Những câu hỏi liên quan
TN
Xem chi tiết
TN
8 tháng 1 2021 lúc 9:35

giúp mik với    

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
TL
Xem chi tiết
DX
7 tháng 8 2021 lúc 10:05

5 điều Bác Hồ dạy thiếu nhi nói về bổn phận của thiếu nhi.

Bình luận (0)
H24
7 tháng 8 2021 lúc 10:08

Bổn phận nhé!

Chúc bạn học tốt!! ^^

Bình luận (0)
TT
Xem chi tiết
VH
9 tháng 5 2022 lúc 17:15

* Điều 1Yêu tổ quốc, yêu đồng bào.

Yêu tổ quốc nghĩa là: Có hiểu biết về truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của địa phương, hăng hái tham gia giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp. Việc học Lịch Sử và Địa Lí chính là HS đã thể hiện được ý nói trên.

Yêu đồng bào: Là lòng yêu đồng bào được thể hiện trong cuộc sống hằng ngày là cách giao tiếp, cách cư xử với mọi người xung quanh, với gia đình với bạn bè, thầy cô, sự tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống cũng như trong học tập.

* Điều 2Học tập tốt, lao động tốt.

Học tập tốt nghĩa là: Việc xác định đúng động cơ và thái độ học tập, chăm chỉ học tập đều các môn học. HS không chỉ học trong sách, vở mà còn phải học tập thêm ngoài cuộc sống hằng ngày. Cụ thể như: ở nhà, chuẩn bị bài học đầy đủ, chuẩn bị sách vở, dụng cụ học tập chu đáo. Đến lớp, chú ý lắng nghe thấy cô giảng, tích cực phát biểu, ghi chép bài đầy đủ, v.v…

Lao động tốt: Là phải biết yêu lao động, phải biết quý trọng các thành quả và giá trị của lao động mà bản thân hoặc người khác mang lại. Biết thực hiện lao động vừa sức, tích cực tham gia lao động cùng tập thể. Cụ thể như: Việc trực nhật trường lớp; chăm sóc tốt bồn hoa, cây cảnh trong nhà trường. Ở nhà, biết giúp đỡ cha mẹ những công việc nhỏ tuỳ theo sức của mình.

Tóm lại, lao động giúp ta nâng cao sức khỏe, sự kiên trì, nhẫn nại và hình thành thói quen tốt.

* Điều 3Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt.

Đoàn kết tốt: Tình đoàn kết dược thể hiện trong mối quan hệ giữa bạn bè, anh, chị, em trong gia đình, trong tập thể và xa hơn nữa là trong cộng đồng. Tình bạn bè là phải biết quan tâm giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, cùng bạn cố gắng khắc phục khó khăn, cùng nhau tiến bộ trong học tập.

 

Kỷ luật tốt: Thể hiện ở việc chấp hành tốt nội quy, quy định của trường lớp, cũng như những quy định chung ở nơi cộng cộng.

* Điều 4Giữ gìn vệ sinh thật tốt.

Giữ vệ sinh ở trường, ở nhà, nơi công cộng cũng như giữ gìn vệ sinh cá nhân của mỗi HS. Cụ thể như: ở trường, bỏ rác đúng nơi quy định, không vứt rác bừa bãi. Ở nhà, biết giữ gìn vệ sinh xung quanh nhà. Ở nơi công cộng, giữ gìn vệ sinh chung. Về bản thân, phải biết giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ; ăn mặc, đầu tóc gọn gàng; thực hiện ăn chín, uống sôi…

* Điều 5: Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm

Khiêm tốn: Là không tự kiêu tự đại, biết lễ phép với ông bà, thầy cô và cha mẹ. Biết tôn trọng người lớn tuổi, biết nói năng nhẹ nhàng, biết dạ, thưa khi được người lớn tuổi hỏi …

Thật thà: Là phải biết trung thực, không gian dối trong cuộc sống, trong học tập. Phải có lối sống trung thực với mọi người, với thầy cô, với bạn bè và đặc biệt là với ông bà, cha mẹ.

Dũng cảm: Là một đức tính cao quý của con người, người dũng cảm là người biết nhìn nhận những khuyết điểm, thiếu sót của mình. Người dũng cảm luôn được mọi người quý mến.

Bác Hồ là người luôn kỳ vọng nhất vào lớp thiếu nhi của đất nước. Mọi tình yêu thương, sự chăm sóc Bác đều dành cho thiếu nhi Việt Nam. Bởi như Bác đã từng nói:

*** Em thực hiện tốt nhất là điều 5, vì e luôn trung thực trong học tập, khiêm tốn dù có được điểm cao, và luôn dũng cảm khi nhận lỗi sai

Bình luận (2)
TT
9 tháng 5 2022 lúc 17:24

Điều 1: Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào

Yêu Tổ quốc có nghĩa là có những hiểu biết cơ bản về những truyền thống tốt đẹp của đất nước, của địa phương và gìn giữ, phát huy những truyền thống tốt đẹp đó.

Yêu đồng bào thể hiện qua đời sống hầng ngày như cách giao tiếp, cư xử với những người xung quanh (gia đình, bạn bè, thầy cô) và sự tương thân tương ái giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn trong xã hội.

Điều 2: Học tập tốt, lao động tốt

Học tập tốt được thể hiện qua việc xác định động cơ, thái độ học tập, chịu khó, chăm chỉ tìm tòi các môn học để cân bằng các môn. Thái độ học tập không chỉ ở việc học trong sách mà còn phải tìm hiểu ở thực tế cuộc sống cũng như việc đến lớp đầy đủ, ghi chép và lắng nghe lời giảng của thầy cô giáo.

Lao động tốt: thể hiện qua việc biết quý trọng thành quả lao động của bản thân và những người khác. Biết lao động vừa với sức tại nhà trường cũng như tại gia đình như giúp ba mẹ những công việc nhẹ trong nhà, trực nhật dọn vệ sinh trường lớp…

Điều 3: Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt

Đoàn kết tốt: thể hiện trong mối quan hệ giữa bạn bè trong trường lớp, với anh chị em trong gia đình cũng như trong cộng đồng, giúp đỡ nhau trong đời sống, trong học tập để cùng nhau tiến bộ.

Kỷ luật tốt: thực hiện nghiêm chỉnh các nội quy ở nơi công cộng, ở trường, lớp.

Điều 4: Giữ gìn vệ sinh thật tốt

Giữ vệ sinh bản thân sạch sẽ, ăn mặc gọn gàng cũng như giữ vệ sinh sạch sẽ tại nhà, tại trường lớp và nơi công cộng.

Điều 5: Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm

Khiêm tốn là không tự kiêu, lễ phép, tôn trọng người lớn.

Thật thà là phải biết trung thực, không gian dối trong cuộc sống, trong học tập.

Dũng cảm là phải biết nhìn nhận những khuyết điểm, thiếu sót của bản thân.

   ***********Em thực hiện tốt nhất là điều thứ 2 ,vì em luôn trung thực trong học tập và thi cử, luôn khiêm tốn với số điểm mà mik đã đạt được

Bình luận (0)
LT
Xem chi tiết
H24
8 tháng 1 2021 lúc 12:50

Giữ vệ sinh ở trường, ở nhà, nơi công cộng cũng như giữ gìn vệ sinh cá nhân của mỗi HS. Cụ thể như: ở trường, bỏ rác đúng nơi quy định, không vứt rác bừa bãi. Ở nhà, biết giữ gìn vệ sinh xung quanh nhà. Ở nơi công cộng, giữ gìn vệ sinh chung. Về bản thân, phải biết giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ; ăn mặc, đầu tóc gọn gàng; thực hiện ăn chín, uống sôi…

Bình luận (0)
H24
8 tháng 1 2021 lúc 12:51

Cách đây tròn 46 năm, vào năm 1961, nhân Lễ kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Việt Nam (15/5/1941 - 15/5/1961), theo đề nghị của Trung ương Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi một bức thư cho thiếu niên, nhi đồng. Bảo tàng Hồ Chí Minh hiện còn lưu giữ bản thảo của bức thư đó. Trong thư Bác căn dặn: “Các cháu cũng tham gia đấu tranh bằng cách thực hiện mấy điều sau đây:

Yêu Tổ quốc, yêu đồng bàoHọc tập tốt, lao động tốtĐoàn kết tốt, kỷ luật tốtGiữ gìn vệ sinh,Thật thà, dũng cảm”.

Nhưng trong cuốn sổ Giải thưởng Bác Hồ là loại sổ dành riêng để thưởng cho giáo viên và học sinh có thành tích xuất sắc trong học tập năm học 1964 - 1965 thì 5 điều Bác dạy trên đây lại được in hoàn chỉnh là:

“Yêu Tổ quốc, yêu đồng bàoHọc tập tốt, lao động tốtĐoàn kết tốt, kỷ luật tốtGiữ gìn vệ sinh thật tốt,Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”.

(Chữ “thật tốt” và chữ “khiêm tốn” được bổ sung vào 2 câu cuối, nên mỗi câu đều có 6 chữ).

Đồng chí Vũ Kỳ, thư ký của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho biết: Sở dĩ như vậy vì gần đến cuối năm 1965, để chuẩn bị phần thưởng cho giáo viên và học sinh vào cuối năm học, Bác thấy 5 điều Bác dạy thiếu niên, nhi đồng từ năm 1965 trở về trước, 3 câu đầu mỗi câu có 6 chữ còn 2 câu cuối mỗi câu chỉ có 4 chữ, như vậy không cân đối. Bác đã suy nghĩ và bổ sung thêm cho mỗi câu đủ 6 chữ.

Đặc biệt, ở câu thứ 5, Bác thêm chữ “Khiêm tốn” vì từ năm 1965 trở đi, đế quốc Mỹ bắt đầu mở rộng chiến tranh, ném bom bắn phá miền Bắc, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Mỗi người làm việc bằng hai để đền đáp cho đồng bào miền Nam ruột thịt” nên xuất hiện ngày càng nhiều gương “Người tốt việc tốt” ở mọi lứa tuổi. ở miền Bắc xuất hiện nhiều gương thiếu nhi dũng cảm cứu người, cứu hàng; ở miền Nam xuất hiện nhiều gương dũng sỹ diệt Mỹ. Nhưng Bác không muốn các em tự kiêu, mà muốn các em khiêm tốn, vì đức khiêm tốn sẽ giúp các em tiến bộ mãi. Bác còn đánh giá rất cao đức khiêm tốn ở các em. Bác nói: “ở nước Mỹ, người ta giết nhau chỉ vì đồng bạc giấy, thế mà ở Việt Nam ta các cháu bé đã biết sống như thế nào... Có cháu lên 6 tuổi cùng bạn đi chơi, bạn nó sảy chân ngã xuống ao, nếu chạy về gọi người lớn thì bạn chết mất, cháu liền bám vào bụi cỏ bờ ao, nhoai cái chân nhỏ xíu ra, miệng bảo bạn “bám vào đây, bám vào đây”. Cháu tuy nhỏ tuổi mà biết thương bạn như vậy. Thương bạn, thông minh và dũng cảm, cháu lại khiêm tốn nữa, cứu được mạng người mà không khoe khoang. Văn minh chiến thắng bạo tàn. Xã hội ta văn minh hơn xã hội Mỹ từ những việc làm của các cháu bé như vậy”.

Và 5 điều Bác dạy thiếu niên, nhi đồng đã được phổ biến rộng khắp trong các trường học ở Việt Nam. Nghe theo lời dạy của Người, thiếu niên, nhi đồng Việt Nam hăng hái thi đua tham gia phong trào “Hai tốt”, phong trào “Thiếu nhi làm nghìn việc tốt”. Chính những đóng góp nhỏ bé của các em đã góp phần xứng đáng vào sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc và sự nghiệp dựng xây đất nước.

Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới đất nước, 5 điều Bác dạy thiếu niên nhi đồng vẫn là bài học thuộc lòng quý giá để mỗi em ghi nhớ, học tập, rèn luyện và noi theo.

Bình luận (0)
EC
8 tháng 1 2021 lúc 20:50

mày ko giữ thì để làm mắm à!

Bình luận (0)
Xem chi tiết
H24
30 tháng 4 2020 lúc 18:43

bạn tự làm bạn ơi người khác giúp rồi bạn nộp chả khác gì bạn copy bài ng khác thế nên tự sáng tác đi bạn 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
HD
30 tháng 4 2020 lúc 18:46

Trả lời :

Bn +*¨^¨*+ (_ *hoàng anh* _) +*¨^¨*+ ❀◕ . ◕❀ bn đừng bình luận linh tinh nhé.

- Hok tốt !

^_^

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NI
30 tháng 4 2020 lúc 18:48

https://hoidap247.com/cau-hoi/624307

tham khảo nha

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
TA
Xem chi tiết
HN
1 tháng 5 2022 lúc 14:41

bạn tham khảo nha

Câu 1. Viết đoạn văn khoảng ( 6- 8) câu trình bày ý nghĩa của lối sống giản dị. 

Trong cuộc sống, mỗi người sẽ có những tính cách, lối sống của riêng mình.Và đức tính giản dị dù trong thời kì lịch sử giai đoạn nào của xã hội đều được con người đề cao và trân trọng. Giản dị được xem là một đức tính cao đẹp mà con người cần phải tôi luyện rèn giũa trong cuộc sống. Đức tính giản dị mang lại những ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống con người. Trước hết, con người sẽ dễ hòa nhập với cộng đồng, dễ được mọi người quan tâm, gần gũi, sẻ chia và giúp đỡ khi cần thiết. Chắc hẳn những người không cầu kì, kiểu cách sẽ mang lại thiện cảm đối với người đối diện nhiều hơn. Đồng thời nó còn tạo cho con người một tâm hồn thư thái, bình yên trong tâm hồn giữa xã hội ngày một xô bồ này. Con người sẽ không phải chạy theo đồng tiền, theo vật chất xa hoa, không sống quá thực dụng mà luôn trân trọng những thứ mình có. Bản thân chúng ta có thể học tập đức tính này ở Bác Hồ - một người nổi tiếng với lẽ sống giản dị trong cả sinh hoạt lẫn tác phong công việc.Mọi người, nhất là lớp trẻ, cần nhận thức được giá trị phấn đấu tu dưỡng để có thể rèn luyện cho bản thân đức tính cao quý này.
Câu 2. Một trong năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng là “Học tập tốt, lao động tốt”. Em hãy giải thích lời dạy trên.

Bác Hồ là lãnh tụ vĩ đại của Cách mạng Việt Nam và là người ông hiền lành rất mực yêu thương tuổi nhỏ Việt Nam. Sinh thời, Bác rất quan tâm giáo dục thiếu niên, nhi đồng để Tổ quốc Việt Nam có những công dân tốt. Bác lúc nào cũng lo chăm bón, vun trồng lớp “măng non” phát triển tốt tươi. Mỗi thiếu nhi Việt Nam đều ghi nhớ năm điều Bác dạy. Một trong năm điều quý báu đó là “Học tập tốt, lao động tốt”. Tìm hiểu sâu ý nghĩa câu nói để phấn đấu vươn lên là nhiệm vụ của học sinh.

Câu nói ngắn, vẻn vẹn có sáu chữ nhưng hiểu cho đầy đủ ý cũng không đơn giản. Thế nào là học tập tốt? Theo em nghĩ, học tập tốt trước hết phải được thể hiện ở sự xác định cho mình một động cơ, mục đích học tập đúng đắn. Học tập là để mở mang trí tuệ, nắm được những tri thức văn hóa, khoa học của nhân loại, để từ đó biết vận dụng vào cải tạo, xây dựng cuộc sống cho bản thân mình và cho xã hội. Bác Hồ cũng đã dạy chúng em: học để làm người dân tốt, người chiến sĩ tốt, người cán bộ tốt, hay nói cách khác là làm người lao động có văn hóa, góp phần xây dựng đất nước.

Động cơ, mục đích học tập đúng đắn là điều rất cơ bản, nhưng chưa đủ. Muốn học tập tốt còn cần phải có một thái độ học tập đúng đắn và một phương pháp học tập khoa học, thích hợp.

Nói đến thái độ học tập đúng đắn là nói đến sự cần cù chăm chỉ vượt mọi khó khăn khách quan của đời sống hàng ngày, và không lùi bước trước những vấn đề hóc búa của khoa học. Đường đến trường có thể xa, một cuốn sách cần đọc có thể dày, một bài toán cần giải có thể rắc rối... Chính lúc đó đòi hỏi ta phải có đức tính: kiên trì và nhẫn nại. Phải chủ động vươn lên nắm lấy tri thức để học tập tốt...

 

Nói đến phương pháp học tập khoa học là nói đến hàng loạt biện pháp nhằm học tập đạt hiệu quả cao. Từ cách nghe giảng, cách ghi bài ở lớp, đến cách giải bài tập, cách ứng dụng thực hành ở nhà, từ học trong sách vở đến học ngoài cuộc sống, từ học thầy đến học bạn v.v... tất cả đều có tác dụng nâng cao chất lượng học tập cho cá nhân mình nếu biết làm đúng hướng, đúng cách và có nề nếp. Trao đổi với các bạn học giỏi, tuy mỗi người có mỗi cách, nhưng tất cả đều toát lên phẩm chất của những người học tốt là: động cơ, thái độ học tập đúng đắn và phương pháp học tập khoa học, sinh hoạt học tập nề nếp.

 

Còn lao động tốt có nghĩa là thế nào? Hiểu theo nghĩa rộng: lao động tốt là phải tạo ra được nhiều sản phẩm tốt cho xã hội. Nhưng trong phạm vi nhà trường, đối với chúng em, lao động còn có ý nghĩa là rèn luyện để tập làm người lao động sau khi ra trường. Nhưng dù là lao động phục vụ hay lao động sản xuất, dù đơn giản hay phức tạp, dù ở trường hay ở nhà, em nghĩ: đã gọi là lao động tốt thì phải bảo đảm 3 yếu tố: lao động có kỉ luật, có kĩ thuật và năng suất cao. Học tập cũng là hình thức lao động trí óc của người học sinh.

 

Lao động có kỉ luật tức là phải bảo đảm giờ giấc, nội quy lao động, chống tùy tiện, được chăng hay chớ; kỉ luật tốt nhất là kỉ luật tự giác, nhận thức được ý nghĩa của công việc mình làm, để làm với ý thức là người chủ của công việc.

Mặt khác, nói đến lao động tốt là phải nói đến yêu cầu về kĩ thuật. Kĩ thuật, theo em nghĩ, là điều kiện cơ bản để bảo đảm chất lượng sản phẩm, dù là sản xuất ra máy móc như các công nhân, hay làm một luống rau ở vườn trường như chúng em cũng vậy.

 

Ngoài ra, em còn nghĩ rằng xã hội ngày càng phát triển, dân số ngày càng tăng, yếu tố tăng năng suất trong lao động là cực kì quan trọng, không những bảo đảm chất lượng mà còn làm ra nhiều sản phẩm. Vì vậy lao động tốt là lao động với tinh thần tự giác, lao động có kỉ luật, cải tiến và sáng tạo để làm ra ngày càng nhiều sản phẩm có chất lượng phục vụ cho cuộc sống.

Lời dạy của Bác đã giúp cho chúng em phương hướng rèn luyện để vào đời. Ngay trong quá trình học tập, nhiều bạn đã trở thành “cháu ngoan Bác Hồ” cũng nhờ đã thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy. Riêng bản thân, em hiểu rõ dù hoàn cảnh khó khăn đến đâu cũng cần tự rèn luyện mình theo những điều Bác dạy.

chúc bạn học tốt nha

( mk nghĩ câu 2 sẽ sai, nếu sai thì cho mk xin lỗi nha)

Bình luận (0)
PQ
Xem chi tiết
PQ
28 tháng 4 2018 lúc 8:06

thằng lực cũng tra à

Bình luận (0)
ZO
Xem chi tiết
H24
20 tháng 1 2022 lúc 8:42

Tham khảo:

Bác Hồ lãnh tụ của dân tộc, là danh nhân văn hóa thế giới. Bác không chỉ cống hiến cho đất nước bằng sự nghiệp chính trị mà còn để lại muôn vàn tình thương yêu cho toàn thể chúng ta. Tình yêu thương của bác dành cho toàn thể nhân loại, đặc biệt đối với thiếu niên nhi đồng. Biểu hiện của tình yêu ấy là năm điều Bác Hồ dạy, trong đó có : Khiêm tốn, thật thà , dũng cảm. Chúng ta cùng đi tìm hiểu ý nghĩa lời dạy của Bác để thực hiện tốt điều răn dạy ấy là ta đã không phụ tấm lòng thương yêu của Bác.

Thế nào là khiêm tốn, thật thà, dũng cảm. Khiêm tốn là không tự đề cao, không coi thường người khác, không khoe khoang, thấy được cái non kém của bnar thân, có ý thức học bạn bè và mọi người. Thật thà là không gian dối, nói đúng sự thực, ngay thẳng ở mọi lúc, mọi nơi. Dũng cảm là gan dạ, dám nghĩ dám làm, dám chịu, không ươn hèn, không sợ quyền uy, bạo lực.

Vì sao chúng ta phải có các đức tính ấy. bởi lẽ, có các đức tính ấy ta được mọi người kính trọng , được mọi người yêu mến. Nếu tài giỏi mà kiêu ngạo sẽ làm mọi người xa lánh ta. Nếu ta gian dối mọi người sẽ không tin tưởng, coi thường ta. Trong học tập và công tác, ta gặp nhiều khó khăn, không dũng cảm làm sao hoàn thành dduocj các nhiệm vụ. Đó là cơ sở  là rèn luyện phẩm chất cao quý như lòng trung thành, sự tận tụy, hi sinh vì đất nước, có tác phong gần gũi và học tập quần chúng để ngày càng được tiến bộ. Các bạn học sinh giỏi toàn quốc  vẫn khiêm tốn học tập, rèn luyện. Các nhà bác học vẫn khiêm tốn trả lời: “ Bác học không có nghĩa là nghừng học”(lê nin)

Là một học sinh, là đội viên ta luôn ghi nhớ lời dạy của Bác  và cố gắng rèn luyện thường xuyên. Khiêm tốn ta sẽ học hỏi biết bao tấm gương sáng từ các bạn chung quanh ta: học giỏi, nghèo vượt khó, trung thực trong công tác, làm bài, dũng cảm cứu bạn không biết bơi….

Đây là lời răn dạy quý báu, biểu hiện tình thương yêu của Bác. Thực hiện điều dạy của Bác ta sẽ trở thành cháu ngoan Bác hồ. Năm điều Người dạy là ánh đuốc soi đường cho ta rèn luyện thành người tốt, người hữu dụng của đất nước.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết