũng không đi xe, không đi chân không cũng không đi giày, không cần đem theo lễ vật nhưng không thể thiếu lễ vật. Nếu con gái anh không đến, chắc anh biết chuyện gì sẽ xảy ra.

Người em nghèo lại trở về nhà trong tâm trạng buồn rầu. Đến nhà, anh đem lời nói của ông cụ nói với con. Nghe xong, sau một hồi suy nghĩ, Masa nói với cha:

– Bố ơi ! chớ có buồn, tất cả đều tốt. Xin bố đem về cho con một con thỏ sống.

Người em nghèo ra đi, đem về một con thỏ sống.

Sáng sớm hôm sau, Masa xỏ một chân vào đôi giầy rách, còn một chân đi không. Sau đó cô lại đem theo một con chim sẻ, tìm một cái xe trượt tuyết buộc vào con dê. Cô giấu con thỏ trong nách áo, con sẻ cầm trên tay, một chân để dưới đất, một chân đặt trên xe trượt tuyết – rõ ràng con dê đi bộ thay cô. Rồi cứ như thế, cô đi đến sân nhà ông già.

Từ xa, ông cụ đã nhìn thấy một cô gái đi đến bèn gọi người hầu bảo:

– Hãy thả hai con chó săn ra.

Hai con chó săn của ông cụ chạy tới chổ cô gái, cô nhanh nhẹn thả con thỏ ra, con chó thấy con thỏ liền bỏ cô gái chạy đuổi theo con thỏ. Lúc này cô gái đã đến trước mặt cụ già, cung kính vái chào ông cụ và nói:

– Thưa cụ, đây là lễ vật cháu biếu cụ. – Nói rồi cô đưa con chim sẻ cho ông cụ.

Ông cụ vừa đưa tay đón lấy thì cô gái buông tay, con chim sẻ lập tức bay vọt từ cửa sổ ra ngoài.

Ngay lúc ấy có hai người nông dân đến kiện nhau. Ông cụ hỏi họ:

– Các anh có việc gì thế?

Một người nói:

– Sự việc là như thế này cụ ạ. Hai chúng tôi cùng ở ngoài đồng qua đêm, sáng sớm thấy con ngựa cái của tôi đã đẻ ra một con ngựa con.

Người kia nói:

– Không đúng, đó là do con ngựa của tôi đã đẻ. Xin cụ hãy sáng suốt phân xử.

Nhớ tới cô gái đang đứng đó, ông cụ bèn bảo cô gái hãy thử phân xử việc này. Đứng nghe hai người nông dân nói này giờ, cô gái cũng đã nghĩ ra một cách nên liền nói:

– Hãy buộc con ngựa con lại, đưa con ngựa mẹ từ trên xe xuống, thả ngựa mẹ ra. Con ngựa mẹ nào chạy về với con ngựa con thì đó chính là con ngựa đã sinh ra con ngựa con.

Ông cụ nghe phải bèn làm theo lời cô gái. Kết quả là có một con ngựa mẹ chạy đến với con ngựa con, còn con ngựa kia thì đứng yên không động đậy.

Ông cụ thấy cô gái thật túc trí đa mưu nên rất nể phục, tiếp đãi rất chu đáo và khi ra về đã thưởng cho cha con cô thật hậu hĩnh.

Câu 2:

Trong suốt những năm tháng ở dưới mái trường Tiểu học, em có rất nhiều những người bạn tốt. Nhưng trong suốt 5 năm đến trường, trong số những người bạn ấy, em có một cậu bạn thân từ hồi lớp Một cho đến bây giờ. Đó là Nam.

Nam không chỉ là bạn thân ở trường mà còn là bạn ấu thơ, người bạn hàng xóm cạnh nhà của em. Cùng là con trai nên sở thích của chúng em khá giống nhau. Trái ngược với những bạn nữ thích để tóc dài điệu đà xinh xắn, em và Nam cắt tóc ngắn. Bởi vì bọn em còn chơi rất nhiều trò hay với nhau, khi ra mồ hôi cũng không thấy quá khó chịu. Nam có nước da hơi ngăm đen vì những ngày tháng tuổi thơ cùng em chơi thả diều hay chơi đuổi bắt với đám trẻ hàng xóm. Cậu ấy có dáng người cao, đặc biệt là đôi chân dài nên Nam là người chạy nhanh nhất trong lớp. Nam sở hữu một đôi mắt sáng, lúc nào cũng linh động. Mẹ em nói người nào có đôi mắt như thế là thông minh lắm. Quả thật đúng là vậy. Nam vô cùng thông minh. Trong các giờ học, cậu ấy luôn là người giơ tay hăng hái phát biểu nhất lớp. Dù mới chỉ là học sinh lớp Năm nhưng đôi khi Nam có những câu hỏi mà khiến thầy cô giáo phải bất ngờ. Các bài kiểm tra của Nam luôn đạt điểm cao và đứng đầu lớp. Không chỉ trong các giờ học, mà ngay cả các hoạt động của lớp, Nam cũng nhiệt tình tham gia.

Nam là một người năng nổ, hoạt bát và rất dễ mến. Lớp em ai cũng quý cậu ấy. Nam và em là bạn thân từ nhỏ nên mỗi sáng cậu ấy đều qua rủ em đi học, chiều cùng đi về nhà. Chúng em thân thiết với nhau như hình với bóng khiến nhiều bạn trong lớp phải thắc mắc mà hỏi rằng: “Thế hai đứa không tách nhau ra được à?” Những lúc ấy Nam đều cười xòa và đáp lại rằng: “Không thể đâu, bọn tớ chơi thân với nhau từ bé quen rồi.”

Hồi còn nhỏ, em rất hay bị ốm nên mẹ không bao giờ cho em ra ngoài chơi cùng đám trẻ hàng xóm cả. Mỗi ngày em đều nhìn chúng chơi đùa, cười nói vui vẻ mà vô cùng khát khao. Em cứ nghĩ rằng mình sẽ không bao giờ được chơi cùng chúng thì một ngày mùa thu nọ, nắng vàng dịu nhẹ trải dài khắp muôn nơi, Nam đã chạy đến trước mặt em và rủ em cùng cậu ấy đi chơi thả diều. Ban đầu em vẫn còn ngập ngừng phân vân vì mẹ không cho, nhưng ngay sau đó, Nam đã chạy vào xin phép mẹ em. Chẳng hiểu sao cậu ấy chỉ cần nói vài ba câu là mẹ em đã gật đầu đồng ý rồi. Chẳng thể chờ lâu hơn, em cùng Nam nhanh chân chạy tới triền đê, cả hai đứa cùng nhau chơi thả diều suốt ngày hôm đó. Từ ngày ấy, ngày nào Nam cũng qua rủ em đi chơi cùng, thế rồi hai đứa cứ thế mà thân nhau. Chúng em đã là bạn thân từ khi còn bé đến tận năm lớp Năm rồi, em mong rằng đến lúc lên cấp hai, bọn em vẫn sẽ học chung trường, chung lớp như bây giờ.

Em rất yêu quý Nam. Nam chính là người đã đem tới cho em rất nhiều niềm vui và kỷ niệm. Em mong rằng tình bạn của hai đứa sẽ bền lâu và gắn chặt mãi đến sau này.

haizzzz mệt thanks

Bình luận (0)
MM
25 tháng 7 2018 lúc 9:18

Mk bit rui , chi hoi thoi

Bình luận (0)
NH
Xem chi tiết
NO
25 tháng 8 2016 lúc 20:18

câu 2:  1.Trung thực: ko nói thêu dệt, ko nói lưỡi 2 chiều, ko dối trá, ngụy biện,lừa ng` trên gạt ng` dưới ,tuy nhiên có thể nói dối khi có lợi cho người nghe. 
2. Siêng năng: người liêm khiết ko thể lười biếng, để đẩy hết công việc,trách nhiệm cho ng` khác...siêng năng học tập làm việc có ích. 
3. Ko tham lam(thanh liêm):ko thấy lợi sáng mắt(ko ăn hối lộ)ko làm ảnh hưởng xấu đến những ng` khác... 
4. Bác ái: yêu thương, quan tâm đến quyền lợi của người khác nhất là những người nghèo, ng` tàn tật, trẻ mồ cô, ng` già neo đơn... 
5. Dũng cảm: thấy khó ko sợ, thấy bại ko nãn, dũng cảm tiến bước bất chấp trở ngại, bất chấp mọi sự công kích phá đám của kẻ xấu 
6.Độc lập,tự chủ: ko đồng lõa với bọn ng` tham ô, ko đồng tình tìm cách ngăn chặn phá hủy mọi mưu tính gây hại của bọn ng` này đối với dân, với nước. 
7. Trung, tín: đã hứa giữ lời, giữ uy tín ko làm mất lòng tin của ng` khác dành cho minh..

câu 3:

Câu ca dao danh ngôn tục ngữ nói về tính liêm khiết: 

1.Cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư . 
2. Cây ngay bóng thẳng , cây cong bóng vẹo . 
3. Cây ngay ko sợ chết đứng . 
4 Đói cho sạch, rách cho thơm 
Chớ có bờm xôm, để đời tiếng xấu 
5. Khó mà biết lẽ biết lời 
Biết ăn biết ở như người giàu sang. 
6. Cười người chớ vội cười lâu 
Cười người hôm trước hôm sau người cười. 
7. Áo rách cốt cách người thương. 
8. Ăn có mời ; làm có khiến. 
9. Mặc đẹp chưa - hẳn đã là sang..! 
Kém phẩm vô tâm, khạc nhổ càng.! 
Tư cách trang đài, do biết nghĩ 
Kín đáo, sạch sẽ "Tướng thật sang" 
10 Ban ngày quan lớn như thần 
Ban đêm quan lớn tần mần như ma 
11 Của thấy không xin 
Của công giữ gìn 
Của rơi không nhặn

câu 1:

  tui thấy có một cô gái đi trước tui làm rớt cái xách tay ,tui nhặt nó lên và dĩ nhiên đưa lại cho cô ấy. cô gái ấy liền mỡ cái xách tay ra và xĩ vào mặt tui mà rằng còn một triệu đồng tiền mặt đâu đưa lại đây mau.,thế là bấm bụng tui móc trong túi ra một triệu đồng đưa cho cô ta. từ rày thề với lòng ko bao zờ zám liêm khiết nữa....

 

 

Bình luận (2)
PX
7 tháng 9 2016 lúc 10:32

câu 3 hãy dự kiến những tình uống mà em thường cặp trong cuộc ống để có cách ứng xử thể hiện sự tôn trọng moi nguoi theo cách gợi ý sau

 

Bình luận (0)
DT
18 tháng 9 2016 lúc 16:26

mình cx đang bí đây

Bình luận (0)
DT
Xem chi tiết
PA
Xem chi tiết
KD
20 tháng 10 2016 lúc 12:46

Câu1:

I.MỞ BÀI

-     Là học sinh chắc hẳn ai cũng đã từng có lỗi lầm khiến thầy cô giáo phải buồn.

-     Lần mắc khuyết điểm mà tôi mắc phải đó là lần tôi quay cóp tài liệu trong giờ kiểm tra.

II. THÂN BÀI

1. Hoàn cảnh

-     Hôm sau có giờ kiểm tra môn Văn nhưng tôi lại ỷ y là mình điểm đã rất cao, tuần trước mới học bài rồi và còn có bạn bè chí cốt tâm giao xung quanh sẽ chỉ bài giúp mình.

-     Tôi dửng dưng với các bài học cho buổi kiểm tra ngày mai. Tôi xem ti vi suốt đêm và sau đó đi ngủ một cách ngon lành.

Trong giờ kiểm tra

-     Cô bước vào lớp với câu nói: “Các em lấy giấy ra làm bài kiểm tra”.

 

-     Tôi quay ra sau nhìn mấy đứa bạn chí cốt của mình, nhưng ôi thôi, sao đứa nào cũng làm lơ mình hết vậy?

-     Chưa kịp dò bài gì cả, tôi lấy giấy làm bài kiểm tra trong sự hồi hộp, lo lắng.

-     Cô đọc đề xong, tôi thấy ai cũng cắm cúi làm bài.

-     Còn tôi, nhìn vào đề, nó biết tôi còn tôi thì mù mờ chẳng biêt nó ra thế nào.

-     Thế là tôi bạo dạn mở cặp lấy tài liệu để quay cóp, chẳng còn cách nào khác.

-     Lần kiểm tra ấy, tôi đạt điểm 10 to tướng.

-     Tôi rất vui và tự hào vì điều đó.

-     Tôi đi khoe khắp nơi: bạn bè, ba mẹ, anh chị của mình,..

-     Tối đó, tôi ngủ không được khi nghĩ về những gì mình đã làm. Tôi trăn trở, trằn trọc khó ngủ vì dù sao đi chăng nữa con điểm 10 ấy đâu phải do sức lực của tôi mà có.

-     Tôi đắn đo, suy nghĩ rất nhiều; không biết tôi có nên nói ra sự thật hay không?

-     Cuối cùng, tôi quyết định sẽ gặp cô vào sáng mai để nói tất cả sự thật.

-   Cô nghe tôi nói sự thật, cô đưa ra những lời khuyên nhẹ nhàng và bảo tôi không được tái phạm nữa. Bên cạnh đó, cô cũng khen tôi vì đã trung thực nhận lôi, đó là điều đáng trân trọng.

-     Tôi hối hận rất nhiều về những gì mình đã làm và hứa sẽ không bao giờ tái phạm.

III. KẾT BÀI

-     Đó là lần mắc khuyết điểm sâu sắc trong cuộc đời tôi.

-     Tôi sẽ cố gắng học tập tốt hơn và tự giác cao hơn trong việc học tập.

Bình luận (1)
KD
20 tháng 10 2016 lúc 12:47

Câu2:

Ở xóm Giữa của làng Đại Hoàng chỉ có khoảng vài chục nóc nhà. Lão Hạc là hàng xóm của gia đình em và gia đình ông giáo Tri. Ông giáo Tri là người có học, hiểu biết rộng và tử tế nên được dân làng tin cậy. Chiều chiều, lão Hạc thường xách cái vò đất nung sang nhà ông giáo để xin nước giếng. Lần nào ông giáo cũng giữ lão Hạc lại chuyện trò, uống bát nước chè tươi hoặc hút điếu thuốc lào… để cho lão bớt cảm thấy lẻ loi, cô độc. Vợ chết đã lâu, con trai lại đi phu cao su đất đỏ mãi tận Nam Kì, Lão Hạc sống thui thủi một mình trong căn nhà nát chỉ có mỗi chú chó Vàng làm bạn. Lão quý nó như quý con, cho nó ăn bằng bát như người.   Chiều nay, lão sang chơi sớm hơn mọi khi. Vừa thấy ông giáo, lão báo ngay :   –    Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!   Ông giáo ngạc nhiên:   –    Cụ bán nó rồi ư? Sao cụ bảo là…?   Lão Hạc gật đầu, cố lấy giọng vui vẻ nhưng miệng méo xệch và mắt thì đỏ hoe. Ông giáo nhìn lão ái ngại, lòng đầy thương xót:   –    Thế nó để cho bắt dễ dàng hả cụ?   Bất chợt, lão Hạc bật khóc hu hu, khuôn mặt co rúm lại vì đau khổ   –    Khốn nạn… ông giáo ơi!… Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau dốc ngược lên. Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chỉ loay hoay một lúc là trói chặt cả bốn chân nó lại. Đấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết!… Này! ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó kêu ư ử và nhìn tôi, như muốn trách tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối sử với tôi như thế này à?”. Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi mà còn đánh lừa một con chó. Nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!   Ông giáo vỗ an, an ủi lão:   –    Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu! Vả lại, ai nuôi chó mà chả để bán hay giết thịt! Ta giết nó chính là hoá kiếp cho nó đấy, hoá kiếp để cho nó làm kiếp khác cụ ạ!   Lão Hạc cố gượng cười:   –    Ông giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra sung sướng hơn một chút… Kiếp người như kiếp tôi đây chẳng hạn!   Biết lão đang tự mỉa mai, ông giáo nói:   –    Kiếp ai thì cũng thế cả thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng? Thôi, bây giờ có cái này là sung sướng: Cụ ngồi xuống phản chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai, nấu ấm nước chè, rồi tôi với cụ vừa ăn khoai, uống nước hút thuốc lào vừa nói chuyện, thế là sướng!       Vẻ mặt lão Hạc nghiêm trang hẳn:   –    Xin phép ông giáo để cho khi khác! Tôi muốn nhờ ông giáo giúp cho một việc. –    Việc gì thế cụ? –    Chuyện là thế này, ông giáo ạ!   Thế rồi lão Hạc kể lể về anh con trai của lão chỉ vì không có tiền cưới vợ mà phẫn chí bỏ nhà đi phu đồn điền cao su ở tận Nam Kì đã hơn năm nay. Lão nhờ ông giáo trông coi hộ mảnh vườn ba sào để sau này, cọn trai lão vể thì có sẵn đất đấy mà làm ăn. Còn chuyện thứ hai là lão gửi ông giáo giữ hộ ba mươi đồng bạc dành dụm từ việc bán chút hoa lợi còm cõi và tiền vừa bán chó. Lão bảo rằng lão đã già yếu, lại nay ốm mai đau, chẳng biết thế nào. Rủi có nằm xuống thì sẵn số tiền ấy, nhờ ông giáo đứng ra lo liệu cho, thiếu đâu đành trông cậy vào hàng xóm.   Lặng nghe lão Hạc nói, ông giáo trầm ngâm suy nghĩ. Lão Hạc vốn là người khái tính, ít chịu phiền ai. Không biết lão có ý định gì mà hôm nay lại nhắc đến những chuyện hệ trọng như thế?! Ông giáo động viên lão Hạc:   –    Gớm, cụ cứ lo xa làm gì cho mệt? Cụ còn khoẻ lắm, chết là chết thế nào? Cụ cứ để tiền mà ăn, khi nào chết hãy hay, tội gì có tiền mà lại chịu nhịn đói?! Lão Hạc vẫn năn nỉ: –    Mong ông giáo thương tình tôi già nua tuổi tác mà nhận cho! Được vậy thì tôi cảm ơn lắm! Không thể từ chối, ông giáo đành nhận lời, nhưng vẫn băn khoăn hỏi lại: –    Có bao nhiêu tiền dành dụm, cụ gửi tôi cả thì từ mai lấy gì mà ăn?   Lão Hạc xua tay tỏ ý không cần:   –    Ông giáo đừng lo, tôi đã sắp xếp đâu vào đấy cả rồi ạ! Xin phép ông giáo, tôi về! –    Vâng! Cụ lại nhà!   Lão Hạc chậm chạp lê từng bước chân ra cổng, ông giáo nhìn theo cái dáng lòng khòng, lam lũ của lão mà động lòng thương. Dạo này, cà làng đói. Có người cả tháng không biết đến hạt cơm, chỉ củ khoai, củ sắn, mớ rau lang, rau má… sống lay lắt qua ngày. Lão Hạc cũng thế, nhưng lão thà nhịn đói chứ nhất quyết không bán mảnh vườn để dành cho con. Lúc bóng lão Hạc đã khuất sau rặng tre đầu ngõ, ông giáo thở dài quay vào nhà, trong tay vẫn giữ chặt chiếc túi nhỏ màu nâu cũ kĩ đựng mấy chục đồng bạc của lão Hạc gửi. Ông giáo lắc đầu, lẩm bẩm một mình: “Rõ khổ!”. kể lại truyện lão hạc bán chó Chứng kiến đầu đuôi câu chuyện, trong lòng em trào lên tình cảm xót xa và mến phục. Cuộc sống của lão Hạc chẳng có gì vui. Cái nghèo đeo đẳng làm khổ lão suốt đời. Ông lão già nua, ốm yếu ấy sống âm thầm, lặng lẽ trong sự chờ đợi mỏi mòn đứa con trai yêu quý của mình. Ngày trở về của anh ấy chắc còn xa lắm, mà lão Hạc thì như ngọn đèn lắt lay trước gió. Tình thương và đức hi sinh của ông lão thật đáng cảm phục và bi kịch của cuộc đời ông lão khiến cho ta rơi nước mắt. Số phận bi đát của lão Hạc cũng là số phận chung của nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám, khi chưa được Đảng giác ngộ và dẫn dắt vào con đường đấu tranh giải phóng khỏi ách nô lệ của chế độ thực dân, phong kiến vạn ác.  

 

Bình luận (0)
KD
20 tháng 10 2016 lúc 12:48

Câu2:

Năm nay tôi đã ngoài bảy mươi tuổi, nhưng mỗi lần nghe đứa cháu nội hỏi về chuyện xưa khi minh còn nhỏ được chứng kiến ngày giặc Pháp đô hộ và câu chuyện Lão Hạc trong sách giáo khoa Ngữ văn 8 cháu học là có thật không, thì lòng tôi lại trào lên bao cảm xúc với kỷ niệm về người hàng xóm già. Đó chính là nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn của Nam Cao. Ký ức sâu đậm về lần ông lão kể chuyện bán chó cho thầy Thứ của tôi cứ hiện lên mồn một.   Ngày ấy tôi mới lên mười, xã hội hỗn loạn, nay thấy đánh nhau chỗ này, mai thấy Tây đi càn chỗ kia. Thầy giáo Thứ đang dậy chúng tôi lớp đệ nhị ở trường làng bên, phải cho đám trò nghỉ. Tôi không biết vì sao, chỉ thấy người ta láo pháo đồn rằng thầy tôi ghét Tây, ngán cảnh chúng dòm ngó trường lớp nên cho chúng tôi nghỉ.   Ngày ngày thầy vẫn sang nhà lão Hạc trò chuyện với ông cụ. Tôi ở gần hay sang qua lại cùng thầy lúc giúp lão dọn nhà, lúc đùa nghịch với con chó Vàng. Không ngờ những chuyện thật về lão Hạc lại được thầy giáo tôi viết thành câu chuyện cảm động đến thế. Cái cảnh lão Hạc kể với thầy tôi về chuyện bán chó là lúc tôi chứng kiến tất cả.   Chả là hôm ấy, tôi đang giúp thầy nhặt đống khoai và lân la hỏi thầy về mấy chữ Hán khó hiểu. Thầy đang giảng cho tôi thì thây lão Hạc tiến vào. Cái dáng điệu gầy gò của lão, hôm nay trông buồn thảm quá. Vừa nhìn thấy thầy Thứ, lão đã báo ngay:   Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!   Cụ bán rồi?   Bán rồi! Họ vừa bắt xong.   Lão Hạc cố làm ra vẻ vui vẻ nhưng tôi thấy lão cười như mếu và đôi mắt ẩng ậng nước. Thầy tôi chắc cũng ái ngại cho lão nên chỉ ôm đôi bờ vai lão vỗ nhẹ như đồng cảm. Tôi thấy đôi mắt của thầy Thứ cũng như muốn khóc. Thầy hỏi lão Hạc:   Thế nó cho bắt à?   Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...   Khốn nạn... Ông giáo ơi!... Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy, hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục và thằng Xiên, hai thằng chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại. Bây giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết!... Này! ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ năm im như trách tôi, nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo rằng "A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối xử với tôi như thế này à?". Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!   Thầy Thứ lại an ủi lão:   Cụ cứ tưởng thế chứ nó chẳng hiểu gì đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt! Ta giết nó chính là ta hoá kiếp cho nó đấy. Hoá kiếp để cho nó làm kiếp khác.   Lão Hạc chua chát bảo:   Ông giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra nó sung sướng hơn một chút... Kiếp người như tôi chẳng hạn!...   Câu nói của lão làm tôi bùi ngùi, thầy Thứ hạ giọng:   Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?   Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng?   Lão cười và ho sòng sọc. Thầy tôi nắm lấy cái vai gầy của lão, ôn tồn bảo:   Chẳng kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này là sung sướng: Bây giờ cụ ngồi xuống phản chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu môt ấm nước chè tươi thật đặc, ông con mình ăn khoai, uống nước chè, rồi hút thuốc lào... thế là sung sướng.   Vâng! Ông lão dậy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng   Lão nói xong lại cười đưa đà. Tiếng cười gượng nhưng nghe đã hiền hậu lại, thấy vậy tôi te tái đứng lên:   Thầy để con đi luộc khoai thầy nhé. Ừ, luộc giúp thầy, nhặt những củ to ấy, để thầy pha nước mời ông xơi thầy tôi nhắc nhở.   Nói đùa thế chứ ông giáo cho để khi khác... Lão Hạc ngần ngại.   Việc gì còn phải chờ khi khác... Không bao giờ nên hoãn sự sung sướng lại, cụ cứ ngồi xuống đây.   Tôi đi luộc khoai. Thầy Thứ và lão Hạc ngồi nói chuyện lâu lắm, thầy tôi là người nhiều chữ nghĩa, hiểu biết và thương người nên có chuyện gì lão Hạc cũng tâm sự và sẻ chia.   Vừa luộc khoai, tôi vừa nghĩ về lão Hạc nhiều lắm. Tôi thương lão, con người già cả cô đơn nhưng ai cũng quý lão bởi lão sống lương thiện và nhân hậu. Tôi biết lão quý con Vàng của mình lắm vì nó là kỷ vật của anh con trai lão để lại mà. Tôi hiểu vì bần cùng lão mới làm như vậy.   Đã 60 năm, đất nước đổi thay chế độ, lão Hạc không còn, cuộc sống của người nông dân ngày nay đã khác. Nhưng hình ảnh lão Hạc đau đớn vì bán con chó cứ ám ảnh tôi mãi. Đó là kỷ niệm một thời khổ đau của đất nước mà người nông dân phải chịu nhiều cơ cực nhất. Nhưng chính trong hoàn cảnh đó tôi hiểu hơn về họ, về tình yêu thương chia sẻ của người thầy giáo tôi với những con người khốn khổ, về nhân cách và vẻ đẹp của người nông dân.  

70 tuổi hình như hơi nhiềuhaha

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
DX
3 tháng 3 2021 lúc 20:13

Cho hỏi là dùng thì gì vậy ?

Bình luận (2)
H24
3 tháng 3 2021 lúc 20:14

Help me khocroi

Bình luận (0)
PA
3 tháng 3 2021 lúc 20:19

P1: Two boys walked on the walkside and they saw something on that pavement. Not any things, just monet.

P2: One of the boys picked up the money and they suggested to buy something.

P3: They weren't know what to buy so they bought ice-cream

(Chúc bạn học tốt)

Bình luận (1)
TM
Xem chi tiết
MM
17 tháng 9 2023 lúc 20:26
 

TK:

Một câu chuyện liên quan đến tính tự chủ là:

Hoa và Lan là hai bạn thân chơi với nhau từ nhỏ. Một hôm, đang ở trong nhà, Hoa mới nghe tiếng gọi của Lan nên chạy ra. Chưa kịp hỏi có việc gì thì Hoa đã nghe những lời mắng thậm tệ của Lan. Hoa thực sự rất ngỡ ngàng và chưa biết lí do vì sao. Mẹ Hoa nghe Lan nói lời nặng nhẹ, cũng chạy ra và mắng lại Lan sao nói Hoa như vậy. Còn Hoa vẫn bình tĩnh, cản mẹ và bảo mẹ vào nhà để hỏi rõ ràng câu chuyện. Sau khi hạ hoả xong, Lan mới nói lại đầu đuôi câu chuyện cho Hoa, Hoa phì cười và nói Lan đã hiểu nhầm về cô ấy, Hoa đã giải thích và giúp Lan hiểu rõ ngọn ngành. Lan xin lỗi Hoa và mẹ Hoa.

Trong trường hợp này, Hoa là người tự chủ về suy nghĩ và hành động của mình, không vì những câu chửi mắng của bạn mà chửi lại bạn, Hoa còn bình tĩnh để Lan hạ giận sau đó kể lại câu chuyện rõ ràng để làm rõ mọi chuyện.

Bình luận (0)
LT
Xem chi tiết
LL
31 tháng 3 2019 lúc 19:43

                                                                     Bài làm 

Văn nghệ là tiếng nói của tình cảm con người. Và văn chương-một bộ phận nhỏ của văn nghệ cũng góp phần làm nên cái tiếng nói chung ấy. Dù bạn là người khô khan, cộc cằn đến đâu thì liệu bạn có chắc rằng mình sẽ không rơi lệ khi chứng kiến cảnh chia tay giữa hai anh em Thành và Thuỷ trong "Cuộc chia tay của những con búp bê". Sự chia sẻ, tâm hồn rộng mở chính là quà tặng tinh thần đẹp nhất mà văn chương mang đến cho chúng ta. Bạn có chú ý đến từ "gây" trong đề bài. Từ "gây" ở đây gợi cho người đọc một sự lôi kéo, dường như đó là cái không tốt. Bởi cũng như cuộc sống muôn màu, văn học cũng được tạo nên từ nhiều mảnh ghép khác nhau; có những mảnh ghép làm cho nền văn học thêm đặc sắc, độc đáo nhưng cũng có những thành phần làm văn học trở nên u tối, đầy rẫy những xấu xa. Nói như thế, có nghĩa là, bên cạnh những tình cảm tích cực, văn học còn mang đến cho ta những mặt tiêu cực trogn suy nghĩ và lối sống mà tư tửong yêu đương tuổi học trò là một ví dụ chẳng hạn. 
Văn học mang đến cho cuộc sống chúng ta nhiều thứ thật đấy. Nhưng tiếp nhận chúng thế nào, cảm nhận chúng ra sao lại là một vấn đề khác. Hãy để những tình cảm trong văn học mãi luôn là những tình cảm đẹp, thiêng liêng nhất...và còn gì đẹp hơn nếu bạn biến chúng thành tình cảm thật trogn cuộc sống nhỉ ?

P/S : kb nhoa !!!!

Bình luận (0)
TN
31 tháng 3 2019 lúc 19:44

Với một lối văn nghị luận kết hợp hài hòa giữa lí lẽ sắc bén với cảm xúc tinh tế, trong văn bản này, Hoài Thanh khẳng định: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha. Văn chương là tấm gương phản ánh cuộc sống muôn hình vạn trạng. Hơn thế, văn chương còn góp phần sáng tạo ra sự sống, gây dựng cho con người những tình cảm không có và luyện những tình cảm sẵn có. Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn, tẻ nhạt.Văn chương nâng cao nhận thức, làm phong phu tâm hồn con người. Văn chương làm đẹp, làm giàu cho cuộc sông trên trái đất này.

Bình luận (0)
VH
Xem chi tiết
H24
11 tháng 10 2021 lúc 18:53

Tham khảo:

Qua tác phẩm Người con gái Nam Xương, Vũ Nương hiện nên là một phụ nữ đảm đang, giàu tình thương. Chưa vun vén được với chồng bao lâu thì phải xa cách vì chồng ra trận. Được một thời gian thì nàng sinh ra một đứa cọn trai đặt tên là Đản. Vừa phụng dưỡng mẹ già, vừa chăm sóc nuôi dạy con thơ, lại đơn côi gối chiếc nhưng nàng vẫn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của một người con dâu tốt. Tới khi mẹ chồng già yếu, ốm đau, nàng "hết sức thuốc thang", "ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn". Lúc mẹ chồng qua đời, nàng đã "hết lời thương xót", việc ma chay tế lễ được lo liệu, tổ chức rất chu đáo "như đối với cha mẹ đẻ mình". Chỉ bấy nhiêu đấy thôi, ta đã thấy trong Vũ Nương cùng xuất hiện ba phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ: nàng dâu hiếu thảo, người vợ đảm đang thủy chung, người mẹ hiền đôn hậu. Đó là hình ảnh người phụ nữ lí tưởng trong xã hội phong kiến ngày xưa.

Bình luận (0)
AP
11 tháng 10 2021 lúc 19:44

tham khảo nha bạn:

nhân vật vũ nương trong văn bản "chuyên người con gái nam xương" của nguyễn dữ hiện lên là một người con gái có tính tình thùy mị , nế na lại thêm tư dung tốt đẹp\(^1\). Vũ nương được sinh ra trong một gia đình nghèo khổ, được gả vào một nhà giàu là Trương Sinh\(^2\).Sau khi về nhà chồng, biết chồng mình có tính hay ghen nên nàng cũng rất giữ gì khuân phép\(^3\).Cuộc sum học chưa được bao lâu thì Trương Sinh phải đi lính, nàng ở nhà một mình hết sức chăm sóc cho mẹ và con\(^4\). Mọt thời gia sau mẹ chồng mất nàng, nàng hết lời thương xót ,lo việc tế lễ như đối với cha mẹ đẻ\(^5\).Sau một năm Trương Sinh chở về, trên đường đi ra thăm mộ mẹ chàng đã vôi tình nghe bé đảng kể lại chuyện cái bóng khi mình vắng nhà và nghi cho vợ mình hư\(^6\).Về nhà chàng la um lên trách móc vợ mặc nàng hế sức giải thích và hàng xóm bênh vực vẵn mắng nhiếc , đánh đuổi nàng đi\(^7\). Sau khi giải thích chồng không nghe nàng về tắm giử song nàng ra bến Hoàng Giang thề nguyền rồi gieo mình xuống dòng nước\(^8\). Các nàng tiên thấy thế thương tình đã cứu nàng\(^9\). Su khi nàng chết Trương Sinh tối đó ngồi trước đèn nghe bé Đán vừa nói vừa chỉ tay vào cái bóng mình mới biết mình vu oan cho vợ nhưng đã muộn \(^{10}\). My sao có một người tên là Phan Lang được mời xuống thủy cung chơi và  Vũ Nương đã nhờ Phan Lang đưa cho chàng Trương một chiếc hoa cài vàng và bảo với tràng nếu còn nhớ tình xưa nghĩa cũ thì lập đàn giải oan cho nàng\(^{11}\).Sau khi Trương Sinh biết thì liền lập đàn giải oan chho nàng , nàng hiện vế lộng lẫy rồi từ từ liến mất\(^{12}\).Từ đó cho thấy rõ hơn tấm lòng chung thủy, vị tha của nàng\(^{13}\). Mặc dù bị trồng rẫy bỏ nhưng nàng vẫn rất yêu thương chồng \(^{14}\). Qua điều đó cho thấy sự bất công của chế độ nam quyền thời xưa, đồng thơi tôn vinh vể đẹp của người con gái Việt \(^{15}\)

Bình luận (0)
LL
Xem chi tiết
HD
27 tháng 11 2016 lúc 20:08

Bạn tham khảo nhé

Hè vừa qua tôi được về thăm quê nội, điều làm tôi vô cùng bất ngờ và sung sướng đó là được ngồi cạnh một người lính mà trước đây chính là người lái xe trong đội xe được Phạm Tiến Duật miêu tả trong bài thơ: Tiểu đội xe không kính năm đó.

Người lính của tiểu đội xe không kính năm đó bây giò đã già, mái tóc đã điểm bạc, ông bùi ngủi kể cho tôi nghe những năm tháng ác liệt của cuộc kháng chiến, về những kỉ niệm của tiểu đội xe không kính huyền thoại.

Thời điểm đó cuộc kháng chiến của dân tộc ta vô cùng ác liệt, những con đường huyết mạch luôn được bảo vệ chặt chẽ, bom đạn của kẻ thù cũng tập trung bắn phá ở những nơi đây. Ngày đó chú làm nhiệm vụ lái xe vận chuyển lương thực vũ khí cho tiền tuyến và đi qua con đường Trường Sơn lịch sử.

Với sự đáng phá dữ dội của giắc Mĩ, những chiếc xe ấy đã bị tàn phá, mất kính, mất đèn, thậm chí mất cả mui xe. Bom đạn ác liệt, ngồi trên chiếc xe không được bảo vệ nhưng lúc đó trong người những chiến sĩ chúng tôi chỉ có ý chí chiến đấu, nên vẫn ung dung, thản nhiên. Không có vật chắn, các chú càng dễ dàng nhìn mọi vật xung quanh mình, nhìn trời, nhìn sao, và thấy yêu quê hương hơn, có tinh thần chiến đấu hơn.

Lái xe không có kính nên bụi bám đầy người, mỗi khi dừng lại, đồng đội nhìn nhau thấy người nào cũng trắng xóa thì cứ cười ha ha với nhau. Đến giờ đi, các chú lại ngồi lên những chiếc xe đó. Bom đạn ngày đêm vẫn dội trên đầu, ngay sát chân, sống chết rất mong manh nhưng những người chiến sĩ ấy vẫn luôn lạc quan, yêu đời, coi cái chết nhẹ nhàng, không có gì đáng sợ cả

Người chiến sĩ ấy đã kể cho tôi nghe trên những cung đường vận chuyển đó chú luôn được gặp những người bạn, những người đồng đội của mình. Có những người chỉ gặp một lần rỗi mãi mãi ra đi. Họ bắt tay nhau qua ô cửa kính để sưởi ấm tình đồng đội. Nhiều khi họ dùng bữa cơm cùng nhau bên bếp Hoàng Cầm với những cái bát,đôi đũa dùng chung,quây quần bên. Người chiến sĩ lặng người đi khi nhắc đến những kỉ niệm nghĩa tình ấy. Rồi những giây phút nghỉ ngơi trên chiếc võng đu đưa,kể cho nhau nghe sự ác liệt của những cung đường đã đi qua. Không chỉ kể những chuyện về tiểu đội xe của mình, người chiến sĩ còn cho tôi thấy được sự dũng cảm của các cô gái thanh niên xung phong. Nhiệm vụ của các cô là luôn đảm bảo cho những chuyến xe thông suốt.

Tôi hỏi người chiến sĩ rằng, các chú đi trên những chiếc xe trong hoàn cảnh như vậy mà các chú cứ đi phăng phăng được sao? Người chiến sĩ ấy đã nói một câu làm tôi thật sự xúc động. Các chú chạy phăng phăng để dành lại độc lập, chạy về miền Nam ruột thịt đang cần các chú ở phía trước. Tôi thấy những người lính lái xe khi ấy thật dũng cảm, học đã sống và chiến đấu hết mình vì tổ quốc. Chính ý chí và tinh thần của họ đã góp phần tạo nên thắng lợi vẻ vang cho dân tộc.

Đã đến lúc người chiến sĩ ấy phải xuống xe, tôi chia tay chú trong niềm nuối tiếc và xúc động. Tôi rất khâm phục những người lính lái xe khi ấy, tôi sẽ tỏ lòng biết ơn họ bằng cách học tập thật tốt, để góp phần xây dựng và bảo vệ nước nhà ngày càng giàu mạnh.

Bình luận (0)
PH
29 tháng 11 2016 lúc 12:57

Nhân dịp kỉ niệm ngày thành lập quân đội nhân dân và quốc phòng toàn dân, ngày 22 tháng 12, để chúng tôi hiểu thêm về lịch sử chiến đấu cùa dân tộc, nhà trường đã mời đoàn cựu chiến binh về thăm và trò chuyện. Trong đoàn đại biểu đó, tôi bắt gặp một người lính trên ngực gắn nhiều huân chương và trong buổi lễ chú đã giới thiệu mình là người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Cuối buổi, tôi đả lân la đến gặp và có cuộc nói chuyện thú vị với chú.

Các bạn có lẽ không thể hình dung được, người chiến sĩ lái xe trẻ trung, sôi nổi năm xưa giờ đĩnh đạc, oai nghiêm trong bộ quân phục mới. Chú có giọng nói khoẻ, ấm áp và tiếng cười âm vang. Cùng tháng năm, khuôn mặt tuy đã già dặn nhưng vẫn có vẻ hóm hỉnh, yêu đời của người lính. Qua trò chuyện, có thể thấy chú là người rất vui tính, nhiệt tình, đặc biệt là khi chú kể cho tôi về cuộc đời người lính trên tuyến đường Trường Sơn năm ấy. Chú kể với tôi, năm 1969 là năm chú thường cùng các anh em trong tiểu đội lái xe qua đây, cũng là năm mà Mĩ đánh phá rất ác liệt trên tuyến đường này. Bởi đường Trường Sơn, tuyến đường Hồ Chí Minh lịch sử là tuyến đường quan trọng nhất, là đầu mối giao thông, liên lạc hai miền Bắc - Nam

Chúng quyết phá cho bằng được. Chúng thả hàng ngàn tấn bom, cày xới những khung đường, đốt cháy những khu rừng. Hàng nghìn cây đã đổ, muông thú mất chỗ ở. Đã có nhiều người ngã xuống để bảo vệ con đường. Tuy Mĩ đánh phá ác liệt thật, nhưng những đoàn xe vận tải vẫn ngày đêm nối đuôi nhau trên con đường, đem theo bao lương thực, vũ khí đạn dược cho chiến trường miền Nam. Kể một lúc, chú lại mỉm cười và nói với tôi:

- Cháu thấy đấy, cuộc chiến đấu của các chú trải qua biết bao gian khổ, khó khăn. Những năm tháng ác liệt đó đã khắc hoạ cả một thời kỳ lịch sử của dân tộc ta oanh liệt hào hùng. Trên tuyến đường Trường Sơn giặc Mĩ đánh phá vô cùng ác liệt; bom Mĩ cày xới đất đai, phá hỏng những con đường, đốt cháy những cánh rừng, phá huỷ biết bao nhiêu những rừng cây là lá chắn của ta. Nhưng không vì "bom rơi đạn lạc" như vậy mà các chú lùi ý chí, các đoàn xe vân tải ngày đêm nối đuôi nhau ra tiền tuyến, các chú còn phải đi trong bóng đêm theo sự hướng dẫn của các cô thanh niên xung phong để tiến về phía trước trong màn đêm sâu thẳm của rừng hoang. Có hôm trời tối Mĩ phát hiện ra, ta chuyên chở qua rừng, bọn chúng đã thả bom để không cho ta qua, phá vỡ chiếc cầu nối Bắc - Nam. Nhưng đặc biệt hơn cả là đoàn xe vận tải không có kính vì bị "bom giật bom rung kính vỡ đi rồi". Bom đạn trải xuống hàng loạt khiến nào là kính, nào là đèn vỡ, mui xe bẹp, nào là thùng xe xước... Không có đèn vượt qua dãy Trường Sơn đầy nguy hiểm như thế mà các chú vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ đánh Mĩ, chạy dọc Trường Sơn. Chẳng khác nào "châu chấu đá xe", Mĩ với bao nhiêu thiết bị tối tân đế đánh ta nhưng chúng ta đã vượt qua những gian khổ để đánh chúng. Chú còn nhớ trên các cabin những chiếc xe như thế, bọn chú không cỏ vật gì để che chắn cả, gió táp vào mặt mang theo bao nhiêu là bụi. Gió bụi của Trường Sơn làm mắt cay xè, tóc bạc trắng như người già còn mặt thì lấm lem như thằng hề vậy, thế mà không ai cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc hút ngang nhiên, ai nấy nhìn nhau rồi cười giòn giã vang khắp dãy Trường Sơn.

Với những ngày nắng là như vậy nhưng đến lúc mưa thì các chú còn khổ hơn nhiều, Trường Sơn mỗi lúc mưa là mưa như trút nước cộng thêm vào đó là những giọt sương muối ở rừng hòa vào dòng nước mưa phả vào da thịt cùa các chú tê rát cả da mặt, áo thì ướt hết. Lắm lúc lạnh quá các chú phải tì sát vào nhau mà nghĩ thầm: "Vì bảo vệ Tổ quốc phải vượt qua dược thiên nhiên thì mới là những người lính của bộ đội Cụ Hồ". Vì những lời nhủ thầm đó mà chú và các đồng đội mới trải qua được sự khắc nghiệt được thiên nhiên, thiên nhiên trong thời kỳ đó lắm lúc cũng là kẻ địch của mình đấy cháu ạ. Thế nhưng các chú vẫn cầm vô lăng lái một cách hăng hái hàng trăm cây số nữa có đâu cần thay người lái, gió lùa rồi quần áo lại khô thôi.

Cháu biết không: Người lính Trường Sơn năm xưa giản dị, đơn sơ lắm. Để trải qua những ngày tháng ấy các chú phải vượt qua biết bao nhiêu gian lao vất vả mà đặc biệt là phải biết vượt qua chính mình, có ý chí chiến đấu cao. Vượt qua những khó khăn như thế con người mới hiểu được sức chịu đựng của mình thật kỳ diệu. Xe không kính cũng là một thú vị vì ta có thể nhìn cả bầu trời, không gian rộng lớn khoáng đạt như ùa vào buồng lái, những ngôi sao đều nhìn thấy và những cánh chim chạy thẳng vào tim. Tâm hồn người chiến sĩ vui phơi phới, thật đúng là:

Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước ,

Mà lòng phơi phới dậy tương lai.

Trên con đường Trường Sơn, mỗi khi các chú gặp nhau thì thông qua cửa kính bắt tay. Đó là sự động viên, truyền thêm sức mạnh cho nhau để vượt qua khó khản. Mỗi khi giữa rừng, bên bếp Hoàng cầm sưởi ấm bao trái tim người chiến sĩ, các chú nghĩ từng chung bát chung đũa tức là một gia đình, là người trong một nhà rồi đấy cháu ạ. Một cử chỉ nhỏ của người chiến sĩ cũng làm cho họ gắn bó thêm, xiết chặt tình đồng đội.

Được nghe chú kể những vất vả ấy tôi thật khâm phục hơn tình đồng chí đồng đội, lòng dũng cảm hiên ngang của người chiến sĩ. Tôi thầm mơ ước trên thế giới không còn chiến tranh để cuộc sống mãi thanh bình.

 



 

Bình luận (0)