Những câu hỏi liên quan
VD
Xem chi tiết
PH
14 tháng 4 2021 lúc 21:41

 a, Viết báo cáo để: trình bày về tình hình, sự việc và các kết quả đã làm được của một cá nhân hay một tập thể.

b, Cần phải chú ý những yêu cầu:

 - Về nội dung: phải nêu rõ Ai viết?, ai nhận?, nhận về việc gì và kết quả ra sao.

 - Về hình thức: phải đúng mẫu, sáng sủa, rõ ràng.

c, Một số trường hợp cần viết báo cáo:

Viết báo cáo khi em sơ kết học kì I, tổng kết phong trào thi đua học tốt trong tháng,.... 

Bình luận (1)
H24
Xem chi tiết
ND
16 tháng 9 2023 lúc 23:16

Tham khảo

a. Báo cáo trên viết về vấn đề: Thảo luận nhóm về kế hoạch chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam.

b. Báo cáo do thư kí Hoàng Ngọc Xuân viết và được gửi cho giáo viên chủ nhiệm lớp 4A.

c. Báo cáo gồm 3 phần:

- Phần 1: Tiêu đề và người nhận.

- Phần 2:

+ Thời gian, địa điểm, chủ đề thảo luận.

+ Thành phần tham gia thảo luận.

+ Kết quả thảo luận.

- Phần 3: Người viết (chữ kí, họ và tên).

Bình luận (0)
NT
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
ND
7 tháng 10 2023 lúc 3:57

a, Báo cáo trên là của chi đội 4A gửi cho Cô giáo Chủ nhiệm lớp 4A Trường tiểu học Nguyễn Du.

b, Nội dung báo cáo là báo cáo kết quả thảo luận của Chi đội 4A về nội dung phấn đấu để trở thành chi đội vững mạnh trong tháng 4

c, Để viết báo cáo trên, cần thu thập thông tin về kỉ luật, về học tập, về lao động và về các hoạt động khác của cả lớp.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
ML
Xem chi tiết
ND
10 tháng 8 2023 lúc 22:29

Tham khảo:

Dù Đắk Lắk đã bước vào mùa mưa nhưng năm này trời vẫn chưa đổ mưa. Tại huyện Cư M’gar, hàng nghìn hécta hoa màu của người dân có nguy cơ chết trắng vì thiếu nước tưới. Gia đình anh Y Kốp K’Bua (46 tuổi, trú xã Ea Kuế, huyện Cư M’gar) mấy ngày đầu tháng 6 quay quắt tìm nguồn nước tưới cho 8 sào càphê đang độ ra trái. Anh Y Kốp K’Bua cho biết, vì khô hạn nên một ngày anh phải chia ra 3 lần tưới nước. Dù vậy nhưng cũng chẳng thể cứu vãn tình hình.

“Không có nước nên nhiều sào càphê đang trong độ ra trái chết héo. Nghĩ cũng tiếc nhưng tôi đành chặt bỏ để chuyển sang trồng các cây ngắn ngày” - anh Y Kốp K’Bua nói.

Bên cạnh chuyện thiếu nước tưới cây trồng, nông dân Đắk Lắk mấy ngày tháng 6 phải đỏ mắt tìm nguồn nước sinh hoạt. Như tại xã Ea Nuôi, huyện Buôn Đôn, người dân địa phương cho biết từ tháng 2 đến nay, trời không có giọt mưa khiến nguồn nước sinh hoạt của người dân cạn kiệt. 

Gia đình anh Y Zol Êban (38 tuổi, trú buôn Niêng 1, xã Ea Nuôi) nhiều ngày nay có thuê một nhóm thợ về đào giếng. Theo anh Y Zol Êban, phần lớn nguồn nước từ suối, hồ trên địa bàn đã bị khô cạn từ hai tháng trước. “Để có nguồn nước phục vụ trong sinh hoạt của gia đình, hằng ngày chúng tôi phải dùng máy cày chở theo thùng, can nhựa để đi xin nước. 

Chịu không nổi tình cảnh thiếu nước, gia đình tôi đành dồn toàn bộ tiền bạc trong nhà để đào giếng” - anh Y Zol Êban tâm sự.

Theo thống kê chưa đầy đủ của Sở NNPTNT Đắk Lắk, tính đến giữa tháng 5 vừa qua, toàn tỉnh có hơn 12.000ha cây trồng bị hạn; trong đó, khoảng 6.000ha cây công nghiệp dài ngày, hơn 5.000 hécta cây ngắn ngày bị ảnh hưởng giảm năng suất, có diện tích mất trắng; gần 3.000 hộ thiếu nước sinh hoạt, ước tính thiệt do hạn hán gây ra trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tới thời điểm này hơn 180 tỉ đồng.

Số liệu của ngành Nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk cho biết, hiện nguồn nước các sông suối và nước ngầm so với trung bình cùng kỳ nhiều năm trước đang duy trì mức thấp hơn; lượng dòng chảy mặt thiếu hụt khoảng 50-70% so với trung bình nhiều năm. Nhiều suối nhỏ trên địa bàn tỉnh bị cạn kiệt; mực nước ngầm các tháng đầu năm 2020 phổ biến thấp hơn so với cùng kỳ năm 2019, cục bộ một số vùng giảm rất sâu.

Bình luận (0)
ML
Xem chi tiết
ND
10 tháng 8 2023 lúc 18:13

Tham khảo
Bài thuyết trình kết hợp với đoạn phim ngắn hoặc ảnh chụp

Tập san, áp phích

Bài báo cáo.

Bình luận (0)
QL
Xem chi tiết
HM
21 tháng 11 2023 lúc 21:45

Chèo ra đời và phát triển từ nghệ thuật diễn xƣớng dân gian, bắt nguồn từ trò nhại cách nay khoảng 1.000 năm, là sản phẩm của người nông dân, phục vụ nhu cầu giải trí của người nông dân trong các dịp lễ tết, đình đám, khao vọng. 1.000 năm qua, nghệ thuật chèo đã trải qua nhiều bước thăng trầm. Dưới tác động của văn hóa phƣơng Tây, khi nền văn học dân tộc trong trạng thái chuyển đổi hệ hình từ phạm trù “trung đại” sang phạm trù “hiện đại”, từ phạm trù “dân tộc” sang phạm trù thế giới”, tất cả các loại hình văn học - nghệ thuật đều đồng loạt cách tân (đổi mới). Chèo đi từ quê ra phố thị, đánh dấu sự trở lại và tìm chỗ đứng trong lòng công chúng thành phố. Do nhu cầu thưởng thức của tầng lớp thị dân đương thời, để bắt kịp xu hướng đổi mới của các loại hình văn học - nghệ thuật khác, từ rất sớm, chèo cổ đã trải qua hai cuộc cách mạng, cách tân trở thành chèo văn minh (1906) rồi chèo cải lương (1924). Sự đổi mới về phương pháp sáng tác kịch bản chèo đã tạo nên một dấu mốc quan trọng, một bước ngoặt lịch sử. 

Trong văn học, thể loại kịch trong đó có kịch hát, cụ thể là tuồng, chèo là lĩnh vực liên ngành, vừa thuộc sân khấu, vừa thuộc văn học. Kịch bao gồm văn bản, đồng thời còn thuộc nghệ thuật trình diễn. Như vậy, một mặt vừa phải xem kịch như một thể loại văn học bên cạnh các thể loại khác, mặt khác phải kết hợp khảo sát với thực tế biểu diễn trên sân khấu. Chèo là sân khấu kể chuyện (tự sự) bằng trò nên là hình thức sân khấu diễn kể, diễn để kể, kể để diễn. Câu chuyện được diễn kể trên chiếu chèo được gọi là “tích trò” hay tích diễn. Tích truyện chính là nội dung chính của vở diễn. Là sân khấu kể chuyện nên chèo, tuồng truyền thống coi vở kịch như một câu chuyện đã xảy ra và được diễn lại trên sân khấu. Vì vậy, tích diễn trên sân khấu đóng vai trò quan trọng, có quá trình phát sinh, phát triển và kết thúc theo trình tự thời gian, không gian. Thời gian của sân khấu chèo là thời gian một chiều. Không gian của sân khấu chèo được giữ nguyên như trong tích truyện, phụ thuộc vào trình tự của thời gian và quá trình hành động theo thời gian của nhân vật. “Cốt truyện” (tình tiết của bản kịch) theo Lại Nguyên Ân còn được gọi là đối tượng, sự việc, đề tài - để gọi tên các câu chuyện, các sự kiện được miêu tả trong đó. Cốt truyện có chức năng quan trọng là bộc lộ các mâu thuẫn của đời sống, tức là thể hiện xung đột. Có các loại cốt truyện như cốt truyện biên niên, cốt truyện đồng tâm (hoặc cốt truyện ly tâm, cốt truyện hướng tâm), cốt truyện đơn tuyến và cốt truyện đa tuyến. Cốt truyện được xây dựng bằng nhiều biện pháp kết cấu khác nhau.

Cốt truyện trong kịch bản chèo truyền thống là cốt truyện đơn tuyến. Toàn bộ cốt truyện tức câu chuyện kể được dựng trên một trục, xoay quanh cuộc đời nhân vật chính. Như vở Trương Viên, nhân vật chính của vở là Thị Phương. Cả cốt truyện chỉ xoay quanh cuộc đời của Thị Phương, bắt đầu từ mảnh trò Trương Viên hỏi vợ. Sau đó, Trương Viên từ biệt Thị Phương tham gia chiến trận. Thị Phương và mẹ chồng loạn lạc đi tìm chồng, bị lọt vào hang quỷ. Thị Phương phải cắt thịt cánh tay nuôi mẹ chồng, khoét mắt để làm thuốc cho mẹ chồng, được quỷ tha chết vì lòng hiếu với mẹ chồng. Sau đó, trong cảnh mù lòa, Thị Phương hát ở chợ, được quan Thừa tướng Trương Viên mời vào hát, cả nhà hội ngộ đoàn viên.

Cốt truyện trong kịch bản chèo cổ tuy chứa xung đột nhƣng ý tƣởng của kịch không nhất thiết bộc lộ từ sự va đập trực tiếp của xung đột, nhƣ dạng kịch luận đề mà nằm ở toàn bộ diễn tiến của cốt truyện. Nhưng cũng có thể mâu thuẫn và xung đột chỉ xảy ra trong những sự kiện riêng biệt của cốt truyện mà sự kiện sau không nhất thiết phải có quan hệ nhân quả với sự kiện trước. Mâu thuẫn xung đột nảy sinh và được giải quyết ngay trong từng sự kiện”. [1, tr.148]. Khảo sát vở Quan Âm Thị Kính, ngoài lớp giáo đầu, còn có các lớp trò: Thiện Sĩ hỏi vợ; Mãng ông gả Thị Kính cho Thiện Sĩ; sự biến thứ nhất: Thị Kính định cắt râu chồng nên bị đổ oan giết chồng (nỗi oan thứ nhất); Thị Kính đi tu ở chùa Vân; Thị Mầu lên chùa; Nô và Màu, Việc làng; sự biến thứ hai: Thị Kính bị Thị Mầu vu oan là “tác giả” cái thai cô đang mang (nỗi oan thứ hai), Thị Mầu “trả” con cho Tiểu Kính; Tiểu Kính nuôi con Thị Mầu; Thị Kính chết, nỗi oan giải tỏ, Phật tổ ban sắc,

Tiểu Kính thành Phật. Cuối cùng là lớp Chạy đàn. Ta thấy, cốt truyện của vở Quan Âm Thị Kính có nhiều xung đột. Tuy nhiên,câu chuyện trải dài cả các lớp trò kể trên để toát nên sự Nhẫn của Thị Kính, chứ không phải hai xung đột (cắt râu chồng, bị Thị Màu vu oan) kể trên tạo nên sự thắt nút, cao trào để bộc lộ ý nghĩa của cốt truyện.

Với sân khấu chèo cổ, vị trí quan trọng của vở dành cho nghệ thuật biểu diễn ngẫu hứng của người diễn viên. Còn kịch bản chỉ là một yếu tố của trò diễn, gọi là thân trò thôi. Ứớc lệ đảm bảo cho người xem vẫn có thể hiểu được đầy đủ những gì nội dung vở chèo biểu diễn, dù đã có sự lược bỏ khá nhiều chi tiết, ước lệ giúp người xem phát huy trí tưởng tượng của mình. Vì vậy, những tình tiết trong cốt truyện được lựa chọn kỹ càng, những tình tiết nào quan trọng thể hiện được tư tưởng, chủ đề của vở diễn mới đƣợc đƣa lên sân khấu.

Phương thức lưu truyền của kịch bản chèo là truyền miệng. Sự tồn tại của chèo chính là trong trí nhớ của những nghệ nhân, nông dân vì vậy tạo ra các dị bản. Các vở chèo cổ có kịch bản không trùng khít nhưng vẫn thống nhất về cốt truyện (tích truyện). Tính ứng diễn đáp ứng nhu cầu người xem nên một vở chèo diễn ở những làng khác nhau, trong những đêm diễn khác nhau không giống nhau. Vì vậy, cốt truyện có tính không cố định với kết cấu mở. Sự thêm nội dung vào làm cho những vở chèo quen thuộc trở nên hấp dẫn. Tính ứng diễn là cơ sở quan trọng để đánh giá tài năng, sự thành công, nét đặc sắc của một gánh chèo. Chèo cổ là hình thức kể chuyện bằng sân khấu, lấy sân khấu và diễn viên làm phương tiện giao lưu với công chúng. Trình tự phát triển của các cốt truyện đều đƣợc diễn ra theo lối kể chuyện, lướt nhanh ở những đoạn không cần thiết, nhấn sâu vào những mảng xung đột lớn nơi có điều kiện phát huy tiềm năng ca hát, âm nhạc, vũ đạo, diễn xuất gây ấn tượng mạnh mẽ. Trong những lớp đặc tả trọng tâm này, các nhân vật chính thường được đặt vào những tình huống điển hình với những hành động đã vượt lên ranh giới tả thực, được kỳ lạ hoá, mỹ lệ hoá chứa đựng được dung lượng lớn lao điều tác giả muốn nói.

Lịch sử Việt Nam đến nay đã trải qua 3 lần giao lưu văn hóa. Cuộc giao lưu lần hai từ nửa sau thế kỷ XIX đến năm 1945 chủ yếu là ảnh hưởng của văn hóa phương Tây. Cuộc tiếp biến văn hóa này thực sự là một cuộc cách mạng, làm văn học - nghệ thuật Việt Nam chuyển mình từ văn học dân gian thành văn chƣơng bác học (văn học viết), đi từ nền văn học trung đại (phong kiến) sang văn học hiện đại. Chèo chỉ nằm ở không gian văn hóa Bắc bộ, nơi đã tồn tại tứ chiếng chèo xưa. Không gian văn hóa của chèo hàng nghìn năm qua vẫn không thay đổi. Do đó, chèo là loại hình nghệ thuật khó biến đổi, dù không còn thời hưng thịnh như xưa nhưng chèo đã trở thành di sản văn hóa phi vật thể mà bất kì người Việt Nam nào cũng biết tới.

Bình luận (0)
AN
Xem chi tiết
ML
Xem chi tiết
ND
10 tháng 8 2023 lúc 12:50

 

Tham khảo
loading...
 

Bình luận (0)