bai hoc cuoc song rut ra tu truyen cay but than
bai hoc cuoc song rut ra tu truyen cay but than
Truyện cổ tích Cây bút thần mang nhiều ý nghĩa, thể hiện mong muốn khát khao của nhân dân về công lý xã hội, những người lao động nghèo khổ và bị áp bức phải luôn yêu thương nhau và nhận sự giúp đỡ. Ngược lại kẻ thống trị, tham lam, độc ác nhất định bị tiêu diệt và không thể tồn tại.
Truyện còn cho thấy mong ước vào những khả năng kì diệu của con người. Qua truyện cổ tích này, dân gian cũng gửi gắm thông điệp rằng ai trong chúng ta cũng cần có sự đam mê và nỗ lực cố gắng để đạt được thành công.
B4: hay lua chon nhung chi tiet trong truyen Thanh Giong de giup em rut ra nhung bai hoc trong cuoc song de song tich cuc hon
Câu1.Khoan dung la gi.Khi ban mac khuyet diem em se xu su nhu the nao.
Câu2.Tu tin la gi.Lay vi du.Giai thich cau tuc ngu'Cho thay song ca ma nga tay cheo'.Tu do rut ra bai hoc cho ban than ve su tu tin trong cuoc song hang ngay.
Cau 1.Khoan dung la su cam thong. Nguoi co long khoan dung luon ton trong va thong cam cho nguoi khac, biet tha thu cho nguoi khac khi ho biet nhan ra loi lam va sua chua
Khi ban mac khuyet diem em se cung giup do ban hoan thien cong viec do, khong trach ban.
Cau 2. Tu tin la su tin tuong vao kha nang cua ban than, chu dong trong moi viec, dam tu quyet dinh va hanh dong mot cach chac chan, khong hoang mang dao dong
VD:Trong gio kiem tra, tu tin lam bai cua minh, khong hoi bai ban va khong dao dong truoc ket qua minh dua ra.
Giai thich cau tuc ngu:nghia la chua biet dung ket qua nhung lai hoang mang , ko tu tin vao ban than mk.
Tu do, rut ra bai hoc: Chung ta can phai co su tu tin vi tu tin giup con nguoi co them suc manh, nghi luc va suc sang tao, lam nen su nghiep lon. Neu khong tu tin, con nguoi se tro nen yeu duoi, be nho.
baif hoc cuoc song rut ra tu van ban toi di hoc
Tôi đi học-Thanh tịnh
Trong cuộc đời mỗi người, kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò, nhất là ở buổi tựu trường đầu tiên, thường sẽ được ghi nhớ mãi. Nhà văn Thanh Tịnh đã diễn tả dòng cảm nghĩ này bằng tâm hồn rung động thiết tha, một ngòi bút giàu chất thơ, một bố cục thống nhất, với các cung bậc tâm trạng, nhân vật, các sự việc, chi tiết, các hình ảnh và những biện pháp tu từ chặt chẽ, hài hoà, tập trung vào chủ đề của tác ~~~~~~~ chúc bạn học tốt ~~~~~~~~~~~~
Nhung bai hoc rut ra tu cau truyen :" ech ngoi day gieng ".
Thông qua truyện, người xưa khuyên chúng ta dù sống trong hoàn cảnh nào thì vẫn phải cố gắng học tập để mở rộng tầm nhìn và tầm hiểu biết tránh cách đánh giá, kết luận vội vàng phiến diện, nông cạn. Chúng ta không chỉ học tập ở nhà trường, mà còn phải học nhiều điều trong cuộc sống. Bên cạnh trường học còn có trường đời. Trường đời là biển cả bao la về tri thức và kinh nghiệm. Chúng ta phải biết khắc phục những hạn chế của mình và không ngừng học hỏi tích lũy kinh nghiệm để có được trình độ học vấn cao và tầm nhìn sâu rộng; không nên chủ quan, kiêu ngạo vì sự chủ quan, kiêu ngạo sẽ dẫn đến thất bại trong sự nghiệp và trong cuộc đời. Chúng ta nên suy ngẫm kĩ về bài học của câu truyện chớ nên tự biến minh thành "Ếch ngồi đáy giếng, coi trời bằng vung".
B1: viet doan van tu 5 den 7 cau neu cam nghi cua em ve y nghia cua nhan vat Thanh Giong trong truyen thuyet cung ten
B2: viet 1 doan van ngan tu 5 den 7 cau bay to suy nghi cua em ve nguoi anh hung danh giac cuu nuoc Thanh Giong
B3: trong cau truyen Thanh Giong em thich su viec nao nhat? vi sao ?
B4: hay lua chon nhung chi tiet trong truyen Thanh Giong de giup em rut ra nhung bai hoc trong cuoc song de song tich cuc hon
cac ban lam 1 bai thoi cung duoc
Bài 2 :
Gióng sinh ra trong 1 hoàn cảnh đặc biệt : Đôi vợ chồng hiếm muộn nay đã 80 tuổi , Bà mẹ đưa chân ướm thử vào 1 dấu chân lạ khổng lồ , bà thụ thai 12 tháng rồi sinh ra Gióng . Cậu bé sinh ra trong sự vui mừng và bất ngờ của cha mẹ . Kì lại và buồn thay ! Gióng lên 3 tuổi không biết nói , không biết cười , không giống như những đứa trẻ khác, cậu không thể bày tỏ đc những nỗi niềm với cha mẹ mình . Gióng sống trong hoàn cảnh nghèo khó , dân làng phải góp gạo nuôi cậu . Qua những chi tiết đó thể thiện Gióng là biểu tượng của nhứng người nghèo khổ , đại diện cho những người nông dân trong Xã hội xưa , tàn ác , dã man , hung tợn , không có tình thương giữa con người với con người . Cùng là người với nhau tại sao những con người tàn bạo , xâm chiếm lãnh thổ của những người dân nghèo lại không thể hiểu đc tình cảnh khốn cùng của họ . Gióng đc sinh ra và nuôi lớn trong tình yêu thương của những người nông dân cùng cực , những bát gạo nuôi sống cậu hằng ngày tiếp thêm sức mạnh , sự can đảm để cậu đứng lên dành độc lập . Gióng yêu dân làng , nhân dân , cha mẹ , từ 1 cậu bé không may mắn đã trở nên 1 chàng thanh niên cường tráng với vũ khí , chiến giáp đứng ra bảo vệ đất nc , vùng quê nơi những tình cảm đc vun đắp , tình cảm của những con người . Thánh Gióng tượng trung cho hoà bình , là biểu hiện của tình yêu thương , can đảm dám đấu tranh giành lại độc lập dân tộc .
# Viết hơi vội ~~
tu noi dung bai ech ngoi day gien em rut ra bai hoc gi cho ban than
Từ nội dung bài " Ếch ngồi đáy giếng " em rút ra bài học là :
Dù môi trường sống có hạn hẹp tù túng vẫn phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mìnhKhi môi trường sống thay đổi cần khiêm tốn tìm hiểu để thích nghi Không đc chủ quan , kiêu ngạo nếu ko sẽ phải trả giá đắt , có khi là cả tính mạngChúc bn hok tốt !
Từ truyện Ếch ngồi đáy giếng ,em rút ra bài học :
- Một môi trường nhỏ bé, hạn hẹp, không có sự giao lưu sẽ làm hạn chế tầm hiểu biết thế giới xung quanh.
- Khi sống lâu trong một môi trường như thế, sự hiểu biết của người ta sẽ trở nên nông cạn, hạn hẹp, từ đó dễ nảy sinh tâm lí chủ quan, kiêu ngạo.
- Sự kiêu ngạo, chủ quan rất dễ khiến cho người ta phải trả giá đắt, có khi mất mạng như chú ếch kia.
- Dù sống ở trong môi trường nào cũng không nên bó hẹp suy nghĩ, phải chú ý học hỏi để mở rộng tầm hiểu biết.
- Khi thay đổi môi trường sống hoặc lĩnh vực nghề nghiệp quen thuộc phải thận trọng, khiêm tốn tìm hiểu để thích nghi. Tránh chủ quan, kiêu ngạo, suy nghĩ nông cạn, hạn hẹp.
Thông qua truyện, người xưa khuyên chúng ta dù sống trong hoàn cảnh nào thì vẫn phải cố gắng học tập để mở rộng tầm nhìn và tầm hiểu biết tránh cách đánh giá, kết luận vội vàng phiến diện, nông cạn. Chúng ta không chỉ học tập ở nhà trường, mà còn phải học nhiều điều trong cuộc sống. Bên cạnh trường học còn có trường đời. Trường đời là biển cả bao la về tri thức và kinh nghiệm. Chúng ta phải biết khắc phục những hạn chế của mình và không ngừng học hỏi tích lũy kinh nghiệm để có được trình độ học vấn cao và tầm nhìn sâu rộng; không nên chủ quan, kiêu ngạo vì sự chủ quan, kiêu ngạo sẽ dẫn đến thất bại trong sự nghiệp và trong cuộc đời. Chúng ta nên suy ngẫm kĩ về bài học của câu truyện chớ nên tự biến minh thành "Ếch ngồi đáy giếng, coi trời bằng vung".
1 / theo em bai hoc lon nhat ma chung ta rut ra duoc qua thang loi trong ba lan khang chien chong quan xam luoc Mong Nguyen la gi ?
2/ tu that bai trong cuoc khang chien chong quan Minh cua Ho Quy Ly cho chung ta bai hoc gi ?
Sau khi hoc xong truyen ngan "buc tranh cua em gai toi" em rut ra dc bai hoc gi
Truyện Bức tranh của em gái tôi không dài (chỉ hơn hai trang sách), nhưng cũng đủ để cho ta thấy tài năng của tác giả qua cách kể chuyện và xây dựng hệ thống nhân vật.Tạ Duy Anh là một cây bút trẻ xuất hiện trong văn học thời kì đổi mới, đã có những truyện ngắn gây được sự chú ý của bạn đọc bởi nghệ thuật đặc sắc và phong cách riêng biệt, độc đáo của mình. Trong đó có tác phẩm Bức tranh cửa em gái tôi. Truyện đã đạt được giải nhì (giải cao nhất) trong cuộc thi viết Tương lai vẫy gọi do báo Thiếu niên Tiền phong phát động.
Trước hết phải kể đến phương thức kể chuyện. Tạ Duy Anh đã lựa chọn ngôi kể chuyện là ngôi thứ nhất. Truyện được kể bằng lời kể của nhân vật nguời anh. Lựa chọn như vậy giúp cho việc miêu tả tâm trạng của nhân vật sinh động hơn, có nghĩa là lời kể tự nhiên hơn và bộc lộ tâm trạng kín đáo, sâu sắc hơn. Theo cách kể này thì diễn biến tâm trạng, sự biến đổi về cách nhìn của người anh đối với cô em gái, và cả vẻ đẹp của người em gái sẽ được thể hiện một cách tự nhiên. Qua người anh, ta thấy được sự thức tỉnh của cậu ta, lại vừa thấy rõ vẻ đẹp của cô em gái. Nhờ vậy mà chủ đề tác phẩm càng được bộc lộ sâu sắc. Bài học về sự tự đánh giá, tự nhận thức càng thấm thìa hơn với người anh.
Người đọc đánh giá rất cao nghệ thuật xây dựng hệ thống nhân vật qua diễn biến tâm trạng và thái độ của người anh và cô em gái. Nhờ vậy, truyện đã dẫn dắt ta từ tình huống bất ngờ này đến những bất ngờ khác, liên tiếp từ đầu cho đến khi kết thúc.
Diễn biến tâm trạng của người anh được xây dựng bằng chính lời kể của nhân vật. Tâm trạng đó được thay đối qua diễn biến của câu chuyện: thoạt đầu, khi thấy em gái vẽ và mày mò tự chế thuốc vẽ; khi tài năng hội hoạ của cô em gái được phát hiện; và ở cuối truyện, khi đứng trước bức tranh được giải nhất của em gái mình.
Thoạt đầu là thái độ coi thường việc làm của Kiều Phương. Khi thấy em gái vẽ và mày mò tự chế tạo màu vẽ, người anh chỉ coi đó là những trò nghịch ngợm của trẻ con và nhìn bằng cái nhìn kẻ cả, không cần để ý đến “Mèo con” đã vẽ những gì. Cách nhìn ấy được thể hiện qua giọng kể của người anh: tôi quen gọi nó là Mèo bởi vì mặt nó luôn bị chính nó bôi bẩn. “Mèo” luôn bị nhắc nhở vì hay lục lọi các đồ vật trong nhà: Này, em không để chúng nó yên được à? Khi phát hiện được cô em nhào bột vẽ, người anh buông một câu: Thảo nào các đít xoong chảo bị nó cạo trắng cả. Quả thật, thái độ của những người làm anh trong một gia đình thường coi em gái mình là như vậy!
Khi tài năng hội hoạ của người em được phát hiện thì tâm trạng của người anh cũng bị biến đổi. Do tình cờ mà chú Tiến Lê phát hiện ra năng khiếu hội họa của người em. Sáu bức tranh của người em làm cho bố, mẹ và mọi người đều ngạc nhiên, vui mừng, sung sướng. Duy có người anh lại cảm thấy buồn, buồn vì cảm thấy mình bất tài và cho rằng vì lí do đó mà mình bị đẩy ra ngoài, bị cả nhà lãng quên. Sống với tâm trạng như vậy, người anh không thể thân với em gái như trước nữa, rồi đối xử với em gái không công bằng chỉ cần một lỗi nhỏ ở nó là tôi gắt um lên. Tâm lí măc cảm, tự ti đã khiến người anh những lúc ngồi bên bàn học chỉ muốn gục xuống khóc. Thậm chí vẻ mặt ngộ nghĩnh của em gái trước kia bây giờ làm cho người anh vô cùng khó chịu, cảm thấy như mình đang bị “chọc tức”. Đây là một kiểu tâm lí dễ gặp ở mọi người, nhất là ở tuổi thiếu niên, đó là lòng tự ái và mặc cảm tự ti khi thấy người khác có tài năng nổi bật. Phải là người am hiểu tâm lí trẻ em lắm, tác giả mới đưa ra một tình huống thay đổi tâm lí của người anh hấp dẫn và tạo được kịch tính cho truyện hay đến như vậy!
Truyện đã đem đến cho mỗi người chúng ta bài học ứng xử trong cuộc sống: cần có thái độ thiện chí, có sự trân trọng và niềm vui thực sự chân thành trước thành công hay tài năng của người khác, ngay cả khi người đó là bạn bè trong lớp hay người thân trong gia đình.
Đọc xong truyện này, tôi nghĩ đây không phải chỉ là câu chuyện dành cho trẻ em, mà có thể là câu chuyện dành cho người lớn, nếu không nói rằng đối tượng chủ yếu mà tác giả muốn hướng tới chính là những người lớn! Nếu như trong truyện ngắn "Cuộc chia tay của những con búp bê" (Khánh Hoài), thông điệp mà nhà văn muốn gửi tới những người lớn oai phong bệ vệ là: "Hãy vượt qua thói ích kỉ bệnh hoạn để nghĩ đến tình thương và trách nhiệm đối với trẻ thơ vô tội!" thì trong truyện ngắn này, thông điệp của nhà văn là: "Hãy khiêm tốn nhận thức lại cho đúng về bản thân mình để chiến thắng thói đố kị tầm thường!".
Nếu tất cả những người lớn trên hành tinh này đều từ bỏ được hai thói xấu ích kỉ và đố kị thì có lẽ trăm phần trăm nhân loại đã nhất loạt hiển Thánh cả rồi! Tuy nhiên, đó chỉ là ảo vọng, mãi mãi là ảo vọng! Bởi con người không phải là thánh nhân, cho nên tất phải có lỗi lầm. Trong một lần trả lời phỏng vấn báo chí, nhà văn Bùi Bình Thi có nói rằng: "Nếu con người mà không có khuyết tật gì thì vị trí của họ là ở trong... viện bảo tàng!". Bởi sống là phải hoạt động. Mà hoạt động tất phát sinh quan hệ. Trong vô số các quan hệ mà con người phải xử lí thì có thể có cái đúng, có cái sai, có cái gần đúng, có cái gần sai, có cái vừa đúng vừa sai... Vấn đề là có nhận ra cái sai hay không? Nhận ra rồi thì có chịu sửa hay không?
Câu chuyện của Tạ Duy Anh được khởi đầu trong bầu không khí hồn nhiên "rất trẻ con", đó là những quan sát và nhận xét khá khách quan vô tư của nhân vật "tôi": "Em gái tôi tên là Kiều Phương, nhưng tôi quen gọi nó là Mèo bởi vì mặt nó luôn bị chính nó bôi bẩn". Nhưng ngay sau đó, nhân vật "tôi" bắt đầu "khó chịu" vì cảm thấy ở cô em gái có một điều gì đó không tầm thường như những thói đời bẩm sinh mà ai ai cũng có, thế là như một phản ứng tức thì của bản năng: "Tôi quyết định bí mật theo dõi em gái tôi"! Đến đây, nhân vật "tôi" - tức người anh trai, đã có một biểu hiện không thật đàng hoàng. Cái không thật đàng hoàng ấy tuy còn mơ hồ, nhưng cũng đủ trở thành mối bận tâm của người anh trai, mà nếu phải gọi đúng tên nó ra thì đó chính là cái "mầm đố kị ghen ghét" vốn sẵn có trong mọi con người, ở mọi lứa tuổi, ngự trên mọi cương vị... Cái mầm ấy luôn "phục kích" trong lòng dạ con người và nó thường nhẫn nại chầu chực cơ hội để được "phát tác" như một thứ vũ khí bảo vệ sĩ diện của những kẻ "tiểu nhân đắc chí"!
Tới khi hoạ sĩ Tiến Lê chính thức thừa nhận cô em gái là một "tài năng" thì cái mầm đố kị ghen ghét trong con người nhân vật "tôi" bùng nổ từ âm thầm đến dữ dội, từ dữ dội đến mù quáng! Thoạt đầu là mặc cảm kém cỏi: "Kể từ hôm đó, mặc dù mọi chuyện vẫn như cũ trong căn nhà của chúng tôi, nhưng tôi luôn cảm thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài. Những lúc ngồi bên bàn học, tôi chỉ muốn gục xuống khóc". Tiếp theo là thói sinh sự theo kiểu "đất bằng nổi sóng": "Tôi chẳng tìm thấy ở tôi một năng khiếu gì. Và không hiểu vì sao tôi không thể thân với Mèo như trước kia được nữa. Chỉ cần một lỗi nhỏ ở nó là tôi gắt um lên". Tiếp theo nữa là một hành vi vụng trộm: "Tôi quyết định làm một việc mà tôi vẫn coi khinh: xem trộm những bức tranh của Mèo". Cuối cùng là thái độ hằn học: "Bây giờ tôi cảm thấy nó như chọc tức tôi..." và sự cô độc: "Rồi cả nhà - trừ tôi - vui như tết...".Thế đấy! Khi đã "phát tác", thói đố kị ghen ghét giống như một ngọn lửa hoang dại thiêu đốt và làm méo mó tâm hồn của nhân vật "tôi", khiến cho nhân vật này nhìn cái vẻ mặt "rất ngộ" của cô em gái trước đây thành ra cái mặt "chọc tức" trong hiện tại, tức là gương mặt vốn khả ái của người thân thích ruột thịt bỗng trở thành gương mặt thách đố ngạo mạn của kẻ thù!
Thế nhưng, nếu chỉ có thói đố kị ghen ghét ngự trị thì hẳn là nhân loại sẽ bị rơi vào tình trạng "tự ăn thịt mình" cho đến khi... tự huỷ diệt! Thói xấu thâm căn cố đế ấy chắc chắn là không thể tận diệt được, nhưng có thể chế ngự được, có thể hoá giải được bằng lòng nhân ái vị tha! Phải chăng đây là một sự cân bằng động do Tạo Hoá khả kính từng dày công vun đắp cả triệu triệu năm?! Trong câu chuyện của Tạ Duy Anh, người anh càng tha hoá bao nhiêu thì cô em gái càng có "liệu pháp điều trị" thích hợp và hiệu quả bấy nhiêu! Bài học mà hoạ sĩ Tiến Lê dạy Mèo: "Cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu" đâu chỉ là bài học dạy cho trẻ con? Bỏ qua tất cả sự "khó chịu" của người anh, cô em gái đã "nhập tâm" một nguyên lí của sáng tạo nghệ thuật là chỉ vẽ "những gì thân thuộc nhất" không phải như nó vốn có, mà là phải nhào nặn, tái tạo và tôn vinh "nguyên mẫu" lên một tầm cao thẩm mĩ đầy sức cảm hoá, thuyết phục: "Trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như toả ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa". Nghệ thuật đích thực tự nó đã hàm chứa thiên chức giáo dục, cái thiên chức có sức mạnh cải tạo con người thật kì diệu: "Tôi giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư?... Vậy mà dưới mắt tôi thì..." và "tôi muốn khóc quá"...
Dĩ nhiên, cái gốc của nghệ thuật đích thực bao giờ cũng là: "... tâm hồn và lòng nhân hậu..." của người nghệ sĩ! Chính tâm hồn và lòng nhân hậu ấy đã trở thành tác nhân hối thúc con người tự nhận thức lại bản thân mình nghiêm khắc hơn bao giờ hết: "Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy"!Hẳn nhiên, nhân loại tiến bộ chẳng còn mong gì hơn thế! Và chỉ có như thế thì nghệ thuật mới thực sự có ích cho đời sống tinh thần của con người! Mà đời sống tinh thần của con người là bằng chứng hùng hồn nhất và cũng là bằng chứng duy nhất để phân biệt con người với cầm thú!