Diễn biến các phong trài tiến tới tổng khởi nghĩa tháng 8/1945
Ngày 15 tháng 5 năm 1945 diễn ra sự kiện có liên quan đến việc tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 là
A. Hồng quân Liên Xô tiêu diệt đội quân Quan Đông của Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc.
B. Ban Thuờng vụ Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kì.
C. Việt Nam Cứu quốc quân và Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân thống nhất thành Việt Nam Giải phóng quân.
D. Khu giải phóng Việt Bắc chính thức được thành lập.
Ngày 15 tháng 5 năm 1945 diễn ra sự kiện có liên quan đến việc tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 là
A. Hồng quân Liên Xô tiêu diệt đội quân Quan Đông của Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc.
B. Ban Thuờng vụ Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kì.
C. Việt Nam Cứu quốc quân và Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân thống nhất thành Việt Nam Giải phóng quân.
D. Khu giải phóng Việt Bắc chính thức được thành lập.
bối cảnh cao trào cách mạng tiến tới tổng khởi nghĩa tháng tám 1945
. Bối cảnh lịch sử:
*Thế giới:
- Chiến tranh thế giới thứ hai bước sau năm thứ ba. Tháng 6-1941, phát xít Đức mở cuộc tấn công Liên xô.
- Trong thế giới hình thành hai trận tuyến, một bên là các lực lượng dân chủ do Liên Xô dẫn đầu, một bên là khối phát xít Đức – Ý – Nhật. Cuộc đấu tranh của nhân dân ta là một phần trong cuộc đấu tranh của lực lượng dân chủ.
*Trong nước:
- Nhật vào Đông Dương, Pháp - Nhật câu kết với nhau để gây áp bức, thống trị nhân dân Đông Dương, vận mệnh của dân tộc nguy vong hơn bao giờ hết.
- Ngày 28-1-1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước. Hội nghị Trung ương lần thứ 8 do Nguyễn Ái Quốc chủ trì (từ ngày 10 đến ngày 19-5-1941) đã chủ trương:
Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên trên hết.
Chủ trương thành lập “Việt Nam độc lập đồng minh" gọi tắt là Việt Minh.
diễn biến của phong trào tiến tới tổng khỏi nghĩa tháng 8 năm 1945 trình bày vài nét về khu giải phóng việt bắcqua hình 38/91
Diễn biến của phong trào tiến tới tổng khỏi nghĩa tháng 8 năm 1945
a) Khởi nghĩa Bắc Sơn (27/9/1940)
* Nguyên nhân:
- Ngày 22/9/1940, Nhật đánh vào Lạng Sơn, Pháp thua và rút lui qua Châu Bắc Sơn. Nhân cơ hội đó, Đảng bộ địa phương đã lãnh đạo nhân dân Bắc Sơn khởi nghĩa.
* Ý nghĩa:
Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng đã để lại nhiều bài học về khởi nghĩa vũ trang cho Đảng. Đặc biệt, trong cuộc khởi nghĩa, đội du kích Bắc Sơn được thành lập – Đây là lực lượng vũ trang cách mạng đầu tiên của ta.
b) Khởi nghĩa Nam kỳ (23/ 11/ 1940)
* Nguyên nhân:
- Tháng 11/1940, quân phiệt Xiêm đã khiêu khích và gây xung đột dọc đường biên giới Lào và Campuchia. Thực dân Pháp đã đưa binh lính người Việt và người Cao Miên sang làm bia đỡ đạn chết thay cho chúng. Sự việc này làm cho nhân dân Nam kỳ rất bất bình.
- Trước hoàn cảnh đó, Đảng bộ Nam kỳ đã quyết định chuẩn bị phát động khởi nghĩa và cử đại diện ra xin chỉ thị của Trung ương. Trung ương quyết định đình chỉ cuộc khởi nghĩa.
* Ý nghĩa:
Chứng tỏ tinh thần yêu nước của các tầng lớp nhân dân Nam Bộ, sẵn sàng đứng lên chiến đấu chống quân thù .
c) Cuộc binh biến Đô Lương (13/1/1941)
* Nguyên nhân:
- Pháp bắt binh lính người Việt ở Nghệ An sang Lào đánh nhau với quân Xiêm.
- Trước sự tác động mạnh mẽ của các cuộc khởi nghĩa trong năm 1940, những binh lính người Việt trong quân đội Pháp ở đây đã bí mật chuẩn bị nổi dậy chống lại quân đội Pháp.
Vài nét về khu giải phóng Việt Bắc
Trên cơ sở những căn cứ địa cách mạng đã lần lượt thành lập ở Việt Bắc và căn cứ vào những báo cáo nghị quyết của Hội nghị Quân sự Bắc Kỳ (15/4/1945) , Hồ Chí Minh đã ra chỉ thị “Nay vùng giải phóng ở miền ngược đã bao gồm các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang, Thái Nguyên, đại thể nối liền nhau, nên thành lập một căn cứ lấy tên là Khu giải phóng”. Khu giải phóng Việt Bắc lấy Tuyên Quang làm trung tâm, làm nơi ATK Trung ương, nơi đặt các cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến.
Trong khu giải phóng các ủy ban do dân cử được hình thành, tổ chức thực hiện 10 chính sách lớn của Việt Minh. Với 1 triệu người gồm nhiều dân tộc khác nhau, khu giải phóng đã thực sự là “hình ảnh nước Việt Nam mới”, cùng với hệ thống các chiến khu trong cả nước tạo thành hậu phương và bàn đạp cho thế trận Tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8-1945.
Khu giải phóng được xây dựng trên một vùng rộng lớn, địa hình chủ yếu là núi rừng. Phía Bắc giáp Trung Quốc. Vùng biên giới Việt - Trung là nơi cách mạng hoạt động rất thuận lợi và qua đây có thể liên lạc với phong trào Cộng sản quốc tế. Phía Nam là vùng trung du, đồng bằng. Do đó, gặp thời cơ thuận lợi, lực lượng vũ trang cách mạng có thể tiến nhanh phát huy thắng lợi và nếu gặp khó khăn có thể lui về để bảo toàn lực lượng. Theo các triền núi phía Đông, Khu giải phóng có thể liên lạc với biển và Hải Phòng. Theo các triền núi phía Tây, có thể liên lạc với khu Tây Bắc và các tỉnh miền núi Trung bộ. Tóm lại, Khu giải phóng có vị trí rất cơ động, “tiến có thể đánh”, “lui có thể giữ”.
Cũng từ chiến khu Việt Bắc, nhiều chính sách quan trọng của Đảng đã đi vào lịch sử. Tại đây, Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng đã hoạch định, bổ sung đường lối cách mạng để dân tộc Việt Nam lập nên kỳ tích: Giữ vững thành quả của Cách mạng Tháng Tám-1945, kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi.
Trình bày sự chuẩn bị của quân ta để tiến tới tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945
Phân tích, vì sao Đảng ta chủ trương trong việc tiến tới khởi nghĩa tháng 8 năm 1945
tình hình thế giới : có sự chuyển biến, tháng 6 - 1941, phát xít Đức tấn công Liên Xô, thế giới đã hình thành hai trận tuyến : một bên là các lực lượng dân chủ, do Liên Xô đứng đầu và một bên là khối phát xít Đức,Ý, Nhật
- Ngay từ đầu, cuộc đấu tranh của nhân dân ta đã là một bộ phận trong cuộc đấu tranh của các lực lượng dân chủ do Liên Xô đứng đầu
- Trong nước, nhân dân ta rên xiết dưới hai tầng áp bức Pháp - Nhật, mâu thuẫn giữa toàn thế dân tộc ta với đế quốc phát xít Pháp - Nhật vô cùng sâu sắc, vận mạng dân tộc nguy vong không lúc nào bằng
- Trước tình hình đó, ngày 28-1-1941, Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiệp lãnh đạo nhân dân đánh Pháp đuổi Nhật. Người đã triệu tập Hội nghị lần thú 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương. Người chủ trì Hội nghị Trung ương lần thứ 8 tại Pác Bó (Cao Bằng) từ ngày 10 đến ngày 19-5-1941 và đề ra chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh
Nêu hoàn cảnh lịch sử và diễn biến khởi nghĩa từng phần từ tháng 3 đến giữa tháng 8 - 1945.
* Hoàn cảnh lịch sử:
- Hồng quân Liên Xô tiến đánh Béclin, một loạt nước châu Âu được giải phóng
- Mâu thuẫn Nhật - Pháp ngày càng gay gắt.
- Tháng 3 - 1945, Nhật đảo chính Pháp, Pháp chống cự yếu ớt rồi nhanh chóng đầu hàng.
- Trong bối cảnh đó, Đảng xác định kẻ thù trước mắt là phát xít Nhật.
* Diễn biến:
- Hình thức đấu tranh từ bất hợp tác, bãi công, bãi thị đến biểu thình, thị uy, vũ trang du kích và sẵn sàng chuyển qua hình thức tổng khởi nghĩa khi có điều kiện.
- Ở khu căn cứ địa Cao - Bắc - Lạng, hoàng loạt các xã, châu, huyện được giải phóng, chính quyền cách mạng được thành lập.
- Tại Bắc Kì và Trung Kì, phong trào diễn ra manh mẽ dưới khẩu hiệu “Phá kho thóc, giải quyết nạn đói”.
- Làn sóng khởi nghĩa từng phần diễn ra rộng khắp cả nước.
Nêu tóm tắt diễn biến cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng Tám năm 1945 ?
- Được tin Nhật Bản đầu hàng, Ủy ban Khởi nghĩa thành lập, Hội nghị Toàn quốc của Đảng và Đại hội Quốc dân được triệu tập ở Tân Trào, phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
- Từ ngày 14/8, một số địa phương căn cứ vào tình hình cụ thể và vận dụng "Chỉ thị Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" đã khởi nghĩa giành chính quyền. Chiều 16/8, một đơn vị Giải phòng quân tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên.
- Ở Hà Nôi, chiều ngày 17/8, quần chúng đã tổ chức mit tinh tại Nhà hát Lớn; thực hiện quyết định của Ủy ban Khởi nghĩa, tối 19/8 cuộc khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi.
- Ở Huế, ngày 23/8 khởi nghĩa dành chính quyền về tay nhân dân. Ngày 25/8 khởi nghĩa thắng lợi ở Sài Gòn.
- Ngày 28/8/1945, cuộc Tổng khởi nghĩa đã giành được thắng lợi trên cả nước.
14/08/1945 bắt đầu tổng khởi nghĩa,giải phóng quân phối hợp với quân dân tự vệ địa phương đồng loạt tấn công đồn phát xít Nhật tại Bắc Kạn,Tuyên Quang,Thái Nguyên...
19/08/1945 tổng khởi nghĩa giành chính quyền tại Hà Nội
23/08/1945 tổng khởi nghĩa giành chính quyền tại Thừa Thiên Huế
25/08/1945 tổng khởi nghĩa giành chính quyền tại Sài Gòn
30/08/1945 vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị,trao nộp ấn kiếm cho đại diện CP nước VN dân chủ cộng hòa
02/09/1945 CT HCM đọc bản tuyên ngôn độc lập tại Ba Đình khai sinh ra nước VN dân chủ cộng hòa
Cho các sự kiện sau:
1. Ngày 16/8/1945, đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy một đơn vị tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên.
2. Ngày 19/8/1945, Hà Nội khởi nghĩa thắng lợi.
3. Ngày 11/3/1945, khởi nghĩa Batơ thắng lợi.
4. Ngày 23/8/1945, khởi nghĩa ở Huế thắng lợi.
Hãy chỉ ra một sự kiện không nằm trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945?
A. 1
B. 2
C. 4
D. 3
Chọn đáp án D.
Sự kiện số 3: Nằm trong cao trào kháng Nhật cứu nước (Cuộc khởi nghĩa từng phần từ tháng 3 đến tháng 8-1945).