Những câu hỏi liên quan
NT
Xem chi tiết
H24
23 tháng 4 2018 lúc 12:46

Vào mồng năm tháng giêng hàng năm, hội Gò Đống Đa bắt đầu diễn ra. Hội tổ chức tại Gò Đống Đa. Mọi người đi xem rất đông, ai cũng muốn xem tượng đài Quang Trung. Hội bắt đầu bằng hoạt động tưởng nhớ tới anh hùng áo vải Quang Trung Nguyễn Huệ. Hội có những trò chơi như: chơi cờ, đánh đu, trọi gà, …
Khi hội kết thúc, em vẫn thấy nuối tiếc và nhớ tới vị anh hùng áo vải Nguyễn Huệ. Em sẽ học thật giỏi để phục vụ đất nước.

 

Bình luận (0)
LL
23 tháng 4 2018 lúc 12:55

Tết là một trong những lễ hội cổ truyền của người dân Việt Nam. Tết thường bắt đầu từ ngày mùng 1 đến mùng 3 tháng giêng âm lịch. Có rất nhiều món ăn đặc biệt được chế biến để chuẩn bị cho mâm cơm tết như: bánh chưng, chả giò, xôi và mứt. Đồ ăn được xem như phản ánh phong tục và tập quán cũng như cách sống của người VN. Ngoài ra, bữa ăn cũng có những món ngon khác như cá, rau củ như để bày tỏ hy vọng về một năm mới thành công và thịnh vượng. Về tâp quán, trẻ con nhận bao lì xì từ ngừoi lớn, chúc tết nhà họ hàng và đi lễ chùa là những hoạt động phổ biến. Tiền lì xì được cho là đem lại hy vọng và sức khoẻ cho trẻ con. Chùa là biểu tượng của sự yên bình, bởi thế mọi người tới đây và cầu nguyện cho năm mới thành công. Theo truyền thống, mỗi nhà được trang trí với cây hoa đào ở miền bắc và cây hoa mai ở miền nam. Ngoài ra, nhà và đường luôn sạch sẽ, và đẹp đẽ bởi vì tất cả đều sẵn sang cho một năm mới. mọi người có không gian ấm cúng và khảong thời gian vui vẻ với các thành viên trong gia đình. Đây là thời điểm để mọi người sống ở mọi miền đất nước sum họp và dành thời gian cho nhau. Tết là cơ hội để mọi người quay trở về nhà sau những áp lực và căng thẳng từ môi trường học tập và làm việc. Tết không chỉ là một ngày lễ thong thường, nó là văn hoá à lối sống của người Việt bởi vì ý nghĩa sâu xa của nó rất thiêng liêng và quan trọng. Nhìn chung, tết không chỉ mang đến niềm vui mà còn là ngày lễ lâu đời vì nó giúp con người trưởng thành qua những trải nghiệm.

Tk mk nha!

Bình luận (0)
NQ
12 tháng 5 2022 lúc 9:50

Tết là một trong những lễ hội cổ truyền của người dân Việt Nam. Tết thường bắt đầu từ ngày mùng 1 đến mùng 3 tháng giêng âm lịch. Có rất nhiều món ăn đặc biệt được chế biến để chuẩn bị cho mâm cơm tết như: bánh chưng, chả giò, xôi và mứt. Đồ ăn được xem như phản ánh phong tục và tập quán cũng như cách sống của người VN. Ngoài ra, bữa ăn cũng có những món ngon khác như cá, rau củ như để bày tỏ hy vọng về một năm mới thành công và thịnh vượng. Về tâp quán, trẻ con nhận bao lì xì từ ngừoi lớn, chúc tết nhà họ hàng và đi lễ chùa là những hoạt động phổ biến. Tiền lì xì được cho là đem lại hy vọng và sức khoẻ cho trẻ con. Chùa là biểu tượng của sự yên bình, bởi thế mọi người tới đây và cầu nguyện cho năm mới thành công. Theo truyền thống, mỗi nhà được trang trí với cây hoa đào ở miền bắc và cây hoa mai ở miền nam. Ngoài ra, nhà và đường luôn sạch sẽ, và đẹp đẽ bởi vì tất cả đều sẵn sang cho một năm mới. mọi người có không gian ấm cúng và khảong thời gian vui vẻ với các thành viên trong gia đình. Đây là thời điểm để mọi người sống ở mọi miền đất nước sum họp và dành thời gian cho nhau. Tết là cơ hội để mọi người quay trở về nhà sau những áp lực và căng thẳng từ môi trường học tập và làm việc. Tết không chỉ là một ngày lễ thong thường, nó là văn hoá à lối sống của người Việt bởi vì ý nghĩa sâu xa của nó rất thiêng liêng và quan trọng. Nhìn chung, tết không chỉ mang đến niềm vui mà còn là ngày lễ lâu đời vì nó giúp con người trưởng thành qua những trải nghiệmm

Bình luận (0)
BH
Xem chi tiết
ON
4 tháng 3 2019 lúc 20:37

Hằng năm, cứ đến mùa xuân, quê em lại tưng bừng mở hội đua thuyền trên sông Hồng. Sáng hôm ấy, hai bên bờ sông suốt đường đua dài 1000m, kẻ khua trống, người thổi kèn tàu, đông vui và náo nhiệt. Đường đua bắt đầu ở một khúc đầu làng em. Dưới sông năm con thuyền đua đã xếp thành hàng ngang ở vạch xuất phát. Trên thuyền, các tay đua là những thanh niên khoẻ mạnh ngồi thành hàng, tay lăm lăm mái chèo. Mỗi đội có một màu áo khác nhau. Đến giờ xuất phát, kèn trống nôi lên thì các chiếc thuyền lao nhanh vun vút về đích. Hai bên bờ sông tiếng hò reo, cổ vũ của người xem làm náo động cả một khúc sông. Đội làng em đã về đích trước tiên. Cuối hội là phần trao giải thưởng, ai cũng có mặt đông đủ để chúc mừng các tay đua.

Hội đua thuyền là nét văn hoá truyền thống của quê hương em. Em sẽ học giỏi, tập thể thao cho cơ thể mạnh để được tham gia hội đua thuyền.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết

Tham khảo

Sắp tới trường em sẽ có ngày hội ẩm thực cho cả trường. Mới vào em đã thấy một không gian tuyệt đẹp . Nào là bong bóng đủ các sắc màu thật sặc sỡ , nào là những chiếc rổ rơm được treo lên tường nhìn rất vui mắt. Những bạn học sinh mặc đò rất nhiều màu. Hồng , tím , vàng đầy đủ. Đi một dãy hàng đồ ăn thật thơm ngon. Xong buổi ăn là đến tiết mục múa hát rất vui nhộn. Sau buổi hội vui vẻ , các bạn đã hết năng lượng và giờ vui đã kết thúc.

Bình luận (1)
PP
8 tháng 5 2022 lúc 9:34

Đấu vật vốn là một trò vui rất phổ biến trong các lễ hội đầu xuân ở quê tôi. Sân đấu vật thường là những bãi đất rộng, bằng phẳng, có thể là sân đình làng, trên đó người ta trải một tấm bạt lớn có vẽ hai vòng tròn đồng tâm, một to một nhỏ để làm ranh giới thi đấu. Người tham gia đấu vật thường là những người đàn ông trai tráng to lớn, có sức vóc đến từ các làng xã, khác nhau. Vào ngày diễn ra hội thi cả làng đông vui lắm, già trẻ lớn bé, ai cũng gác lại hết công việc dắt nhau ra đình làng xem vật, quây kín cả sân đấu. Các đô vật cởi trần, chỉ mặc mỗi một chiếc quần đùi ngắn, có màu sắc khác nhau để phân biệt. Khi trọng tài ra hiệu bắt đầu trận vật, hai đô vật cơ bắp lực lưỡng lập tức lao vào, ra sức vật ngã đối phương trong tiếng hò hét cổ vũ của người xem. Trên sân lúc này, hai đô vật không ai nhường ai, người nào người nấy, hàm nghiến chặt, mồ hôi đổ như suối, tay nắm lấy thắt lưng đối phương giằng co trên sân. Sau mười lăm phút thi đấu, cuối cùng cũng nghe thấy tiếng còi của trọng tài, một đô vật đã xuất sắc quật ngã đối phương để tiến vào vòng tiếp theo. Người đi xem hét vang trời, không khí rộn ràng với tiếng trống, tiếng vỗ tay, tiếng huýt sáo, ôi, vui thật là vui. Em hy vọng rằng, vào những mùa xuân sau nữa hội thi đấu vật vẫn sẽ tiếp tục được tổ chức, đây vừa là món ăn tinh thần hấp dẫn để chào xuân đồng thời cũng thể hiện được tinh thần thượng võ của dân tộc ta.

Thế nhé!

Bình luận (0)
NN
28 tháng 11 2022 lúc 20:42

Bing Chilling ? ("'• _ •)

Bình luận (0)
DT
Xem chi tiết
PC
21 tháng 7 2021 lúc 10:33

Tham khảo ạ !!

Vào mồng năm tháng giêng hàng năm, hội Gò Đống Đa bắt đầu diễn ra. Hội tổ chức tại Gò Đống Đa. Mọi người đi xem rất đông, ai cũng muốn xem tượng đài Quang Trung. Hội bắt đầu bằng hoạt động tưởng nhớ tới anh hùng áo vải Quang Trung Nguyễn Huệ. Hội có những trò chơi như: chơi cờ, đánh đu, chọi gà… Khi hội kết thúc, em vẫn thấy nuối tiếc và nhớ tới vị anh hùng áo vải Nguyễn Huệ. Em sẽ học thật giỏi để phục vụ đất nước. Hội Gò Đống Đa đã để lại ấn tượng thật sâu sắc cho em

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NT
Xem chi tiết
H24
4 tháng 10 2021 lúc 14:07

tham khảo:

Một ngày xuân. Tôi bước đi trên quê hương mình. Quê tôi đẹp quá ! Những tia nắng bao trùm lên cảnh vật. Ôi ! Thật đẹp ! Những chồi non nhú lên dần dần. Lá ơi ! Nhú lên nhanh để quê hương em tràn ngập trong màu xanh nhé ! Mùa xuân trên quê hương tôi thật đẹp...

Bình luận (0)
H24
4 tháng 10 2021 lúc 14:10

Tham khảo:

Vào những ngày đầu mùa xuân, làng em lại náo nức tổ chức ngày hội xuân với những hoạt động vui chơi hấp dẫn. Trong đó, được nhiều người mong chờ nhất chính là ngày thứ ba của hội xuân: ngày hội đấu vật.

 

Ngày hội đấu vật chính là ngày mà các đấu sĩ đấu vật tham gia thi đấu, tìm ra người mạnh nhất. Để chuẩn bị cho ngày hội này, các tuyển thủ đã ra sức tập luyện chăm chỉ suốt cả năm. Danh sách và thứ tự thi đấu đã được chọn lựa và sắp xếp một cách công bằng thông qua việc bốc thăm từ cả tháng trước đó. Tuy chỉ là hội thi của làng, nhưng không phải ai muốn thi cũng được đâu nhé. Ban giám khảo sẽ thống nhất những tiêu chí về hình thể, kĩ năng và cả lịch sử thi đấu để chọn những người đủ khả năng vào thi ở ngày hội.

 

Vào ngày hội, người dân kéo nhau đến xem đông lắm, thậm chí có cả những người xứ khác nữa. Họ tụ tập quanh sân đấu, say mê ngắm nhìn và cổ vũ nhiệt tình. Thậm chí có người sau hôm đó, về nhà bị khàn cả giọng. Trên sân đấu có nền cát, từng cặp đấu sĩ bắt đầu lên sân. Họ để mình trần, đóng khố - trang phục dân dã của người Việt xưa. Sau tiếng trống ra hiệu của trọng tài, họ lao vào nhau, cầm vai, cầm chân, ra sức vật ngã đối phương. Tất cả sức mạnh, kĩ xảo đều được đem ra sử dụng. Chẳng mấy chốc mà ai cũng vã mồ hôi, ánh lên dưới nắng xuân phơi phới. Cuối cùng, sẽ có người thắng kẻ thua, nhưng dù là ai cũng có một nụ cười hạnh phúc trên môi. Bởi họ đến tham gia hội thi là để giao lưu, làm quen với người cùng chí hướng, chứ không phải chỉ vì phần thưởng.

 

Với em, ngày hội đấu vật là lễ hội mà em yêu thích nhất. Bởi nó đã truyền cho em những nhiệt huyết tươi mới, giúp em có thêm động lực để rèn luyện bản thân.

 

 

Bình luận (1)
DN
Xem chi tiết
ND
3 tháng 12 2019 lúc 11:17

● HS viết được 1 đoạn văn theo yêu cầu của đê bài. Câu văn dùng từ đúng, không sai ngữ

● pháp, chữ viết rõ ràng sạch sẽ được 5 điểm.

● Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm (4,5; 4,0; 3,5; 3,0; 2,5; 2,0; 1,5; 1,0; 0,5)

● HS viết sai chính tả từ 6 lỗi trở lên trừ toàn bài 0,5 điểm.

● Chữ viết không đúng quy định trừ 0,5 điểm

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
30 tháng 12 2017 lúc 8:55

- Bài tham khảo

   Quê em thường tổ chức lễ hội vào mùa xuân. Mọi người về dự rất đông. Mở đầu là điệu múa “hoa sen” của trường Trung học Tân Sơn. Tiếp theo là những tiết mục ném còn, thi ẩm thực, kéo co, thi hát đối đáp, thi người đẹp vùng cao và thi cắm trại. Tiết mục em thích nhất là “Thi người đẹp các dân tộc vùng cao”. Các cô gái xinh đẹp mặc những bộ quần áo đủ sắc màu của dân tộc mình. Người Dao mặc quần áo thổ cẩm, người Nùng mặc áo nhuộm chàm, trên đầu quấn khăn. Kết thúc lễ hội là một màn thả đèn trời rất đẹp. Em rất vui khi được tham gia lễ hội này.

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
26 tháng 8 2019 lúc 13:50

Câu 2:

- Bài tham khảo

   Quê em thường tổ chức lễ hội vào mùa xuân. Mọi người về dự rất đông. Mở đầu là điệu múa “hoa sen” của trường Trung học Tân Sơn. Tiếp theo là những tiết mục ném còn, thi ẩm thực, kéo co, thi hát đối đáp, thi người đẹp vùng cao và thi cắm trại. Tiết mục em thích nhất là “Thi người đẹp các dân tộc vùng cao”. Các cô gái xinh đẹp mặc những bộ quần áo đủ sắc màu của dân tộc mình. Người Dao mặc quần áo thổ cẩm, người Nùng mặc áo nhuộm chàm, trên đầu quấn khăn. Kết thúc lễ hội là một màn thả đèn trời rất đẹp. Em rất vui khi được tham gia lễ hội này.

Bình luận (0)
DD
Xem chi tiết
HT
24 tháng 3 2022 lúc 10:48

Ngày đó, bà con mải làm ăn, chả quan tâm gì tới chính sự. Giặc Ân xâm chiếm đất nước, cũng chẳng ai quan tâm và đủ sức giúp nước. Có một bà mẹ trên đường đi giẫm phải 1 vết chân, về nhà có bầu, sanh 1 em bé. Em bé 3 năm không biết nói cười. Nhưng khi bé nghe có giặc thì đứng dạy, vươn vai, tập thể dục dưỡng sinh, rồi leo lên xe tăng (ngựa sắt) đánh giặc. Trên đường đi, buồn buồn nhổ bụi tre đánh giặc tới tấp. Gióng thắng trận trở về, chả kịp chào hỏi mẹ ra sao, vội vã bay mất. Hết chuyện Thánh Gióng.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa