Lập dàn ý cho đề văn sau: đừng xấu hổ khi không học , chỉ xấu hổ khi không học
Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học.
Xác định vấn đề và giải thích hoặc định nghĩa các câu, các cụm từ:
- Nếu bạn biết cách đọc, cả thế giới sẽ mở ra cho bạn.
- Tri thức là sức mạnh
- Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học
tục ngữ Nga có câu đừng xấu hổ khi không biết chỉ xấu hổ khi không học hãy giải thích nghĩa câu tục ngữ
Tham khảo bài mình nhé:
Tri thức là thế giới của khoa học vô biên con người không thể hiểu hết hoặc biết hết một cách toàn diện. Thế nên chúng ta cần phải tìm tòi học hỏi, khám phá những kiến thức, tri thức mà mình của nhân loại. Đơn giản là khi ta không hiểu một kiến thức nào đó,nhưng hãy đừng đánh mất niềm tin và cảm thấy xấu hổ với bản thân vì chúng ta chưa khám phá và hiểu ra nó thì hãy cố gắng đừng nản lòng để tìm ra đáp án chính xác vì vậy trong câu nói Nga có viết"Đừng bao giờ xấu hổ khi không biết chỉ xấu hổ khi không học" nhận định câu nói trên hoàn toàn đúng.
Trong câu nói "Đừng bao giờ xấu hổ khi không học chỉ xấu hổ khi không biết" theo như câu nói giúp ta hiểu vấn đề vô cùng quan trọng của việc học đối với mỗi con người nó mang lại cánh cửa tri thức của nhân loại giúp ta mở cho ta một chân trời kiến thức bổ ích giúp cho con đường tương lai của chúng ta tươi sáng hơn.
Câu nói được hiểu rõ hơn qua câu "xấu hổ" là một trạng thái tâm lý bình thường khi chúng ta đang phải đối diện với một điều gì ấy cảm thấy ngượng ngùng, e thẹn thiếu tự tin, nhút nhát hoặc có thể bộc lộ rõ nhất trong suy nghĩ cảm thấy chán nản, buồn bã thất vọng vì không làm được mục đích đề ra. Theo như vế câu thứ nhất cho ta một lời khuyên chân thành khi "Đừng bao giờ xấu hổ khi không biết" câu nói khuyên nhủ ta rằng đừng bao giờ cảm thấy lo lắng buồn bã xấu hổ khi khác hiểu biết hơn mình.
Vì người khác hơn mình là việc họ được học và tìm hiểu những kiến thức . Thế nên đó là điều bình thường khi ta biết thì vẫn có thể biết khi ta học. Đó là khi mình không biết và được học tìm hiểu điều đó là đương nhiên chúng ta sẽ không hiểu được vấn đề.
Còn nếu như "Chỉ xấu hổ khi không học" cho ta hiểu rõ tầm quan trọng quyết định cho cuộc đời bạn chính là việc học quyết định đối với mỗi chúng ta trong việc nhận thức tốt và hình thành tốt trong nhân cách đạo đức sống , đạt được thành đạt trong công việc mở ra một tương lai tươi sáng.
Và giúp những bài học quý giá về việc đối nhân xử thế khi hiểu biết rõ thì ta phải có nhiệm vụ trau dồi học hỏi kiến thức hơn nữa. Để có thể đem kiến thức đó để cống hiến nhằm phát triển xã hội, đất nước. Thế nên ta đừng có cảm thấy xấu hổ khi không học mà chính là bản thân ta không muốn học. Ta cảm nhận rõ sự lười nhác đã khiến ta thất bại trong cuộc sống.
Trong lao động thiếu sự chăm chỉ cần mẫn, cũng như thiếu ý chí cầu tiến trong công việc không có trách nhiệm với xã hội và cộng đồng . Thế nên quan trọng nhất vẫn là việc học là rất quan trọng trong tương lai của mỗi người nó nhu cầu tất yếu cho mỗi thế hệ, thời đại hiện nay.
Vì vậy ta phải học những điều ta không biết chứ đừng cảm khi không muốn học. Ta nói đến vấn đề học tập hiện nay nhất là trong những kì thi của học sinh tóm gọn cho một ví dụ điển hình trong bài thi toán những bạn chăm học bạn sẽ lắng nghe các kiến thức bài học mà cô đã từng giảng áp dụng vào các bài toán để giải ra được đáp án đúng nhất thì tất nhiên bạn ấy sẽ được điểm toán rất cao. Còn những bạn không bao giờ nghe giảng hay học bài không hiểu được công thức của bài toán áp dụng vào giải các câu hỏi.
Khi không học thì tất nhiên là không thể nào có thể làm tốt được bài vì không có kiến thức kết quả là được điểm thấp và cảm thấy xấu hổ trước chúng bạn. Nhưng tại sao khi phải xấu hổ khi mình không muốn học ? Đừng bao giờ học theo kiểu thụ động và học theo cảm tính hãy luôn đặt mục tiêu là học cho tương lai sau này của mình.
Câu nói còn mang ý nghĩa phê phán hiện tượng xấu trong xã hội đã "không biết" vẻ bề ngoài còn tỏ vẻ huênh hoang, kiêu ngạo, tự mãn trước người khác nhưng bên trong lại "Giấu dốt". Vì vậy nếu không biết thì ta nên học chứ không biết lại đổ thừa ra không học. Ta nên có phương pháp tất yếu giúp cho việc học hành đạt kết quả cao.
Ta áp dụng nhiều phương pháp học không chỉ sách vở, giáo viên chỉ dạy, mà phải cũng thể học trong phim ảnh để trau dồi mày mò ra những bài học bổ sung rất tốt trong cuộc sống. Học bao giờ sánh đôi song hành với nhau từ kiến thức lý thuyết ta áp dụng trực tiếp vào công việc hàng ngày.Như vậy việc học trở nên đúng đắn và ý nghĩa. Thế nên việc học là điều không thể thiếu trong cuộc sống ,không chịu học mới là điều đáng xấu hổ.
Câu nói mang lại ý nghĩa vô cùng sâu xa mà răn dạy bản thân rằng hãy học bằng chính khả năng của mình đừng bao giờ giấu dốt mà hãy thẳng thắn thú thật bản thân những điều ta không biết ta có thể học chứ không nên cảm buồn bã xấu hổ khi không học. Hãy cố gắng phấn đấu, kiên trì học tập không ngừng, tích cực rèn luyện, trau dồi kiến thức tôi tin một ngày bạn sẽ thành công.
"Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học"
Viết một đoạn văn có 2 đến 3 dẫn chứng minh họa cho việc giấu dốt, không học.
Viết một đoạn văn có 2 đến 3 dẫn chứng cho việc xấu hổ nhưng quyết tâm học hỏi suy ra tiến bộ.
THAM KHẢO :
Nguồn : De-thi-vao-lop-10-mon-Van-nam-2013-cua-TP-Da-Nang-50.html
Mở bài : Giới thiệu câu tục ngữ Nga “Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học”.
- Thân bài :
+ Giải thích câu tục ngữ: xấu hổ; Thái độ của con người đối với việc học và sự hiểu biết.
+ Bàn bạc:
Tại sao đừng xấu hổ khi không biết? Tri thức của nhân loại là vô hạn, khả năng nhận thức của con người là hữu hạn. Không ai có thể biết được mọi thứ, không ai tự nhiên mà biết được. Không biết vì chưa học là một điều bình thường, không có gì phải xấu hổ cả.
Tại sao chỉ xấu hổ khi không học? Vì việc học có vai trò rất quan trọng đối với con người trong nhận thức, trong sự hình thành nhân cách, trong sự thành đạt, trong cách đối nhân xử thế và trong việc cống hiến đối với xã hội. Không học thể hiện sự lười nhác về lao động, thiếu ý chí cầu tiến, thiếu trách nhiệm với bản thân và xã hội. Việc học là một nhu cầu thường xuyên, phổ biến trong xã hội từ xưa đến nay, từ việc nhỏ như “Học ăn, học nói, học gói, học mở” đến những việc lớn như “kinh bang tế thế” , đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, phát triển vũ bão về khoa học công nghệ như hiện nay. Việc học giúp chúng ta sống tốt hơn, đẹp hơn, hoàn hảo hơn.
Muốn việc học có kết quả, cần có phương thức học tập đúng đắn, phong phú: học ở trường, ở gia đình, ở xã hội, ở bạn bè, trong thực tế, trong sách vở, trong phim ảnh. Học phải kết hợp với hành,…
+ Bài học rút ra: Không giấu dốt, không ngại thú nhận những điều mình chưa biết để từ đó cố gắng học tập vươn lên. Khẳng định việc học là một nghĩa vụ thiêng liêng, không chịu học là điều đáng xấu hổ. Không xấu hổ khi không biết nhưng không lấy đó làm điều để tự đánh lừa mình, để biện hộ cho thái độ không chịu học tập, tìm hiểu thêm. Phải biết xấu hổ nhưng xấu hổ đúng với điều cần xấu hổ và biết phấn đấu để không còn phải xấu hổ nữa.
- Kết bài: Khẳng định ý nghĩa xâu xa của câu tục ngữ và những bài học mà bản thân cần ghi nhớ từ câu tục ngữ trên. Và phải luôn luôn nhắc nhở bản thân rằng “học, học nữa, học mãi…”.
[LÀM VĂN]
Câu 1 (3,0 điểm)
Đừng xấu hổ khi không biết, chi xấu hổ khi không học.
Hãy viết bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.
Câu 2 (5,0 điềm)
Cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích sau:
"Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,
Tin sương luống những rày trông mai chờ.
Bên trời góc bể bơ vơ,
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.
Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm,"
(Trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, Truyện Kiều - Nguyễn Du, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, tr.93 – 94)
Tham khảo:
Nguồn: Hoidap247:
Câu 1:
Tục ngữ Nga có câu nói nổi tiếng rằng 'Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học". Xấu hổi là trạng thái tâm lí của con người, là sự e thẹn, mất tự tin trước những người, những việc mình không quen biết hoặc khi làm sai điều gì đó. Như vậy, câu tục ngữ đã nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của việc học. Ta chỉ xấu hổ khi không học, không tích lũy kiến thức cho bản thân. Đó là lí do khiến ta không biết. Tại sao ta chỉ "xấu hổ khi không học"? Bởi lẽ mỗi chúng ta sinh ra, vạch xuất phát đều như nhau, ai tận dụng được thời gian, công sức nhiều hơn vào việc học, người đó là người giành chiến thắng. Giống như trên 1 chặng đua, chúng ta đều đứng ở vị trí như nhau, nhưng người về đich trước lại là người có kĩ năng, tinh thần cố gắng. Học tập giúp cá nhân con người hòa nhập với cộng đồng và giao lưu với xã hội, việc trau dồi kiến thức. Những kĩ năng và kinh nghiệm trong quá trình học tập sẽ giúp cho mọi công việc đạt được hiệu quả cao. Không học sẽ không biết gì về thế giới, là người mù thông tin, mãi mãi tụt hậu so với sự tiến bộ của xã hội. Không học là không biết chuẩn bị cho mình những hành trang vào cuộc sống. Cái rễ của học vẫn thì cay đắng nhưng thành quả của nó lại ngọt ngào. Học không chỉ đơn giản là học kiến thức văn hóa mà còn tích lũy kiến thức xã hội, kĩ năng, thái độ. Vậy nên là những người trẻ tuổi, cơ hội học tập còn rất rộng mở, hãy tích cực học tập để làm giàu cho chính bản thân mình.
Câu 2:
Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, tên tuổi của ông gắn liền với tác phẩm "Truyện Kiều” - kiệt tác số một của văn học trung đại Việt Nam, ngoài giá trị nội dung sâu sắc "Truyện Kiều” còn rất thành công về nghê thuật. Với nghệ thuật tả người qua bút pháp ước lệ tương đương, tả cảnh thiên nhiên qua bút pháp tả và gợi thì nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật cũng rất xuất sắc. Tiêu biểu là đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích” và điển hình là tám câu thơ sau đã khắc họa một cách xúc động về nỗi nhớ người yêu, nhớ bố mẹ của Thúy Kiều, qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm của chính nhân vật: “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng Tin sương luống những rày trông mai chờ. Bên trời góc bể bơ vơ, Tấm son gột rửa bao giờ cho phai. Xót người tựa cửa hôm mai, Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ? Sân Lai cách mẩy nắng mưa, Có khi gốc tử đã vừa người ôm” Sau khi biết mình bị lừa vào trốn lầu xanh Kiều uất ức định tự vẫn. Tú Bà vì sợ mất vốn lẫn lời nên đã hứa đợi Kiều bình phục sẽ gả nàng vào nơi tử tế rồi mụ đưa Kiều ra lầu Ngưng Bích, thực chất là giam lỏng nàng. Thân gái một mình nơi đất khách quê người, Kiều sống ở lầu Ngưng Bích với tâm trạng cô đơn buồn tủi. Trước mắt nàng chỉ là một không gian mênh mông rộn ngộp với non xa trăng gần, với những cồn cát bụi bay mù mịt, còn thời gian thì tuần hoàn khép kín, không gian và thời gian ấy như giam hãm con người, khiến nàng cảm thấy cô đơn buồn tủi đau đớn, tan nát cõi lòng. Và tám câu thơ giữa đã lột tả những cảm xúc, nỗi nhớ thương người yêu, nhớ cha mẹ của Thúy Kiều. Trước hết Kiều nhớ đến Kim Trọng: “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng Tin sương luống những rày trông mai chờ” Chữ tưởng ở đây có nghĩa là hồi tưởng, nhớ lại. Nhớ về Kim Trọng là nhớ về người yêu nên bao giờ Kiều cũng nhớ về lời thề đôi lứa. ”Chén đồng” là chén rượu thề nguyền, đồng lòng, đồng dạ mà Kiều và Kim Trọng đã uống dưới ánh trăng vằng vặc: "Vầng trăng vằng vặc giữa trời Đinh linh hai miệng một lời song song” Vầng trăng kia vẫn còn, chén rượu thề nguyền chưa ráo mà nay tình duyên đã chia cắt đột ngột. Câu thơ như có nhịp thổn thức của trái tim yêu thương đang rỉ máu. Nhớ về Kim Trọng, đau đớn hình dung cảnh ở Liêu Dương xa xôi cách trở, Kim Trọng không hề hay biết Kiều đã bán mình chuộc cha mà vẫn hướng về Kiều chờ tin mà uổng công vô ích. Càng nhớ chàng bao nhiêu thì Kiều càng thương cho số phận mình bấy nhiêu: “Bên trời góc bể bơ vơ Tấm son gột rửa bao giờ cho phai” Thương thân mình bơ vơ trên trời, góc bể, càng nuối tiếc cho mối tình đầu. Câu thơ "Tấm son gột rửa bao giờ cho phai” có thể hiểu tấm son của Kiều đã bị hoen ố nàng không còn là một thiếu nữ phòng khuê, nhưng có thể hiểu "tấm son” là tấm lòng chung thủy son sắc của nàng dành cho Kim Trọng chẳng bao giờ nguôi ngoai. Đặt trong hoàn cảnh cô đơn Kiều đã tạm để tấm lòng mình lắng xuống và nhớ đến Kim Trọng. Đó là sự vị tha và tấm lòng chung thủy của một người. Chưa vơi nỗi nhớ người yêu, tâm can Kiều lại càng chồng chất nỗi nhớ thương cha mẹ, nên nhớ tới Kim Trọng nàng “tưởng” thì nhớ tới cha mẹ nàng ”xót”. “Xót người tựa cửa hôm mai, Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ? Sân Lai cách mấy nắng mưa, Có khi gốc tử đã vừa người ôm” Kiều xót xa khi bố mẹ đã già yếu mà ngày ngày vẫn tựa cửa ngóng tin con, nàng còn xót xa bởi mình không tự tay chăm sóc được cha mẹ và hiện thời ai là người chăm nom. Thành ngữ “Quạt nồng ấp lạnh”, điển cố "sân lai”, ” gốc tử” đều nói lên tâm trạng nhớ thương tấm lòng hiếu thảo của Kiều. Nhớ về cha mẹ còn tưởng tượng ra cảnh giờ đây quê nhà đã đổi thay, mà sự đổi thay khiến nàng lo lắng nhất là “Có khi gốc tử đã vừa người ôm” nghĩa là cha mẹ mỗi ngày thêm một già yếu nàng thì chẳng thể nào chăm sóc. Cụm từ "cách mấy nắng mưa” vừa nói được thời gian xa cách qua bao mùa mưa nắng vừa nói lên sự tàn phá của tự nhiên, của nắng mưa đối với con người và cảnh vật. Lần nào nhớ về cha mẹ Kiều cũng "nhớ ơn chín chữ cao sâu” và luôn ân hận day dứt vì đã phụ công sinh thành nuôi dưỡng của cha mẹ. Nỗi nhớ của nàng được gửi gắm vào chiều dài thời gian, chiều sâu không gian bởi vậy mà càng thêm sâu xa. Đến đây ta hiểu tại sao trong nỗi nhớ thương Kiều lại nhớ Kim Trọng trước cha mẹ sau, phải chăng trong hai chữ tình hiếu nàng đã tạm yên với chữ hiếu bởi khi bán mình chuộc cha Kiều đã phần nào đền đáp được công ơn sinh thành nuôi dưỡng của cha mẹ. Còn với Kim Trọng trước khi về Liêu Dương chịu tang chú, chàng đã kỳ vọng vào Kiều bao nhiêu. "Giữ vàng giữ ngọc cho hay Cho đành lòng kẻ chân mây với trời” Vậy là giờ đây, tấm thân Kiều đã bị hoen ố, nàng đã phụ bạc chàng Kim vì thế nàng luôn ân hận, day dứt như một kẻ phụ tình. Nỗi đau ấy cứ xé tâm can nàng khiến nàng luôn nhớ đến Kim Trọng, nhớ người yêu trước nhớ cha mẹ sau, điều đó hoàn toàn phù hợp với quy luật tâm lý của Kiều. Đồng thời thể hiện sự tinh tế trong ngòi bút miêu tả tâm lý của Kiều. Đồng thời thể hiện sự tinh tế trong ngòi bút miêu tả tâm lý của Nguyễn Du. Điều đáng lưu ý là dù trong hoàn cảnh cô đơn ở lầu Ngưng Bích, Kiều là người đáng thương nhất nhưng trái tim Kiều đầy yêu thương nhân hậu vị tha. Nàng là người tình thủy chung, là người con rất mực hiếu thảo, thật đáng trân trọng biết bao. Tóm lại bằng việc sử dụng ngôn ngữ độc thoại nội tâm, những từ ngữ hình ảnh tinh tế. Qua đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích” nói chung và tám cây thơ trên nói riêng, Nguyễn Du đã khắc họa thành công và thật xúc động nỗi nhớ người yêu, nhớ cha mẹ của Thúy Kiều, qua đây cho thấy, Kiều không chỉ là một cô gái tài sắc vẹn toàn mà còn là người thủy chung hiếu nghĩa. Đồng thời đoạn thơ cho ta thấy được tấm lòng ngợi ca trân trọng vẻ đẹp phẩm chất của con người, đặc biệt là người phụ nữ. Đây chính là biểu hiện cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du trong Truyện Kiều
Câu 1:
Có ai đã từng nói rằng: “Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học”. Quả thật, câu nói trên đã để lại trong lòng mỗi người một bài học ý nghĩa.
Trong cuộc đời của mỗi con người, có nhiều lúc chúng ta cảm thấy xấu hổ trước người khác. Đó có thể là khi ta mắc phải những lỗi lầm nào đó, hay khi làm những việc sai trái. Ở về thứ nhất “đừng xấu hổ khi không biết” là lời khuyên nhủ chúng ta không nên tự ti, xấu hổ khi bản thân không biết một kiến thức nào đó. Vì kiến thức là vô tận mà thời gian và sức lực của mỗi người là có hạn. Việc chúng ta không biết là hết sức bình thường trong cuộc sống. Ngay cả những tấm gương đã thành công trong cuộc sống, họ cũng chỉ hiểu biết sâu rộng ở một lĩnh vực cụ thể.
Nhưng nếu như chúng ta “không học” thì điều đó lại đáng xấu hổ vô cùng. Học tập là một quá trình tiếp thu và ghi nhớ kiến thức của con người. Từ xưa cho đến nay, không có bất cứ ai muốn thành công mà không phải trải qua quá trình khổ luyện của học hỏi. Chúng ta từng biết đến Mạc Đĩnh Chi - vị Lưỡng Quốc Trạng Nguyên nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam. Tương truyền ông mồ côi cha từ nhỏ, hàng ngày phải vào rừng chặt củi nuôi mẹ kiếm sống. Vì dáng người thấp bé, dung mạo xấu xí nên ông thường bị trêu chọc, khinh rẻ. Ngay từ khi còn nhỏ, Mạc Đĩnh Chi đã ra sức học tập vì ông biết chỉ có học vấn mới giúp ông thoát khỏi cảnh sống nghèo hèn. Với văn tài của mình, ông được Chiêu Quốc Vương nhận là môn đồ, chu cấp tiền cho ăn học thành tài. Năm 1304 đời vua Trần Hưng Tông, triều đình mở khoa thi. Mạc Đĩnh Chi đỗ Trạng nguyên. Khi mới đỗ nhà vua chê ông xấu, Mạc Đĩnh Chi bèn làm bài phú “Ngọc tỉnh liên” (Sen trong giếng ngọc) để tự ví mình với sen. Vua Trần Anh Tông xem rồi khen hay, sau này ông được vua cử đi sứ sang Trung Quốc và được phong là Lưỡng Quốc Trạng Nguyên. Hay như tấm gương của một con người vĩ đại - Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong suốt hành trình ra đi tìm đường cứu nước cho đến khi trở về trực tiếp lãnh đạo cách mạng, Người luôn không ngừng học hỏi từ những công việc để kiếm sống đến tiếng nói của những nước mà người từng đi qua... Và đến ngày hôm nay, thế giới biết đến tên người là nhắc tới một danh nhân văn hóa thế giới. Học tập đã giúp con người thành công. Vậy nên, khi chúng ta không chịu cố gắng học hỏi là đang thể hiện sự vô trách nhiệm với gia đình và xã hội, đặc biệt là với chính bản thân.
Trong thời đại khoa học công nghệ bùng nổ, việc học tập chưa bao giờ trở nên dễ dàng như lúc này. Nhưng vẫn có những người không chịu cố gắng học hành. Phần lớn là ở đối tượng học sinh sinh viên - những người đang giành phần lớn thời gian của mình cho công việc học tập. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tương lai của chính những học sinh, sinh viên ấy. Vì có lẽ, không có con đường nào đến với thành công nhanh hơn con đường học vấn. Ngoài ra, có những hiện tượng, nhiều người vì tính sĩ diện mà giấu dốt. Họ luôn tỏ ra là mình biết tất cả mọi thứ nhưng trên thực tế lại chẳng hiểu biết được bao nhiêu. Điều đó là không nên, nếu chúng ta dám nhìn nhận thẳng vào sự thiếu hụt của bản thân để hoàn thiện mới có thể ngày càng tốt hơn.
Đối với một học sinh như tôi, chắc chắn học tập là một điều vô cùng quan trọng. Khi đọc được quan điểm trên, bản thân tôi đã thấy vô cùng tâm đắc. Ý thức được điều đó, tôi không ngại thể hiện ra những điều mà bản thân chưa biết để có cơ hội được học hỏi thêm. Trong quá trình học trên lớp, tôi cũng tích cực trao đổi với thầy cô về những vấn đề mình còn thắc mắc. Ngoài ra, tôi cũng chăm chỉ đọc sách vì sách chính là kho tri thức khổng lồ của nhân loại. Mỗi khi đọc xong một cuốn sách, tôi lại biết thêm được nhiều điều thú vị. Quả thật, nếu không biết, chúng ta còn có thể học hỏi. Nhưng nếu không học hỏi, chúng ta sẽ chẳng biết được gì.
Tóm lại, quan điểm trên đã thể hiện được tầm quan trọng của việc học tập. Và mỗi chúng ta hãy luôn ý thức được rằng: “Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc”.
Câu 1:
Tục ngữ Nga có câu nói nổi tiếng rằng 'Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học". Xấu hổi là trạng thái tâm lí của con người, là sự e thẹn, mất tự tin trước những người, những việc mình không quen biết hoặc khi làm sai điều gì đó. Như vậy, câu tục ngữ đã nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của việc học. Ta chỉ xấu hổ khi không học, không tích lũy kiến thức cho bản thân. Đó là lí do khiến ta không biết. Tại sao ta chỉ "xấu hổ khi không học"? Bởi lẽ mỗi chúng ta sinh ra, vạch xuất phát đều như nhau, ai tận dụng được thời gian, công sức nhiều hơn vào việc học, người đó là người giành chiến thắng. Giống như trên 1 chặng đua, chúng ta đều đứng ở vị trí như nhau, nhưng người về đich trước lại là người có kĩ năng, tinh thần cố gắng. Học tập giúp cá nhân con người hòa nhập với cộng đồng và giao lưu với xã hội, việc trau dồi kiến thức. Những kĩ năng và kinh nghiệm trong quá trình học tập sẽ giúp cho mọi công việc đạt được hiệu quả cao. Không học sẽ không biết gì về thế giới, là người mù thông tin, mãi mãi tụt hậu so với sự tiến bộ của xã hội. Không học là không biết chuẩn bị cho mình những hành trang vào cuộc sống. Cái rễ của học vẫn thì cay đắng nhưng thành quả của nó lại ngọt ngào. Học không chỉ đơn giản là học kiến thức văn hóa mà còn tích lũy kiến thức xã hội, kĩ năng, thái độ. Vậy nên là những người trẻ tuổi, cơ hội học tập còn rất rộng mở, hãy tích cực học tập để làm giàu cho chính bản thân mình.
Câu 2 :
Cuộc đời của Thúy Kiều sau khi rơi vào tay Mã Giám Sinh là những chuỗi ngày đằng đằng nhớ thương và nước mắt. Thúy Kiều bị chà đạp và vùi dập không xót thương. Những kẻ mua thịt bán người đã không từ mọi thủ đoạn để có được Kiều, và rồi để hành hạ Kiều. Thúy Kiều đã định tìm đến cái chết để giải thoát bản thân nhưng Tú Bà đã biết được và đem Kiều sống tại lầu Ngưng Bích – một nơi lạnh lẽo tình người. Thực chất hành động này của mụ chính là giam lỏng kiều, dần dần buộc Kiều tiếp khách.
tục ngữ có câu : '' đừng xấu hổ khi không biết chỉ xấu hổ khi không học
Viết đoạn văn nghị luận từ 7 đến 10 câu trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên
DÀN Ý
- Mở bài : Giới thiệu câu tục ngữ Nga “Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học”.
- Thân bài :
+ Giải thích câu tục ngữ: xấu hổ; Thái độ của con người đối với việc học và sự hiểu biết.
+ Bàn bạc:
Tại sao đừng xấu hổ khi không biết? Tri thức của nhân loại là vô hạn, khả năng nhận thức của con người là hữu hạn. Không ai có thể biết được mọi thứ, không ai tự nhiên mà biết được. Không biết vì chưa học là một điều bình thường, không có gì phải xấu hổ cả.
Tại sao chỉ xấu hổ khi không học? Vì việc học có vai trò rất quan trọng đối với con người trong nhận thức, trong sự hình thành nhân cách, trong sự thành đạt, trong cách đối nhân xử thế và trong việc cống hiến đối với xã hội. Không học thể hiện sự lười nhác về lao động, thiếu ý chí cầu tiến, thiếu trách nhiệm với bản thân và xã hội. Việc học là một nhu cầu thường xuyên, phổ biến trong xã hội từ xưa đến nay, từ việc nhỏ như “Học ăn, học nói, học gói, học mở” đến những việc lớn như “kinh bang tế thế” , đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, phát triển vũ bão về khoa học công nghệ như hiện nay. Việc học giúp chúng ta sống tốt hơn, đẹp hơn, hoàn hảo hơn.
Muốn việc học có kết quả, cần có phương thức học tập đúng đắn, phong phú: học ở trường, ở gia đình, ở xã hội, ở bạn bè, trong thực tế, trong sách vở, trong phim ảnh. Học phải kết hợp với hành,…
+ Bài học rút ra: Không giấu dốt, không ngại thú nhận những điều mình chưa biết để từ đó cố gắng học tập vươn lên. Khẳng định việc học là một nghĩa vụ thiêng liêng, không chịu học là điều đáng xấu hổ. Không xấu hổ khi không biết nhưng không lấy đó làm điều để tự đánh lừa mình, để biện hộ cho thái độ không chịu học tập, tìm hiểu thêm. Phải biết xấu hổ nhưng xấu hổ đúng với điều cần xấu hổ và biết phấn đấu để không còn phải xấu hổ nữa.
- Kết bài: Khẳng định ý nghĩa xâu xa của câu tục ngữ " Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học " và những bài học mà bản thân cần ghi nhớ từ câu tục ngữ trên. Và phải luôn luôn nhắc nhở bản thân rằng “học, học nữa, học mãi…”.
Kiến thức là vô hạn vì thế con người không thể biết hết hoặc biết một cách toàn diện. Khi đó, chúng ta cần phải trao dồi, trau chuốt cho những kiến thức, tri thức mà mình chưa được biết. Khi không biết một kiến thức nào đó, đừng xấu hổ, vì chúng ta chưa tìm hiểu, chưa nghiên cứu về lĩnh vực đấy mà thôi( vô ý ). Lúc ấy, hãy cố gắng rèn luyện, tìm tòi, hỏi! Đó là cách để chúng ta có thêm được nguồn tri thức. Còn không học đồng nghĩa với việc chúng ta cố tình không biết, sẽ làm chúng ta thiếu hiểu biết trước bạn bè. Điều đó dẫn đến việc bị xấu hổ vì không biết một thứ gì cả. Nó làm cho con người ngu dần đi một cách vô ý thức. Nảy sinh ra nhiều hệ lụy khác nhau. Lúc ấy, sẽ trợ thành một thành phần không trí thức, gây chậm phát triển đối với đất nước, xã hội.
a.Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ Nga “Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học”.
b.Thân bài:
*Giải thích:
- Từ “xấu hổ”: đó là trạng thái tâm lí bình thường của con người khi cảm thấy ngượng ngùng, e thẹn hoặc hổ thẹn khi thấy kém cỏi trước người khác.
- Ý nghĩa cả câu: Câu ngạn ngữ chỉ ra sự khác nhau giữa “không biết” và ‘không học”, đồng thời khuyên con người phải ham học hỏi và biết “xấu hổ khi không học”.
*Bàn luận:
- Dùng lí lẽ, dẫn chứng để khẳng định sự đúng đắn của câu ngạn ngữ:
+ Tại sao lại nói: “Đừng xấu hổ khi không biết”? Tri thức của nhân loại là vô hạn, khả năng nhận thức của con người là hữu hạn. Không ai có thể biết được mọi thứ, không ai tự nhiên mà biết được. Không biết vì chưa học là một điều bình thường, không có gì phải xấu hổ cả.
+ Tại sao nói: “chỉ xấu hổ khi không học”? Vì việc học có vai trò rất quan trọng đối với con người trong nhận thức, trong sự hình thành nhân cách, trong sự thành đạt, trong cách đối nhân xử thế và trong việc cống hiến đối với xã hội. Không học thể hiện sự lười nhác về lao động, thiếu ý chí cầu tiến, thiếu trách nhiệm với bản thân và xã hội. Việc học là một nhu cầu thường xuyên, phổ biến trong xã hội từ xưa đến nay, từ việc nhỏ như “Học ăn, học nói, học gói, học mở” đến những việc lớn như “kinh bang tế thế” , đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, phát triển vũ bão về khoa học công nghệ như hiện nay. Việc học giúp chúng ta sống tốt hơn, đẹp hơn,
hoàn hảo hơn.
*Mở rộng: Phê phán những hiện tượng sai trái như “giấu ***”, thói tự kiêu, tự mãn.
*Bài học nhận thức và hành động:
- Muốn việc học có kết quả, cần có phương thức học tập đúng đắn,
phong phú: học ở trường, ở gia đình, ở xã hội, ở bạn bè, trong thực tế, trong sách vở, trong phim ảnh. Học phải kết hợp với hành biến nó trở thành sức mạnh phục vụ cho cuộc sống của chính mình và xã hội, có như vậy, việc học mới có ý nghĩa thực sự đúng đắn.
- Không giấu ***, không ngại thú nhận những điều mình chưa biết để từ đó cố gắng học tập, tích cực rèn luyện, và không ngừng vươn lên.
- Khẳng định việc học là vô cùng quan trọng, không chịu học là điều đáng xấu hổ.
c.Kết bài: Khẳng định ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ và những bài học mà bản thân cần ghi nhớ từ câu tục ngữ trên.
Viết đoạn văn ngắn 7 - 10 câu suy nghĩ của em về câu nói : Đừng xấu hổ khi không biết , chỉ xấu hổ khi không học .
HELP ME !!!!!
Kiến thức là vô hạn vì thế con người không thể biết hết hoặc biết một cách toàn diện. Khi đó, chúng ta cần phải trao dồi, trau chuốt cho những kiến thức, tri thức mà mình chưa được biết. Khi không biết một kiến thức nào đó, đừng xấu hổ, vì chúng ta chưa tìm hiểu, chưa nghiên cứu về lĩnh vực đấy mà thôi( vô ý ). Lúc ấy, hãy cố gắng rèn luyện, tìm tòi, hỏi! Đó là cách để chúng ta có thêm được nguồn tri thức. Còn không học đồng nghĩa với việc chúng ta cố tình không biết, sẽ làm chúng ta thiếu hiểu biết trước bạn bè. Điều đó dẫn đến việc bị xấu hổ vì không biết một thứ gì cả. Nó làm cho con người ngu dần đi một cách vô ý thức. Nảy sinh ra nhiều hệ lụy khác nhau. Lúc ấy, sẽ trợ thành một thành phần không trí thức, gây chậm phát triển đối với đất nước, xã hội.
Viết đoạn văn 5 đến 7 câu diễn dịch quy nạp móc xích về chủ đề Chúng ta đừng xấu hổ khi không biết chị xấu hổ khi không học
Hãy nêu ý kiến của em về câu: Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học.
a.Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ Nga “Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học”.
b.Thân bài:
*Giải thích:
- Từ “xấu hổ”: đó là trạng thái tâm lí bình thường của con người khi cảm thấy ngượng ngùng, e thẹn hoặc hổ thẹn khi thấy kém cỏi trước người khác.
- Ý nghĩa cả câu: Câu ngạn ngữ chỉ ra sự khác nhau giữa “không biết” và ‘không học”, đồng thời khuyên con người phải ham học hỏi và biết “xấu hổ khi không học”.
*Bàn luận:
- Dùng lí lẽ, dẫn chứng để khẳng định sự đúng đắn của câu ngạn ngữ:
+ Tại sao lại nói: “Đừng xấu hổ khi không biết”? Tri thức của nhân loại là vô hạn, khả năng nhận thức của con người là hữu hạn. Không ai có thể biết được mọi thứ, không ai tự nhiên mà biết được. Không biết vì chưa học là một điều bình thường, không có gì phải xấu hổ cả.
+ Tại sao nói: “chỉ xấu hổ khi không học”? Vì việc học có vai trò rất quan trọng đối với con người trong nhận thức, trong sự hình thành nhân cách, trong sự thành đạt, trong cách đối nhân xử thế và trong việc cống hiến đối với xã hội. Không học thể hiện sự lười nhác về lao động, thiếu ý chí cầu tiến, thiếu trách nhiệm với bản thân và xã hội. Việc học là một nhu cầu thường xuyên, phổ biến trong xã hội từ xưa đến nay, từ việc nhỏ như “Học ăn, học nói, học gói, học mở” đến những việc lớn như “kinh bang tế thế” , đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, phát triển vũ bão về khoa học công nghệ như hiện nay. Việc học giúp chúng ta sống tốt hơn, đẹp hơn,
hoàn hảo hơn.
*Mở rộng: Phê phán những hiện tượng sai trái như “giấu ***”, thói tự kiêu, tự mãn.
*Bài học nhận thức và hành động:
- Muốn việc học có kết quả, cần có phương thức học tập đúng đắn,
phong phú: học ở trường, ở gia đình, ở xã hội, ở bạn bè, trong thực tế, trong sách vở, trong phim ảnh. Học phải kết hợp với hành biến nó trở thành sức mạnh phục vụ cho cuộc sống của chính mình và xã hội, có như vậy, việc học mới có ý nghĩa thực sự đúng đắn.
- Không giấu ***, không ngại thú nhận những điều mình chưa biết để từ đó cố gắng học tập, tích cực rèn luyện, và không ngừng vươn lên.
- Khẳng định việc học là vô cùng quan trọng, không chịu học là điều đáng xấu hổ.
c.Kết bài: Khẳng định ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ và những bài học mà bản thân cần ghi nhớ từ câu tục ngữ trên.