Những câu hỏi liên quan
PT
Xem chi tiết
GT
14 tháng 9 2018 lúc 19:28

Hãy kể lại câu chuyện Con Rồng Cháu Tiên theo lời kể của em.

Ngày xưa ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, sức khoẻ vô địch và có nhiều phép lạ. Thần thường sống dưới nước, thỉnh thoảng lên cạn diệt trừ yêu quái giúp dân và dạy dân chăn nuôi trồng trọt…
Bấy giờ ở vùng núi cao phương Bắc có nàng Âu Cơ thuộc dòng dõi Thần Nông. Biết vùng Lạc Việt nhiều hoa thơm cỏ lạ nên nàng đến thăm. Tại đây, nàng gặp Lạc Long Quân. Họ yêu nhau, kết duyên đôi lứa, sống tại cung điện Long Trang trên cạn.
Ít lâu sau, Âu Cơ có mang. Kì lạ làm sao, đến kì sinh nở, nàng sinh ra một bọc trăm trứng, sau trăm trứng đó nở thành trăm người con trai đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà vẫn lớn nhanh như thổi, sức khoẻ như thần. Âu Cơ và Lạc Long Quân mừng vui khôn xiết.
Nhưng Lạc Long Quân vốn quen sống dưới nước. Một hôm, chàng đành từ biệt vợ con trở về thuỷ cung. Âu Cơ một mình vò võ nuôi con trong chờ mong buồn tủi. Một hôm, nàng gọi chồng lên than thở:
- Sao chàng lại bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi các con?
Lạc Long Quân ngậm ngùi:
- Ta thuộc nòi rồng, quen sống dưới vùng nước thẳm, nàng là tiên nữ, quen sống chốn non cao. Kẻ trên cạn, người dưới nước, tính tình tập quán khác nhau, khó mà ăn ở với nhau lâu dài được. Nay ta đem năm mươi người con xuống biển, nàng đem năm mươi người con lên núi, chia nhau cai quản đất đai, khi có việc cần thì giúp đỡ nhau.
 Âu Cơ mang năm mươi người con lên rừng. Người con trưởng của Âu Cơ lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu. Triều đình có đủ tướng văn tướng võ. Con trai được gọi là Lang, con gái gọi là Mị Nương. Khi cha chết, ngôi báu được truyền cho con trưởng. Cứ thế, mười mấy đời vua Hùng đã thay nhau trị vì đất nước, không hể thay đổi hiệu Hùng Vương.
Kể từ đó, dân Việt Nam, con cháu các vua Hùng, đều tự coi mình là con Rồng, cháu Tiên.
Đấy là truyền thuyết giải thích nguồn gốc của dân tộc ta. Truyền thuyết cũng cho ta hiểu rõ hơn hai tiếng thiêng liêng "đồng bào" (cùng trong một bọc). Chúng ta tự hào hơn về nòi giống Tiên Rồng của mình. Tự hào hơn về tình đoàn kết của các dân tộc anh em trên đất Việt.

Bình luận (0)
CT
14 tháng 9 2018 lúc 19:34

Ngày xưa ở vùng đất Lạc Việt có một vị thần thuộc nòi rồng con trai của thần Long Nữ tên là Lạc Long Quân lên bờ thần giúp dân diệt trừ yêu tinh giúp dân cách trồng trọt xong việc thần về thăm mẹ.

Trên núi cũng có một nàng vô cùng xinh đẹp còn gái họ Nông tên là Âu Cơ tình cờ hai người người gặp nhau kết duyên thành vợ chồng ở Vân Trang.Âu Cơ sinh được một bọc trăm trứng rồi sinh ra một trăm đứa con hồng hào ko bú mớm nhưng vẫn lớn nhanh như thổi.

Một hôm chàng nhớ mẹ nên về thủy cũng bỏ mẹ con Âu Cơ ở lại Âu Cơ mong chờ chẳng thấy chồng về nên Âu Cơ nói:"Sao chàng nỡ bỏ mẹ con thiếp mà đi"Lạc Long Quân bơi lên bờ nói:"Chúng ta tính tình tập quán khác nhau người dưới nước,kẻ ở núi chẳng sâu lâu được nạy ta 50 con xuống biển nàng đem 50 con lên núi có gì khó khăn cùng nhau giúp đỡ"

Thế là Lạc Long Quân đem 50 đứa con xuống biển, con trai trưởng lên ngôi vua đặt tên là Hùng Vương đạtr tên nước là Văn Lang cứ như vậy các đứa con đều đặt tên là Hùng Vương

Bình luận (0)
BP
Xem chi tiết
H24
25 tháng 10 2018 lúc 21:10

BÀI LÀM KỂ TRUYỆN THÁNH GIÓNG BẰNG LỜI CỦA EM

Vào thời Hùng Vương có một đôi vợ chồng tuy đã già nhưng mãi chưa có con. Vào một buổi sáng sớm khi lên nương làm rẫy, chợt thấy một dấu chân rất to in trên mặt đất, bà sửng sốt kêu lên:
- Ôi! Dấu chân của ai mà to thế này!

Thấy kì lạ, bà đưa chân mình vào ướm thử, về nhà bà liền có thai. Chẳng giống như bình thường, bà mang thai 12 tháng mới sinh ra một bé trai và đặt tên là Gióng. Gióng lên ba tuổi mà chẳng biết nói biêt cười. Hàng xóm láng giềng xung quang bắt đầu dị nghị, lời ra tiếng vào, bàn tán về đứa trẻ kì lạ. Họ cho rằng bà thụ thai kì lạ nên đứa trẻ sinh ra cũng không được bình thường. Vào năm ấy, giặc n xâm lược nước ta. Quân giặc rất đông và hung hãn, đi đến đâu, chúng cướp bóc, tàn phá đến đấy. Quân của vua Hùng nhiều lần xuất trận nhưng không thể đánh thắng số lượng áp đảo của quân địch. Trước tình hình ấy, vua Hùng rất lo lắng, cử sứ thần đi khắp các vùng miền tìm người tài. Đến làng Phù Đổng, với lòng căm thù quân giặc sục sôi, ý chí bảo vệ đất nước mãnh liệt, người dân cả làng xin vua cho được đi đánh giặc. Không khí đánh giặc cứu nước lan tỏa khắp nơi nơi, mẹ Gióng vô cùng buồn rầu ao ước rằng giá như Gióng cũng bình thường như những người khác thì đã có thể xung quân đánh giặc. Lời ru của mẹ cất lên đầy tha thiết nhưng cũng đầy giục giã: “Làm trai đứng ở trên đời/ Sao cho xứng đáng giống nòi rồng tiên”. Những đứa trẻ khác thấy Gióng vẫn ngủ thì nói: “Gióng ơi dậy đi thôi! Cả làng Phù Đổng ta xin vua cho đi đánh giặc rồi đấy!”. Những lời nói ấy như có sức mạnh làm thức tỉnh con người ngủ quên trong Gióng, Gióng bỗng cất tiếng gọi mẹ xin cho đi đánh giặc: “ Mẹ ơi! Xin mẹ cho gọi sứ giả vào đây”. Mẹ Gióng vô cùng bất ngờ, chuyện quốc gia đại sự đâu phải trò đùa của trẻ con, nhưng Gióng vẫn cương quyết: “Xin mẹ hãy tin con, con có thể ra trận đánh giặc”. Mẹ Gióng đến gặp trưởng làng và mời sứ thần đến gặp Gióng. Gióng nói với sứ giá bằng giọng rõ ràng, dứt khoát: “Xin hãy nói với nhà vua làm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một cái áo giáp sắt”. Sứ giả ban đầu cũng hoài nghi, dù sao Gióng cũng chỉ là một đứa trẻ. Nhưng lúc ấy, có một con rồng không biết từ đâu bay đến rồi vút cao lên trời xanh, biết là điểm báo của trời, vội vàng về tâu lại với nhà vua. Từ hôm ấy, Gióng bỗng lớn nhanh như thổi, ăn bao nhiêu cũng không đủ, vươn vai trở thành một chàng trai khỏe mạnh, khôi ngô, tuấn tú. Những vật dụng cần thiết được mang đến, Gióng cùng trai tráng làng Phù Đổng ra trận đánh giặc. Đánh đến đâu, quân giặc khiếp sợ bỏ chạy đến đấy. Khí thế đang mạnh mẽ thì ngờ đâu kiếm gãy, Gióng nhanh trí nhổ một bụi tre bên đường, quật vào quân giặc tới tấp. Tướng giặc cùng đường phải giơ tay xin hàng, chiến thắng thuộc về nhân dân của nước Văn Lang. Lúc bấy giờ ngựa Gióng đã tiến đến chân núi Sóc Sơn. Gióng bèn cởi toàn bộ giáp rồi cả người lẫn ngựa bay thẳng lên trời.

Để tưởng nhớ công ơn của Gióng, vua Hùng cho lập đền thờ ở quê nhà và phong Gióng là Phù Đổng Thiên Vương. Hàng năm, nhân dân vẫn tổ chức lễ hội để du khách thập phương tìm về bái lễ.

Bình luận (0)
NB
Xem chi tiết
ND
16 tháng 10 2017 lúc 13:00

Thuở xưa ở vùng đất Lạc Việt có vị thần tên là Lạc Long Quân, con trai của thần Long Nữ sống ở dưới biển Đông. Thần hình rồng, sức khỏe phi thường và có nhiều phép lạ. Thỉnh thoảng thần lên sống trên cạn, giúp dân diệt trừ các loài yêu quái như Ngư Tinh, Hồ tinh, Mộc Tinh. thần còn dạy dân cách trồng trọt và sinh sống.
Âu cơ là một tiên nữ dòng dõi Thần Nông ở vùng núi cao phương Bắc. Nàng thích ngao du đây đó, những nơi có phong cảnh đẹp. Bên trai tài, bên gái sắc, họ yêu nhau rồi kết thành vợ chồng.
Ít lâu sau, Âu Cơ sinh ra cái bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con khôi ngô tuấn tú lạ thường. Chẳng cồn bú mớm mà đàn con lớn nhanh như thổi, khỏe mạnh như thần.
Một hôm, nhớ biển cả và cảm thấy mình không thể sống lâu trên cạn được, Lạc Long Quân đành từ biệt Âu Cơ để trở về chốn thủy cung. Âu Cơ một mình nuôi con.Ngày lại ngày qua, nàng sốt ruột trông ngóng chồng với tâm trạng buồn tủi. Cuối cùng, nàng gọi chồng lên mà than thở:
- Sao chàng nỡ bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi các con?!
Lạc Long Quân ân cần giải thích:
- Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao.Kẻ trên cạn người dưới nước, tính tình tập quán khác nhau, khó lòng mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì khó khăn thì giúp đỡ nhau, đừng quên lời hẹn.
Âu Cơ nghe theo đưa năm mươi người con lên đất Phong Châu. Người con trưởng được tôn làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, lập ra nước Văn Lang, đóng đo ở Phong Châu (vùng Bạc Hạc, Lâm Thao, Phú Thọ ngày nay). Triều đình có quan văn, quan võ (Lạc tướng, Lạc hầu). Con trai của vua gọi là lang, con gái vua gọi là mị nương. Vua cha chết, con trai trưởng nối ngôi. Mười tám đời vua kế tiếp nhau đều lấy hiệu Hùng Vương.
Từ sự tích này mà dân tộc Việt Nam thường nhắc đến nguồn gốc cao quý của mình là con Rồng cháu Tiên. Tất cả các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều là anh em cùng chung một bọc sinh ra (đồng bào). Các dân tộc đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.

Bình luận (0)
NB
16 tháng 10 2017 lúc 13:08

Thanks bn Ngọc Anh Dũng nha

Bình luận (0)
H24
18 tháng 10 2017 lúc 20:39

       ♥Mk cũng làm giúp bn nha♥...!!!

    Ngày xửa ngày xưa, đã lâu lắm rồi, ở miền đất Lạc Việt, bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần mình rồng, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Với sức khoẻ vô địch của giống rồng cùng những phép thần thông biến hoá mà cha mẹ dạy cho, chàng hay lên cạn giúp dân diệt trừ yêu quái và dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi…
Cùng lúc ấy, ở vùng núi cao phương Bắc có một tiên nữ xinh đẹp tuyệt trần, tên là Âu Cơ, thuộc dòng họ Thần Nông. Nghe nói vùng đất Lạc Việt đất đai màu mỡ, vạn vật phong phú tốt tươi, nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng bèn đến thăm. Tại đây, nàng gặp Lạc Long Quân và hai người nên duyên chồng vợ. Họ sống với nhau rất hạnh phúc ở cung điện Long Trang.
Không lâu sau, Âu Cơ có mang. Mọi người mừng rỡ chờ ngày nàng nở nhụy khai hoa. Nhưng thật kì lạ, đến kì sinh nở, nàng sinh ra một bọc trăm trứng, sau trăm trứng lại nở ra trăm người con hồng hào bụ bẫm. Đàn con chẳng cần bú mớm, lớn nhanh như thổi, đứa nào đứa nấy mặt mũi khôi ngô, sức khoẻ vô địch.
Một ngày nọ, Lạc Long Quân bỗng nhớ biển cồn cào, chàng bèn về thuỷ cung, để lại Âu Cơ và đàn con đêm ngày nhớ mong buồn tủi. Mãi rồi một hôm, Âu Cơ đành phải gọi Lạc Long Quân lên, nàng than thở:
- Sao chàng lại bỏ thiếp mà đi, không ở lại cùng thiếp nuôi dạy con cái?
Lạc Long Quân rầu rĩ:
- Cả đời ta gắn với biển sâu, nàng lại là tiên nữ chốn non cao. Người dưới nước, kẻ trên cạn thì một cuộc biệt li chắc không tránh khỏi. Vả lại, ta còn cha già mẹ yếu nơi biển sâu không ai chăm sóc, công việc ở đó không ai gánh vác thay ta. Thôi, ta đem năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương, mỗi khi khó khăn hoạn nạn thì phải giúp đỡ lẫn nhau.
Không còn cách nào khác, Âu Cơ đem năm mươi người con lên núi. Người con trưởng của Âu Cơ được tôn làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Vãn Lang, đóng đô ở đất Phong Châu. Trong triều có tướng văn, tướng võ, con trai vua gọi là Lang, con gái vua gọi là Mị Nương. Tục truyền rằng, mười mấy đời vua đều không thay đổi hiệu - Hùng Vương.
Cũng bởi sự tích này mà về sau, nhân dân ta rất tự hào vì mình là con Rồng cháu Tiên.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
HL
11 tháng 7 2019 lúc 11:09

#) Tham khảo

Thuở xưa ở vùng đất Lạc Việt có vị thần tên là Lạc Long Quân, con trai của thần Long Nữ sống ở dưới biển Đông. Thần hình rồng, sức khỏe phi thường và có nhiều phép lạ. Thỉnh thoảng thần lên sống trên cạn, giúp dân diệt trừ các loài yêu quái như Ngư Tinh, Hồ tinh, Mộc Tinh. thần còn dạy dân cách trồng trọt và sinh sống.

Âu Cơ là một tiên nữ dòng dõi Thần Nông ở vùng núi cao phương Bắc. Nàng thích ngao du đây đó, những nơi có phong cảnh đẹp. Bên trai tài, bên gái sắc, họ yêu nhau rồi kết thành vợ chồng.

Ít lâu sau, Âu Cơ sinh ra cái bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con khôi ngô tuấn tú lạ thường. Chẳng cần bú mớm mà đàn con lớn nhanh như thổi, khỏe mạnh như thần.

Một hôm, nhớ biển cả và cảm thấy mình không thể sống lâu trên cạn được, Lạc Long Quân đành từ biệt Âu Cơ để trở về chốn thủy cung. Âu Cơ một mình nuôi con. Ngày lại ngày qua, nàng sốt ruột trông ngóng chồng với tâm trạng buồn tủi. Cuối cùng, nàng gọi chồng lên mà than thở:

- Sao chàng nỡ bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi các con?!

Lạc Long Quân ân cần giải thích:

- Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao. Kẻ trên cạn người dưới nước, tính tình tập quán khác nhau, khó lòng mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì khó khăn thì giúp đỡ nhau, đừng quên lời hẹn.

Âu Cơ nghe theo đưa năm mươi người con lên đất Phong Châu. Người con trưởng được tôn làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, lập ra nước Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu (vùng Bạc Hạc, Lâm Thao, Phú Thọ ngày nay). Triều đình có quan văn, quan võ (Lạc tướng, Lạc hầu). Con trai của vua gọi là lang, con gái vua gọi là mị nương. Vua cha chết, con trai trưởng nối ngôi. Mười tám đời vua kế tiếp nhau đều lấy hiệu Hùng Vương.

Từ sự tích này mà dân tộc Việt Nam thường nhắc đến nguồn gốc cao quý của mình là con Rồng cháu Tiên. Tất cả các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều là anh em cùng chung một bọc sinh ra (đồng bào). Các dân tộc đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.

                                  ~ Hok tốt ~

Bình luận (0)
NT
11 tháng 7 2019 lúc 11:29

   Các bạn có biết vì sao ta luôn tự hào là "Con Rồng cháu Tiên" không? Câu chuyện Con Rồng cháu Tiên tôi kể sau đây sẽ giúp các bạn hiểu thêm về điều đó.

Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần thuộc nòi rồng, tên gọi Lạc Long Quân, con trai của thần Long Nữ. Thần có sức khoẻ vô địch, thường lên cạn để dạy dân cách ăn ở, giúp dân diệt trừ yêu quái.

Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ là con của thần Nông – vị thần giúp dân trồng trọt lúa ngô,… Nghe nói vùng đất Lạc Việt nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng Âu Cơ xin phép vua cha cho tới thăm. Ở đó, nàng gặp Lạc Long Quân. Hai người yêu nhau và nên duyên chồng vợ, cùng sống ở cung điện Long Trang.

Thời gian sau, Âu Cơ có mang. Đủ ngày đủ tháng, nàng sinh ra một cái bọc có trăm trứng. Lạ thay, trăm trứng lại nở ra trăm người con trai đẹp đẽ, hồng hào. Chúng không cần bú mớm gì mà vẫn lớn nhanh khoẻ mạnh như thần.

Sống với nhau một thời gian, cảm thấy mình không thể tiếp tục cuộc sống trên cạn, Lạc Long Quân đành từ biệt vợ con trở về Long cung.

Lại nói về Âu Cơ. Ngày đêm nàng buồn tủi chờ mong Lạc Long Quân trở về. Không chịu được, nàng gọi chồng lên, bảo:

- Sao chàng lại bỏ thiếp mà đi, không ở lại cùng thiếp nuôi dạy các con?

Lạc Long Quân nắm tay vợ, bùi ngùi nói:

- Ta ở miền nước thẳm, nàng ở chốn non cao, ta là Rồng còn nàng là Tiên. Rồng và Tiên không thể sống mãi cùng nhau. Nay, ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, cùng nhau cai quản bốn phương, bảo vệ đất nước, có việc gì thì giúp đỡ nhau, đừng quên lời hẹn.

Âu Cơ nghe theo, từ biệt chồng lên đường. Người con lớn của Âu Cơ theo mẹ lên núi, được tôn làm vua. Chàng đóng đô ở đất Phong Châu, lấy hiệu là Hùng Vương. Mười tám đời vua Hùng đã nối tiếp nhau. Từ đó, dân tộc ta dù ở khắp mọi nơi nhưng vẫn gọi nhau là đồng bào. Mỗi khi gặp giặc ngoại xâm vẫn cùng nhau đứng lên giữ nước. Mỗi khi nơi nào gặp khó khăn, các nơi khác lại cùng nhau giúp đỡ.

Câu chuyện tôi kể chắc đã giải thích suy tôn nguồn gốc giống nòi dân tộc Việt và cũng gửi gắm ước mơ thống nhất cộng đồng người Việt của dân ta đấy các bạn ạ.

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
3 tháng 4 2018 lúc 4:56

A. Mở bài:(0,5 điểm )

- Cách 1: Giới thiệu nhân vật Lạc Long Quân và Âu Cơ bằng cách hóa thân vào nhân vật Lạc Long Quân hoặc Âu Cơ tự giới thiệu về mình và kể chuyện.

- Cách 2: giới thiệu hoàn cảnh nghe câu chuyện như nghe ông bà hoặc mẹ kể chuyện mỗi tối trước khi đi ngủ sau đó dẫn dắt đến truyện “ Con Rồng cháu Tiên”

B. Thân bài:(9 điểm )

- Kể về Lạc Long Quân:

   + Nguồn gốc xuất thân: con trai thần Long Nữ, cai quản vùng Lạc Việt..; bày tỏ suy nghĩ về nguồn gốc của mình: tự hào về nguồn gốc cao quý.

   + Tài năng của Lạc Long Quân: được dạy dỗ từ nhỏ, thuộc họ nhà Rồng, có sức khỏe phi thường, nhiều phép lạ.Có những hành động cao đẹp như diệt Hồ Tinh, Mộc Tinh, Ngư Tinh…

- Kể về Âu Cơ:

   + Nguồn gốc: con gái thần Nông, sống ở vùng núi cao phương Bắc, lí do xuống vùng đất Lạc Việt dạo chơi, đây là vùng có nhiều hoa thơm cỏ lạ.

- Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau, đem lòng yêu thương và trở thành vợ chồng.

- Âu Cơ có mang, sinh ra một cái bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con.

- Lạc Long Quân, Âu Cơ cùng đàn con chia nhau cai quản các vùng đất

   + Lí do cuộc li biệt: sự khác nhau về điều kiện sinh sống, tập quán… của 2 giống Rồng-Tiên

   + Lạc Long Quân chia sẻ với Âu Cơ và đàn con những trăn trở của mình, quyết định chia nhau cai quản các vùng đất

   + Cuộc chia li diễn ra ngậm ngùi, da diết

- Lạc Long Quân từ biệt Âu Cơ và đưa 50 con trở về biển.Âu Cơ đưa 50 con lên rừng. Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương.

C. Kết bài:(0,5 điểm )

- Cách 1: Lạc Long Quân hoặc Âu Cơ tự nói lên suy nghĩ, cảm nhận của mình : tự hào, nhớ về nguồn gốc tổ tiên….

- Cách 2: Người kể nghe xong câu chuyện tự nói lên suy nghĩa, cảm nhận của chính mình: tự hào về nguồn gốc, cần biết đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau.

Bình luận (0)
NA
Xem chi tiết
BT
23 tháng 9 2019 lúc 12:31

Mỗi chúng ta, ai sinh ra cũng mang trong mình niềm tự hào dân tộc sâu sắc. Người Việt Nam ngay từ những ngày còn thơ bé đã vô cùng tự hào về giống nòi tổ tiên mình qua lời kể của bà, của mẹ từ truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên”. “Con Rồng cháu Tiên” không chỉ là một truyền thuyết tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam mà còn là câu chuyện giải thích nguồn cội cha ông đầy vẻ vang của đất nước ta, là truyền thuyết mà mãi đến muôn đời sau vẫn còn lưu truyền.

Truyền thuyết kể lại rằng: Thuở xưa, ở vùng đất Lạc Việt Lạc Việt - bây giờ chính là vùng Bắc Bộ nước ta, có một vị thần tên là Lạc Long Quân, con trai của thần Long Nữ. Thần mình Rồng, sức khỏe phi thường và có nhiều phép lạ. Thần sinh sống dưới thuỷ cung, thỉnh thoảng lên cạn, giúp nhân dân diệt trừ yêu quái như Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh và dạy nhân dân cách trồng trọt, chăn nuôi.

Cũng khi ấy, ở vùng núi cao phương Bắc, có một nàng tiên cực kì xinh đẹp, thuộc dòng dõi Thần Nông, tên gọi là Âu Cơ. Nàng thích ngao du đây đó, thích đến những nơi có phong cảnh đẹp. Nghe nói vùng đất Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng liền tìm đến thăm. Tại đây, Âu Cơ và Lạc Long Quân tình cờ gặp nhau. Hai người yêu nhau rồi nên vợ nên chồng. Họ sống trong cung điện Long Trang.

Ít lâu sau, Âu Cơ mang thai. Nhưng thật kì lạ, đến kì sinh nở, nàng lại sinh ra một cái bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra trăm người con trai trắng trẻo, hồng hào, khôi ngô tuấn tú. Cả một trăm người con cứ lớn nhanh như thổi, chẳng cần bú mớm mà vẫn lớn nhanh như thổi, khỏe mạnh như thần.

Một thời gian sau, Lạc Long Quân vì không quen sống trên cạn và nhớ biển cả nên chàng trở về thuỷ cung, để lại Âu Cơ cùng đàn con trên cạn. Ngày qua ngày, Âu Cơ chờ mãi chờ mãi, nàng sốt ruột trông ngóng chồng với tâm trạng buồn tủi. Cuối cùng, nàng gọi chồng lên mà than thở:

- Sao chàng nỡ bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi dạy các con?

Lạc Long Quân nghe vậy, đành phải nói với Âu Cơ rằng:

- Ta vốn nòi Rồng, quen sống ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên, quen sống ở chốn non cao. Kẻ trên cạn người dưới nước, tính tình tập quán khác nhau, khó lòng nào mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chúng ta chia nhau cai quản các phương. Kẻ trên miền núi, người dưới miền biển, khi có việc gì khó khăn thì giúp đỡ nhau, đừng quên lời hẹn.

Âu Cơ nghe theo, từ biệt chồng, đưa năm mươi người con lên núi, đến vùng đất Phong Châu. Người con trưởng được tôn làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, lập ra nước Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu (vùng Bạc Hạc, Lâm Thao, Phú Thọ ngày nay). Triều đình có quan văn, quan võ (Lạc tướng, Lạc hầu). Con trai của vua gọi là lang, con gái vua gọi là mị nương. Vua cha chết thì con trai trưởng sẽ nối ngôi. Mười tám đời vua kế tiếp nhau đều lấy hiệu Hùng Vương. Nhân dân ta từ đó luôn hết lòng đoàn kết, yêu thương nhau, cùng nhau bảo vệ đất nước, đứng lên đánh đuổi nhiều lần giặc ngoại xâm.

Cho đến hôm nay, khi nhiều thập kỉ đã qua đi, truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên vẫn được lưu giữ trong nhân dân ta, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Truyền thuyết không chỉ giải thích nguồn gốc cao quý của tổ tiên mà còn khẳng định nhân dâm Việt Nam đều là anh em một nhà, phải đoàn kết yêu thương lẫn nhau, sống xứng đáng với cội nguồn con cháu Rồng Tiên của mình.

Bình luận (0)
LN
Xem chi tiết
AM
14 tháng 10 2016 lúc 19:23

Thuở ấy, đã lâu lắm rồi, có lẽ đến hơn 4000 năm về trước, lúc đất nước ta vẫn còn hoang sơ lắm. Trên đất chủ yếu là núi đồi, cỏ cây hoa lá chứ chưa có con người đông đúc như bây giờ. Trên trời, dưới nước, mỗi vùng đất đều do các vị thần tiên cai quản, trông nom.

Là con trai của thần Long Nữ, vị thần được thần trời giao cho cai quản vùng sông nước Lạc Việt, cha mẹ đặt tên cho ta là Lạc Long Quân. Được cha mẹ chỉ dạy đủ điều từ thủa ấu thơ, lại thêm sức lực vốn có của giống rồng, ta đã luyện được rất nhiều phép lạ. Thủa ấy, khi ta còn trẻ, ta thường hay xin phép Đức Long Vương lên trần gian thăm thú, giúp dân tiễu trừ bọn yêu tinh, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi, cách ăn ở. Trần gian nhiều cảnh đẹp khiến ta gắn bó như đang sống dưới thủy cung.

Một hôm, đang thoả chí ngao du sơn thuỷ, ta say hứng quá chân lên tận vùng núi cao phương Bắc. Bỗngh ta gặp một thiếu nữ xinh đẹp tuyệt trần. Hỏi ra mới biết nàng là Âu Cơ, con gái Thần Nông. Nghe nói vùng Lạc Việt có nhiều hoa thơm, cỏ lạ, nàng xin phép cha dạo bước đến thăm. Ta cùng Âu Cơ mến cảnh hợp người, đem lòng yêu thương rồi thề ước nguyện cùng chung sống trọn đời.

ít lâu sau, Âu Cơ có mang. Kỳ lạ thay! Đến ngày sinh nở, nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng. Rồi trăm trứng nở ra trăm con đều đẹp đẽ, hồng hào chẳng cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi. Vợ chồng ta hết sức vui mừng, hết lòng chăm chút cho đàn con nhỏ.

Sống ở trần thế đã lâu, ta cũng thấy nóng lòng. ở thuỷ cung, cha mẹ đã già, công việc không biết ai gánh vác. Trăn trở nhiều lần, ta nghĩ: “Âu Cơ vốn thuộc dòng tiên hợp với non cao, ta lại là giống rồng quen sông nơi biển cả; tính tình, tập quán hẳn có nhiều cái khác nhau nên một cuộc biệt ly trong nauy mai khó là tránh khỏi. Ta bèn gọi trăm con cùng Âu Cơ và nói:

- Ta và vàng tuy sống chưa lâu nhưng nghĩa tình đến sông cạn đá mòn cũng không thay đổi. Ta nghĩ, ta là giống rồng, nàng là giống tiên, vậy khó mà tính kế dài lâu được. Nay vì đại nghiệp và vì sự mưu sinh của trăm con, ta sẽ đưa 50 con xuống biển, nàng đưa 50 con lên núi, chia nhau ra mà cai quản các phương hễ có việc gì thì báo cho nhau để mà tương trợ.

Âu Cơ nghe thấy hợp tình cũng đành nghe theo, cuộc chia ly ngậm ngùi, da diết.

Ta đưa 50 con xuống vùng đồng thấp dạy các con nghề biển mà an cư lập nghiệp. Âu Cơ đưa các con lên núi cao, lập con trưởng làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt nước hiệu là Văn Lang, truyền đời nối ngôi đều lấy hiệu Hùng Vương, không hề thay đổi.

Sau đó rất lâu, ta và Âu Cơ không gặp lại nhau nhưng tình nghĩa vẫn không phai. Hơn thế, nghĩa “đồng bào” trong trăm con ta cũng không thay đổi. Bởi thế cho nên đến tận ngày nay, trên đất nước ta dẫu có tới trên 50 dân tộc, nhưng đều là anh em ruột thịt một nhà.

 

Bình luận (0)
TP
14 tháng 10 2016 lúc 19:52

Ngày xưa ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, sức khoẻ vô địch và có nhiều phép lạ. Thần thường sống dưới nước, thỉnh thoảng lên cạn diệt trừ yêu quái giúp dân và dạy dân chăn nuôi trồng trọt…

Bấy giờ ở vùng núi cao phương Bắc có nàng Âu Cơ thuộc dòng dõi Thần Nông. Biết vùng Lạc Việt nhiều hoa thơm cỏ lạ nên nàng đến thăm. Tại đây, nàng gặp Lạc Long Quân. Họ yêu nhau, kết duyên đôi lứa, sống tại cung điện Long Trang trên cạn.

Ít lâu sau, Âu Cơ có mang. Kì lạ làm sao, đến kì sinh nở, nàng sinh ra một bọc trăm trứng, sau trăm trứng đó nở thành trăm người con trai đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà vẫn lớn nhanh như thổi, sức khoẻ như thần. Âu Cơ và Lạc Long Quân mừng vui khôn xiết.

Nhưng Lạc Long Quân vốn quen sống dưới nước. Một hôm, chàng đành từ biệt vợ con trở về thuỷ cung. Âu Cơ một mình vò võ nuôi con trong chờ mong buồn tủi. Một hôm, nàng gọi chồng lên than thở:

– Sao chàng lại bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi các con ?

Lạc Long Quân ngậm ngùi:

– Ta thuộc nòi rồng, quen sống dưới vùng nước thẳm, nàng là tiên nữ, quen sống chốn non cao. Kẻ trên cạn, người dưới nước, tính tình tập quán khác nhau, khó mà ăn ở với nhau lâu dài được. Nay ta đem năm mươi người con xuống biển, nàng đem năm mươi người con lên núi, chia nhau cai quản đất đai, khi có việc cần thì giúp đỡ nhau. 

 Âu Cơ mang năm mươi người con lên rừng. Người con trưởng của Âu Cơ lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu. Triều đình có đủ tướng văn tướng võ. Con trai được gọi là Lang, con gái gọi là Mị Nương. Khi cha chết, ngôi báu được truyền cho con trưởng. Cứ thế, mười mấy đời vua Hùng đã thay nhau trị vì đất nước, không hể thay đổi hiệu Hùng Vương.

Kể từ đó, dân Việt Nam, con cháu các vua Hùng, đều tự coi mình là con Rồng, cháu Tiên.

Đấy là truyền thuyết giải thích nguồn gốc của dân tộc ta. Truyền thuyết cũng cho ta hiểu rõ hơn hai tiếng thiêng liêng "đồng bào" (cùng trong một bọc). Chúng ta tự hào hơn về nòi giống Tiên Rồng của mình. Tự hào hơn về tình đoàn kết của các dân tộc anh em trên đất Việt.

 

Bình luận (0)
NM
14 tháng 10 2016 lúc 19:52

Em tham khảo nhé



Xem nhiều hơn tại - http://tuthienbao.com/forum/showthread.php?t=109917#.WADUzZ6g_Dc#ixzz4N402unmn

Bình luận (0)
LT
Xem chi tiết
LT
21 tháng 8 2018 lúc 21:33

tóm tắt

Bình luận (0)
OO
21 tháng 8 2018 lúc 21:37

Ngày xưa ở Lạc Việt có một vị thần nòi rồng gọi là Lạc Long Quân, sống ở dưới nước, thỉnh thoảng lên cạn trừ bọn yêu quái và dạy dân trồng trọt. Ở vùng núi cao bấy giờ có nàng Âu Cơ tuyệt trần nghe tiếng miền đât Lạc thần đã tìm đến thăm. Âu Cơ, Lạc Long Quân gặp nhau và trở thành vợ chồng. Âu Cơ có mang, sinh ra cái bọc trăm trứng nở ra 100 người con khôi ngô khỏe mạnh. Vì không quen sống ở cạn nên Lạc Long Quân đem 50 con xuống biển – Âu Cơ đem 50 con lên núi, dặn nhau không bao giờ quên lời hẹn. Người con trưởng theo Âu Cơ lên làm vua lấy hiệu Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang, mười mấy đời truyền nối không thay đổi. Bởi sự tích này mà người Việt Nam khi nhắc đến nguồn gốc của mình thường xưng là con Rồng cháu Tiên.

 

Bình luận (0)
H24
21 tháng 8 2018 lúc 21:38

Long Quân và Âu Cô về làm vợ chồng và có 100 đứa con . Những đứa con đó lại tiếp tục để thêm ra chúng ta.

Bình luận (0)
MS
Xem chi tiết
GT
15 tháng 9 2018 lúc 12:45

Đề bài :Kể một câu chuyện (truyền thuyết , cổ tích ) bằng lời kể của em

Ngày em còn bé, mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, mẹ em lại thì thầm kể cho em nghe một câu chuyện cổ tích, mẹ kể bằng trí nhớ của mẹ nên những câu chuyện ấy nó như thêm lung linh, huyền ảo, nó không diễn ra đều đều, mà đôi khi nó còn được tạo thêm những tình tiết mới, những nhân vật mới, nhưng vẫn không làm mất đi nội dung của nó. Em rất thích cách kể chuyện của mẹ, thích trí tưởng tượng của mình như cũng đang bay bổng trong thế giới cổ tích ấy, và hôm nay trí tưởng tượng ấy đã bay từ quá khứ, từ truyền thuyết về hiện tại.

Thời Vua Hùng Vương thứ 18, cuộc sống của người dân vô cùng sung túc và no ấm, khắp nơi ai ai cũng tưng bừng mở hội mừng những mùa vàng bội thu. Nhà vua hài lòng lắm, ngài có một cô con gái yêu tên là Mỵ Nương cũng vừa đến tuổi cập kê, nàng có một sắc đẹp hiền dịu, đoan trang. Nhà vua muốn tìm cho con một người chồng xứng đáng, ngài quyết định mở cuộc thi kén rể, những người con trai trong cả nước đều đổ về chốn đô thành để mong lọt vào mắt xanh của Mỵ nương. Một buổi sáng, có hai chàng trai khôi ngô tuấn tú cùng đến trước điện rồng. Một người có nước da rám nắng, thân hình cường tráng, ánh mắt sáng như sao, chàng đến từ núi rừng và xưng tên là Sơn Tinh, còn chàng trai kia có một mái tóc bồng bềnh như sóng nước, trông dáng dấp mảnh dẻ thanh tú, nhưng thái độ cũng vô cùng quyết liệt, chàng tự xưng là Thủy Tinh sống nơi biển cả. Phần so tài đã diễn ra nhưng phần thắng cuộc lại thuộc về người con của núi, Thủy Tinh không chấp nhận thua cuộc, chàng đuổi theo đôi uyên ương đòi cướp lại Mỵ Nương…

Và thời hiện tại bắt đầu…

Nước dâng cuồn cuộn đỏ ngầu, rừng đầu nguồn từ lâu đã bị đốt, bị chặt phá tan hoang, đến cả cái gốc cây cũng bị người dân đào lên bán về xuôi làm vật trang trí, những dòng nước càng trở nên hung hãn khi không bị 1 vật gì ngáng trở, chúng lao ầm ầm về xuôi, đi đến đâu chúng cuốn phăng nhà cửa, của cải đến đấy, khắp nơi nhìn đâu cũng chỉ một biển nước mênh mông. Cơn thịnh nộ của Thủy Tinh thật là khủng khiếp, chàng muốn khắp mọi nơi phải quy phục sức mạnh của chàng, đầu hàng sức mạnh của nước. Nhưng chàng không biết rằng Sơn Tinh đã chuẩn bị mọi thứ để phòng vệ, những người dân của chàng đã được trang bị những thiết bị tối tân hiện đại nhất, họ dùng điện thoại di động để đưa thông tin liên lạc một cách nhanh nhất, thông báo những nơi cần phải đến trợ giúp ngay lập tức. Những chiếc máy bay trực thăng khẩn cấp cất cánh bay đến tiếp cứu những người dân đang bị dòng nước cuốn đi, những chiếc xuồng máy chở đầy hàng cứu trợ luồn lách vào những khu vực khó đến nhất để mang lương thực thực phẩm đến cho mọi người, những chiếc máy xúc đang hối hả làm việc, từng đống đất cao ngất như núi do nước đẩy từ trên núi xuống được máy xúc xúc lên đổ vào những chiếc xe tải to đùng, hàng đoàn xe chở đất lũ lượt chạy hối hả về tuyến đê xung yếu đang được cấp tốc bồi đắp thêm, hàng tấn đất đá đổ xuống ào ào, máy ủi xông trận đẩy những khối đất đá ấy vào đúng vị trí, cửa xả lũ đã được xây dựng to rộng hơn bởi xi măng cốt thép mở toang ra đón cơn lũ tới, dòng nước đang ầm ầm đổ xuống bỗng trở nên hiền hòa trước một bức tường đất đá dày kéo dài dọc triền sông, chúng buộc phải chảy nhẹ nhàng men theo bờ đê đã được bồi đắp rồi trở về với biển. Thủy Tinh mệt mỏi, chàng thôi hô phong hoán vũ, gió ngừng thổi mạnh, nước mưa ngừng rơi, nước dần dần rút, chàng phải chấp nhận thua cuộc.

Nhưng hàng năm, khi tập trung thêm được lực lượng, Thủy Tinh lại dâng nước lên mong đánh bại được Sơn Tinh, trong khi đó mỗi năm con người lại cũng góp tay với Thủy Tinh tàn phá thiên nhiên, tàn phá những cánh rừng phòng hộ, hủy hoại bầu khí quyển… Nếu con người vẫn chưa có ý thức được sự cần thiết của việc bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sống của mình, biết đâu có ngày Thủy Tinh sẽ thắng?

##Min Suga##

Bình luận (0)
NN
15 tháng 9 2018 lúc 13:04

Nhiều lúc, chúng ta tự hỏi: "Dân tộc Việt Nam sinh ra từ đâu nhỉ? Tại sao người Việt lại xưng là con Rồng, cháu Tiên". Để biết được điều này, chúng ta cùng đến với truyện Con Rồng cháu Tiên nhé.

Ngày xưa ở vùng đất Lạc Việt - bây giờ chính là vùng Bắc Bộ nước ta - có một vị thần tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, là con trai thần Long Nữ. Thần sống dưới thuỷ cung, thỉnh thoảng hiện lên giúp dân diệt trừ yêu quái và dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi. Ở vùng núi cao phương Bắc khi ấy có một nàng tiên cực kì xinh đẹp, thuộc họ Thần Nông, tên gọi Âu Cơ. Nghe nói vùng đất Lạc Việt nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng liền đến thăm. Tại đây, nàng gặp Lạc Long Quân. Hai người yêu nhau rồi nên vợ nên chồng. Họ sống trong cung điện Long Trang.

Ít lâu sau, Âu Cơ có thai. Thật kì lạ, đến kì sinh nở, nàng sinh ra một bọc trăm trứng, sau trăm trứng nở ra trăm người con trai khôi ngô tuấn tú. Đàn con cứ lớn nhanh như thổi, chẳng cần bú mớm gì. Lạc Long Quân, vì không quen sống trên cạn nên một thời gian sau trở về thuỷ cung, bỏ lại Âu Cơ cùng đàn con trên cạn. Chờ mãi, chờ mãi mà chẳng thấy chồng về, Âu Cơ bèn gọi chồng lên than thở. Lạc Long Quân đành phải nói với Âu Cơ rằng, hai người không thể tiếp tục cùng nhau chung sống vì tập quán, nơi sinh… khác nhau. Âu Cơ cùng Lạc Long Quân chia đàn con, năm mươi người con theo cha xuống biển, năm mươi người con theo mẹ lên rừng, cùng cai quản bốn phương.

Ngựời con trai trưởng của Âu Cơ lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Theo tục cha truyền con nối, mười tám đời vua Hùng đều lấy hiệu là Hùng Vương. Cũng bởi sự tích này mà về sau, người Việt Nam ta - các con cháu vua Hùng - khi nhắc đến nguồn gốc của mình thường xưng là con Rồng, cháu Tiên.

Bình luận (0)
NY
15 tháng 9 2018 lúc 21:21

Con rồng Cháu Tiên nhé:

Thuở xưa ở vùng đất Lạc Việt có vị thần tên là Lạc Long Quân, con trai của thần Long Nữ sống ở dưới biển Đông. Thần hình rồng, sức khỏe phi thường và có nhiều phép lạ. Thỉnh thoảng thần lên sống trên cạn, giúp dân diệt trừ các loài yêu quái như Ngư Tinh, Hồ tinh, Mộc Tinh. thần còn dạy dân cách trồng trọt và sinh sống.
Âu cơ là một tiên nữ dòng dõi Thần Nông ở vùng núi cao phương Bắc. Nàng thích ngao du đây đó, những nơi có phong cảnh đẹp. Bên trai tài, bên gái sắc, họ yêu nhau rồi kết thành vợ chồng.
Ít lâu sau, Âu Cơ sinh ra cái bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con khôi ngô tuấn tú lạ thường. Chẳng cồn bú mớm mà đàn con lớn nhanh như thổi, khỏe mạnh như thần.
Một hôm, nhớ biển cả và cảm thấy mình không thể sống lâu trên cạn được, Lạc Long Quân đành từ biệt Âu Cơ để trở về chốn thủy cung. Âu Cơ một mình nuôi con.Ngày lại ngày qua, nàng sốt ruột trông ngóng chồng với tâm trạng buồn tủi. Cuối cùng, nàng gọi chồng lên mà than thở:
- Sao chàng nỡ bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi các con?!
Lạc Long Quân ân cần giải thích:
- Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao.Kẻ trên cạn người dưới nước, tính tình tập quán khác nhau, khó lòng mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì khó khăn thì giúp đỡ nhau, đừng quên lời hẹn.
Âu Cơ nghe theo đưa năm mươi người con lên đất Phong Châu. Người con trưởng được tôn làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, lập ra nước Văn Lang, đóng đo ở Phong Châu (vùng Bạc Hạc, Lâm Thao, Phú Thọ ngày nay). Triều đình có quan văn, quan võ (Lạc tướng, Lạc hầu). Con trai của vua gọi là lang, con gái vua gọi là mị nương. Vua cha chết, con trai trưởng nối ngôi. Mười tám đời vua kế tiếp nhau đều lấy hiệu Hùng Vương.
Từ sự tích này mà dân tộc Việt Nam thường nhắc đến nguồn gốc cao quý của mình là con Rồng cháu Tiên. Tất cả các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều là anh em cùng chung một bọc sinh ra (đồng bào). Các dân tộc đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.

Bình luận (0)