Những câu hỏi liên quan
VH
Xem chi tiết
DT
23 tháng 8 2017 lúc 20:11

Uk

Bình luận (0)
DT
23 tháng 8 2017 lúc 20:13

Một số hình ảnh so sánh:
- Tôi không lội qua sông thả diều như thằng Quý và không đi ra đồng nô như thằng Sơn nữa.
- Ý nghĩa ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng nhu một làn mây lướt qua trên ngọn núi.
*Ý nghĩa: Giúp thấy rõ được sự thay đổi tâm trạng của nhân vật "tôi" vì không còn được đi thả diều và nô đùa như hai người bạn của nhân vật, làm cho nhân vật nổi bật hơn.

Hỏi đáp Ngữ văn

Bình luận (0)
LT
23 tháng 8 2017 lúc 20:21

tác phẩm j z pn?nhonhung

Bình luận (0)
NG
Xem chi tiết
NN
29 tháng 8 2017 lúc 6:20

Hình ảnh ss

- Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi.

- Trước mắt tôi, trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn, vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp.

- Họ như những con chim con đứng bên bờ tổ nhìn quãng trời rộng muốn bay, những con ngập ngừng e sợ.

Bình luận (0)
NN
29 tháng 8 2017 lúc 6:21

Cảm nhận

=>Những so sánh nêu trên xuất hiện ở các thời điểm khác nhau để diễn tả những cảm xúc phong phú của nhân vật “tôi”. Các hình ảnh so sánh rất nhẹ nhàng, đẹp đẽ: mấy cánh hoa tươi, làn mây lướt, con chim non,... Nhờ các hình ảnh giàu sức gợi cảm mà cảm giác và ý nghĩ của nhân vật tôi được thể hiện cụ thể, rõ ràng hơn, đồng thời cũng gợi ra cho truyện cái chất thơ trong trẻo.

Bình luận (0)
MC
29 tháng 8 2017 lúc 14:36

Trong truyện ngắn, nhà văn Thanh Tịnh sử dụng rất nhiều biện pháp nghệ thuật để làm nên sức hấp dẫn của câu chuyện. Trong đó có sự đóng góp không nhỏ của biện pháp so sánh.

- So sánh thứ nhất:

+ “Tôi quên thế nào....bầu trời quang đãng”.

+ Ý nghĩa: Biện pháp so sánh thể hiện tình cảm đẹp đẽ, trong sáng tinh khôi của cậu bé lần đầu đi học, không chỉ bầu trời nở hoa mà lòng người cũng nở hoa.

- So sánh thứ hai:

+ “Ý nghĩa ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi”.

+ Ý nghĩa: Đây là loại so sánh ngang bằng như vừa thể hiện tâm hồn mơ mộng của trẻ thơ lại vừa thể hiện sự thoảng qua nhanh chóng của ý nghĩ chợt đến, không làm bận tâm cậu bé.

- So sánh thứ ba:

+ “Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới .... còn ngập ngừng e sợ”.

+ Ý nghĩa: Đây là loại so sánh ngang bằng, so sánh người với vật nhằm thể hiện sự non nớt, bỡ ngỡ và khát vọng muốn đến những chân trời mới lạ, cao rộng của những cậu học sinh thơ bé. Sự tinh tế và chính xác trong cách so sánh: Nhà trường giống như tổ ấm, học trò như những cánh chim.

- So sánh thứ tư:

+ “Nói các cậu không....đá một quả banh tưởng tượng”.

+ Ý nghĩa: loại so sánh ngang bằng như thể hiện sự tác động mãnh liệt của tiếng trống trường đối với tâm hồn học sinh. Lòng người dường như đang cùng hòa theo nhịp trống, để bước chân cũng co duỗi vung mạnh như đang đánh trống tưởng tượng, như đang bước theo nhịp trống dồn dập.

Bình luận (0)
HL
Xem chi tiết
TP
20 tháng 8 2018 lúc 14:41

* Đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn Tôi đi học là sử dụng hình thức so sánh đầy thi vị, giọng văn nhẹ nhàng, trong sáng gợi cảm.

- " Tôi quên thể nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng".

-> Hồi tưởng lại ngày đầu tiên đi học, tác giả lại thấy mình đã có những ý nghĩa mà chúng "thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi".

"Họ như con chim con đứng trên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thẩm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ."

-> Nhìn những cô cậu học trò ngày đầu tiên đến lớp như mình, nhân vật tôi lại có một niềm đồng cảm sâu sắc.

= > Những so sánh nêu trên xuất hiện ở các thời điểm khác nhau để diễn tả những cảm xúc phong phú của nhân vật “tôi”. Các hình ảnh so sánh rất nhẹ nhàng, đẹp đẽ: mấy cánh hoa tươi, làn mây lướt, con chim non,... Nhờ các hình ảnh giàu sức gợi cảm mà cảm giác và ý nghĩ của nhân vật tôi được thể hiện cụ thể, rõ ràng hơn, đồng thời cũng gợi ra cho truyện cái chất thơ trong trẻo.

* Trong truyện, có sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa các phương thức kể và tả. Điều đó giúp cho cảm xúc, tâm trạng của nhân vật được thể hiện một cách tự nhiên, hợp lí.

Bình luận (0)
MX
18 tháng 8 2018 lúc 20:53

bài gì hả bn?

Bình luận (1)
CK
Xem chi tiết
XY
21 tháng 8 2019 lúc 8:29

Văn bản "Tôi đi học" của Thanh Tịnh được cấu tạo theo dòng hồi tưởng, mạch truyện phát triển theo trình tự thời gian và cảm nghĩ chân thành của nhân vật “tôi”: Từ hiện tại nhớ về quá khứ: tiết trời cuối thu, hình ảnh các em nhỏ đến trường gợi cho nhân vật “tôi” nhớ lại; dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi” trở về con đường cùng mẹ tới trường; cảm giác của nhân vật “tôi” khi nhìn thấy ngôi trường ngày khai giảng, khi nhìn các bạn, lúc nghe gọi tên mình vào lớp; tâm trạng hồi hộp của nhân vật “tôi” lúc ngồi vào chỗ của mình trong giờ học đầu tiên. Trong truyện, có sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa các phương thức kể và tả. Điều đó giúp cho cảm xúc, tàm trạng của nhân vật được thể hiện một cách tự nhiên, hợp lí.

Sức cuốn hút của tác phẩm được tạo nên từ nhiều yếu tố. Đó là tình huống truyện ngày đầu tiên đi học - một kỉ niệm thiêng liêng, ý nghĩa trong cuộc đời của mỗi người. Đó là những ý nghĩ ngây thơ, trong trẻo khiến xúc động lòng người của nhân vật “tôi”. Đó còn là hình ảnh thiên nhiên, ngôi trường và những nhân vật khác qua lời kể của nhân vật “tôi”. Tất cả hiện lên dưới cái nhìn đầy trong sáng, ngỡ ngàng và rất nhân ái của một tâm hồn non nớt, ngây thơ.


Bình luận (0)
XY
21 tháng 8 2019 lúc 8:29

Văn bản tôi đi học phải ko ta ^^

Bình luận (0)
TN
Xem chi tiết
TA
11 tháng 8 2017 lúc 17:14

* Đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn Tôi đi học là sử dụng hình thức so sánh đầy thi vị, giọng văn nhẹ nhàng, trong sáng gợi cảm.

- " Tôi quên thể nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng".

-> Hồi tưởng lại ngày đầu tiên đi học, tác giả lại thấy mình đã có những ý nghĩa mà chúng "thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi".

"Họ như con chim con đứng trên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thẩm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ."

-> Nhìn những cô cậu học trò ngày đầu tiên đến lớp như mình, nhân vật tôi lại có một niềm đồng cảm sâu sắc.

= > Những so sánh nêu trên xuất hiện ở các thời điểm khác nhau để diễn tả những cảm xúc phong phú của nhân vật “tôi”. Các hình ảnh so sánh rất nhẹ nhàng, đẹp đẽ: mấy cánh hoa tươi, làn mây lướt, con chim non,... Nhờ các hình ảnh giàu sức gợi cảm mà cảm giác và ý nghĩ của nhân vật tôi được thể hiện cụ thể, rõ ràng hơn, đồng thời cũng gợi ra cho truyện cái chất thơ trong trẻo.

* Trong truyện, có sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa các phương thức kể và tả. Điều đó giúp cho cảm xúc, tâm trạng của nhân vật được thể hiện một cách tự nhiên, hợp lí.

Bình luận (1)
LB
14 tháng 8 2017 lúc 9:48

Một số hình ảnh so sánh :

-Tôi không lội qua sông thả diều như thằng Quý và không đi ra đồng nô đùa như thằng Sơn nữa

- Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt qua trên ngọn núi

Ý nghĩa: giúp thấy rõ được sự thay đổi tâm trạng của nhân vật "tôi" vì không còn được đi thả diều và nô đùa như hai người bạn của nhân vật , làm cho nhân vật nổi bậc hơn

[Đó là ý nghĩ của mình ko biết đúng hay sai nhưng mình mong là đúng một phần nào đó]

Bình luận (0)
TA
11 tháng 8 2017 lúc 17:06

Truyện ngắn " Tôi đi học " hả bạn ?

Bình luận (2)
DT
Xem chi tiết
DT
21 tháng 8 2017 lúc 22:31

Bn tham khảo nha :)

Hỏi đáp Ngữ văn

Bình luận (0)
MC
21 tháng 8 2017 lúc 22:51

Trong truyện ngắn, nhà văn Thanh Tịnh sử dụng rất nhiều biện pháp nghệ thuật để làm nên sức hấp dẫn của câu chuyện. Trong đó có sự đóng góp không nhỏ của biện pháp so sánh.

- So sánh thứ nhất:

+ “Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”.

=> Ý nghĩa: Biện pháp so sánh thể hiện tình cảm đẹp đẽ, trong sáng tinh khôi của cậu bé lần đầu đi học, không chỉ bầu trời nở hoa mà lòng người cũng nở hoa.

- So sánh thứ hai:

+ “Ý nghĩa ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi”.

+ Ý nghĩa: Đây là loại so sánh ngang bằng như vừa thể hiện tâm hồn mơ mộng của trẻ thơ lại vừa thể hiện sự thoảng qua nhanh chóng của ý nghĩ chợt đến, không làm bận tâm cậu bé.

- So sánh thứ ba:

+ “Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim non đứng bên bờ tổ nhìn quãng trời muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ”.

+ Ý nghĩa: Đây là loại so sánh ngang bằng, so sánh người với vật nhằm thể hiện sự non nớt, bỡ ngỡ và khát vọng muốn đến những chân trời mới lạ, cao rộng của những cậu học sinh thơ bé. Sự tinh tế và chính xác trong cách so sánh: Nhà trường giống như tổ ấm, học trò như những cánh chim.

- So sánh thứ tư:

+ “Nói các cậu không đứng lại càng đúng hơn nữa, hai chân các cận cứ dềnh dàng mãi. Hết co lên một chân, các cậu lại duỗi mạnh như đá một quả banh tưởng tượng”.

=> Ý nghĩa: loại so sánh ngang bằng như thể hiện sự tác động mãnh liệt của tiếng trống trường đối với tâm hồn học sinh. Lòng người dường như đang cùng hòa theo nhịp trống, để bước chân cũng co duỗi vung mạnh như đang đánh trống tưởng tượng, như đang bước theo nhịp trống dồn dập.

~ Chúc bn học tốt!~

Bình luận (0)
NN
22 tháng 8 2017 lúc 6:13

Bài tôi đi học:

* Đặc sắc nghệ thuật
- Bố cục truyện theo dòng hồi tưởng, cảm nghĩ của nv tôi, theo trình tự thời gian của một buổi tựu trường.
- Kết hợp hài hào giữa kể, tả và bộc lộ cảm xúc
* Sức cuốn hút được tạo nên bởi:
- Đặc sắc nghệ thuật của truyện tạo nên chất thơ
- Chất trữ tình thiết tha, trong trẻo từ:
+ Tình huống truyện
+ Tình cảm ấm áp của người lớn
+ Hình ảnh thiên nhiên, ngôi trường
+ Cách so sánh giàu chất trữ tình.

Bình luận (0)
TD
Xem chi tiết
KM
26 tháng 8 2017 lúc 16:06

Truyện ngắn Tôi đi học của tác giả Thanh Tịnh đã diễn tả cảm xúc của nhân vật tôi trong buổi đầu tiên đến trường hết sức tinh tế. Thành công của truyện ngắn này được thể hiện trước tiên qua các thủ pháp nghệ thuật được sử dụng trong tác phẩm.

- Truyện kết hợp hài hòa giữa miêu tả, tự sự và biểu cảm; bốcục được sắp xếp theo dòng hồi tưởng của nhân vật về buổi tựu trường đầu tiên nên dễ cảm nhận.

+) Truyện có nhiều tình cảm dạt dào về một thời tuổi thơ nên đậm chất trữ tình. Truyện cũng để lại nhiều chi tiết thú vị:

+) Lòng yêu mến, sự lo toan của người lớn đối với trẻ con trong lần đầu tiên các em được cắp sách đến trường.

+) Hình ảnh một buổi sớm mai đầy sương thu và gió lạnh, con đường làng vừa quen vừa lạ, ngôi trường Mĩ Lí, lớp học mới, bạn bè mới...

- Đặc biệt là những hình ảnh so sánh gắn với thiên nhiên, diễn tả cảm xúc và tâm trạng nhân vật:

+) Những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mây cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng,

+) Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi.

+) Họ như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ.

Tất cả các chi tiết trên đã góp phần tạo nên chất thơ, chất trữ tình đằm thắm, thiết tha cho tác phẩm ...

Bình luận (0)
DT
26 tháng 8 2017 lúc 17:12
1 số hình ảnh so sánh:
- Tôi không lội qua sông thả diều như thằng Quý và không đi ra đồng nô như thằng Sơn nữa.
- Ý nghĩa ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt qua trên ngọn núi.
*Ý nghĩa: Giúp thấy rõ được sự thay đổi tâm trạng của nhân vật "tôi" vì không còn được đi thả diều và nô đùa như hai người bạn của nhân vật, làm cho nhân vật nổi bật hơn.
Bình luận (0)
MC
26 tháng 8 2017 lúc 17:17

Trong truyện ngắn '' Tôi đi học '' của Thanh Tịnh :

- So sánh thứ nhất:

“Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”.

+ Ý nghĩa: Biện pháp so sánh thể hiện tình cảm đẹp đẽ, trong sáng tinh khôi của cậu bé lần đầu đi học, không chỉ bầu trời nở hoa mà lòng người cũng nở hoa.

- So sánh thứ hai:

“Ý nghĩa ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi”.

+ Ý nghĩa: Đây là loại so sánh ngang bằng như vừa thể hiện tâm hồn mơ mộng của trẻ thơ lại vừa thể hiện sự thoảng qua nhanh chóng của ý nghĩ chợt đến, không làm bận tâm cậu bé.

- So sánh thứ ba:

+ “Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim non đứng bên bờ tổ nhìn quãng trời muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ”.

+ Ý nghĩa: Đây là loại so sánh ngang bằng, so sánh người với vật nhằm thể hiện sự non nớt, bỡ ngỡ và khát vọng muốn đến những chân trời mới lạ, cao rộng của những cậu học sinh thơ bé.

Sự tinh tế và chính xác trong cách so sánh: Nhà trường giống như tổ ấm, học trò như những cánh chim.

- So sánh thứ tư:

+ “Nói các cậu không đứng lại càng đúng hơn nữa, hai chân các cận cứ dềnh dàng mãi. Hết co lên một chân, các cậu lại duỗi mạnh như đá một quả banh tưởng tượng”.

+ Ý nghĩa: loại so sánh ngang bằng như thể hiện sự tác động mãnh liệt của tiếng trống trường đối với tâm hồn học sinh. Lòng người dường như đang cùng hòa theo nhịp trống, để bước chân cũng co duỗi vung mạnh như đang đánh trống tưởng tượng, như đang bước theo nhịp trống dồn dập.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
LV
16 tháng 5 2021 lúc 19:35

tham khảo 

Đoạn trích "Cảnh ngày xuân" là một tác phẩm hay, độc đáo, rất tiêu biểu cho nghệ thuật miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên của đại thi hào Nguyễn Du. Đoạn trích nằm ngay sau đoạn tả tài, tả sắc của chị em Thúy Kiều. Qua đoạn thơ, Nguyễn Du dựng lên bức tranh thiên nhiên và lễ hội mùa xuân trong tiết Thanh minh thật tươi sáng, sống động. Nhà thơ đã khéo léo kết hợp bút pháp tả và gợi với những chi tiết mang tính ước lệ mà vẫn vô cùng chân thực, giàu tính chất tạo hình và biểu cảm, ngôn ngữ trong sáng, trau chuốt để miêu tả khung cảnh ngày xuân.

Trước hết là bốn câu thơ đầu , với nghệ thuật chấm phá độc đáo tả ít gợi nhiều, Nguyễn Du đã tạo nên một bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp, giàu sức xuân:

Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.

Hai câu thơ đầu vừa có sức gợi về thời gian, lại vừa có sức gợi về không gian. Ngày xuân thấm thoát trôi qua thật nhanh như thoi đưa. Cả mùa xuân có chín mươi ngày thì nay đã qua tháng giêng, tháng hai và bước sang tháng thứ ba. Ánh sáng của ngày xuân nhẹ nhàng, trong veo, lan tỏa, trải dài khắp muôn nơi. Trên nền trời cao là những đàn chim én mùa xuân đang chao nghiêng bay lượn. Dưới mặt đất là một thềm cỏ xanh non bất tận chạy ra xa tít tắp. Động từ “tận” làm cho không gian mùa xuân như đang giãn nở, ngày càng mở rộng ra biên độ và bao trùm cả không gian xuân là một màu xanh biếc của cỏ lá. Trên nền cỏ xanh tươi ấy là những bông hoa lê điểm vài sắc trắng gợi lên sự tinh khôi, mới mẻ. Biện pháp đảo ngữ có tác dụng tô đậm thêm và làm nổi bật hơn sức trắng của hoa lê trên nền cỏ mùa xuân. Chỉ bằng bốn câu thơ ngắn gọn nhưng dưới ngòi bút và cách miêu tả thần tình, Nguyễn Du đã tạo nên một bức tranh xuân tinh khôi, trong trẻo, thanh khiết và giàu sức sống, mang đậm hơi thở của hồn xuân đất Việt.

 

Đến sáu câu thơ cuối, bằng nghệ thuật "tả cảnh ngụ tình", Nguyễn Du đã miêu tả thời điểm kết thúc của ngày hội xuân thấm đượm hồn người một chút buồn xao xuyến. Đây vừa là tả thực, lại vừa nhuốm màu tâm trạng nhân vật trữ tình trong thơ.

Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dan tay ra về
Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.

Cảnh vẫn mang cái dịu nhẹ, êm đềm của ngày xuân nhưng bóng dương đã “tà tà ngả về tây”. Cảnh vật như trở nên nhạt dần đều, cái khung cảnh rộn rã, náo nức, tưng bừng lúc sáng sớm ngày xuân đã phải nhường chỗ cho sự tĩnh lặng, yên ả. Không gian xuân co gọn lại theo ánh sáng của bầu trời hoàng hôn chứ không mở ra rộng lớn, mênh mông, vô tận như ở bốn câu thơ đầu. Tất cả đều thu nhỏ trong bước chân của người ra về. Phong cảnh thì "thanh thanh" nhẹ nhàng, dòng nước tiểu khê thì uốn quanh "nao nao" và chiếc cầu "nho nhỏ" thì "bắc ngang" cuối ghềnh. Cảnh thực đẹp, rất giàu chất thơ, chất họa, phảng phất một nỗi buồn lưu luyến, bịn rịn, bâng khuâng của lòng người. Đồng thời gieo vào lòng người đọc những linh cảm về một điều sắp sửa xảy ra, như là sự dự báo trước cuộc gặp gỡ nấm mồ Đạm Tiên và sự gặp gỡ của hai con người trai tài gái sắc: Thúy Kiều – Kim Trọng. Tóm lại, với bút pháp tả cảnh ngụ tình, kết hợp với việc sử dụng hệ thống những từ láy, hình ảnh giàu tính tạo hình và biểu cảm, tác giả đã khắc họa bức tranh chiều tà trong ngày hội xuân thấm đượm tâm trạng của con người nhân vật. Qua đó cho thấy được tài năng nghệ thuật miêu tả thiên nhiên và tâm trạng con người của Nguyễn Du.

Nếu như ở bốn câu thơ đầu, bức tranh thiên nhiên mùa xuân vào lúc sáng sớm hiện lên căng tràn, đầy nhựa sống, bao la, vô tận trong màu sắc xanh non, biếc rờn của cỏ cây thì đến sáu câu cuối, bức tranh xuân khép lại trong ánh sáng nhạt nhòa của ánh nắng chiều yếu ớt ngã về phía tây, co gọn lại thật nhỏ bé và nhuốm màu sắc tâm trạng con người. Cảnh chuyển rất tự nhiên và hợp lý.

 

Tóm lại, qua việc phân tích ở trên, chúng ta thấy được nghệ thuật miêu tả thiên nhiên rất độc đáo, giàu sức gợi của nhà thơ. Đó là một bức tranh mùa xuân giàu chất thơ, chất họa, rất sống động, nhịp nhàng.

Bình luận (0)
HT
Xem chi tiết
TP
6 tháng 9 2016 lúc 12:04

Sức cuốn hút của tác phẩm được tạo ra từ:
-Tình cảm ấm áp trìu mến của người lớn đối với các em nhỏ lần đầu tiên đến trường
-Tình huống truyện
-Hình ảnh thiên nhiên,ngôi trường,các hình ảnh so sánh ...giàu sức gợi cảm.
~>Toát lên chất trữ tình thiết tha
Đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn:
-Bố cục theo dòng hồi tưởng,cảm nghĩ của nhân vật tôi theo trình tự thời gian
-Kết hợp hài hòa giữa kể-tả-biểu cảm

Bình luận (0)