Phát biểu định nghĩa đường sức từ.
Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6
Phát biểu đinh nghĩa đường sức từ
Đường sức từ là những đường cong vẽ trong không gian có từ trường, sao cho tiếp tuyến tại mỗi điểm có hướng trùng với hướng của từ trường tại điểm đó.
Phát biểu quy tắc đinh ốc 2 xác định chiều đường sức từ của dòng điện tròn .
Đặt định ốc dọc theo dây dẫn . Quay cái đinh ốc sao cho nó tiến theo chiều dòng điện thì chiều quay của cái đinh ốc là chiều của các đường sức từ.
Quy tắc cái đinh ốc 2: Đặt cái đinh ốc theo trục của khung dây. Xoay cái đinh ốc theo chiều dòng điện trong khung dây, thì cái đinh ốc tiến theo chiều của đường sức từ xuyên qua mặt phẳng dòng điện
Điểm đặt : tại tâm khung dây.
Phương: vuông góc với mặt phẳng khung dây.
Chiều : xác định theo quy tắc nắm tay phải 2.
Chúc bạn học tốt!
Phát biểu nào dưới đây là đúng?
Cảm ứng từ tại một điểm trong từ trường
A. Vuông góc với đường sức từ.
B. Nằm theo hướng của đường sức từ.
C. Nằm theo hướng của lực từ.
D. Không có hướng xác định.
Cảm ứng từ tại một điểm trong từ trường nằm theo hướng của đường sức từ.
Đáp án: B
Câu 1:Phát biểu định nghĩa hai góc đối đỉnh.
Câu 2:Phát biểu định lí về hai góc đối đỉnh
Câu 3:Phát biểu định nghĩa hai đường thẳng vuông góc.
Câu 4:Phát biểu định nghĩa đường trung trực của một đoạn thẳng.
- Định nghĩa hai góc đối đỉnh : Hai góc đối đỉnh là hai góc mà mỗi cạnh của góc này là tia đối của một cạnh của góc kia.
- Định lí về hai góc đối đỉnh : Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau.
- Định nghĩa hai đường thẳng vuông góc : Hai đường thẳng được gọi là vuông góc với nhau nếu góc giữa chúng bằng 90o
- Định nghĩa đường trung trực của một đoạn thẳng : Đường trung trực của đoạn thẳng là 1 đường thẳng vuông góc với đoạn thẳng và đi qua trung điểm của đoạn thẳng đó.
a, Hãy phát biểu quy tắc nắm tay phải. Hãy xác định chiều của đường sức từ trong ống dây và các từ cực của ống dây biết chiều mũi tên là chiều dòng điện?
b, Phát biểu quy tắc bàn tay trái. Xác định chiều của lực điện từ, chiều của dòng điện, chiều đường sức từ và tên từ cực trong các trường hợp được biểu diễn trên hình 30.2a, b, c. Cho biết kí hiệu (+) chỉ dòng điện có phương vuông góc với mặt phẳng trang giấy và chiều đi từ phía trước ra phía sau, kí hiệu (•) chỉ dòng điện có phương vuông góc với mặt phẳng trang giấy và có chiều đi từ phía sau ra phía trước.
1. Phát biểu định nghĩa hai góc đối đỉnh.
2. Phát biểu định lí về hai góc đối đỉnh.
3. Phát biểu định nghĩa hai đường thẳng vuông góc.
4. Phát biểu định nghĩa đường trung trực của một đoạn thẳng.
Phát biểu nào dưới đây là đúng?
Cảm ứng từ tại một điểm trong từ trường
A. Vuông góc với đường sức từ.
B. Nằm theo hướng của đường sức thừ.
C. Nằm theo hướng của lực từ.
D. Không có hướng xác định.
Chọn phát biểu sai? Đường sức từ
A. là các đường cong khép kín hoặc thẳng dài vô hạn không cắt nhau.
B. được vẽ trong không gian xung quanh nam châm hoặc dòng điện.
C. có chiều quy ước là chiều đi ra từ cực nam, đi vào cực bắc của một kim nam châm đặt tại điểm xét.
D. có chiều tại một điểm là chiều của từ trường tại điểm đó.
Đáp án A
Đường sức từ là các đường được vẽ trong không gian xung quanh nam châm hoặc dòng điện, có tính chất là các đường cong khép kín hoặc thẳng dài vô hạn ở hai đầu, có chiều tại một điểm là chiều của từ trường tại điểm đó và chiều quy ước là chiều đi ra từ cực bắc, đi vào cực nam của một kim nam châm đặt tại điểm xét (hoặc một thanh nam châm cũng như vậy). Tránh nhầm lẫn với hướng của từ trường tại một điểm là hướng Nam – Bắc của thanh nam châm tại điểm đó.
Chọn phát biểu sai? Đường sức từ
A. có chiều tại một điểm là chiều của từ trường tại điểm đó
B. là các đường cong khép kín hoặc thẳng dài vô hạn không cắt nhau
C. được vẽ trong không gian xung quanh nam châm hoặc dòng điện
D. có chiều quy ước là chiều đi ra từ cực nam, đi vào cực bắc của một kim nam châm đặt tại điểm xét
Đáp án D
Đường sức từ là các đường được vẽ trong không gian xung quanh nam châm hoặc dòng điện, có tính chất là các đường cong khép kín hoặc thẳng dài vô hạn ở hai đầu, có chiều tại một điểm là chiều của từ trường tại điểm đó vàchiều quy ước là chiều đi ra từ cực bắc, đi vào cực nam của một kim nam châm đặt tại điểm xét (hoặc một thanh nam châm cũng như vậy). Tránh nhầm lẫn với hướng của từ trường tại một điểm là hướng Nam – Bắc của thanh nam châm tại điểm đó