Nêu cảm nhận của em về nhân vật Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám .
Nói và nghe:Hãy kể lại một truyện cổ tích bằng lời một nhân vật: bằng lời của cô Tấm trong truyện Tấm Cám
Trong kho tàng văn học dân gian có rất nhiều tác phẩm hay, li kì và hấp dẫn; trong đó phải kể đến truyện cổ tích Tấm Cám. Tôi đặc biệt ấn tượng với nhân vật Tấm và nghị lực phi thường của cô. Sau đây để các bạn hình dung thật rõ nét và chân thực về cô gái có số phận hẩm hiu đó, tôi sẽ đặt mình vào nhân vật Tấm để kể lại cuộc đời bấp bênh và vô vàn sóng gió của cô. Đầu tiên - và cũng là nỗi bất hạnh lớn nhất, đưa tôi vào vòng xoáy của sự đau khổ bất hạnh do mẹ con Cám tạo ra. Năm tôi 6 tuổi thì mẹ mất, bố lấy vợ mới và không bao lâu sau bố tôi cũng trúng phong hàn và qua đời. Tôi phải ở cùng mụ dì ghẻ và con gái của mụ là Cám, kém tôi một tuổi rưỡi. Bản thân Cám không xấu nhưng mụ dì ghẻ lại rất cay nghiệt, mụ ta bắt tôi phải làm việc từ sáng sớm cho đến tối mịt, ngày nào cũng như ngày nào tôi phải "dậy sớm hơn gà, ngủ muộn hơn chó" thả sức cho mụ dì ghẻ đánh đập, hành hạ. Có một lần mụ dì ghẻ bảo tôi với Cám đi bắt tép, ai bắt được nhiều sẽ được thưởng yếm đỏ. Do tôi đã quen với công việc đồng áng nên chỉ cần khoắng khoắng mấy cái là đã đầy giỏ. Còn Cám thi cứ đủng đỉnh và chưa bắt được con nào, đến chiều tối tôi và Cám đi về. Tôi liếc nhìn thấy giỏ của Cám có rất ít thế nên rất sướng, cười thầm là" chắc chắn phen này yếm đỏ sẽ thuộc về ta". Cám thấy giỏ của tôi đầy ắp nên cũng hoảng hoảng bèn bảo tôi gội đầu để kẻo bị dì ghẻ mắng, tôi tin ngay. Lúc lên thì đã thấy Cám trút hết tép vào giỏ của nó rồi chạy về, thấy thế tôi bật khóc và không thể tin Cám lại đê tiện bỉ ổi như vậy. Chợt có một luồng khói màu trắng thoảng qua và Bụt hiện ra và bảo tôi con cá nhỏ nhỏ trong giỏ là cá bống và dặn về chăn cho bống ăn uống đàng hoàng tử tế. Có một lần dì ghẻ lừa tôi đi chăn trâu ở xa rồi giết thịt bống, tôi đau xót khi thấy bống chết và đem chôn xương bống xuống dưới chân giường. Mấy tháng sau nhà vua mở hội, tôi lấy quần áo giày dép và xe cộ ra từ các lọ ở chân giường, sau hội tôi thử giày thành công và được vua đưa vào cung làm hoàng hậu. Tuy đã giàu sang phú quý dưới một người trên triệu người nhưng tôi vẫn không quên ngày giỗ cha và về nhà thì bị mụ dì ghẻ thích sát và đưa Cám vào cung. Xác của tôi hoá thành chim vàng anh bay vào cung nhưng bị mụ dì ghẻ và Cám giết thịt và vứt lông chim ra ngoài vườn. Từ đống lông chim đó tôi lại hoá thân làm cây xoan đào rồi bị Cám chặt cây làm khung cửi thì tôi chửi và hăm doạ móc mắt Cám nên bị mẹ con mụ dì ghẻ đốt đi, đổ tro đi thật xa. Tôi lại hoá thân làm cây thị, cây thị của tôi chỉ có một quả, một hôm có một bà lão đến xin quả thị, biết là người tốt nên tôi nhằm chuẩn chuẩn rơi đúng vào bị của bà lão. Ngày ngày chờ bà lão đi chợ tôi mới bước ra từ vỏ thị để làm việc nhà giúp bà lão, tuy làm việc như osin nhưng tôi rất vui vì được giúp bà lão. Sau đó có một hôm bà lão quay lại giữa chừng xé vỏ thị và không cho tôi chui vào nữa, tôi giúp bà cụ têm trầu bán hàng nước. Và cuối cùng cái ngày đó đã đến - cái ngày định mệnh kéo tôi ra khỏi vòng xoáy khổ hạnh - nhà vua đi chơi đến ăn trầu ở quán bà lão, thấy trầu têm đẹp quá nên vua đòi gặp tôi, phu thê trùng phùng thật là cảm động. Sau đó tôi từ giã bà lão rồi trở về cùng. Qua những việc làm xấu xa của mẹ con Cám cho thấy chúng là những kẻ xấu cần phải xoá bỏ trong nhân gian, tôi xui Cám xuống hố rồi đổ nước sôi cho nó chết sau đó làm nước mắm cho dì ghẻ ăn sau đó dì ghẻ biết và lăn đùng ra chết. Cuối cùng tôi ở lại sống cuộc sống hạnh phúc bên vua và vương quốc của mình.
Viết bài văn phân tích nhân vật Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám. Lưu ý: Không lấy trên mạng
Trình bày cảm nhận của em về hình tượng nhân vật Tấm trong tác phẩm Tấm Cám
Thế giới nhân vật cổ tích thật phong phú, đa dạng. Ngay từ thủa bé thơ, trong tâm trí hồn nhiên của tôi đã đầy những hình ảnh của chàng Sọ Dừa thông minh mà phải đội lốt xấu xí, chàng Thạch Sanh tài ba mà nhân hậu thật thà. Còn có cả hình ảnh của mụ gì ghẻ, của mẹ con nhà Lý Thông gian hiểm, độc ác bên cạnh đó lại có những ông Bụt ông Tiên hiền từ, nhân hậu với phép thuật nhiệm màu và luôn giúp đỡ mọi người. Trong cái thế giới bao la với những con người xấu có, đẹp có, thiện có, ác có ấy hình ảnh của cô Tấm vẫn luôn để lại trong tôi nhiều tình cảm, nhiều suy nghĩ hơn cả: Vừa xót thương, lại vừa yêu mến, cảm phục
Hình ảnh cô Tấm lưu giữ trong tâm trí tôi lúc nào cũng đẹp. Cô Tấm gắn liền với những đồ vật nhỏ bé, giản dị mà vô cùng đáng yêu. Đó là con cá Bống ngoan ngoãn mỗi lần nghe gọi "Bống Bống bang bang" lại quẫy đuôi ngoi lên trong lòng giếng. Là chiếc hài nhỏ xinh đã làm thất vọng bao nhiêu cô gái xem hội nhưng lại giúp nhà vua tìm thấy vợ hiền. Đó còn là quả thị thơm bé nhỏ mà mỗi ngày Tấm chui ra giúp bà lão hàng nước việc nhà và têm những miếng trầu cánh phượng. Miếng trầu ấy là dấu hiệu để nhà vua nhận ra Tấm và đưa Tấm về với hạnh phúc mà Tấm xứng đáng được hưởng. Cô Tấm gắn với những vật nhỏ xinh ấy, hiện lên trong tôi thật đáng yêu. Tấm đáng yêu, đáng phục, đáng quí trọng không chỉ bởi cái đẹp, cái nết na, chăm chỉ. Mà còn bởi tình cảm của Tấm với cá Bống, bởi lòng hiếu thảo của Tấm với cha mẹ. Với Bống, Tấm sẵn sàng nhường phần cơm của mình. Còn khi đã thành Hoàng hậu giàu sang Tấm vẫn không quên ngày giỗ Bố, sẵn sàng trèo cau lấy quả cúng để rồi tạo cơ hội cho mụ gì ghẻ hãm hại.
Nhưng càng yêu quý những phẩm chất cao đẹp của Tấm bao nhiêu tôi lại càng xót xa, thương cảm cho cuộc đời cho số phận Tấm bấy nhiêu. Số phận bất công đã để cho cô Tấm nết na hiếu thảo sớm phải sống cảnh mồ côi, sớm phải chịu đựng những đày đoạ hành hạ của cuộc sống "Mẹ ghẻ con chồng". Tấm phải lam lũ vất vả làm mọi công việc nặng nhẹ trong nhà. Ngay cả khi vui chơi hội hè, Tấm cũng phải chịu thua thiệt. Có mỗi duy nhất chú cá Bống nhỏ làm bạn cũng bị cướp mất. Ngay địa vị hoàng hậu và cuộc sống giàu sang cũng chưa đủ để cứu Tấm khỏi âm mưu hãm hại của gì ghẻ.
Tấm lại phải trải qua bao nhiêu kiếp nạn khổ đau rồi mới đươc hạnh phúc. Từng ấy đau khổ, bất hạnh, đày đoạ khiến người ta không thể không xót xa, thương cảm.
Nhưng không phải không có những lúc mà cảm giác của tôi là bực dọc, tức tối. Đó là những khi Tấm khóc hu hu mỗi lần gặp nạn. Hình ảnh cô Tấm quá yếu ớt, thụ động ấy đã nhiều lần biến lòng thương cảm xót xa trong tôi thành sự thương hại. May sao cảm giác ấy nhanh chóng qua đi, nhường chỗ cho lòng khâm phục và yêu mến lớn hơn gấp bội. Ấy là khi chứng kiến Tấm sau những đọa đầy đau khổ vươn mình lớn dậy, tự mình đấu tranh, kiên quyết chống lại sự hãm hại của mẹ con Cám. Với sức sống mãnh liệt Tấm đã chiến thắng, đã giành lại hạnh phúc cho mình. Không còn cần Bụt, Tiên nữa. Sự thần kì giờ đây đến từ sức mạnh nội tại, chiến đấu giữ vững hạnh phúc, thực thi công lý báo thù. Tấm trở nên mạnh mẽ, quyết liệt bên cạnh bản tính hiền lành, nhân hậu vốn có của mình.
Hình ảnh cô Tấm giúp tôi phần nào thấu hiểu được cuộc trường chinh mà nhân dân lao động đã đi qua trong một phần quá khứ xa xưa của dân tộc. Những kiếp người nhọc nhằn, cơ cực nhưng bao giờ cũng khoẻ khoắn, lành mạnh, cao quí và dồi dào sức sống. Chính họ, trong những năm tháng nghèo nàn nhất của lịch sử đã cho chúng ta thấy được sự giàu có đến vô cùng trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt. Cô Tấm đối với tôi không chỉ là sự hiện diện của một cuộc đời, một tâm hồn cụ thể.
Cuộc đời nhiều bất hạnh, khổ đau nhưng cuối cùng đạt đến hạnh phúc của Tấm để lại cho tôi nhiều ấn tượng. Khiến tôi không khỏi nhiều lần có cái mơ ước được gặp mặt con người xinh đẹp, nết na và nhân hậu của cái thế giới cổ tích diệu kì ấy
Trình bày cảm nhận của em về hình tượng nhân vật Tấm trong tác phẩm Tấm Cám
Thế giới nhân vật cổ tích thật phong phú, đa dạng. Ngay từ thủa bé thơ, trong tâm trí hồn nhiên của tôi đã đầy những hình ảnh của chàng Sọ Dừa thông minh mà phải đội lốt xấu xí, chàng Thạch Sanh tài ba mà nhân hậu thật thà. Còn có cả hình ảnh của mụ gì ghẻ, của mẹ con nhà Lý Thông gian hiểm, độc ác bên cạnh đó lại có những ông Bụt ông Tiên hiền từ, nhân hậu với phép thuật nhiệm màu và luôn giúp đỡ mọi người. Trong cái thế giới bao la với những con người xấu có, đẹp có, thiện có, ác có ấy hình ảnh của cô Tấm vẫn luôn để lại trong tôi nhiều tình cảm, nhiều suy nghĩ hơn cả: Vừa xót thương, lại vừa yêu mến, cảm phục
Hình ảnh cô Tấm lưu giữ trong tâm trí tôi lúc nào cũng đẹp. Cô Tấm gắn liền với những đồ vật nhỏ bé, giản dị mà vô cùng đáng yêu. Đó là con cá Bống ngoan ngoãn mỗi lần nghe gọi "Bống Bống bang bang" lại quẫy đuôi ngoi lên trong lòng giếng. Là chiếc hài nhỏ xinh đã làm thất vọng bao nhiêu cô gái xem hội nhưng lại giúp nhà vua tìm thấy vợ hiền. Đó còn là quả thị thơm bé nhỏ mà mỗi ngày Tấm chui ra giúp bà lão hàng nước việc nhà và têm những miếng trầu cánh phượng. Miếng trầu ấy là dấu hiệu để nhà vua nhận ra Tấm và đưa Tấm về với hạnh phúc mà Tấm xứng đáng được hưởng. Cô Tấm gắn với những vật nhỏ xinh ấy, hiện lên trong tôi thật đáng yêu. Tấm đáng yêu, đáng phục, đáng quí trọng không chỉ bởi cái đẹp, cái nết na, chăm chỉ. Mà còn bởi tình cảm của Tấm với cá Bống, bởi lòng hiếu thảo của Tấm với cha mẹ. Với Bống, Tấm sẵn sàng nhường phần cơm của mình. Còn khi đã thành Hoàng hậu giàu sang Tấm vẫn không quên ngày giỗ Bố, sẵn sàng trèo cau lấy quả cúng để rồi tạo cơ hội cho mụ gì ghẻ hãm hại.
Nhưng càng yêu quý những phẩm chất cao đẹp của Tấm bao nhiêu tôi lại càng xót xa, thương cảm cho cuộc đời cho số phận Tấm bấy nhiêu. Số phận bất công đã để cho cô Tấm nết na hiếu thảo sớm phải sống cảnh mồ côi, sớm phải chịu đựng những đày đoạ hành hạ của cuộc sống "Mẹ ghẻ con chồng". Tấm phải lam lũ vất vả làm mọi công việc nặng nhẹ trong nhà. Ngay cả khi vui chơi hội hè, Tấm cũng phải chịu thua thiệt. Có mỗi duy nhất chú cá Bống nhỏ làm bạn cũng bị cướp mất. Ngay địa vị hoàng hậu và cuộc sống giàu sang cũng chưa đủ để cứu Tấm khỏi âm mưu hãm hại của gì ghẻ.
Tấm lại phải trải qua bao nhiêu kiếp nạn khổ đau rồi mới đươc hạnh phúc. Từng ấy đau khổ, bất hạnh, đày đoạ khiến người ta không thể không xót xa, thương cảm.
Nhưng không phải không có những lúc mà cảm giác của tôi là bực dọc, tức tối. Đó là những khi Tấm khóc hu hu mỗi lần gặp nạn. Hình ảnh cô Tấm quá yếu ớt, thụ động ấy đã nhiều lần biến lòng thương cảm xót xa trong tôi thành sự thương hại. May sao cảm giác ấy nhanh chóng qua đi, nhường chỗ cho lòng khâm phục và yêu mến lớn hơn gấp bội. Ấy là khi chứng kiến Tấm sau những đọa đầy đau khổ vươn mình lớn dậy, tự mình đấu tranh, kiên quyết chống lại sự hãm hại của mẹ con Cám. Với sức sống mãnh liệt Tấm đã chiến thắng, đã giành lại hạnh phúc cho mình. Không còn cần Bụt, Tiên nữa. Sự thần kì giờ đây đến từ sức mạnh nội tại, chiến đấu giữ vững hạnh phúc, thực thi công lý báo thù. Tấm trở nên mạnh mẽ, quyết liệt bên cạnh bản tính hiền lành, nhân hậu vốn có của mình.
Hình ảnh cô Tấm giúp tôi phần nào thấu hiểu được cuộc trường chinh mà nhân dân lao động đã đi qua trong một phần quá khứ xa xưa của dân tộc. Những kiếp người nhọc nhằn, cơ cực nhưng bao giờ cũng khoẻ khoắn, lành mạnh, cao quí và dồi dào sức sống. Chính họ, trong những năm tháng nghèo nàn nhất của lịch sử đã cho chúng ta thấy được sự giàu có đến vô cùng trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt. Cô Tấm đối với tôi không chỉ là sự hiện diện của một cuộc đời, một tâm hồn cụ thể.
Cuộc đời nhiều bất hạnh, khổ đau nhưng cuối cùng đạt đến hạnh phúc của Tấm để lại cho tôi nhiều ấn tượng. Khiến tôi không khỏi nhiều lần có cái mơ ước được gặp mặt con người xinh đẹp, nết na và nhân hậu của cái thế giới cổ tích diệu kì ấy
Trình bày cảm nhận của em về hình tượng nhân vật Tấm trong tác phẩm Tấm Cám
Thế giới nhân vật cổ tích thật phong phú, đa dạng. Ngay từ thủa bé thơ, trong tâm trí hồn nhiên của tôi đã đầy những hình ảnh của chàng Sọ Dừa thông minh mà phải đội lốt xấu xí, chàng Thạch Sanh tài ba mà nhân hậu thật thà. Còn có cả hình ảnh của mụ gì ghẻ, của mẹ con nhà Lý Thông gian hiểm, độc ác bên cạnh đó lại có những ông Bụt ông Tiên hiền từ, nhân hậu với phép thuật nhiệm màu và luôn giúp đỡ mọi người. Trong cái thế giới bao la với những con người xấu có, đẹp có, thiện có, ác có ấy hình ảnh của cô Tấm vẫn luôn để lại trong tôi nhiều tình cảm, nhiều suy nghĩ hơn cả: Vừa xót thương, lại vừa yêu mến, cảm phục
Hình ảnh cô Tấm lưu giữ trong tâm trí tôi lúc nào cũng đẹp. Cô Tấm gắn liền với những đồ vật nhỏ bé, giản dị mà vô cùng đáng yêu. Đó là con cá Bống ngoan ngoãn mỗi lần nghe gọi "Bống Bống bang bang" lại quẫy đuôi ngoi lên trong lòng giếng. Là chiếc hài nhỏ xinh đã làm thất vọng bao nhiêu cô gái xem hội nhưng lại giúp nhà vua tìm thấy vợ hiền. Đó còn là quả thị thơm bé nhỏ mà mỗi ngày Tấm chui ra giúp bà lão hàng nước việc nhà và têm những miếng trầu cánh phượng. Miếng trầu ấy là dấu hiệu để nhà vua nhận ra Tấm và đưa Tấm về với hạnh phúc mà Tấm xứng đáng được hưởng. Cô Tấm gắn với những vật nhỏ xinh ấy, hiện lên trong tôi thật đáng yêu. Tấm đáng yêu, đáng phục, đáng quí trọng không chỉ bởi cái đẹp, cái nết na, chăm chỉ. Mà còn bởi tình cảm của Tấm với cá Bống, bởi lòng hiếu thảo của Tấm với cha mẹ. Với Bống, Tấm sẵn sàng nhường phần cơm của mình. Còn khi đã thành Hoàng hậu giàu sang Tấm vẫn không quên ngày giỗ Bố, sẵn sàng trèo cau lấy quả cúng để rồi tạo cơ hội cho mụ gì ghẻ hãm hại.
Nhưng càng yêu quý những phẩm chất cao đẹp của Tấm bao nhiêu tôi lại càng xót xa, thương cảm cho cuộc đời cho số phận Tấm bấy nhiêu. Số phận bất công đã để cho cô Tấm nết na hiếu thảo sớm phải sống cảnh mồ côi, sớm phải chịu đựng những đày đoạ hành hạ của cuộc sống "Mẹ ghẻ con chồng". Tấm phải lam lũ vất vả làm mọi công việc nặng nhẹ trong nhà. Ngay cả khi vui chơi hội hè, Tấm cũng phải chịu thua thiệt. Có mỗi duy nhất chú cá Bống nhỏ làm bạn cũng bị cướp mất. Ngay địa vị hoàng hậu và cuộc sống giàu sang cũng chưa đủ để cứu Tấm khỏi âm mưu hãm hại của gì ghẻ.
Tấm lại phải trải qua bao nhiêu kiếp nạn khổ đau rồi mới đươc hạnh phúc. Từng ấy đau khổ, bất hạnh, đày đoạ khiến người ta không thể không xót xa, thương cảm.
Nhưng không phải không có những lúc mà cảm giác của tôi là bực dọc, tức tối. Đó là những khi Tấm khóc hu hu mỗi lần gặp nạn. Hình ảnh cô Tấm quá yếu ớt, thụ động ấy đã nhiều lần biến lòng thương cảm xót xa trong tôi thành sự thương hại. May sao cảm giác ấy nhanh chóng qua đi, nhường chỗ cho lòng khâm phục và yêu mến lớn hơn gấp bội. Ấy là khi chứng kiến Tấm sau những đọa đầy đau khổ vươn mình lớn dậy, tự mình đấu tranh, kiên quyết chống lại sự hãm hại của mẹ con Cám. Với sức sống mãnh liệt Tấm đã chiến thắng, đã giành lại hạnh phúc cho mình. Không còn cần Bụt, Tiên nữa. Sự thần kì giờ đây đến từ sức mạnh nội tại, chiến đấu giữ vững hạnh phúc, thực thi công lý báo thù. Tấm trở nên mạnh mẽ, quyết liệt bên cạnh bản tính hiền lành, nhân hậu vốn có của mình.
Hình ảnh cô Tấm giúp tôi phần nào thấu hiểu được cuộc trường chinh mà nhân dân lao động đã đi qua trong một phần quá khứ xa xưa của dân tộc. Những kiếp người nhọc nhằn, cơ cực nhưng bao giờ cũng khoẻ khoắn, lành mạnh, cao quí và dồi dào sức sống. Chính họ, trong những năm tháng nghèo nàn nhất của lịch sử đã cho chúng ta thấy được sự giàu có đến vô cùng trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt. Cô Tấm đối với tôi không chỉ là sự hiện diện của một cuộc đời, một tâm hồn cụ thể.
Cuộc đời nhiều bất hạnh, khổ đau nhưng cuối cùng đạt đến hạnh phúc của Tấm để lại cho tôi nhiều ấn tượng. Khiến tôi không khỏi nhiều lần có cái mơ ước được gặp mặt con người xinh đẹp, nết na và nhân hậu của cái thế giới cổ tích diệu kì ấy
Hãy đóng vai nhân vật Tấm kể lại truyện cổ tích Tấm Cám
Tham khảo
Tôi sinh ra trong một gia đình nhà nông bình thường. Mẹ tôi chẳng may qua đời sớm, tôi sống cùng với cha. Chẳng bao lâu cha tôi lấy một người phụ nữ khác về làm vợ và sinh được một người em gái tên là Cám. Chẳng bao lâu sau, cha tôi qua đời để lại tôi sống cùng dì và em. Tuy nhiên, họ không coi tôi là người trong gia đình mà đối xử với tôi vô cùng quá đáng. Hằng ngày tôi phải làm việc lam lũ từ sáng đến tối mịt mà không có ngày nghỉ.
Tôi nhớ có lần dì treo thưởng cho tôi và Cám xem ai bắt được nhiều cá tôm hơn sẽ thưởng cho một chiếc yếm đào. Tôi hì hục làm việc từ sáng đến tối, Cám chỉ ham chơi nhưng cuối cùng đã lừa tôi, trút hết cá tôm vào giỏ của nó để mang về lấy thưởng chỉ để sót lại một chú cá bống. Tôi buồn bã nhưng quyết định mang cá bống về thả vào giếng để nuôi, ngày ngày cho nó ăn, chăm sóc nó và coi nó như một người bạn thân thiết. Một hôm, tôi đi làm về gọi mãi không thấy cá bống lên ăn cơm, tôi đau buồn. Bụt hiện lên và cho tôi biết rằng họ đã giết hại cá của tôi, Bụt bảo tôi đi tìm xương cá và đem chôn dưới chân giường, tôi vâng lời nghe theo.
Một thời gian sau, nhà vua mở hội, mẹ con Cám không cho tôi đi chơi, bắt tôi ở nhà nhặt gạo và thóc bị trộn lẫn lại riêng ra. Tôi bất lực thì Bụt hiện lên và giúp tôi nhặt chúng. Bụt bảo tôi đào xương cá bống lên, tôi sững sờ khi xương cá biến thành bộ trang phục đẹp đẽ. Tôi cám ơn Bụt và đi đến lễ hội. Trên đường đi không may tôi làm rơi chiếc giày, nhưng thật bất ngờ, vua nhặt được và ra lệnh ai đi vừa chiếc giày đó sẽ lấy về làm vợ. Vì đó là chiếc giày của tôi nên không ai đi vừa dù có cả mẹ con Cám. Sau khi thử vừa chiếc giày, vua lấy tôi về làm vợ, tôi trở thành hoàng hậu và có cuộc sống hạnh phúc bên cạnh nhà vua.
Một lần tôi về giỗ cha, Cám có bảo tôi trèo cây hái cau, tôi liền trèo vì từ nhỏ tôi đã quen với những việc này, nhưng điều tôi không ngờ chính là mẹ con họ đã chặt gốc cây lúc tôi đang hái cau khiến tôi ngã xuống ao và chết rồi đưa Cám vào cung thay tôi làm hoàng hậu. Cuộc đời tôi không chấm hết ở đó, nhà được Bụt giúp đỡ, tôi biến thành chim vàng anh ở cạnh vua, Cám lại giết hại chim. Tôi hóa thân thành cây xoan, ả ta chặt cây hòng tiêu diệt. Tôi hóa thân thành khung cửi, cô ta đốt khung cửi và ném tro ra xa hoàng cung. Ở nơi xa áy tôi hóa thành cây thị và được một bà lão hái quả về nhà. Hằng ngày tôi giúp bà dọn dẹp nhà cửa, sau đó trở thành con của bà. Một hôm, nhà vua đi qua đó nhận ra miếng trầu tôi têm nên đã đón tôi trở lại hoàng cung. Mẹ con Cám nhìn thấy tôi xinh đẹp hơn xưa vừa sợ hãi vừa tò mò. Tôi đã trừng trị hai mẹ con ả một cách thích đáng sau những tội ác họ đã làm và sống hạnh phúc với nhà vua đến bây giờ.
Tham khảo
Tôi tên là Tấm - là hoàng hậu của một nước. Hiện tại, tôi có một cuộc sống vô cùng viên mãn bên nhà vua và các con của mình. Thế nhưng, ít ai biết được để có ngày hôm nay, tôi đã phải trải qua biết bao chông gai, đau đớn. Tôi sẽ kể lại cho các bạn nghe câu chuyện về cuộc đời của mình.
Khi tôi còn rất nhỏ, mẹ tôi mất sớm. Cha tôi đi bước nữa và sinh ra Cám, em gái cùng cha khác mẹ với tôi. Dì ghẻ có vẻ không ưa gì tôi, nhưng vì dì còn kiêng dè cha nên cuộc sống của tôi trôi qua vẫn khá êm đềm. Chẳng bao lâu sau, cha tôi qua đời. Từ khi cha tôi mất, dì ghẻ ghét tôi ra mặt. Tất cả việc nặng nhọc trong nhà từ chăn trâu, cắt cỏ đến xay lúa, giã gạo …. dì đều bắt tôi làm hết. Còn Cám, em gái tôi thì được nuông chiều, chẳng bao giờ động tay vào bất cứ việc gì. Tôi đã làm việc ngày đêm, có khi kiệt sức nhưng không dám oán than hay tị nạnh nửa lời.
Một ngày nọ, dì gọi tôi và Cám đến rồi đưa cho mỗi đứa một cái giỏ. Dì bảo hai đứa ra đồng bắt tôm tép, đứa nào bắt được đầy giỏ thì sẽ được thưởng một cái yếm đào. Nghe dì nói vậy, tôi vô cùng vui mừng. Đã lâu lắm rồi, từ khi cha không còn, tôi chẳng có nổi một bộ quần áo mới. Quần áo tôi mặc trên người đều là quần áo cũ dì cho. Phần vì cái yếm đào mới, phần vì đã quen việc, chẳng mấy chốc tôi đã bắt được lưng cái giỏ. Nhìn sang Cám vẫn mải rong chơi, đuổi hoa bắt bướm tôi nhắc em mau mau bắt cá kẻo trời tối. Nghe vậy, Cám mặc kệ lời tôi nói, vẫn tiếp tục chơi đùa. Một lúc sau, khi đã bắt được đầy giỏ tép cùng tôm, tôi lên bờ ngồi nghỉ chuẩn bị ra về. Bỗng, Cám nói với tôi: “Chị Tấm ơi chị Tấm, đầu chị lấm, chị hụp cho sâu kẻo về mẹ mắng”. Tin lời Cám, tôi lội xuống nước gội đầu thật kĩ.
Khi tôi trở lên bờ, Cám đã không còn ở đấy nữa. Giỏ tép của tôi trống không nằm lăn lóc bên bờ ruộng. Thì ra Cám đã lừa lúc tôi gội đầu trút hết tôm tép trong giỏ của tôi và về nhà trước. Vừa giận, vừa tủi, tôi ôm mặt khóc. Bỗng, bên tai tôi vang lên giọng nói trầm ấm: “Tại sao con khóc?”. Tôi ngẩng mặt lên. Bụt hiện ra trước mắt tôi, khuôn mặt người phúc hậu cùng với nụ cười hiền từ. Tôi kể lại đầu đuôi câu chuyện cho Bụt nghe. Bụt liền bảo tôi xem trong giỏ còn sót lại gì không. Tôi nhìn vào giỏ và thấy còn một con cá bống nhỏ. Bụt dặn tôi đem con cá bống về thả xuống giếng nuôi, mỗi bữa bớt cho nó một bát cơm. Mỗi lần cho bống ăn thì gọi:
“Bống bống bang bang
Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta
Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người”
Về nhà, tôi làm theo lời Bụt căn dặn, thả bống xuống giếng. Mỗi bữa ăn, tôi đều để giành cơm, giấu đem cho bống. Nghe tôi gọi, bống ngoi lên mặt nước ăn hết những hạt cơm tôi rắc xuống. Bống lớn lên trông thấy.
Thế nhưng tôi đã không lường trước được rằng, việc tôi lén lút mang cơm ra giếng sau mỗi bữa ăn đã làm dì ghẻ sinh nghi. Tối hôm đó, dì ghẻ bảo tôi rằng: “Con ơi con! Làng đã bắt đầu cấm đồng rồi đấy. Mai con đi chăn trâu, phải chăn đồng xa, chớ chăn đồng nhà, làng bắt mất trâu”. Tôi vâng lời mà không mảy may nghi ngờ gì. Sáng hôm sau, khi tôi dắt trâu đi, Cám ở nhà bắt chước tôi gọi bống lên, dì ghẻ trực sẵn, bắt bống giết thịt.
Đến chiều, tôi dắt trâu về. Như thường lệ, tôi mang cơm ra cho bống nhưng gọi mãi, gọi mãi không thấy bống đâu, chỉ có một cục máu nổi lên mặt nước. Biết có sự chẳng lành, tôi òa khóc nức nở. Bụt lại hiện lên hỏi: “làm sao con khóc?”. Tôi kể sự tình cho Bụt nghe, Bụt bảo: “Con bống của con, người ta đã ăn thịt mất rồi. Thôi con hãy nín đi! Rồi về nhặt xương nó, kiếm bốn cái lọ bỏ vào, đem chôn xuống dưới bốn chân giường con nằm”. Nghe lời Bụt, tôi trở về tìm xương bống nhưng tìm khắp các xó vườn mà không thấy. Một con gà thấy thế bảo tôi rằng: “Cục ta cục tác, cho ta nắm thóc, ta bới xương cho”. Tôi vui mừng lấy một nắm thóc ném cho gà. Gà chạy vào bếp bới một lúc thì tìm được xương ngay. Tôi vui mừng nhặt lấy bỏ vào lọ và đem chôn dưới chân giường như lời Bụt dặn.
Ít lâu sau, nhà vua mở hội. Già trẻ trai gái các làng đều nô nức đi xem. Trên các nẻo đường, quần áo mớ ba mớ bảy dập dìu tuôn về kinh như nước chảy. Hai mẹ con Cám cũng sửa quần áo đẹp để đi trẩy hội. Không khí lễ hội tưng bừng, náo nhiệt làm tôi vô cùng háo hức. Tôi cũng muốn được đi dự hội. Dì ghẻ thấy tôi ngỏ ý muốn đi thì lấy một đấu gạo trộn lẫn với một đấu thóc, bảo tôi phải nhặt gạo ra gạo, thóc ra thóc xong xuôi mới được đi hội. Tôi không dám trái lời dì nên vâng lời nhưng ngồi nhặt một lúc lâu mà chỉ mới được một nhúm nhỏ. Quá buồn bã và tủi thân, tôi bật khóc. Giữa lúc ấy Bụt hiện lên, hỏi: “Con làm sao lại khóc?”. Tôi chỉ cho Bụt xem cái thúng lẫn thóc với gạo thưa: “Dì con bắt phải nhặt thóc cho ra thóc, gạo ra gạo, rồi mới được đi xem hội. Lúc nhặt xong thì hội đã tan rồi, còn gì nữa mà xem.” Bụt bảo: “Con đừng khóc nữa. Con mang cái thúng đặt ra giữa sân, để ta sai một đàn chim sẻ xuống nhặt giúp”. Nghe Bụt nói, tôi vô cùng lưỡng lự. Tôi lo sợ chim sẻ sẽ ăn mất thóc gạo, khi dì ghẻ về tôi vẫn cứ bị đòn. Bụt cười hiền từ căn dặn:
“Con cứ bảo chúng thế này:
Rặt rặt xuống nhặt cho tao
Ăn mất hạt nào thì tao đánh chết
thì chúng sẽ không ăn của con đâu.”
Thế rồi, trên không có một đàn chim sẻ đáp xuống sân nhặt thóc ra một đằng, gạo ra một nẻo. Chúng nó lăng xăng ríu rít chỉ trong một lát đã làm xong, không suy suyển một hạt. Nhưng khi chim sẻ đã bay đi rồi, tôi lại chợt nhớ ra, mình rách rưới quá, sẽ không được cho vào xem hội. Bụt mỉm cười bảo: “Con hãy đào những cái lọ xương bống đã chôn ngày trước lên thì sẽ có đủ mọi thứ cho con trẩy hội.”. Vâng lời, tôi đi đào các lọ lên. Đào lọ thứ nhất tôi thấy một bộ quần áo mới, một cái yếm lụa đào và một cái khăn nhiễu. Đến khi đào lọ thứ hai tôi lại lấy được một đôi giày thêu, đi vừa như in. Lọ thứ ba đào lên thì có một con ngựa bé tí, nhưng vừa đặt con ngựa xuống đất bỗng chốc nó hí vang lên và biến thành ngựa thật. Lọ thứ tư thì có một bộ yên cương xinh xắn. Tôi mừng quá vội vàng tắm rửa rồi thắng bộ vào, đoạn cưỡi lên ngựa mà đi. Ngựa phóng một chốc đã đến kinh đô. Nhưng khi phóng qua một chỗ lội, do bất cẩn, tôi đã đánh rơi một chiếc giày xuống nước không kịp nhặt. Khi ngựa dừng lại ở đám hội, tôi lấy khăn gói chiếc giày còn lại rồi chen vào biển người.
Giữa lúc ấy thì đoàn xa giá của vua vừa tiến đến chỗ lội. Nhà vua đã kể lại với tôi rằng, khi hai con voi ngự dẫn đầu đoàn đến đây tự nhiên cắm ngà xuống đất kêu rống lên không chịu đi. Nhà vua sai quân lính xuống nước xem thử và nhặt được chiếc giày thêu của tôi đánh rơi lúc nãy. Nhà vua nói chàng đã ngắm nghía chiếc giày rất lâu và thầm nhủ người đi giày này hẳn phải là trang tuyệt sắc. Lập tức vua hạ lệnh cho rao mời tất cả đám đàn bà con gái đi xe hội đến ướm thử, hễ ai đi vừa chiếc giày thì vua sẽ lấy làm vợ. Đám hội lại càng náo nhiệt vì các bà, các cô chen nhau đến chỗ thử giày. Cô nào cô ấy lần lượt kéo vào ngôi lầu giữa bãi cỏ rộng để ướm thử một tý cầu may. Nhưng chả có một chân nào đi vừa cả. Nhìn từ xa, tôi nhận ra chiếc giày mình đánh rơi. Tôi liền lại gần muốn ướm thử. Khi tôi đến, tôi gặp mẹ con Cám đang hậm hực đi ra. Cám mách dì ghẻ: “Mẹ ơi, ai như chị Tấm cũng đi thử giày đấy!”. Dì ghẻ của Tấm bĩu môi:
“Con nỡm!
Chuông khánh còn chả ăn ai,
Nữa là mảnh chỉnh vứt ngoài bờ tre.”
Tôi không nói với dì và Cám rằng đó là chiếc giày của mình mà chỉ lặng lẽ vào ướm giày. Tôi đi vừa như in. Tôi mở khăn lấy chiếc thứ hai đi vào. Hai chiếc giày giống nhau như đúc. Bọn lính hầu hò reo vui mừng. Lập tức vua sai đoàn thị nữ rước tôi vào cung. Tôi vô cùng vui mừng trước niềm hạnh phúc bất ngờ, bước lên kiệu trước con mắt ngạc nhiên và hằn học của mẹ con Cám.
Tuy sống trong hoàng cung giàu sang, phú quý nhưng tôi chưa bao giờ quên ngày giỗ cha. Tôi bèn xin phép vua trở về nhà để soạn cỗ cúng giúp dì. Tôi ngây thơ tin tưởng rằng, bây giờ mình đã là hoàng hậu, dì và Cám sẽ yêu thương mình hơn trước mà không nghĩ rằng, hạnh phúc của tôi đã làm mẹ con Cám ghen tức. Chúng âm thầm tính kế hại tôi mà tôi không hề hay biết. Dì ghẻ nói với tôi rằng: “Trước đây con quen trèo cau, con hãy trèo xé lấy một buồng để cúng bố.” Tôi không kiêng dè thân phận lại muốn tự mình xé cau cúng cha nên đồng ý. Khi tôi lên đến sát buồng thì ở dưới dì ghẻ cầm dao đốn gốc. Thấy cây rung chuyển, tôi cuống quýt hỏi: “Dì làm gì dưới gốc thế?” Dì ghẻ bảo: “Gốc cau lắm kiến, dì đuổi kiến cho nó khỏi lên đốt con”. Tôi không mảy may nghi ngờ gì. Nhưng tôi chưa kịp xé cau thì cây đã đổ, tôi ngã xuống và không biết gì nữa. Nghe nói, sau khi tôi chết, mụ dì ghẻ đã lấy áo quần của tôi mặc cho Cám rồi đưa vào cung nói dối với vua rằng tôi không may rơi xuống ao chết đuối, nay đưa em vào để thế chị. Nhà vua không đồng ý nhưng tục xưa là thế nên dù trong bụng không vui nhưng vẫn không nói gì cả.
Về phần tôi, sau khi tôi ngã xuống ao chết, linh hồn tôi đã gặp lại Bụt. Bụt thương tình giúp tôi hóa thành vàng anh trở về. Tôi bay một mạch về kinh, thấy Cám đang ngồi giặt áo cho vua ở giếng, tôi dừng lại trên một cành cây, bảo nó: “Phơi áo chồng tao phơi lao phơi sào, chớ phơi bờ rào, rách áo chồng tao.”
Nói đoạn, tôi bay thẳng vào trong cung đậu ở cửa sổ, hót lên rất vui tai. Nhà vua đi đâu, tôi sẽ bay đến đó. Có lẽ, nhà vua đang rất nhớ tôi nên khi thấy chim quyến luyến theo mình, vua bảo: “Vàng ảnh vàng anh, có phải vợ anh, chui vào tay áo”. Nhà vua nói xong, tôi bay lại đậu vào tay vua, rồi rúc vào tay áo. Tôi không biết nhà vua có thực sự biết chim vàng anh là tôi hóa thân hay không nhưng quả thật chàng yêu quý vàng anh quên cả ăn ngủ. Vua sai làm một cái lồng bằng vàng cho tôi ở. Cám thấy nhà vua ngày ngày mê mải bên tôi, không mảy may nghĩ đến mình nên vô cùng ghen tức. Nó về nhà mách mẹ, dì ghẻ mách nó giết chim rồi tìm cớ nói dối vua. Hôm sau, nhân lúc vua đi vắng, Cám bắt tôi làm thịt ăn, rồi vứt lông ở ngoài vườn. Nhà vua trở về không thấy tôi liền vô cùng tức giận. Cám nói với vua rằng nó có mang thèm ăn thịt chim nên trộm phép vua đã giết thịt ăn mất rồi. Vua nghi ngờ nhưng không nói gì cả.
Sau khi Cám giết vàng anh, tôi lại được Bụt giúp đỡ hóa ra hai cây xoan đào từ đống lông chim. Khi vua đi chơi vườn ngự, cành lá của xoan sà xuống che kín thành bóng tròn như hai cái lọng. Vua thấy cây đẹp rợp bóng, sai lính hầu mắc võng vào hai cây rồi nằm chơi hóng mát. Kể từ đó, không ngày nào là vua không ra nằm hóng mát ở hai cây xoan đào. Nhưng rồi Cám biết chuyện lại về mách mẹ. Dì ghẻ bảo nó cứ sai thợ chặt cây làm khung cửi rồi kiếm điều nói dối vua. Về đến cung, nhân hôm gió bão, Cám sai thợ chặt hai cây xoan đào lấy gỗ đóng khung cửi. Khi thấy cây bị chặt, vua hỏi thì Cám đáp: “Cây bị đổ vì bão, thiếp sai thợ chặt làm khung cửi để dệt áo cho bệ hạ”. Nhưng tôi đâu có để yên cho Cám, hồn tôi một lần nữa theo hai cây xoan đào nhập vào khung cửi. Khi Cám ngồi dệt, tôi đều nguyền rủa nó:
“Cót ca cót két,
Lấy tranh chồng chị,
Chị khoét mắt ra.”
Nghe vậy, Cám vô cùng sợ hãi vội về mách mẹ. Không biết dì ghẻ đã nói gì với Cám. Hôm sau, nó đem khung cửi đốt thành tro đi đổ ở một nơi rất xa hoàng cung. Có lẽ mẹ con Cám nghĩ làm như vậy tôi sẽ không thể ở bên cạnh nhà vua, đe dọa hạnh phúc của chúng nữa. Nhưng chúng không hề hay biết, tôi luôn được Bụt giúp đỡ, hóa giải mọi âm mưu độc ác của hai mẹ con Cám. Lần này, Bụt hóa phép đống tro bên đường mọc lên một cây thị cao lớn, cành lá sum suê. Đến mùa có quả, cây thị chỉ đậu được có một quả, nhưng mùi thơm tỏa ngát khắp nơi. Đó chính là hóa thân của tôi. Thị thơm ai cũng muốn hái nhưng không làm cách nào có được bởi lẽ tôi đang đợi người có duyên. Đó là bà cụ hàng nước vẫn ngày ngày ngang qua cây thị. Một hôm, bà cụ ngẩng mặt nhìn tôi nhẹ nhàng nói: “Thị ơi thị, rụng vào bị bà, bà đem bà ngửi, chứ bà không ăn”. Khi bà lão vừa dứt lời thì quả thị rụng ngay xuống đúng vào bị. Bà lão nâng niu tôi như vật vô giá, đem về nhà cất trong buồng, thỉnh thoảng lại vào ngắm nghía và ngửi mùi thơm.
Tôi sợ làm bà cụ giật mình, cũng sợ chuyện li kì về tôi sẽ bị đồn thổi đến tai mẹ con Cám nên náu mình trong quả thị không bao giờ xuất hiện trước mặt bà cụ. Ngày nào bà cũng đi chợ vắng. Cứ khi bà vừa đi, tôi lại bước ra từ trong quả thị giúp bà quét dọn nhà cửa sạch sẽ, rồi vo gạo thổi cơm, hái rau ở vườn nấu canh. Xong xuôi đâu đấy tôi lại thu hình bé nhỏ như cũ rồi chui vào vỏ quả thị.
Chắc lâu ngày bà cụ không biết ai giúp đỡ mình bèn giả vờ đi chợ, đến nửa đường đã lén trở về, rình ở bụi cây sau nhà. Như mọi ngày, tôi lại từ quả thị chui ra rồi cũng làm các việc. Bỗng nhiên, bà cụ ở đâu chạy ra, ôm choàng lấy tôi rồi xé tan vỏ thị. Từ đó, tôi ở với bà hàng nước. Vì mẹ mất từ tấm bé, sớm thiếu tình yêu của mẹ nên tôi coi bà như mẹ mà chăm sóc, yêu thương. Hàng ngày tôi giúp bà các việc thổi cơm, nấu nước, gói bánh, têm trầu để cho bà ngồi bán hàng. Cuộc sống êm đềm trôi qua.
Thế nhưng, số phận thương tình đã sắp đặt cho tôi cuộc gặp gỡ tình cờ với nhà vua. Hôm ấy, nhà vua đi chơi xa khỏi hoàng cung. Khi nhìn thấy quán nước của mẹ con tôi đã ghé vào. Bà lão mang trầu nước dâng lên vua. Nhà vua thấy trầu têm cánh phượng đã hỏi bà lão: “Trầu này ai têm mà khéo vậy”. bà lão thành thực trả lời : “Trầu này con gái già têm”. Khi nghe bà lão nói vậy, chàng vô cùng hi vọng người đó là tôi nên đã cho gọi tôi ra xem mặt. Cuối cùng, khi tôi xuất hiện, vua đã ngay lập tức nhận ra tôi dù tôi có phần trẻ đẹp hơn xưa. Nhà vua vui mừng khôn xiết, sai quân hầu đưa kiệu rước tôi về cung.
Khi trở về đến hoàng cung, tôi đã kể cho nhà vua nghe đầu đuôi câu chuyện và vạch tội mẹ con Cám. Tức giận trước tội ác họ gây ra, nhà vua hạ lệnh xử tử hai người. Thế nhưng tôi đã xin với vua tha chết cho mẹ con họ. Không phải tôi thương xót họ. Tôi chỉ tin vào nhân quả, họ làm nhiều việc ác thì sớm muộn ắt sẽ bị quả báo. Dù sao, Cám cũng là chị em cùng cha khác mẹ của tôi và dì ghẻ cũng có ơn nuôi tôi khôn lớn. Tôi xin vua đuổi họ đi và không bao giờ được phép trở về hoàng cung nữa.
Sau này, tôi nghe nói, không biết Cám được ai bày cách dội nước sôi để trẻ đẹp. Cám hí hửng làm theo và chết một cách đau đớn. Dì ghẻ tôi khi nghe tin con gái chết cũng tuyệt vọng chết theo. Bây giờ, mẹ con họ đã chết còn tôi được hưởng hạnh phúc bên nhà vua. Từ câu chuyện của mình, tôi muốn nói với các bạn rằng: “Người hiền lành, phúc đức sẽ được chở che, giúp đỡ. Còn kẻ ác tất bị trừng trị thích đáng”.
tham khảo
Trong cuộc đời, ai cũng sẽ trải qua những chuyện khiến bản thân mình trưởng thành hơn và không thể nào quên được. Tôi đã trải qua nhiều lần “chết đi sống lại” mới có được một cuộc sống viên mãn, hạnh phúc như hiện tại. Tôi xin phép kể cho các bạn nghe về câu chuyện của cuộc đời tôi.
Tôi sinh ra trong một gia đình nhà nông bình thường. Mẹ tôi chẳng may qua đời sớm, tôi sống cùng với cha. Chẳng bao lâu cha tôi lấy một người phụ nữ khác về làm vợ và sinh được một người em gái tên là Cám. Chẳng bao lâu sau, cha tôi qua đời để lại tôi sống cùng dì và em. Tuy nhiên, họ không coi tôi là người trong gia đình mà đối xử với tôi vô cùng quá đáng. Hằng ngày tôi phải làm việc lam lũ từ sáng đến tối mịt mà không có ngày nghỉ.
Tôi nhớ có lần dì treo thưởng cho tôi và Cám xem ai bắt được nhiều cá tôm hơn sẽ thưởng cho một chiếc yếm đào. Tôi hì hục làm việc từ sáng đến tối, Cám chỉ ham chơi nhưng cuối cùng đã lừa tôi, trút hết cá tôm vào giỏ của nó để mang về lấy thưởng chỉ để sót lại một chú cá bống. Tôi buồn bã nhưng quyết định mang cá bống về thả vào giếng để nuôi, ngày ngày cho nó ăn, chăm sóc nó và coi nó như một người bạn thân thiết. Một hôm, tôi đi làm về gọi mãi không thấy cá bống lên ăn cơm, tôi đau buồn. Bụt hiện lên và cho tôi biết rằng họ đã giết hại cá của tôi, Bụt bảo tôi đi tìm xương cá và đem chôn dưới chân giường, tôi vâng lời nghe theo.
Một thời gian sau, nhà vua mở hội, mẹ con Cám không cho tôi đi chơi, bắt tôi ở nhà nhặt gạo và thóc bị trộn lẫn lại riêng ra. Tôi bất lực thì Bụt hiện lên và giúp tôi nhặt chúng. Bụt bảo tôi đào xương cá bống lên, tôi sững sờ khi xương cá biến thành bộ trang phục đẹp đẽ. Tôi cám ơn Bụt và đi đến lễ hội. Trên đường đi không may tôi làm rơi chiếc giày, nhưng thật bất ngờ, vua nhặt được và ra lệnh ai đi vừa chiếc giày đó sẽ lấy về làm vợ. Vì đó là chiếc giày của tôi nên không ai đi vừa dù có cả mẹ con Cám. Sau khi thử vừa chiếc giày, vua lấy tôi về làm vợ, tôi trở thành hoàng hậu và có cuộc sống hạnh phúc bên cạnh nhà vua.
Một lần tôi về giỗ cha, Cám có bảo tôi trèo cây hái cau, tôi liền trèo vì từ nhỏ tôi đã quen với những việc này, nhưng điều tôi không ngờ chính là mẹ con họ đã chặt gốc cây lúc tôi đang hái cau khiến tôi ngã xuống ao và chết rồi đưa Cám vào cung thay tôi làm hoàng hậu. Cuộc đời tôi không chấm hết ở đó, nhà được Bụt giúp đỡ, tôi biến thành chim vàng anh ở cạnh vua, Cám lại giết hại chim. Tôi hóa thân thành cây xoan, ả ta chặt cây hòng tiêu diệt. Tôi hóa thân thành khung cửi, cô ta đốt khung cửi và ném tro ra xa hoàng cung. Ở nơi xa áy tôi hóa thành cây thị và được một bà lão hái quả về nhà. Hằng ngày tôi giúp bà dọn dẹp nhà cửa, sau đó trở thành con của bà. Một hôm, nhà vua đi qua đó nhận ra miếng trầu tôi têm nên đã đón tôi trở lại hoàng cung. Mẹ con Cám nhìn thấy tôi xinh đẹp hơn xưa vừa sợ hãi vừa tò mò. Tôi đã trừng trị hai mẹ con ả một cách thích đáng sau những tội ác họ đã làm và sống hạnh phúc với nhà vua đến bây giờ.
Câu chuyện tuy đã trôi xa nhưng nó mãi là những kí ức tôi không bao giờ quên. Nó là bài học để đời của tôi trong cuộc sống. Chúng ta không nên độc ác với người khác nếu không sẽ nhận lại hậu quả khôn lường. Hãy giữ cho bản thân mình một tâm hồn và trái tim lương thiện
Hãy nêu đặc điểm của nhân vật Tấm trong câu truyện "Tấm Cám"
tham khảo
Cô Tấm xinh đẹp, nhân hậu, chăm chỉ và cô rất hiếu thảo. Nhưng cô không được sống trong hạnh phúc thứ mà đáng lẽ cô phải được nhận để xứng đáng với nhân cách tốt đẹp của mình. Việc hằng ngày dì ghẻ và Cám luôn ngược đãi cô Tấm đã thể hiện rõ cho chúng ta thấy được mâu thuẫn xã hội đã hình thành từ rất lâu.
Tham khảo: Cô Tấm xinh đẹp, nhân hậu, chăm chỉ và cô rất hiếu thảo. Nhưng cô không được sống trong hạnh phúc thứ mà đáng lẽ cô phải được nhận để xứng đáng với nhân cách tốt đẹp của mình. Việc hằng ngày dì ghẻ và Cám luôn ngược đãi cô Tấm đã thể hiện rõ cho chúng ta thấy được mâu thuẫn xã hội đã hình thành từ rất lâu
Cô Tấm xinh đẹp, nhân hậu, chăm chỉ và cô rất hiếu thảo. Nhưng cô không được sống trong hạnh phúc thứ mà đáng lẽ cô phải được nhận để xứng đáng với nhân cách tốt đẹp của mình. Việc hằng ngày dì ghẻ và Cám luôn ngược đãi cô Tấm đã thể hiện rõ cho chúng ta thấy được mâu thuẫn xã hội đã hình thành từ rất lâu
Hãy đóng vai nhân vật Tấm kể lại truyện cổ tích Tấm Cám với một kết thúc khác.
cảm nhận về quá trình biến hóa của Tấm(chuyện cổ tích Tấm Cám)
tham khảo
Phân tích các hình thức biến hóa của Tấm hay nhất (6 Mẫu) - Văn 10