Những câu hỏi liên quan
TV
Xem chi tiết
PV
25 tháng 12 2020 lúc 19:50

Vì P=10m suy ra cặp sách có khối lượng là 3.5kg.10=350N

Bình luận (0)
PV
25 tháng 12 2020 lúc 19:51

35N nhé mình nhầm

 

Bình luận (0)
TD
25 tháng 12 2020 lúc 20:12

- Trọng lượng chiếc cặp là :

\(P=10m=10.3,5=35(N)\)

Bình luận (0)
TV
Xem chi tiết
HN
25 tháng 12 2020 lúc 19:44

         Tóm tắt                                           Trọng lượng của cặp sách là : 

m= 3,5kg                                                   P= 10.m= 10.3,5= 35( N) 

P= ? N                                                            Đáp số: 35 N 

Bình luận (2)
DM
25 tháng 12 2020 lúc 20:09

trọng lượng của cặp sách là: 

     P=10m=10.3,5=35(N)

Bình luận (0)
TV
Xem chi tiết
H24
25 tháng 12 2020 lúc 20:28

 Tóm tắt                                           Trọng lượng của cặp sách là : 

m= 3,5kg                                                   P= 10.m= 10.3,5= 35( N) 

P= ? N                                                            Đáp số: 35 N 

Bình luận (0)
DT

m=3,5

P=mx10=3,5x10=35N

Bình luận (0)
PS
Xem chi tiết
CV
29 tháng 11 2016 lúc 19:34

Giúp cái j bn(nêu rõ đề bài)

Bình luận (1)
TA
Xem chi tiết
LV
7 tháng 5 2021 lúc 21:00

tk 

Nhắc đến những áng thiên cổ hùng văn của mọi thời đại, phải kể đến Bình Ngô đại cáo. Bình Ngô đại cáo là bản tuyên cáo khẳng định cộng đồng Đại Việt với tư cách một quốc gia độc lập và tổng kết sự nghiệp bình Ngô Phục quốc đã kết thúc thắng lợi, đất nước đã giành được độc lập toàn vẹn từ tay kẻ thù, và bắt đầu thời kỳ xây dựng phát triển mới. Với những ý nghĩa như vậy Bình Ngô đại cáo đã trở thành bản tuyên ngôn độc lập bất hủ của dân tộc Đại Việt. Nội dung tuyên ngôn được thể hiện tập trung trong đoạn trích Nước Đại Việt ta.

 

Trong lịch sử nhân loại đã có không ít những bản Tuyên ngôn độc lập nổi tiếng, gây được tiếng vang lớn trong dư luận. Riêng dân tộc Việt Nam cũng đã có tới ba bản tuyên ngôn độc lập bất hủ: Sông núi nước Nam (Lý Thường Kiệt), Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi) và Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh). Ba bản tuyên ngôn ấy không những là kiệt tác văn chương mà còn là ý chí độc lập tự chủ của một dân tộc biết tự khẳng định mình, tự hào về truyền thống và sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì sự tồn vong của quốc gia, dân tộc.

Bình Ngô đại cáo là một trong ba bản tuyên ngôn độc lập ấy, ra đời vào cuối năm 1427, ngay sau khi đại nghiệp chống Minh thu được thắng lợi. Mở đầu bài Cáo, Nguyễn Trãi nêu ra nguyên lý nhân nghĩa có tính chất là tư tưởng chủ đạo cho cả bài Cáo:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

Đó là tư tưởng nhân nghĩa vì dân vì nước hết sức cao đẹp và tiến bộ. Ngay sau đó, Nguyễn Trãi khẳng định chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt:

Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương,
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.

Tám câu văn đã thâu tóm cả một quan điểm lớn về quốc gia và dân tộc. Trước Nguyễn Trãi, Lý Thường Kiệt cũng đã nêu lên một quan điểm về quốc gia dân tộc:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam, Lý Thường Kiệt đã khẳng định một chân lí tự nhiên không thể chối bỏ: Sông núi nước Nam là của người Nam. Đó là đạo lí hợp với lẽ trời và lòng người. Người Việt ta coi trọng đạo lí ấy và sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì nó. Bài thơ Sông núi nước Nam ra đời và được tuyên đọc ngay trước cuộc kháng chiến chống Tống lần hai, đã thổi bùng lên cả một hào khí chiến đấu và chiến thắng giặc thù. Âm hưởng của bài thơ ngân vang bên chiến tuyến Như Nguyệt ngày ấy vẫn còn vang vọng đến tận hôm nay. Nguyễn Trãi đã kế thừa tư tưởng của Lý Thường Kiệt về quốc gia, dân tộc và nâng nó lên một bước phát triển mới, sâu sắc và toàn diện hơn nhiều.

 

Nếu như quan niệm về quốc gia, dân tộc của Lý Thường Kiệt mới chỉ dừng lại ở hai yếu tố cơ bản: chủ quyền và lãnh thổ, thì đến Nguyễn Trãi, quan điểm ấy được bổ sung thêm ba yếu tố rất quan trọng. Nguyễn Trãi khẳng định: nước Đại Việt là của dân tộc Việt. Dân tộc ấy là một dân tộc có nền văn hiến lâu đời, có núi sông bờ cõi riêng, có phong tục tập quán riêng, có lịch sử riêng và có chế độ chủ quyền riêng.

Điều đáng nói ở đây là Nguyễn Trãi đã ý thức được sâu xa và bền vững về độc lập chủ quyền dân tộc. Một dân tộc độc lập không chỉ là một dân tộc có độc lập và chủ quyền riêng, mà điều cần thiết không thể thiếu là dân tộc ấy phải có một nền văn hiến lâu đời. Nền văn hiến ấy chính là truyền thống văn hóa tốt đẹp. Nền văn hóa ấy kết hợp với phong tục tập quán sẽ làm nên bản sắc dân tộc. Nhớ lại hơn một ngàn năm Bắc thuộc bọn phong kiến phương Bắc ra sức đồng hóa dân tộc nhưng chúng đã thất bại thảm hại. Truyền thống văn hiến đã tạo nên ý chí kiên cường bất khuất để dân tộc ta tồn tại và phát triển trong suốt đêm trường đen tối ấy. Và cũng chính truyền thống văn hiến làm nên ý chí quật khởi, tạo nên một bề dày lịch sử oanh liệt hiếm có.

Quan điểm về quốc gia dân tộc của Nguyễn Trãi đã trở thành một chân lí bất hủ và ngời sáng: chân lí độc lập dân tộc. Chân lí độc lập dân tộc được ánh sáng tư tưởng nhân nghĩa vì dân, vì nước chiếu rọi đã tạo nên sức mạnh diệu kì:

Vậy nên:

Lưu Cung tham công nên thất bại,
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.

Bằng những chứng cứ xác thực và hùng hồn, Nguyễn Trãi đã thêm một lần nữa khẳng định độc lập chủ quyền dân tộc với niềm tự hào cao độ. Theo Nguyễn Trãi, nền độc lập ấy đâu phải tự nhiên vốn có, mà đó là kết quả của một quá trình đấu tranh lâu dài và gian khổ đầy hi sinh; đó là xương máu của bao lớp cha anh đã ngã xuống để xây đắp lên.

Nếu như toàn bộ bài Cáo là một bản anh hùng ca lẫm liệt về một dân tộc với hào khí thời đại, khát vọng chiến thắng kẻ thù để giành lấy nền độc lập thái bình muôn thuở thì đoạn trích Nước Đại Việt ta chính là tuyên ngôn về hào khí, khí phách, khát vọng ấy. Năm tháng qua đi nhưng ý nghĩa của bản tuyên ngôn vẫn còn ngời sáng đến muôn đời.

 
Bình luận (0)
H24
7 tháng 5 2021 lúc 21:11

Như ta biết, cáo cùng với hịch, chiếu là những văn bản có tính chất công vụ hành chính từ trên ban truyền hoặc trình bày, giải thích một chủ trương hoặc công bố một sự kiện. Ở đây, Nguyễn Trãi dùng từ đại cáo vì sự kiện mà bài văn nói đến là một sự kiện lớn: công cuộc bình Ngô. Đòi hỏi ở một bài cáo nói riêng, một bài văn nghị luận nói chung phải là sự chặt chẽ đã đành, trong trường hợp này, tác giả vừa lược thuật chiến tranh vừa bàn luận về chiến tranh. Nó vừa là lịch sử vừa là tư tưởng. Làm thế nào phối hợp được cái bề nổi và chiều sâu hàm ẩn ấy, điều này quả không đơn giản chút nào. Hiện diện bằng câu chữ thì bài văn gồm có bốn phần: chân dung quốc gia Đại Việt; tội ác của quân thù; cuộc dấy binh thắng lợi; một trang sử mới mở ra, ấy là theo trình tự của loại văn miêu tả, tự sự thông thường. Dựa vào đó mà phân tích không phải là không có lí. Nhưng bài văn còn một tầng nghĩa thứ hai là chuyên chở tư tưởng của người viết. Chính tư tưởng (mạch chìm) của người viết mới tạo ra cho bài văn cái ý nghĩa kép làm cho câu, chữ toả sáng, lung linh, rung động lòng người từ đó đến nay, xứng đáng là một "thiên cổ hùng văn" mà người xưa ca ngợi.

Đặt đoạn một của bài văn trong kết cấu chung, vấn đề cần phân tích để rút ra: sự tồn tại của quốc gia Đại Việt là một chân lí vĩnh hằng. Quốc gia ấy có tư tưởng riêng, có sức mạnh riêng, nghĩa là những yếu tố tinh thần nằm trong một hệ thống song hành cùng với các yếu tố vật chất như địa lí, đất đai. Vậy, tư tưởng riêng ấy là gì? Đừng vội trả lời rằng đó là đạo lí nhân nghĩa, dù câu văn trong bài cáo là "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân". Bởi nhân nghĩa vốn là học thuyết của Nho gia nói về quan hộ đối xử giữa con người với con người. Nhưng đến Nguyễn Trãi, nó được nâng lên, được mở rộng ra trong một quan hệ khác: giữa các quốc gia, dân tộc với nhau. Cũng như sau này, cách Nguyễn Trãi năm thế kỉ, Hồ Chí Minh, trong Tuyên ngôn Độc lập đã "suy rộng ra" ("Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là..."). Từ quyền sống của con người cá thể, từ đạo lí mà con người cá thể ấy nên theo mà "suy rộng ra" như vậy là hợp lí với lô gích của tư duy, nhất là nó phù hợp với hoàn cảnh lịch sử của dân tộc ta, một dân tộc vốn là đối tượng nhòm ngó của bao nhiêu thế lực bên ngoài từ đông sang tây, từ nam đến bắc. Nhân nghĩa là trái với bạo ngược. Nhân nghĩa là tình thương và lẽ phải hướng về phía nhân dân. "Trừ bạo" vì "yên dân" là nhân nghĩa, đó là nói chung. Còn nói riêng, khi đất nước bị xâm lăng, vì thương dân (nhân), vì việc phải, nên làm (nghĩa), quân dội ấy trở thành "quân điếu phạt". Nhân nghĩa không còn là một khái niệm khoan dung mà là trừ ác, có trừ ác mới đạt được cái đích yên dân. Tính chặt chẽ trong lập luận nổi bật hẳn' lên giữa hai khía cạnh tướng như đối lập mà thống nhất. Hai câu văn như hàm súc một chân lí thiêng liêng, là người nói mà như là trời nói, nghĩa là cùng một thứ "sách trời" (hai chữ thiên thư trong Nam quốc sơn hà). Chính sự mở rộng về khái niệm nhân nghĩa này, Nguyễn Trãi đã đưa được nó vào một khái niệm rộng hơn : nền văn hiến. Đất nước có chủ quyển không chỉ dựa vào yếu tố lịch sử, đất đai, mà chủ yếu là đất nước ấy thực sự có một nền văn hiến. Đó là dấu hiệu của một nền văn minh. Nền văn hoá phi vật thể này chính là sự bổ sung quan trọng cho tinh thần dân tộc. Quốc gia Đại Việt không chỉ có "Núi sông bờ cõi đã chia" (dùng lại ý trong bài Nam quốc sơn hà) mà còn có "Phong tục Bắc Nam cũng khác". Cái khác ấy phải chăng là ở chỗ chúng ta, dân tộc ta đã nâng khái niệm nhân nghĩa thành lẽ sống, thành đạo lí, thành bản lĩnh, cốt cách riêng của mình. Bức chân dung tinh thần của quốc gia Đại Việt có phần chìm chính là ở chỗ đó. Và cũng chính là vì lẽ đó mà Nguyễn Trãi có thể tự hào: một nước nhỏ mà có thể sánh vai, ngang hàng với một nước lớn:        
                   " Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần hao đời gây nền độc lập,                          Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, mỗi bên xưng đế một phương".
So với câu thơ "Nam quốc sơn hà Nam đế cư" đời Lí, niềm tự hào, tự tôn đã nâng lên một bậc, nâng lên bằng một ý thức văn hoá hẳn hoi. Cái linh, cái hồn vía của "địa linh" đã tạo ra "nhân kiệt" là lẽ đương nhiên như thế. Cách nhìn vào Jịch sử dân tộc bằng cái nhìn như thế là có chiều sâu, đảm bảo được sức sống trường tồn không gì khuất phục được. Đoạn văn trần thuật, đúng hơn là tự thuật ấy nếu hiểu sâu xa thì có đến hai lớp nghĩa: giữa các triều đại phương Nam và phương Bắc không chỉ có sự tồn tại ngang hàng mà còn có lí do để có sự tồn tại ngang hàng. Muốn tồn tại ngang hàng, quốc gia Đại Việt đã trả bằng máu của mình, nhưng dù có thế, chúng ta đã "thà hi sinh tất cả" (chữ của Hổ Chí Minh) để đánh đổi lấy chủ quyền, độc lập, tự do. Còn một điều nữa: nếu tính toán, cân đong một cách máy móc, bình quân thì lịch sử của mảnh đất phương Nam làm sao có độ dài tương đương lịch sử vùng đất phương Bắc ? Điều mà Nguyễn Trãi nói là "bao đời xây nền độc lập", hay "Như nước Đại Việt ta từ trước", hoặc "Vốn xưng nền văn hiến đã lâu" thực thì chỉ mấy trăm năm làm sao có thể sánh vai với lịch sứ mấy ngàn năm tính từ thời Xuân thu - Chiến quốc ? Sự thiếu hụt về độ dài vật lí ấy đã có niềm kiêu hãnh về tâm lí bù vào để cán cân không còn nghiêng lệch. Nó có đủ độ cân bằng. Đoạn văn không hề có ý định chứng minh (vì chỉ có mục đích trần thuật) mà có tác dụng như một sự tự phản biện (hỏi và đáp) một cách hùng hồn, ấy là do âm vang của lòng yêu nước tự thân lên tiếng. Ấy là tiếng nói tự bên trong, cái ý ở ngoài lời, lặn sâu dưới mặt bằng câu chữ.
Đoạn văn thực sự có mục đích chứng minh bắt đầu từ hai chữ "Vậy nên":
Vậy nên :                      "Lưu Cung tham công nên thất hại,                                                              Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong..."
Nhưng nó chứng minh cho cái gì ? Có lẽ cả hai, cả tư tưởng nhân nghĩa, một đạo lí làm người, ngọn cờ của đội quân "điếu phạt", cả chủ quyển dân tộc dựa trên tư tưởng ấy, nghĩa là dựa trên nền tảng của một "nền văn hiến đã lâu". Cuộc dụng đầu lịch sử giữa kẻ phi nghĩa, bất nhân với quốc gia Đại Việt là trên tinh thần ấy. Kẻ thù "thất bại", "tiêu vong" vì động cơ ích kỉ, vì "thích lớn", "tham công". Dựa vào tướng giỏi, quân đông, không "lấy nhân nghĩa làm gốc", mà chỉ lấy "trí dũng làm cành", hậu quả ấy không thể nào tránh khỏi. Ở đây vừa có cái nguyên cớ của sự bại vong, có cả chứng tích của sự bại vong như những hiện vật trong viện bảo tàng, với kẻ địch là một sự nhục nhã muôn đời khôn rửa, tiếng xấu còn ghi, còn với ta, đó là minh chứng cho một lẽ phái hùng hồn mà dân tộc Đại Việt đã gửi trọn niềm tin vào đó (tất nhiên còn là tinh thần xả thân, ý thức và hành động xả thân - như cách nói của Trần Quốc Tuấn ("Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa"). Bạch Đằng, Hàm Tử với lịch sử dân tộc như những dấu son chói lọi làm phấn chấn lòng người bao nhiêu thì cũng những địa danh đó, với kẻ địch, bao nhiêu tham vọng, danh dự bị vĩnh viễn chôn vùi. Nhưng còn đáng nói thêm : lời tiên tri (hai câu đầu bài cáo) đã có ứng nghiệm theo luật quả báo (nhân nào quả ấy) tức thời. Cái chết của Ô Mã, của Toa Đô với chúng là đột ngột, bất ngờ, không sao hiểu nổi. Ngược lại cái chết "bất đắc kì tử" ấy, chí chúng ta hiểu : điều gì xảy ra tất phải xảy ra theo luật định, mệnh trời. Đoạn văn mở đầu bài Bình Ngô đợi cáo không dài, tuy vậy, nó vẫn là điểm tựa, là nền móng lí luận cho toàn bài. Nó đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của kẻ dẫn đường từ nơi xuất phát. Đoạn vãn ấy có sức khái quát rất cao: biến những gì đã xảy ra thành những quy luật vận hành. Người thắng kẻ thua là do nghĩ và làm thuận chiều hay ngược chiều với nó. Khép lại đoạn văn bằng hai câu "Việc xưa xem xét - Chứng cớ còn ghi", Nguyễn Trãi muốn biến lời nói của mình thành lời của người chép sử, biến cái chủ quan thành khách quan, biến một hiện tượng cá biệt thành quy luật muôn đời để mọi tính toán của con người hãy soi mình vào đó. Bể nổi của lời văn là sự nghiêm khắc răn dạy, còn chiều sâu thấm thìa một đạo lí, một tư tưởng, một lẽ phải làm người: nhân nghĩa.
 
Bình luận (0)
DT
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
MH
25 tháng 12 2020 lúc 16:29

Đặc điểm ngoài của lá:

+ Lá gồm có phiến và cuống, trên phiến có nhiều gai. Phiến lá màu lục, dạng bản dẹt, là phần rộng nhất của lá, giúp hứng được nhiều ánh sáng. Có ba kiểu gân lá hình mạng, song song và hình cung.

+ Có hai nhóm lá chính: lá đơn và lá kép.

+ Lá xếp trên cây theo ba kiểu: mọc cách, mọc đối, mọc vòng. Lá trên các mấu thân xếp so le nhau giúp lá nhận được nhiều ánh sáng.

 

Bình luận (0)
NL
Xem chi tiết
ZT
4 tháng 5 2022 lúc 20:19

Đang mơ có người "rúp" à ?

Bình luận (1)
DM
4 tháng 5 2022 lúc 20:19

Khó quá :Đ 

Bình luận (0)
SE
10 tháng 5 2022 lúc 16:52

câu này mik bó toàn thân lun

Bình luận (0)
KT
Xem chi tiết
TH
13 tháng 11 2021 lúc 15:10

I'll be home before 5 p.m, I want to see the cartoon Tom and Jerry.

 

Tôi sẽ có mặt ở nhà trước 5 giờ chiều, tôi muốn xem phim hoạt hình Tom và Jerry.

Bình luận (0)