Những câu hỏi liên quan
NH
Xem chi tiết
LT
Xem chi tiết
NY
Xem chi tiết
NC
Xem chi tiết
LM
11 tháng 1 2022 lúc 19:07

TK: 

*  Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi.

   - Nguyễn Trãi (1380-1442), hiệu Ức Trai, quê gốc ở Hải Dương, sống chủ yếu ở Thường Tín-Hà Nội.

   - Ông là con của Nguyễn Phi Khanh, cháu ngoại của quan tư đồ Trần Nguyên Đán - một quý tộc đời Trần.

  - Hiệu: Ức Trai. Quê gốc ở làng Chi Ngại (Chí Linh- Hải Dương).Sau rời về Nhị Khê (Thường Tín- Hà Tây)

  - Xuất thân; trong một gia đình có truyền thống văn hóa, văn học và yêu nước. Cha: Nguyễn Phi Khanh đỗ Tiến sĩ làm quan dưới triều đại nhà Hồ; Mẹ: Trần Thị Thái dòng dõi quý tộc, con của Trần Nguyên Đán.

  - Nguyễn Trãi sớm chịu nhiều mất mát, đau thương. - 1407: giặc Minh cướp nước ta, nghe theo lời cha Nguyễn Trãi nuôi chí ”đền nợ nước, trả thù nhà” vì vậy theo làm quân sư cho Lê Lợi, sau một thời gian xin về ở ẩn ở Côn Sơn.

  - 1440, Lê Thánh Tông mời ông ra làm quan. 1442 Vua bị chết đột ngột → bị vu oan và bị khép tội tru di tam tộc.

=> Cuộc đời của Nguyễn Trãi là cuộc đời của một đại anh hùng dân tộc, một nhân vật lịch sử toàn tài hiếm có. Ở ông có một nhà chính trị, một nhà văn, một nhà thơ tầm cỡ kiệt xuất. Cuộc đời của ông là cuộc đời của một con người chịu oan khiên thảm khốc.

– Nguyễn Trãi chính thức trở thành danh nhân văn hóa thế giới vào năm 1980.

* Lê Lợi (Lê Thái Tổ  ):

-Lê Thái Tổ (1428-1433) sinh ngày 6 tháng Tám năm Ất Sửu - 10/9/1385, là con trai thứ 3 của ông Lê Khoáng và bà Trịnh Thị Thương, người ở hương Lam Sơn, huyện Lương Giang, trấn Thanh Hoá.

- Ngay từ khi còn trẻ, Lê Lợi đã tỏ ra là người thông minh, dũng lược, đức độ hơn người, dáng người hùng vĩ, mắt sáng, miệng rộng, mũi cao, trên vai phải có nốt ruồi đỏ lớn, tiếng nói như chuông, bậc thức giả biết ngay là người phi thường. Lớn lên, ông làm chức Phụ đạo ở Khả Lam, ông chăm chỉ dùi mài đọc sách và binh pháp, nghiền ngẫm thao lược, tìm mời những người mưu trí, chiêu tập dân lưu tán, hăng hái dấy nghĩa binh, mong trừ loạn lớn. Mùa xuân năm Mậu Tuất - 1418, Lê Lợi đã cùng những hào kiệt đồng chí hướng như Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, Lê Văn An, Lê Văn Linh, Bùi Quốc Hưng, Lưu Nhân Chú v.v... phất cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, xưng là Bình Định Vương, kêu gọi nhân dân đồng lòng đứng lên đánh giặc cứu nước. Suốt 10 năm nằm gai nếm mật, vào sinh ra tử, Lê Lợi đã lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Minh thắng lợi.

Bình luận (0)
DH
Xem chi tiết

DÀI LẮM KO VIẾT ĐƯỢC 😎 😎 😎 😎

Bình luận (0)
DH
Xem chi tiết
Xem chi tiết
H24
20 tháng 11 2021 lúc 11:22

Phan Huỳnh Điểu sinh ngày 11 tháng 11 năm 1924 - mất ngày 29 tháng 6 năm 2015 là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu nhất của nền âm nhạc đương đại Việt Nam với những đóng góp to lớn cho sự phát triển của âm nhạc Việt Nam trong thế kỉ XX.

Bình luận (0)
MN
Xem chi tiết
QC
24 tháng 11 2017 lúc 15:09

Hưng Đạo Đại Vương tên thật là Trần Quốc Tuấn, là con trai của An Sinh Vương Trần Liễu, cháu gọi vua Trần Thái Tông bằng chú, sinh ra tại Kiếp Bạc, xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, quê ở làng Tức Mặc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Năm sinh của ông không rõ ràng, có tài liệu cho là năm 1228, có tài liệu thì cho là năm 1230, hay 1232 .
Ông vốn có tài quân sự, lại là tôn thất nhà Trần, do đó trong cả 3 lần quân Nguyên - Mông tấn công Đại Việt, ông đều được vua Trần cử làm tướng chống trận. Đặc biệt ở kháng chiến chống Nguyên - Mông lần thứ 2 và thứ 3, ông được vua Trần Nhân Tông phong làm Tiết chế các đạo quân thủy bộ. Dưới tài lãnh đạo của ông, quân dân Đại Việt chiến thắng ở Chương Dương, Hàm Tử, Vạn Kiếp, Bạch Đằng, đuổi quân Nguyên - Mông ra khỏi nước.
Sau khi kháng chiến chống Nguyên - Mông lần thứ 3 thành công, ông về trí sĩ ở trang viên của mình tại Vạn Kiếp. Tuy nhiên, các vua Trần vẫn thường xuyên đến vấn kế sách.
Ông mất ngày 20 tháng 8 năm Canh Tý (tức ngày 5 tháng 9 năm 1300), thọ khoảng 70 tuổi. Nhân dân đương thời lập đền thờ ông gọi là Đền Kiếp Bạc.

Bình luận (0)
QC
24 tháng 11 2017 lúc 15:12

TRẦN QUỐC TOẢN
( 1267-1285 )
Trần Quốc Toản thuộc dòng dõi nhà vua và sinh vào năm Đinh Mão ( 1267 ).
Ông lớn lên trong không khí cả nước náo nức chuẩn bị chiến đấu chống quân Nguyên sang cướp phá và xâm lược nước ta lần thứ hai ( 1285 ).
Năm 1282, triều Trần đã tổ chức một cuộc hội nghị quân sự rất đặc biệt tại bến Bình Than ( Hội nghị Bình Than ). Tham dự hội nghị này là các quý tộc và các tướng lĩnh cao cấp nhất của nhà Trần. Bấy giờ, tuy là quý tộc, đã từng phong tới tước Hầu - Hoài Văn Hầu - nhưng vì còn ở tuổi vị thành niên nên không được tham dự. Hoài Văn Hầu lấy đó làm điều hổ thẹn và căm tức lắm, tay đang cầm quả cam mà bóp nát lúc nào không hay. Khi về nhà , Trần Quốc Toản cùng với một ngàn người là tôi tớ và thân thuộc, sắm sửa binh khí và chiến thuyền, dựng cờ thêu sáu chữ “ Phá cường tặc, báo hoàng ân” ( nghĩa là : phá giặc mạnh, báo đáp ơn vua ). Khi đánh nhau với giặc Nguyên, Trấn Quốc Toản thường xông ra phía trước, khiến cho giặc hễ thấy là phải tránh lui, không ai dám đối địch.
Khi cuộc chiến tranh lần thứ hai nổ ra, Trần Quốc Toản cũng vừa đến tuổi thành niên. Đội quân hơn một ngàn người do Trần Quốc Toản lập ra và trực tiếp chỉ huy đã sát cánh chiến đấu với quân đội chủ lực của triều đình, lập được nhiều chiến công xuất sắc.
Tháng 4 -1285, cùng với các vị danh tiếng khác như Chiêu Thành Vương, Nguyễn Khoái, Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản được tham gia vào bộ chỉ huy chiến dịch Tây Kết. Trước khi đánh vào Tây Kết, quân sĩ của các tướng này đã tham gia chiến dịch Hàm Tử , góp phần rất lớn vào thắng lợi của chiến dịch Hàm Tử. Sau chiến thắng của chiến dịch Tây Kết, ông lại được cùng với Trần Quang Khải và nhiều tướng lĩnh khác như : Trần Thông, Nguyễn Khả Lạp, Nguyễn Truyền ... tham gia chiến dịch Thăng Long và Chương Dương. Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản đã anh dũng hi sinh trong chiến dịch này.

Bình luận (0)
DL
Xem chi tiết