bài thơ khi con tu hú đc viết trong hoàn cảnh nào
nó có tác dụng ntn đối vs ng chiến sĩ
PHẦN I (6 điểm): Mở đầu bài thơ “ Khi con tu hú”, nhà thơ Tố Hữu viết
Khi con tu hú gọi bầy
Câu 1 : Chép chính xác chín câu còn lại để hoàn thành bài thơ.
Câu 2: Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Theo em, vì sao tiếng chim tu hú kêu lại tác động mạnh mẽ đến tâm hồn nhà thơ như vậy? Câu 3. Cho câu chủ đề:
Bốn câu cuối bài thơ “Khi con tu hú” là bức tranh tâm trạng chân thực và cảm động của nhà thơ Tố Hữu.
Hãy viết đoạn văn tổng phân hợp (khoảng 12 câu) để làm rõ câu chủ đề trên. Trong đoạn có sử dụng hợp lý một câu cảm thán, một câu phủ định (gạch chân, chú thích rõ).
PHẦN II (4 điểm): Cho đoạn thơ sau: “ Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu ?
Giấy đỏ buồn không thắm;
Mực đọng trong nghiên sầu…”
(Trích “ Ông đồ”, Ngữ văn 8, tập II, NXB Giáo Dục VN)
Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên
Câu 2. Trong hai câu thơ “ Giấy đỏ buồn không thắm; / Mực đọng trong nghiên sầu…” tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?
Câu 3. Từ những vần thơ cảm động, sâu lắng trong bài “ Ông đồ”, hãy viết đoạn văn nghị luận (dài khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về vai trò của việc giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa dân tộc trong thời đại ngày nay.
viết đoạn văn cảm nhận về người chiến sĩ cách mạng tròng bài thơ "Khi con tu hú" của tác giả Tố Hữu (trong đó có sử dụng một câu cảm thán)
LẬP DÀN Ý PHẦN THÂN ĐOẠN VÀ KẾT ĐOẠN
cảm nhận HÌNH ẢNH người chiến sĩ cách mạng trong HOÀN CẢNH TÙ ĐÀY qua bài thơ "khi con tu hú"
KHÔNG COPPY & SAO CHÉP MẠNG CỨU TÔI VS
Viết một đoạn văn theo cách diễn dịch (từ 5 đến 7 câu) với câu chủ đề: “Bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu đã thể hiện tình yêu thiên nhiên của người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh tù đày” trong đoạn văn có sử dụng một câu hỏi tu từ (gạch chân và chú thích câu hỏi tu từ).giúp em với ạ
Tham khảo:
Trong bài thơ "Khi con tu hú" của nhà thơ Tố Hữu, 6 câu thơ đầu đã thể hiện được bức tranh thiên nhiên mùa hè tươi đẹp và rực rỡ. Thật vậy, trái ngược với hoàn cảnh tù đày khốn khổ của người tù cách mạng, bức tranh thiên nhiên tươi đẹp hiện lên chân thực bằng sự lắng nghe hiện tại và hồi tưởng quá khứ của người tù cách mạng. Bức tranh thiên nhiên bắt đầu bắng câu thơ:"Khi con tu hú gọi bầy". Tương tự như trong thơ xưa, các nhà thơ, nhà văn thường dùng những hình ảnh chọn lọc để tạo được nét chấm phá, gợi tả vô cùng đặc sắc trong tác phẩm của mình ("Một tiếng chim kêu sáng cả rừng, Tiếng hát trong như tiếng hát xa"). Nhà thơ Tố Hữu đã bắt đầu bằng tiếng chim tu hút gọi bầy gây ấn tượng cho người đọc và đây là dấu hiệu của mùa hè đã đến. Những hình ảnh thiên nhiên được tác giả chọn lọc vô cùng đẹp như: lúa chiêm, trái cây và chúng đều đang ở trạng thái "đang chín, ngọt dần". Những hình ảnh thơ tiếp theo như "vườn râm, ve ngân, bắp rây, nắng đào, trời xanh và sáo diều bay bổng". Bức tranh thiên nhiên được vẽ nên là bức tranh hoàn hảo, tuyệt đẹp,có sự hòa quyện giữa âm thanh và màu sắc của thiên nhiên tươi đẹp. Ôi! Người đọc như cảm tưởng được âm thanh của tiếng chim tu hú, và tiếng ve ngân cũng như thấy được màu sắc của lúa chiêm đang chín vàng, trái cây đang chín dần, màu xanh tươi tốt của vườn râm, màu đào của nắng và màu vàng rực của ngô. Hình ảnh sáo diều trên trời dường như là hình ảnh tượng trưng cho sự tự do và hạnh phúc, nó trái ngược hoàn toàn với hoàn cảnh của nhà thơ lúc bấy giờ. Hơn nữa, bức tranh thiên nhiên này có thể là bức tranh thiên trong tưởng tượng hoặc là hồi tưởng những ngày còn được tự do của nhà thơ. Bức tranh thiên nhiên chính là bản lề của khát khao được tự do, thoát khỏi chốn ngục tù của nhà thơ. Tóm lại, bức tranh thiên nhiên mùa hè đã được tái hiện vô cùng chân thực và sinh động trong 6 câu thơ đầu bài thơ "Khi con tu hú".
Bài thơ “Khi con tu hú” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Hoàn cảnh: khi tác giả bị bắt giam trong trại giam Thừa phủ.
Đề 1:Cho câu thơ sau
Khi con tu hú gọi bầy
1.Chép 5 câu thơ tiếp theo để hoàn chỉnh khổ thơ và cho biết nó thuộc bài thơ nào?của ai?Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
2.Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ vừa chép và nêu tác dụng của chúng.
3.Viết đoạn văn T-P-H (12c) phân tích khổ thơ vừa chép để làm rõ vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên ngày hè.Đoạn văn có sử dụng hợp lý 1 câu cảm thán,1 câu phủ định (gạch chân và chú thích.
4.Trong bài thơ trên,tiếng chim tu hú không chỉ xuất hiện ờ đầu bài thơ mà còn ở khổ thơ cuối.Điều đó có tác dụng gì? Hãy tìm 1 bài thơ khác đã học cũng có cấu trúc như vậy và nêu rõ tên tác giả.
Giúp mik với ạ mik đang gấp ạ :(((
hãy chứng minh rằng : bài thơ khi con tu hú của tố hữu đã thể hiện lòng yêu cuộc sống thiết tha và niềm khao khát đc tự do cháy bỏng của ng chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi trong cảnh tù đày
Tham khảo:
Khung cảnh và chi tiết đúng là của đồng nội vào vụ tháng năm, tháng sáu: lúa chín, trái chín, tiếng ve, ngô vàng, nắng tươi, trời cao, sáo diều bay lượn. Nhà thơ chứng tỏ một tâm hồn thơ đầy ắp ấn tượng về thôn dã. Nhưng hồn thơ còn chứa đựng một điều kì diệu. Ấy là sự liên tưởng tạo thành một phản ứng dây chuyền.
1)bài thơ khi con tu hú ddược nhà thơ tố hữu sáng tacs trong hoàn cảnh nào??
Thuộc thể thơ gì??
2)câu thơ thứ 2 thuộc kiểu câu gì??vì sao??
3)mổ đàu bài thơ''khi con tu hú'',nhà thơ viết''khi con tu hú gọi bầy '',kết thúc bài thơ cũng là''con chim tu hú ngoài trời cứ kêu;;,theo em việc lặp lại tiếng chim tu hú như vậy có ý nghĩa gì??
(các bn giúp mk nha thank nhìu<3)
1)bài thơ khi con tu hú ddược nhà thơ tố hữu sáng tacs trong hoàn cảnh nào??
Thuộc thể thơ gì??
=>hoàn cảnh: tháng 4/ 1939, trong khi đang làm nhiệm vụ cách mạng, Tố Hữu bị giặc bắt giam (khi đó nhà thơ mới chỉ có 19 tuổi), đến tháng 7/ năm 1939 khi giam tại nhà lao Thừa Thiên, ông đã sáng tác bài thơ này.
=> lục bát
2)câu thơ thứ 2 thuộc kiểu câu gì??vì sao??
=> câu cảm thán vì có từ :'' ôi'' ; và dấu :''!''
3)mổ đàu bài thơ''khi con tu hú'',nhà thơ viết''khi con tu hú gọi bầy '',kết thúc bài thơ cũng là''con chim tu hú ngoài trời cứ kêu;;,theo em việc lặp lại tiếng chim tu hú như vậy có ý nghĩa gì??
– Tiếng chim tu hú được lặp lại 2 lần ở câu mở đầu và câu kết thúc: kết cấu đầu cuối tương ứng, tạo ra sự logic.
=> Tiếng chim tu hú hay chính là tiếng gọi của sự tự do, tiếng gọi của cuộc sống đang hối hả, dồn dập, thúc giục niềm khao khát tự do, thoát khỏi chốn ngục tù, và sâu xa hơn là khao khát đất nước được hòa bình độc lập đang cháy hừng hực nơi tâm hồn người chiến sĩ trẻ.
1. Hoàn cảnh sáng tác: Ở trong nhà lao Thừa Phủ, khi tác giả bị bắt giam ở đây.
( Cái này có trong sgk nhé!! )
Thể loại: Lục bát
2. Cảm thán. Vì có dấu chấm than và các từ ngữ bộc lộ cảm xúc của tác giả ( ôi, làm sao )
3. Ý nghĩa của việc lặp lại tiếng chim tu hú: Làm cho câu thơ thêm sinh động, đồng thời thể hiện được tình yêu thiên nhiên, đất trời của tác giả. Ông luôn khao khát được sự tự do, đó cũng là hình ảnh của những chiến sĩ bị giam trong tù.
Câu 1: Bài thơ “ Khi con tu hú” được viết theo thể thơ nào?
A. Lục bát
B. Thất ngôn bát cú
C. Song thất lục bát
D. Tám chữ
Câu 2: Bài thơ “ Khi con tu hú” được viết trong hoàn cảnh nào?
A. Khi Tố Hữu mới giác ngộ cách mạng
B. Khi Tố Hữu mới bị thực dân Pháp bắt và giam ở nhà lao Thừa Phủ
C. Khi Tố Hữu vượt ngục trở về tiếp tục hoạt động cách mạng
D. D. Khi Tố Hữu bị giam ở nhà tù Lao Bảo ( Quảng Trị)
Câu 3: Nhận xét nào dưới đây đúng với nội dung sáu câu đầu của bài thơ “Khi con tu hú”?
A. Bức tranh thiên nhiên u ám
B. Một thế giới rực rỡ sắc màu, âm thanh rộn ràng, tràn trề nhựa sống
C. Một không gian ngột ngạt, khó chịu
D. Cảnh rừng núi hưu quạnh, âm u
Câu 4: Nhận xét nào dưới đây đúng với tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bốn câu cuối của bài thơ “Khi con tu hú”?
A. Buồn bực vì tiếng chim tu hú kêu
B. Nhớ mong da diết cuộc sống bên ngoài nhà tù
C. Muốn vượt ngục để trở về với gia đình
D. Ngột ngạt, uất ức, khao khát được tự do
Câu 5: Trong bài thơ “ Khi con tu hú”, hình ảnh nào được lặp lại hai lần?
A. Nắng đào
B. Lúa chiêm
C. Con tu hú
D. Diều sáo
Câu 6: Ở bài “ Tâm tư trong tù” ( Tố Hữu viết trong những ngày đầu bị giặc bắt giam) có đoạn:
Cô đơn thay là cảnh thân tù
Tai mở rộng mà lòng sôi rạo rực
Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức
Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu!
Đoạn thơ trên gợi ta liên tưởng đến đoạn nào của bài “ Khi con tu hú”?
A. Đoạn 1
B. Đoạn 2
Câu 7: Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” của Hồ Chí Minh được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
A. Khi Bác Hồ trong nhà lao của bọn Quốc dân đảng Trung Quốc
B. Khi Bác Hồ lãnh đạo toàn quốc tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp
C. Khi Bác Hồ mới về nước, Người sống và hoạt động ở Cao Bằng
D. Khi Bác Hồ hoạt động ở Tân Trào
Câu 8: Bài thơ “ Tức cảnh Pác Bó” được viết theo thể thơ nào?
A. Lục bát
B. Thất ngôn bát cú
C. Thất ngôn tứ tuyệt
D. Tự do
Câu 9: Giọng điệu chung của bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” là gì?
A. Hào hùng, bay bổng
B. Buồn thương, phiền muộn
C. Dằn vặt, uất ức
D. Đùa vui, dí dỏm, khỏe khắn, tự nhiên
Câu 10: Qua bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”, hình ảnh Bác Hồ hiện lên như thế nào?
A. Bình tĩnh, chủ động trong mọi hoàn cảnh
B. Ung dung, lạc quan trước mọi gian lao, khó khăn của cuộc sống cách mạng
C. Tiết kiệm mọi thứ để phục vụ kháng chiến
D. Phải miễn cưỡng chấp nhận cuộc sống thiếu thốn để làm cách mạng