Những câu hỏi liên quan
BB
Xem chi tiết
H24
7 tháng 7 2018 lúc 17:46

Tả luỹ tre làng

Cây đa, bến nước, sân đình, luỹ tre xanh…vốn là những hình ảnh quen thuộc gợi thương, gợi nhớ trong lòng mỗi người dân quê em. Luỹ tre xanh đầu làng đã để lại trong kí ức tuổi thơ em bao ấn tượng khó phai mờ. Luỹ tre ấy cũng là biểu tượng đẹp đẽ trong lòng mỗi người dân quê em.
Đâu đâu trên khắp đất nước Việt Nam yêu dấu cũng có mặt của họ hàng nhà tre nhưng thân thuộc nhất vẫn là luỹ tre đầu làng em. Từ xa nhìn lại luỹ tre như một bức tường thành xanh biếc bao bọc làng quê. Tre có nhiều loại nhưng tất cả đều chung một mầm non măng mọc thẳng. Họ hàng nhà tre có một sức sống dẻo dai, mãnh liệt. Em nghe bà kể lại rằng từ khi có ngôi làng này, thì đã có luỹ tre rồi. Thân tre tròn lẳn, bóng mịn, xanh nhũn nhặn, chia thành nhiều đốt như gióng mía. Mỗi đầu mặt tre lại mọc thêm một cái mắt. Cành tre có nhiều gai nhất là cành ở sát mặt đất. Càng lên cao tre càng toả ra nhiều cành. Lá tre thon nhỏ, dài hơn ngón tay người lớn, mềm mại, mỏng manh đung đưa rì rào trong gió.
Vào mỗi buổi sớm mai, khi ông mặt trời vừa bừng sáng, Luỹ tre dầu làng cong gọng vó kéo ông mặt trời nhô lên. Rồi nắmg vàng dìu dịu lan toả khắp không gian luỹ tre đẹp hơn bao giờ hết. Họ hàng nhà tre đùm bọc che chở, cây nọ nương tựa vào cây kia bất chấp nắng mưa, dông bão lúc nào luỹ tre cũng xanh mượt một màu xanh quê hương.
Những ngày mưa rào rả rích luỹ tre được dội rửa, tắm gội. Lúc này hàng tre lại tần ngần gỡ mái tóc dài óng ả sau bao ngày cần cù vất vả, nước mưa giúp tre chải mái tóc xanh mượt ấy. Sau trận mưa rào tre luỹ làng như thay áo mới, bừng lên sức sống mới, tươi trẻ.
Nhớ câu chuyện cổ ngày xưa khi nước Việt còn sơ khai tre cùng người anh hùng làng Gióng đánh giặc cứu quê hương. Không hiểu sao lòng em thấy tự hào quá đỗi. Đứng dưới bóng tre xanh vào những ngày chớm hè mới thấy hết vẻ đẹp của quê hương mình. là lúc luỹ tre làng thay lá. Mùa lá mới oà nở, thứ màu xanh lục nắng sớm chiếu vào trong như ngọc, đẹp như loại cây cảnh quần thể, báo hiệu một mùa hè sôi động. Những ngày hè trời nắng chang chang luỹ tre làng gọi gió từ bốn phương trời về đây, tre dang tay rợp bóng mát che nắng cho dân làng sau những giờ lao động vất vả, mệt nhọc. Bon trẻ chúng em lại chơi trò kéo co, ô ăn quan… Tiếng cười đùa ríu rít vang khắp xóm. Nhưng thú vị hơn cả là ngồi dưới gốc tre làm những con thuyền nhỏ xinh xinh thả xuống dòng sông chở bao ước mơ không tuổi.
Luỹ tre xanh vốn là biểu tượng đẹp của dân tộc Việt Nam. Tre gắn bó với dân tộc Việt, con người Việt. Mai sau dẫu cho tất cả đổi thay nhưng hình ảnh cây tre Việt Nam chung thuỷ, dẻo dai, vững chắc, ngay thẳng vẫn mãi mãi là hình tượng đẹp nhất trong tâm hồn mỗi người dân đất Việt.

Bình luận (0)
VD
7 tháng 7 2018 lúc 17:40

      Cây đa, bến nước, sân đình, luỹ tre xanh…vốn là những hình ảnhquen thuộc gợi thương, gợi nhớ trong lòng mỗi người dân quê em. Luỹ tre xanh đầu làng đã để lại trong kí ức tuổi thơ em bao ấn tượng khó phaimờ. Luỹ tre ấy cũng là biểu tượng đẹp đẽ trong lòng mỗi người dân quêem.Đâu đâu trên khắp đất nước Việt Nam yêu dấu cũng có mặt của họhàng nhà tre nhưng thân thuộc nhất vẫn là luỹ tre đầu làng em. Từ xa nhìn lại luỹ tre như một bức tường thành xanh biếc bao bọc làng quê.Tre có nhiều loại nhưng tất cả đều chung một mầm non măng mọcthẳng. Họ hàng nhà tre có một sức sống dẻo dai, mãnh liệt. Em nghe bà kể lại rằng từ khi có ngôi làng này, thì đã có luỹ tre rồi. Thân tre tròn lẳn, bóng mịn, xanh nhũn nhặn, chia thành nhiều đốt như gióng mía.Mỗi đầu mặt tre lại mọc thêm một cái mắt. Cành tre có nhiều gai nhất làcành ở sát mặt đất. Càng lên cao tre càng toả ra nhiều cành. Lá tre thon nhỏ, dài hơn ngón tay người lớn, mềm mại, mỏng manh đung đưa rì ràotrong gió.Vào mỗi buổi sớm mai, khi ông mặt trời vừa bừng sáng, Luỹ tre dầu làng cong gọng vó kéo ông mặt trời nhô lên. Rồi nắmg vàng dìu dịu lan toả khắp không gian luỹ tre đẹp hơn bao giờ hết. Họ hàng nhà tre đùm bọc che chở, cây nọ nương tựa vào cây kia bất chấp nắng mưa,dông bão lúc nào luỹ tre cũng xanh mượt một màu xanh quê hương. Những ngày mưa rào rả rích luỹ tre được dội rửa, tắm gội. Lúc nàyhàng tre lại tần ngần gỡ mái tóc dài óng ả sau bao ngày cần cù vất vả,nước mưa giúp tre chải mái tóc xanh mượt ấy. Sau trận mưa rào tre luỹlàng như thay áo mới, bừng lên sức sống mới, tươi trẻ.Nhớ câu chuyện cổ ngày xưa khi nước Việt còn sơ khai tre cùngngười anh hùng làng Gióng đánh giặc cứu quê hương. Không hiểu saolòng em thấy tự hào quá đỗi. Đứng dưới bóng tre xanh vào những ngàychớm hè mới thấy hết vẻ đẹp của quê hương mình. Ấy là lúc luỹ tre làngthay lá. Mùa lá mới oà nở, thứ màu xanh lục nắng sớm chiếu vào trongnhư ngọc, đẹp như loại cây cảnh quần thể, báo hiệu một mùa hè sôiđộng. Những ngày hè trời nắng chang chang luỹ tre làng gọi gió từ bốnphương trời về đây, tre dang tay rợp bóng mát che nắng cho dân làng saunhững giờ lao động vất vả, mệt nhọc. Bon trẻ chúng em lại chơi trò kéoco, ô ăn quan… Tiếng cười đùa ríu rít vang khắp xóm. Nhưng thú vị hơncả là ngồi dưới gốc tre làm những con thuyền nhỏ xinh xinh thả xuốngdòng sông chở bao ước mơ không tuổi.Luỹ tre xanh vốn là biểu tượng đẹp của dân tộc Việt Nam. Tre gắnbó với dân tộc Việt, con người Việt. Mai sau dẫu cho tất cả đổi thaynhưng hình ảnh cây tre Việt Nam chung thuỷ, dẻo dai, vững chắc, ngaythẳng vẫn mãi mãi là hình tượng đẹp nhất trong tâm hồn mỗi người dânđất Việt.

 

Bình luận (0)
H24
7 tháng 7 2018 lúc 17:43
Một trong những nét đặc trưng của làng quê Việt Nam là hình ảnh cây đa, giếng nước, sân đình. Đó là những hình ảnh tiêu biểu, thân thuộc ở mỗi làng quê Việt. Tuy nhiên, nói tới làng mà thiếu đi hình ảnh lũy tre đầu làng hoặc cuối xóm thì thật là thiếu xót cho mỗi ai đã từng sinh ra và lớn lên ở làng quê.
 

Lũy tre làng là danh giới hành chính của một xóm, một làng hoặc một thôn nằm trong địa bàn một xã, ở trong lũy tre làng ấy có khoảng vài trăm hộ hoặc nhiều hơn thì một hai nghìn hộ dân sinh sống ở đó. Ngoài lũy tre làng là cánh đồng canh tác lúa, ngô, khoai, sắn của người dân thôn quê.
 

Những hình ảnh quen thuộc ở làng quê vào mùa vụ, chúng ta thường thấy các bác nông dân ra đồng, trên vai thường vác cái cày, đi trước là con trâu. Những buổi trưa hè, trời nắng nóng, trên đường đi làm về, tới đầu làng, các bác nông dân thường buộc con trâu vào búi tre, cho nó trú nắng, còn các bác xúm lại, ngồi bệt trên tàu lá chuối vừa cắt trên cây, rồi làm vài điếu thuốc lào cho đã. Sau mỗi buổi làm việc đồng áng về, được ngồi nghỉ ngơi hóng mát dưới lũy tre làng trưa hè thì thật là thú vị. Các cụ ví: Trăm thằng hầu không bằng đầu ngọn gió. Gió đâu thổi về mà mát vậy, chỉ có ngồi ở lũy tre đầu làng mới mát đến như vậy!
 

Nhà tôi ở gần cánh đồng làng, chỉ cách một con đường nhỏ và lũy tre xanh của nhà tôi là ra tới đồng. Vì thế, tuổi thơ của tôi luôn được chứng kiến những hình ảnh ấy vào những ngày mùa ở quê tôi. Những ông thợ cày thủa nào vào nhà tôi uống nước, hút thuốc lào với ông nội tôi, đến giờ tôi vẫn nhớ. Mặc dù, tôi xa quê đã hơn hai mươi năm. Có những người còn sống, có những người đã khuất. Họ như vừa đi ra khỏi rìa làng như thể họ vừa vác cày ra đồng…
 

Lũy tre làng là nơi gắn bó với nhiều thế hệ tổ tiên của gia đình tôi, của người dân quê tôi. Ở nơi ấy gắn bó một phần kí ức tuổi thơ của tôi. Đời cụ nội tôi sống, bốn bề là lũy tre, tre bảo vệ làng, chống trộm cướp. Làng tôi giáp với làng Thanh Mai, thanh niên làng Thanh Mai ngày xưa có tiếng là ngổ ngáo, trộm cướp. Ông nội tôi kể lại: - Đêm đêm, chúng kéo đàn kéo lũ ra làng mình trộm cướp, cứ vào nhà ai có gì là chúng uy hiếp và lấy sạch đồ đạc, của cải, nhà tôi gần đầu làng, luôn phải hứng chịu những cảnh cướp trộm như vậy. Bởi thế, các cụ thường căn dặn các cô con gái trước khi quyết định lấy chồng rằng: - Lấy ruộng giữa đồng, lấy chồng giữa làng. Chắc là với thâm ý, tránh những chuyện như tôi vừa kể ở trên.
 

Sau này, để phát quang cho nhà, cha tôi cùng một người bạn đã dùng hai quả bộc phá để đánh sập những lũy tre quanh nhà như bức tường thành kiên cố bao bọc quanh nhà từ bao nhiêu đời nay. Dưới lũy tre quanh nhà tôi, còn lộ ra mấy chiếc hầm cá nhân được cụ nội tôi đào từ hồi chống Pháp, dùng để trú ẩn sau những lần giặc Pháp càn vào làng, rồi hầm còn là nơi trú ẩn của những cán bộ đảng viên đầu tiên của xã tôi hoạt động cách mạng vào những năm 40 của thế kỉ XX. Năm tôi lên mười một, mười hai tuổi, tôi còn chui xuống hầm chơi trò ú tìm cùng đám trẻ con trong xóm. Hầm được đào kiểu hang ếch, trên có lát ván tre, chỉ đủ một người ngồi. Cũng tại những chiếc hầm này, ông nội tôi kể lại: - Có một chiến sĩ cộng sản đã từng được cụ nội tôi nuôi ăn ở tại hầm để hoạt động cách mạng, rồi một ngày nọ, người chiến sĩ ấy bị giặc Pháp theo dõi và tìm được nơi trú ẩn, cơ sở bị bại lộ, người chiến sĩ kia bị chúng bắt và tra tấn dã man, đau đớn quá, không chịu nổi, ông đành chỉ nhà cụ nội tôi có hầm chứa Việt Minh, cụ nội tôi lập tức bị giặc Pháp bắt và trói vào cột nhà, chúng dùng súng ngắn bắn trượt qua tai cụ nội tôi nhằm uy hiếp tinh thần và chúng bắt khai ra các đồng chí đã từng trú ẩn ở đây, ông nội tôi bị chúng bắt trói quặt cánh khuỷu, rồi chúng giẫm lên bụng, đổ nước xà phòng vào mồm, nhưng cả cụ nội tôi và ông nội tôi vẫn không chịu khai cho chúng bất cứ một thông tin nào của tổ chức. Tra tấn dã man như vậy nhưng chúng không có được thông tin gì cả, chúng bắt giam ông nội tôi xuống nhà tù Sơn Tây. Chúng đánh đập ông nội tôi khiến mặt mày sưng húp, những vết thâm đen do máu đọng lại khắp trên cơ thể, nhưng ông tôi quyết một lòng không khai… Mãi cho đến năm 1964, Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Phạm Văn Đồng đã kí tặng gia đình cụ tôi tấm Huy chương Kháng chiến để ghi nhận gia đình có công với cuộc kháng chiến lâu dài của dân tộc… Ảnh cụ nội tôi bị cơn lũ năm 1971 cuốn trôi đi mất trong tập album gia đình. Nay tôi treo tấm huy chương ấy có ghi tên cụ nội tôi thay di ảnh ở trên bàn thờ gia tiên, bên dưới là di ảnh ông nội và bà nội tôi. Người dân quê tôi, gia đình tôi sống đầm ấm trong lũy tre làng bao bọc như vậy đó!

Thủa nhỏ, chúng tôi còn mang quang ghánh đi quét lá tre rụng về để đun nấu. Khi ấy, cha tôi là công chức, hàng tháng có tem phiếu mua chất đốt, than phân phối nhưng vẫn không đủ chất đốt dùng đun nấu cho gia đình, lúc nhàn rỗi, anh em chúng tôi thường đi quét lá tre quanh xóm, hoặc ra sân trường quét lá xà cừ về nấu…

Thế hệ cụ tôi, ông nội tôi đã từng sống trong lũy tre làng vì đất nước liên tục xảy ra chiến tranh do Pháp xâm lược. Đến thế hệ cha tôi cũng phải xa làng lên đường đi đánh Mỹ, đất nước hòa bình cha tôi chuyển sang công tác ở Tỉnh, sau này về huyện… Đến thế hệ anh em tôi lớn lên, được cha mẹ nuôi ăn học, mỗi đứa lập nghiệp mỗi nơi, chẳng đứa nào chịu về làng. Mẹ tôi bực mà nói: Lũ chúng bay là quân bỏ làng! Vâng, làng và lũy tre gắn bó với chúng tôi như vậy đó. Bao đời nay, lũy tre làng vẫn tồn tại như một biểu tượng của văn hóa làng, một thứ không thể thiếu trên mỗi làng quê nước Việt.

Khoảng hơn chục năm gần đây, tôi thường xuyên về thăm quê, nhưng hình ảnh lũy tre làng đang dần vắng bóng trên quê hương tôi. Vừa rồi, có dịp đưa cô bạn đi chụp ảnh cưới ở làng Việt cổ Đường Lâm, cô du học ở Pháp từ năm 2001, đến 2006 thì học xong, nay tìm được người bạn đời trăm năm, nhớ về làng quê Việt, nên chọn bối cảnh nông thôn, dân dã để chụp những bức hình kỉ niệm trong trang phục lễ cưới với người bạn đời quốc tịch Pháp, chàng sống ở thành phố Lyon. Cô muốn chụp một tấm hình bên lũy tre làng. Nhưng tìm quanh làng Việt cổ chẳng thấy có lũy tre nào, đất chật, người đông, trồng tre không còn hợp thời nữa, nên người ta chặt bỏ hết, để trồng thứ cây khác đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, và nét văn hóa thì đang mất dần theo thời gian. Còn cô bạn tôi, sau khi rời nước Việt sang Pháp sống với chồng mình, chắc sẽ rất nhớ hình ảnh lũy tre làng, nơi tuổi thơ của cô gắn bó một thời. Ôi! Hình ảnh lũy tre làng mai sau chắc chỉ còn tìm thấy trong những thước phim tư liệu, trong thơ ca, và trong các trang văn… mà thôi!
Bình luận (0)
HM
Xem chi tiết
VD
19 tháng 7 2018 lúc 12:44

Nếu ai đó muốn vẽ một bức tranh đẹp về làng quê Việt Nam, hẵn sẽ không quên vài nét chấm phá
cho một hàng tre, một khóm trúc.Thật vậy, có thể nói ” cây tre ” là biểu trưng cho làng quê Đất Việt,
từ Bắc chí Nam.
Kế Môn quê tôi cũng là một làng quê Việt Nam, mà màu xanh của tre hầu như chiếm lĩnh cả thảm
thực vật. Ở đây tre mọc khắp nơi : tre mọc thành hàng ở hai bên đường Xóm, ngọn tre đan vào nhau
thành vòm, tre vươn lên từng khóm ở góc vườn, tre ôm ấp mái nhà tranh còn vương vấn khói màu lam.
Nhớ ngày xưa ai đó đã mở đầu bài tập làm văn tả cảnh bằng câu ” Làng tôi có lũy tre bao bọc…”
Lũy tre xanh,khóm tre, vòm tre… là những từ nghe thật êm tai, thật gần gủi và mang nhiều âm vang xào
xạc của tiếng gió …
Nếu bạn là nhà thơ, thì cảnh trăng lên sau hàng tre thưa một đêm hè gió nhẹ là có cả một bài thơ
tuyệt vời. Nhưng nếu bạn từng chứng kiến cảnh nhìn lên những ngọn tre già đang cúi rạp mình trong
giông bão, hẵn sẽ là một nỗi ám ảnh về sức chịu đựng của thiên nhiên.
Tre là loài thực vật luôn vươn thẳng lên cao và sống thật mạnh mẽ, dù trong điều kiện nghèo nàn
của thổ nhưỡng như ở dãi đất duyên hải miền Trung. Chỉ cần một gốc tre khiêm tốn lúc ban đầu, qua
một thời gian ngắn, tre sẽ phát triển thành khóm, và nếu không khống chế,khóm tre sẽ bành trướng
không ngừng và không giới hạn. Hình ảnh thường thấy nhất là bên cạnh những gốc tre già bạn sẽ thấy
xuất hiện vài ” búp măng non “.Đó là tính ” kế tục “, một quá trình kế tục không ngừng để vươn lên và phát triển.
Quê Viêt Nam có nhiều giống tre, nhưng ở làng tôi chỉ có hai loại phổ biến, đó là tre gai và tre tầm
vông ( dân làng tôi gọi là tre hàng giáo ) . Tre gai có thể cao trên mười mét, thân có nhiều đốt , đường
kính gốc có thể lên đến 12 cm,cành tre có nhiều gai, lõi tre đặc chứ không rỗng như loại tre lồ ô. Tre
tầm vông nhỏ hơn, cây cao nhất cũng chỉ đến sáu mét, đ ường kính thân nhỏ chỉ chừng từ năm đến
sáu cm, đặc biệt rất dễ uốn.
Măng tre là món thích hợp nhất để xáo với thịt các loài họ chim cũng như gà, vịt. Gà xáo măng, vịt
xáo măng là món không thể thiếu ở quê tôi trong những bữa cúng giỗ. Đó là món quà đầu tiên của tre
tặng cho dân làng.
Nhưng đó chỉ là món quà nhỏ, rất nhỏ. Qùa của cây tre dành cho con người, nhất là người nông
dân Việt Nam ngày xưa còn lớn hơn gấp bội.
Ta đều biết trước đây, khi các loại vật liệu xây dựng còn thô sơ và lạc hậu, tre là loại vật liệu chủ
đạo để xây nên nhà cửa, đặc biệt là ở miền đồng bằng,nơi không có nhiều gỗ từ cây rừng. Từ cột
nhà cho đến kèo, đòn tay, rui mè đều sử dụng tre gai. Vách cũng đan bằng tre trước khi phủ lên một
lớp bùn nhào với rơm rạ. Nông dân đều biết, nếu là tre già được ngâm lâu trong bùn, khi đem ra sử
dụng sẽ là loại ” gỗ ” không còn loại mối mọt nào đục phá được.
Vì vậy có một thời, người ta đã dùng tre để đóng cọc làm móng ( thay cho cừ tràm như ở miền
Nam hiện nay ) , thậm chí có nơi còn dùng thân tre như cốt lõi để ép bê-tông đà kiềng cho những
căn nhà tương đối nhỏ.Chưa kể thời Pháp thuộc, những biệt thự ( mà một số còn tồn tại đến ngày
nay) thường dùng tre đan trét vôi vữa để làm trần nhà. Trần phẳng và đẹp khiến thoạt nhìn lên có
người cứ ngỡ đó là trần bê-tông hay thạch cao ngày nay vậy.
Về nông và ngư cụ, làng Kế Môn quê tôi ngày xưa là làng nông nghiệp chính hiệu, trong đó hạt
lúa làm nên tất cả. Mà để có hạt lúa hạt gạo,củ khoai,củ sắn thì ngoài sức người, các phương tiện
sản xuất đóng góp phần chủ lực : gầu tát nước, xuồng nhỏ, các loại thúng, mủng đựng lúa, sàng, dần
nốn ( hay nia ) đựng gạo,…rỗ,rá, đúa đựng khoai sắn,…tất cả đều làm bằng tre đan. Cả đến đòn xóc,
đòn gánh để gánh lúa gánh gạo, cho đến cái cán cuốc,cán cào, cán rựa…tất cả đều làm từ cây tre.
Chưa nói đến cái cối xay lúa mà phần thân phải đan bằng loại tre già.
Ngoài hạt gạo để chi cho đủ mọi thứ, nhiều lúc còn không đủ, bà con dân làng từ già đến trẻ,còn
phải tận dụng khai thác các con sông,dòng khe, dòng hói,các đầm, bàu để đánh bắt tôm cá nhằm
cải thiện bữa ăn hàng ngày. Muốn vậy thì các phương tiện đánh bắt ( ngư cụ ) không thể thiếu :
chơm ( hay nơm ) để nơm cá, đúa dậm để xúc cá, rồi lờ, oi đựng cá,cả đến cần câu các loại đều
phải nhờ đến cây tre.
Đó là chưa kể hết những món linh tinh như cái quạt tre chẳng hạn vân vân và vân vân mà không
ai có thể kể hết.

Qủa thật đối với người nông dân Việt Nam ngày xưa, không có gì đa dụng và hữu ích bằng cây
tre làng. Có thể nói tre là người bạn đã san sẻ khó nhọc với người nông dân một nắng hai sương.
Người nông dân nói riêng và xã hội nói chung cần phải xem cây tre như là ân nhân của mình vậy.

Nhưng đó lại là câu chuyện ngày xưa.
Hơn nửa thế kỷ qua đi đã mang lại nhiều thay đổi. Khoa học tiến bộ đã khai sinh ra nhiều chất
liệu để thay thế dần cây tre trong xây dựng cũng như trong sản xuất nông ngư nghiệp. Vì thế vai
trò của cây tre ngày càng giảm đi. Mặt khác, vai trò che chắn,bao bọc của những hàng tre, khóm
tre,lũy tre đối với làng xóm như những bức tường tự nhiên ngăn gió ngăn bão,che nắng che mưa,
cũng đang dần dần bị loại bỏ.
Ngày nay, bước vào trong xóm, hai bên không còn là hai hàng tre sánh đôi và ngọn tre giao nhau
thành vòm như xưa mà nó đang dần dần được thay thế bằng những hàng rào xi măng cứng nhắc và
có phần vô cảm. Những con đường làng, đường xóm quê tôi ngày càng tiện dụng nhưng trống trải
và xa lạ hơn.Không khí mùa hè ngày càng trở nên oi bức trong khi mùa đông gió bấc thì không gian
ngày càng tê buốt lạnh lẽo.
Nhiều lúc tôi hình dung đến một ngày nào đó,cảnh quan kiến trúc của làng tôi , theo đà phát triển,
sẽ mang dáng dấp của một ” thị trấn ” với những dãy ” nhà phố ” bên những con đường không còn
bóng mát của cây cỏ ! Điều gì sẽ xảy ra ? Chỉ biết có một điều chắc chắn rằng lúc ấy, bóng dáng cây
tre sẽ chỉ còn lại trong ký ức và hoài niệm của mỗi người với bao tiếc nuối không thể nào nguôi …

Bình luận (0)
VD
19 tháng 7 2018 lúc 12:33

 Có nhà thơ đã viết:

                         Thân gầy guộc, lá mong manh

                       Mà sao nên lưỹ nên thành, tre ơi!

Luỹ tre làng em đẹp lắm. Đứng trên rú Chàng, đứng trên cầu Độ mà ngắm, luỹ tre làng em xanh um một màu. Trời dông bão, cây tre ôm chặt lấy nhau, chở che cho mái đình, mái chùa, bảo vệ cho hàng trăm ngôi nhà. Trời nắng hạn, nóng như nung, lũy tre toả bóng mát. Gió thổi, lũy tre phấp phới rung lên, xua đuổi cái nóng, quạt mát cho em nhỏ, cho cụ già. Thời kháng chiến, luỹ tre làng là chiến hào chống càn, là nơi từng phơi đầy xác giặc.

Tre đủ loại. Có tre to để đan lát, làm hàng thủ công, để làm nhà cửa, lều quán. Có tre gai làm cho luỹ làng kiên cố. Mùa xuân, măng tre mập mạp, nhọn hoắt như chông, mọc lên tua tủa. Luỹ tre làng em là nơi trú ngụ của đàn cò, bầy vạc, là nơi trú ngụ của hàng trăm loài chim. Sáng sớm bình minh, chim chóc cất tiếng hót rồi tung cánh bay đi tìm mồi. Trời chập choạng, luỹ tre là tổ ấm cho đàn chim trời hiền lành, đáng yêu kéo về kêu râm ran, tỉ tê trò chuyện.

Đêm đêm nằm ngủ, em nghe luỹ tre thầm thì.

Bước ra khỏi nhà, khỏi làng, trên đường đi học, em ngoái cổ lại nhìn luỹ tre làng, lòng xôn xao tự hào về nơi chôn nhau cắt rốn thân yêu. Luỹ tre làng là bến quê của em.

Bình luận (0)
VP
19 tháng 7 2018 lúc 12:34

Cây đa, bến nước, sân đình, luỹ tre xanh…vốn là những hình ảnhquen thuộc gợi thương, gợi nhớ trong lòng mỗi người dân quê em. Luỹtre xanh đầu làng đã để lại trong kí ức tuổi thơ em bao ấn tượng khó phaimờ. Luỹ tre ấy cũng là biểu tượng đẹp đẽ trong lòng mỗi người dân quêem.Đâu đâu trên khắp đất nước Việt Nam yêu dấu cũng có mặt của họhàng nhà tre nhưng thân thuộc nhất vẫn là luỹ tre đầu làng em. Từ xanhìn lại luỹ tre như một bức tường thành xanh biếc bao bọc làng quê.Tre có nhiều loại nhưng tất cả đều chung một mầm non măng mọcthẳng. Họ hàng nhà tre có một sức sống dẻo dai, mãnh liệt. Em nghe bàkể lại rằng từ khi có ngôi làng này, thì đã có luỹ tre rồi. Thân tre trònlẳn, bóng mịn, xanh nhũn nhặn, chia thành nhiều đốt như gióng mía.Mỗi đầu mặt tre lại mọc thêm một cái mắt. Cành tre có nhiều gai nhất làcành ở sát mặt đất. Càng lên cao tre càng toả ra nhiều cành. Lá tre thonnhỏ, dài hơn ngón tay người lớn, mềm mại, mỏng manh đung đưa rì ràotrong gió.Vào mỗi buổi sớm mai, khi ông mặt trời vừa bừng sáng, Luỹ tredầu làng cong gọng vó kéo ông mặt trời nhô lên. Rồi nắmg vàng dìu dịulan toả khắp không gian luỹ tre đẹp hơn bao giờ hết. Họ hàng nhà tređùm bọc che chở, cây nọ nương tựa vào cây kia bất chấp nắng mưa,dông bão lúc nào luỹ tre cũng xanh mượt một màu xanh quê hương. Những ngày mưa rào rả rích luỹ tre được dội rửa, tắm gội. Lúc nàyhàng tre lại tần ngần gỡ mái tóc dài óng ả sau bao ngày cần cù vất vả,nước mưa giúp tre chải mái tóc xanh mượt ấy. Sau trận mưa rào tre luỹlàng như thay áo mới, bừng lên sức sống mới, tươi trẻ.Nhớ câu chuyện cổ ngày xưa khi nước Việt còn sơ khai tre cùngngười anh hùng làng Gióng đánh giặc cứu quê hương. Không hiểu saolòng em thấy tự hào quá đỗi. Đứng dưới bóng tre xanh vào những ngàychớm hè mới thấy hết vẻ đẹp của quê hương mình. Ấy là lúc luỹ tre làngthay lá. Mùa lá mới oà nở, thứ màu xanh lục nắng sớm chiếu vào trongnhư ngọc, đẹp như loại cây cảnh quần thể, báo hiệu một mùa hè sôiđộng. Những ngày hè trời nắng chang chang luỹ tre làng gọi gió từ bốnphương trời về đây, tre dang tay rợp bóng mát che nắng cho dân làng saunhững giờ lao động vất vả, mệt nhọc. Bon trẻ chúng em lại chơi trò kéoco, ô ăn quan… Tiếng cười đùa ríu rít vang khắp xóm. Nhưng thú vị hơncả là ngồi dưới gốc tre làm những con thuyền nhỏ xinh xinh thả xuốngdòng sông chở bao ước mơ không tuổi.Luỹ tre xanh vốn là biểu tượng đẹp của dân tộc Việt Nam. Tre gắnbó với dân tộc Việt, con người Việt. Mai sau dẫu cho tất cả đổi thaynhưng hình ảnh cây tre Việt Nam chung thuỷ, dẻo dai, vững chắc, ngaythẳng vẫn mãi mãi là hình tượng đẹp nhất trong tâm hồn mỗi người dânđất Việt.
 

Bình luận (0)
HM
Xem chi tiết
TS
12 tháng 7 2018 lúc 8:38

Có nhà thơ đã viết: Thân gầy guộc, lá mong manh Mà sao nên lũy nên thành, tre ơi! Luỹ tre làng em đẹp lắm. Đứng trên rú Chàng, đứng trên cầu Độ mà ngắm, luỹ tre làng em xanh um một màu. Trời dông bão, cây tre ôm chặt lấy nhau, chở che cho mái đình, mái chùa, bảo vệ cho hàng trăm ngôi nhà. Trời nắng hạn, nóng như nung, lũy tre toả bóng mát. Gió thổi, lũy tre phấp phới rung lên, xua đuổi cái nóng, quạt mát cho em nhỏ, cho cụ già. Thời kháng chiến, luỹ tre làng là chiến hào chống càn, là nơi từng phơi đầy xác giặc. Tre đủ loại. Có tre to để đan lát, làm hàng thủ công, để làm nhà cửa, lều quán. Có tre gai làm cho luỹ làng kiên cố. Mùa xuân, măng tre mập mạp, nhọn hoắt như chông, mọc lên tua tủa. Luỹ tre làng em là nơi trú ngụ của đàn cò, bầy vạc, là nơi trú ngụ của hàng trăm loài chim. Sáng sớm bình minh, chim chóc cất tiếng hót rồi tung cánh bay đi tìm mồi. Trời chập choạng, luỹ tre là tổ ấm cho đàn chim trời hiền lành, đáng yêu kéo về kêu râm ran, tỉ tê trò chuyện. Đêm đêm nằm ngủ, em nghe luỹ tre thầm thì. Bước ra khỏi nhà, khỏi làng, trên đường đi học, em ngoái cổ lại nhìn luỹ tre làng,lòng xôn xao tự hào về nơi chôn nhau cắt rốn thân yêu. Luỹ tre làng là bến quê của em.

Bình luận (0)
KP
12 tháng 7 2018 lúc 8:42

lang mk ko co luy tre

Bình luận (0)
H24
12 tháng 7 2018 lúc 8:47

Cây đa, bến nước, sân đình, luỹ tre xanh…vốn là những hình ảnh quen thuộc gợi thương, gợi nhớ trong lòng mỗi người dân quê em. Luỹtre xanh đầu làng đã để lại trong kí ức tuổi thơ em bao ấn tượng khó phai mờ. Luỹ tre ấy cũng là biểu tượng đẹp đẽ trong lòng mỗi người dân quê em.Đâu đâu trên khắp đất nước Việt Nam yêu dấu cũng có mặt của họhàng nhà tre nhưng thân thuộc nhất vẫn là luỹ tre đầu làng em. Từ xa nhìn lại luỹ tre như một bức tường thành xanh biếc bao bọc làng quê.Tre có nhiều loại nhưng tất cả đều chung một mầm non măng mọc thẳng. Họ hàng nhà tre có một sức sống dẻo dai, mãnh liệt. Em nghe bà kể lại rằng từ khi có ngôi làng này, thì đã có luỹ tre rồi. Thân tre trònlẳn, bóng mịn, xanh nhũn nhặn, chia thành nhiều đốt như gióng mía.Mỗi đầu mặt tre lại mọc thêm một cái mắt. Cành tre có nhiều gai nhất làcành ở sát mặt đất. Càng lên cao tre càng toả ra nhiều cành. Lá tre thonnhỏ, dài hơn ngón tay người lớn, mềm mại, mỏng manh đung đưa rì ràotrong gió.Vào mỗi buổi sớm mai, khi ông mặt trời vừa bừng sáng, Luỹ tre dầu làng cong gọng vó kéo ông mặt trời nhô lên. Rồi nắmg vàng dìu dịu lan toả khắp không gian luỹ tre đẹp hơn bao giờ hết. Họ hàng nhà tre đùm bọc che chở, cây nọ nương tựa vào cây kia bất chấp nắng mưa,dông bão lúc nào luỹ tre cũng xanh mượt một màu xanh quê hương.

Bình luận (0)
MT
Xem chi tiết
NA
27 tháng 4 2016 lúc 12:28

Tả lũy tre trong ngày giông bão:

Đêm hôm qua, làng tôi có một trận giông bão lớn ập về. 
Luỹ tre đầu làng trong cơn giông thật oai hùng , dẻo dai, kiên cường và bất khuất, nó giúp người dân chặn nước về làng về bảo vệ mùa màng. Gió thổi mạnh, sấm chớp và mưa tuôn xối xả như muốn quật ngã rặng tre xanh, rặng tre chao đảo, vặn vẹo nghiêng ngang trong giông bão. Tiếng sét đánh ầm ầm, gió không ngừng thổi siết , thật là một đêm giông bão lớn. Vậy mà luỹ tre vẫn hiên ngang ngửng mặt nhìn bầu trời xám xịt , đầy mây đen. Nó quật cường , hiên ngang chỗng chọi với gió bão, không khuất phục. Cuối cùng, trận giông bão đã dứt, vậy là luỹ tre xanh làng tôi đã chiến thắng trong đêm giông bão hôm qua. 
Luỹ tre là hình ảnh tượng trưng cho con người Việt Nam không chịu khuất phục, kiên cường , bất khuất chống lại thiên tai, lũ lụt, chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc.

Tả lũy tre trong đêm trăng tròn:

Thiên nhiên tươi đẹp đã ban tặng cho chúng ta bao nhiêu vẻ đẹp kì thú , say mê lòng người . Nhưng có lẽ ánh trăng là món quà tuyệt diệu nhất , quý hoá nhất do tạo hoá ban tặng
Khi màn đêm buông xuống , bóng tối mờ nhạt dần dần bao trùm khắp làng xóm . Những ngôi sao hiện lên mờ ảo rồi sau đó rõ dần . Chẳng bao lâu mặt trăng đã bắt đầu ló rạng to, tròn như chiếc mâm bạc đường bệ đặt trên bầu trới trong vắt , thăm thẳm cao. ánh trắng bàng bạc nhuộm khắp cây cối , ao hồ . Mặt sông mỉm cười vì thấy mình đẹp hơn khi mặc bộ đồ tím có vầng trăng sáng và có hàng ngàn ngôi sao lấp lánh như được dát bạc . Cỏ cây hoa lá lặng im , yên lặng như thấy hết được vẻ đẹp của đêm trăng hôm nay. Luỹ tre được ánh trăng soi vào thì đẹp hơn lên và như cảm nhận một thứ mà ánh trăng ban tặng cho mình , chị tre lại ca lên khúc nhạc đồng quê du dương và êm đềm biết mấy ! Thảm lúa vàng dập dờn trước gió nhấp nhô gợn sóng như từng lướt sóng nối đuôi nhau đén tận chân trới . Sao mà cảnh đêm trăng lại im ắng tĩnh mịch đến vậy ! mọi người đáng say sưa ngắm trăng . lũ côn ttrùng cất tiếng kêu ra rả như viết lên khúc nhạc về đêm . Cây lá như được rắc lên nhưng hạt vàng từ trên trời rơi xuống vậy . hương lúa tạo với hơi sương tạo nên hương thơm nhẹ dịu khó tả . Lác đác vài anh chị thanh niên đi dạo và ngắm trăng , họ cười nói râm ran và còn có các ông bà lão đi tập thể dục chi khoẻ ngướicũng tâm sự nho nhỏ thì thầm . Lũ trẻ con nô đùa đầu làng vui vẻ , ầm ĩ cả xóm , đang chơi : oẳn tù tì, nhảy dây, chốn tìm…Mọi người tấp nập ngược xuôi như một ngày hội dưới trăng vậy. Nhưng hôi cũng đến lúc tàn. Già trẻ, gái trai ai về nhà ấy chuẩn bị nghỉ ngơi sau một ngày làm việc mệt nhọc.
Một đêm trăng tuyệt đẹp! Cảm ơn tạo hoá đã khéo tạo ra và ban tặng cho con người.

Tả cảnh cuối xuân đầu hạ:

Những ngày cuối đông, cơn mưa phun cũng đang tất tưởi đi về nghỉ ngơi sau một mùa dài làm việc, để lại nhường chỗ cho tia nắng cuối đông mang đến cho muôn cảnh vật một sự ấm áp đầu xuân.

Sau một thời gian dài nghỉ đông, những cành cây khô héo nay đã đâm chồi nảy lộc, những con đường cũng đã được khoác lên một bộ áo của mùa xuân tràn đầy màu sắc. Sương tan, bầu trời trải đầy một màu xanh biếc, những cây non cũng vươn mình lên để đón lấy những ánh nắng hiếm hoi sau một mùa dài ảm đạm và rét mướt. Như để chứng minh cho sức sống mãnh liệt của mình, những cây cổ thụ gần như chết khô vào mùa đông lạnh giá, thì bây giờ cũng mặc sức vươn mình, đâm chồi, nảy lộc để chào đón sự trở lại của mùa xuân – mùa của đất trời tươi mới – mùa của sự bắt đầu – và mùa của ấm áp, hạnh phúc.

 

Những chú chim thi nhau ca hát, chuyền cành, nhảy nhót làm cho cảnh vật mùa xuân càng thêm đậm đà hương vị tươi vui. Những chú chim non đang vươn mình ra để đón nắng, như muốn nuốt lấy những tia dinh dưỡng hiếm hoi để thân thể cứng cáp hơn, còn những chú chim mẹ chim bố thì đua nhau đi tìm thức ăn sau một mùa đông nghỉ ngơi trong rét mướt.

 

Nếu nói mùa đông là mùa nghỉ ngơi, là mùa già cỗi của muôn loài thì mùa xuân chính là mùa của sự sinh sôi, của sự phát triển. Đâu đó, trong khu vườn bé nhỏ đầy sắc hương, những chú ong chăm chỉ đi tìm hoa lấy mật, những nàng bướm kiêu kì mặc lên mình những bộ cánh xinh đẹp như muốn đi dự lễ hội sắc màu cùng thiên nhiên, những bông hoa e ấp khoe lên như nụ hoa mới chớm mang vẻ đẹp như những cô gái mười sáu đôi mươi.

 

Mùa xuân cũng là mùa của tình yêu, mùa của những cuộc hội ngộ, và mùa của đoàn viên. Đối với những người con xa nhà thì mùa xuân chính là mùa ấm áp, mùa bên gia đình, mùa của người thân. Mùa xuân mang đến hương vị tết – hương vị quê nhà.

Xuân đến, con người cũng như rộn rang hơn, những bước chân cũng nhanh hơn, phiên chợ quê cũng đông đúc nhộn nhịp hơn, tất cả như muốn hòa vào bức tranh đầy sinh động của một mùa xuân mới. Nếu mùa xuân mang đến cho cảnh vật sức sống thì nó cũng mang đến cho con người sư hồi sinh, sự bình yên và ấm áp. Chúng ta ai cũng trả qua một mùa hè sôi động hết mình như chính tuổi trẻ vậy, và rồi đến với một mùa thu đầy sự trải nghiệm và rồi bước sang một mùa đông cằn cỗi, đầy nỗi thương tâm, vì vậy mùa xuân chính là cho chúng ta một cái bắt đầu lại, một cái quay đầu cho những gì đã đi qua, một cái thương nhớ cho những hồn xưa năm cũ, một cái hồi tưởng cho những vấn vương, và quan trọng nhất chính là một sự bắt đầu cho một tương lai mới.

Mùa xuân – mùa của lộc non, mùa của thắng lợi, mùa của sự bắt đầu và mùa của sự sinh sôi.

Mùa xuân người cầm súng

Lộc dắt đầy quanh lưng

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương mạ

Tất cả như hối hả

Tất cả như xôn xao

Bình luận (3)
MT
27 tháng 4 2016 lúc 12:32

cảm ơn bạn

Bình luận (1)
MT
27 tháng 4 2016 lúc 12:38

bạn ơi đề cuối vẫn chưa có cảnh đầu mùa hè

Bình luận (0)
HM
Xem chi tiết
CD
24 tháng 7 2018 lúc 15:24

Một trong những nét đặc trưng của làng quê Việt Nam là hình ảnh cây đa, giếng nước, sân đình. Đó là những hình ảnh tiêu biểu, thân thuộc ở mỗi làng quê Việt. Tuy nhiên, nói tới làng mà thiếu đi hình ảnh lũy tre đầu làng hoặc cuối xóm thì thật là thiếu xót cho mỗi ai đã từng sinh ra và lớn lên ở làng quê.
 

Lũy tre làng là danh giới hành chính của một xóm, một làng hoặc một thôn nằm trong địa bàn một xã, ở trong lũy tre làng ấy có khoảng vài trăm hộ hoặc nhiều hơn thì một hai nghìn hộ dân sinh sống ở đó. Ngoài lũy tre làng là cánh đồng canh tác lúa, ngô, khoai, sắn của người dân thôn quê.
 

Những hình ảnh quen thuộc ở làng quê vào mùa vụ, chúng ta thường thấy các bác nông dân ra đồng, trên vai thường vác cái cày, đi trước là con trâu. Những buổi trưa hè, trời nắng nóng, trên đường đi làm về, tới đầu làng, các bác nông dân thường buộc con trâu vào búi tre, cho nó trú nắng, còn các bác xúm lại, ngồi bệt trên tàu lá chuối vừa cắt trên cây, rồi làm vài điếu thuốc lào cho đã. Sau mỗi buổi làm việc đồng áng về, được ngồi nghỉ ngơi hóng mát dưới lũy tre làng trưa hè thì thật là thú vị. Các cụ ví: Trăm thằng hầu không bằng đầu ngọn gió. Gió đâu thổi về mà mát vậy, chỉ có ngồi ở lũy tre đầu làng mới mát đến như vậy!
 

Nhà tôi ở gần cánh đồng làng, chỉ cách một con đường nhỏ và lũy tre xanh của nhà tôi là ra tới đồng. Vì thế, tuổi thơ của tôi luôn được chứng kiến những hình ảnh ấy vào những ngày mùa ở quê tôi. Những ông thợ cày thủa nào vào nhà tôi uống nước, hút thuốc lào với ông nội tôi, đến giờ tôi vẫn nhớ. Mặc dù, tôi xa quê đã hơn hai mươi năm. Có những người còn sống, có những người đã khuất. Họ như vừa đi ra khỏi rìa làng như thể họ vừa vác cày ra đồng…
 

Lũy tre làng là nơi gắn bó với nhiều thế hệ tổ tiên của gia đình tôi, của người dân quê tôi. Ở nơi ấy gắn bó một phần kí ức tuổi thơ của tôi. Đời cụ nội tôi sống, bốn bề là lũy tre, tre bảo vệ làng, chống trộm cướp. Làng tôi giáp với làng Thanh Mai, thanh niên làng Thanh Mai ngày xưa có tiếng là ngổ ngáo, trộm cướp. Ông nội tôi kể lại: - Đêm đêm, chúng kéo đàn kéo lũ ra làng mình trộm cướp, cứ vào nhà ai có gì là chúng uy hiếp và lấy sạch đồ đạc, của cải, nhà tôi gần đầu làng, luôn phải hứng chịu những cảnh cướp trộm như vậy. Bởi thế, các cụ thường căn dặn các cô con gái trước khi quyết định lấy chồng rằng: - Lấy ruộng giữa đồng, lấy chồng giữa làng. Chắc là với thâm ý, tránh những chuyện như tôi vừa kể ở trên.
 

Sau này, để phát quang cho nhà, cha tôi cùng một người bạn đã dùng hai quả bộc phá để đánh sập những lũy tre quanh nhà như bức tường thành kiên cố bao bọc quanh nhà từ bao nhiêu đời nay. Dưới lũy tre quanh nhà tôi, còn lộ ra mấy chiếc hầm cá nhân được cụ nội tôi đào từ hồi chống Pháp, dùng để trú ẩn sau những lần giặc Pháp càn vào làng, rồi hầm còn là nơi trú ẩn của những cán bộ đảng viên đầu tiên của xã tôi hoạt động cách mạng vào những năm 40 của thế kỉ XX. Năm tôi lên mười một, mười hai tuổi, tôi còn chui xuống hầm chơi trò ú tìm cùng đám trẻ con trong xóm. Hầm được đào kiểu hang ếch, trên có lát ván tre, chỉ đủ một người ngồi. Cũng tại những chiếc hầm này, ông nội tôi kể lại: - Có một chiến sĩ cộng sản đã từng được cụ nội tôi nuôi ăn ở tại hầm để hoạt động cách mạng, rồi một ngày nọ, người chiến sĩ ấy bị giặc Pháp theo dõi và tìm được nơi trú ẩn, cơ sở bị bại lộ, người chiến sĩ kia bị chúng bắt và tra tấn dã man, đau đớn quá, không chịu nổi, ông đành chỉ nhà cụ nội tôi có hầm chứa Việt Minh, cụ nội tôi lập tức bị giặc Pháp bắt và trói vào cột nhà, chúng dùng súng ngắn bắn trượt qua tai cụ nội tôi nhằm uy hiếp tinh thần và chúng bắt khai ra các đồng chí đã từng trú ẩn ở đây, ông nội tôi bị chúng bắt trói quặt cánh khuỷu, rồi chúng giẫm lên bụng, đổ nước xà phòng vào mồm, nhưng cả cụ nội tôi và ông nội tôi vẫn không chịu khai cho chúng bất cứ một thông tin nào của tổ chức. Tra tấn dã man như vậy nhưng chúng không có được thông tin gì cả, chúng bắt giam ông nội tôi xuống nhà tù Sơn Tây. Chúng đánh đập ông nội tôi khiến mặt mày sưng húp, những vết thâm đen do máu đọng lại khắp trên cơ thể, nhưng ông tôi quyết một lòng không khai… Mãi cho đến năm 1964, Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Phạm Văn Đồng đã kí tặng gia đình cụ tôi tấm Huy chương Kháng chiến để ghi nhận gia đình có công với cuộc kháng chiến lâu dài của dân tộc… Ảnh cụ nội tôi bị cơn lũ năm 1971 cuốn trôi đi mất trong tập album gia đình. Nay tôi treo tấm huy chương ấy có ghi tên cụ nội tôi thay di ảnh ở trên bàn thờ gia tiên, bên dưới là di ảnh ông nội và bà nội tôi. Người dân quê tôi, gia đình tôi sống đầm ấm trong lũy tre làng bao bọc như vậy đó!

Thủa nhỏ, chúng tôi còn mang quang ghánh đi quét lá tre rụng về để đun nấu. Khi ấy, cha tôi là công chức, hàng tháng có tem phiếu mua chất đốt, than phân phối nhưng vẫn không đủ chất đốt dùng đun nấu cho gia đình, lúc nhàn rỗi, anh em chúng tôi thường đi quét lá tre quanh xóm, hoặc ra sân trường quét lá xà cừ về nấu…

Thế hệ cụ tôi, ông nội tôi đã từng sống trong lũy tre làng vì đất nước liên tục xảy ra chiến tranh do Pháp xâm lược. Đến thế hệ cha tôi cũng phải xa làng lên đường đi đánh Mỹ, đất nước hòa bình cha tôi chuyển sang công tác ở Tỉnh, sau này về huyện… Đến thế hệ anh em tôi lớn lên, được cha mẹ nuôi ăn học, mỗi đứa lập nghiệp mỗi nơi, chẳng đứa nào chịu về làng. Mẹ tôi bực mà nói: Lũ chúng bay là quân bỏ làng! Vâng, làng và lũy tre gắn bó với chúng tôi như vậy đó. Bao đời nay, lũy tre làng vẫn tồn tại như một biểu tượng của văn hóa làng, một thứ không thể thiếu trên mỗi làng quê nước Việt.

Khoảng hơn chục năm gần đây, tôi thường xuyên về thăm quê, nhưng hình ảnh lũy tre làng đang dần vắng bóng trên quê hương tôi. Vừa rồi, có dịp đưa cô bạn đi chụp ảnh cưới ở làng Việt cổ Đường Lâm, cô du học ở Pháp từ năm 2001, đến 2006 thì học xong, nay tìm được người bạn đời trăm năm, nhớ về làng quê Việt, nên chọn bối cảnh nông thôn, dân dã để chụp những bức hình kỉ niệm trong trang phục lễ cưới với người bạn đời quốc tịch Pháp, chàng sống ở thành phố Lyon. Cô muốn chụp một tấm hình bên lũy tre làng. Nhưng tìm quanh làng Việt cổ chẳng thấy có lũy tre nào, đất chật, người đông, trồng tre không còn hợp thời nữa, nên người ta chặt bỏ hết, để trồng thứ cây khác đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, và nét văn hóa thì đang mất dần theo thời gian. Còn cô bạn tôi, sau khi rời nước Việt sang Pháp sống với chồng mình, chắc sẽ rất nhớ hình ảnh lũy tre làng, nơi tuổi thơ của cô gắn bó một thời. Ôi! Hình ảnh lũy tre làng mai sau chắc chỉ còn tìm thấy trong những thước phim tư liệu, trong thơ ca, và trong các trang văn… mà thôi!

Bình luận (0)
VD
24 tháng 7 2018 lúc 12:20

Tre từ lâu đã trở thành hình ảnh không thể thiếu trong tiềm thức người dân lao động, nhất là những người xuất thân từ làng bản, dù đi xa đến đâu cũng không bao giờ quên được hình ảnh lũy tre làng.

Tre thường mọc thành lũy thành hành, không bao giờ đứng một mình. Nhìn từ xa, lũy tre như những cách tay ôm dài trùm lên bóng làng bản, xóm thôn. Rễ tre thuộc loại rễ chùm, gầy guộc và cằn cỗi nhưng bám rất chắc chắn vào đất giúp giữ cây không bị đổ trước những cơn gió dữ. Thân tre xanh thẫm, nhỏ nhắn nhưng dẻo dai, không dễ gì đổ, gãy. Trên thân có các đốt được phân ra nhìn kĩ có màu vàng nhạt. Lá dài, thon, nhọn, nhìn mong manh nhưng không dễ bị úa tàn. Họ nhà tre phải đến cả trăm họ, đông đúc, nào là: Tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên,… Dù là họ nào thì từ khi còn là măng tre, đã có dáng mọc thẳng, hiên ngang như vươn lên phía bầu trời không chịu cong bao giờ.

Cây tre đã góp phần tô điểm cho làng cảnh thêm tươi đẹp. Bên cạnh, cây đa, quá nước, sân đình, có lũy tre ôm ấp mái nhà càng làm cho khung cảnh quê hương trở nên thanh bình mang một vẻ đẹp riêng. Và cũng thật đẹp khi người xa xứ nghĩ về hình ảnh con trâu nhai cỏ bên dưới lũy tre làm hiện lên cả một khung cảnh cần lao yên ấm của dân lao động.
Tre gắn liền với làng cảnh như vậy, tre còn gắn liền với cuộc sống lao động của người nông dân một nắng hai sương. Tre để lợp mái, làm nhà. Tre trở thành cán cày, cán cuốc theo người nông dân ra đồng. Trở thành rổ, thành rá, thành thùng cho những mùa gặt hái, những buổi đi chợ của chị em. Tre đồng hành cùng mọi lứa tuổi để làm vui cuộc sống, làm đồ chơi cho những em bé, làm điếu cày cho ngươi già,… Tre còn để gói bánh trưng xanh ngày tết làm ấm lòng người dân những ngày thiêng liêng:

Lạt này gói bánh chưng xanh
Cho mai lấy trúc cho anh lấy nàng.

(Thép Mới)

Không chỉ vậy, tre còn là vũ khí lợi hại trong kháng chiến, gậy che, chông tre, mũi tên tre đã dựng lên thành Tổ Quốc, đánh đuổi mọi gót chân xâm lược bao đời, đồng hành cùng dân ta trên con đường bảo vệ độc lập dân tộc. Chiến tranh đã đi qua nhưng những hình ảnh như Thánh Gióng bẻ tre ngoài sa trường làm cho quân giặc chết như ngả dạ thì còn mãi.
Ở tre có hết thảy những đức tính mà con người cần hoàn thiện: kiên cường, đoàn kết, thủy chung, can đảm, là biểu tượng cho con người, là niềm tự hào của dân tộc ta đã đi vào thơ ca trở thành đối tượng để ngợi ca, lưu giữ.

Tre cùng người Việt Nam trải qua bao thăm trầm của lịch sử, qua bao cuộc chiến tranh giữ nước. Tre xứng đáng là hình ảnh đại diện của tính kiên cường, bất khuất của người Việt, là biểu tượng muôn đời của dân tộc Việt Nam- biểu tượng của một nền văn hóa Việt.

Bình luận (0)
HM
Xem chi tiết
VD
22 tháng 7 2018 lúc 10:21

Đầu làng tôi có những khóm tre xanh mát, không biết những khóm tre ấy có từ đời nào, nhưng chỉ biết rằng chúng rất thân với người dân quê tôi.

Nhìn từ xa, lũy tre làng như một bức tường thành bao quanh thôn xóm. Tới gần, mới thấy bức tường thành ấy được tạo bởi nhiều cây tre, gầy guộc, khẳng khiu. Cây này nương tựa cây kia, bất chấp nắng mưa bão dông, vươn lên trên cao, đón nhận ánh sáng mặt trời. Các cj già trong làng thường bảo: “Cây tre cũng như người dân quê mình một nắng hai sương, chịu thương chịu khó, bất khuất kiên cường”.

Thân tren tròn lẳn lại nhiều gai, trên thân cây tua tủa những vòi xanh ngỡ như những cánh tay vươn dài. Dưới gốc, chi chít những búp măng non. Búp thì mới nhô khỏi mặt đất, búp thì cao ngang ngực tôi, có búp vượt đầu người. Tôi cứ nghĩ những búp măng ấy chính là những đứa con thân yêu của tre. Năm năm tháng tháng được mẹ chăm chút ngày một lớn lên, ngày một trưởng thành trong bóng mát yêu thương.

Những ngày hè oi bức, nắng như đổ lửa trên đồng, lũy tre là nơi nghỉ ngơi của bà con, cô bác. Buổi trưa, tre che nắng cho trâu nằm, ru cho trâu ngủ. Buổi chiều, chúng tôi ra ngồi dưới gốc tre trò chuyện, vui chơi. Có những đêm rằm, bọn tôi mang đèn treo lên những cành tre. Ánh sáng lấp lánh, chúng tôi nhảy múa, cười đùa, vui ơi là vui! Lá tre rì rào tiếng hát, rầm rì kể chuyện ngày xưa … tre cũng vui cùng chúng tôi.

Tre đi vào cuộc sống của con người quê tôi. Đó là người bạn tâm tình của nhiều thế hệ người làng tôi. Người làng tôi ai đi xa cũng nhớ về cây tre, cũng nhớ về lũy tre làng xanh mát yêu thương.

Bình luận (0)
OO
22 tháng 7 2018 lúc 10:20

Có nhà thơ đã viết:

                         Thân gầy guộc, lá mong manh

                       Mà sao nên lưỹ nên thành, tre ơi!

Luỹ tre làng em đẹp lắm. Đứng trên rú Chàng, đứng trên cầu Độ mà ngắm, luỹ tre làng em xanh um một màu. Trời dông bão, cây tre ôm chặt lấy nhau, chở che cho mái đình, mái chùa, bảo vệ cho hàng trăm ngôi nhà. Trời nắng hạn, nóng như nung, lũy tre toả bóng mát. Gió thổi, lũy tre phấp phới rung lên, xua đuổi cái nóng, quạt mát cho em nhỏ, cho cụ già. Thời kháng chiến, luỹ tre làng là chiến hào chống càn, là nơi từng phơi đầy xác giặc.

Tre đủ loại. Có tre to để đan lát, làm hàng thủ công, để làm nhà cửa, lều quán. Có tre gai làm cho luỹ làng kiên cố. Mùa xuân, măng tre mập mạp, nhọn hoắt như chông, mọc lên tua tủa. Luỹ tre làng em là nơi trú ngụ của đàn cò, bầy vạc, là nơi trú ngụ của hàng trăm loài chim. Sáng sớm bình minh, chim chóc cất tiếng hót rồi tung cánh bay đi tìm mồi. Trời chập choạng, luỹ tre là tổ ấm cho đàn chim trời hiền lành, đáng yêu kéo về kêu râm ran, tỉ tê trò chuyện.

Đêm đêm nằm ngủ, em nghe luỹ tre thầm thì.

Bước ra khỏi nhà, khỏi làng, trên đường đi học, em ngoái cổ lại nhìn luỹ tre làng, lòng xôn xao tự hào về nơi chôn nhau cắt rốn thân yêu. Luỹ tre làng là bến quê của em.

Bình luận (0)
VD
22 tháng 7 2018 lúc 10:20

Lũy tre làng là danh giới hành chính của một xóm, một làng hoặc một thôn nằm trong địa bàn một xã, ở trong lũy tre làng ấy có khoảng vài trăm hộ hoặc nhiều hơn thì một hai nghìn hộ dân sinh sống ở đó. Ngoài lũy tre làng là cánh đồng canh tác lúa, ngô, khoai, sắn của người dân thôn quê.
 

Những hình ảnh quen thuộc ở làng quê vào mùa vụ, chúng ta thường thấy các bác nông dân ra đồng, trên vai thường vác cái cày, đi trước là con trâu. Những buổi trưa hè, trời nắng nóng, trên đường đi làm về, tới đầu làng, các bác nông dân thường buộc con trâu vào búi tre, cho nó trú nắng, còn các bác xúm lại, ngồi bệt trên tàu lá chuối vừa cắt trên cây, rồi làm vài điếu thuốc lào cho đã. Sau mỗi buổi làm việc đồng áng về, được ngồi nghỉ ngơi hóng mát dưới lũy tre làng trưa hè thì thật là thú vị. Các cụ ví: Trăm thằng hầu không bằng đầu ngọn gió. Gió đâu thổi về mà mát vậy, chỉ có ngồi ở lũy tre đầu làng mới mát đến như vậy!
 

Nhà tôi ở gần cánh đồng làng, chỉ cách một con đường nhỏ và lũy tre xanh của nhà tôi là ra tới đồng. Vì thế, tuổi thơ của tôi luôn được chứng kiến những hình ảnh ấy vào những ngày mùa ở quê tôi. Những ông thợ cày thủa nào vào nhà tôi uống nước, hút thuốc lào với ông nội tôi, đến giờ tôi vẫn nhớ. Mặc dù, tôi xa quê đã hơn hai mươi năm. Có những người còn sống, có những người đã khuất. Họ như vừa đi ra khỏi rìa làng như thể họ vừa vác cày ra đồng…
 

Lũy tre làng là nơi gắn bó với nhiều thế hệ tổ tiên của gia đình tôi, của người dân quê tôi. Ở nơi ấy gắn bó một phần kí ức tuổi thơ của tôi. Đời cụ nội tôi sống, bốn bề là lũy tre, tre bảo vệ làng, chống trộm cướp. Làng tôi giáp với làng Thanh Mai, thanh niên làng Thanh Mai ngày xưa có tiếng là ngổ ngáo, trộm cướp. Ông nội tôi kể lại: - Đêm đêm, chúng kéo đàn kéo lũ ra làng mình trộm cướp, cứ vào nhà ai có gì là chúng uy hiếp và lấy sạch đồ đạc, của cải, nhà tôi gần đầu làng, luôn phải hứng chịu những cảnh cướp trộm như vậy. Bởi thế, các cụ thường căn dặn các cô con gái trước khi quyết định lấy chồng rằng: - Lấy ruộng giữa đồng, lấy chồng giữa làng. Chắc là với thâm ý, tránh những chuyện như tôi vừa kể ở trên.
 

Sau này, để phát quang cho nhà, cha tôi cùng một người bạn đã dùng hai quả bộc phá để đánh sập những lũy tre quanh nhà như bức tường thành kiên cố bao bọc quanh nhà từ bao nhiêu đời nay. Dưới lũy tre quanh nhà tôi, còn lộ ra mấy chiếc hầm cá nhân được cụ nội tôi đào từ hồi chống Pháp, dùng để trú ẩn sau những lần giặc Pháp càn vào làng, rồi hầm còn là nơi trú ẩn của những cán bộ đảng viên đầu tiên của xã tôi hoạt động cách mạng vào những năm 40 của thế kỉ XX. Năm tôi lên mười một, mười hai tuổi, tôi còn chui xuống hầm chơi trò ú tìm cùng đám trẻ con trong xóm. Hầm được đào kiểu hang ếch, trên có lát ván tre, chỉ đủ một người ngồi. Cũng tại những chiếc hầm này, ông nội tôi kể lại: - Có một chiến sĩ cộng sản đã từng được cụ nội tôi nuôi ăn ở tại hầm để hoạt động cách mạng, rồi một ngày nọ, người chiến sĩ ấy bị giặc Pháp theo dõi và tìm được nơi trú ẩn, cơ sở bị bại lộ, người chiến sĩ kia bị chúng bắt và tra tấn dã man, đau đớn quá, không chịu nổi, ông đành chỉ nhà cụ nội tôi có hầm chứa Việt Minh, cụ nội tôi lập tức bị giặc Pháp bắt và trói vào cột nhà, chúng dùng súng ngắn bắn trượt qua tai cụ nội tôi nhằm uy hiếp tinh thần và chúng bắt khai ra các đồng chí đã từng trú ẩn ở đây, ông nội tôi bị chúng bắt trói quặt cánh khuỷu, rồi chúng giẫm lên bụng, đổ nước xà phòng vào mồm, nhưng cả cụ nội tôi và ông nội tôi vẫn không chịu khai cho chúng bất cứ một thông tin nào của tổ chức. Tra tấn dã man như vậy nhưng chúng không có được thông tin gì cả, chúng bắt giam ông nội tôi xuống nhà tù Sơn Tây. Chúng đánh đập ông nội tôi khiến mặt mày sưng húp, những vết thâm đen do máu đọng lại khắp trên cơ thể, nhưng ông tôi quyết một lòng không khai… Mãi cho đến năm 1964, Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Phạm Văn Đồng đã kí tặng gia đình cụ tôi tấm Huy chương Kháng chiến để ghi nhận gia đình có công với cuộc kháng chiến lâu dài của dân tộc… Ảnh cụ nội tôi bị cơn lũ năm 1971 cuốn trôi đi mất trong tập album gia đình. Nay tôi treo tấm huy chương ấy có ghi tên cụ nội tôi thay di ảnh ở trên bàn thờ gia tiên, bên dưới là di ảnh ông nội và bà nội tôi. Người dân quê tôi, gia đình tôi sống đầm ấm trong lũy tre làng bao bọc như vậy đó!

Thủa nhỏ, chúng tôi còn mang quang ghánh đi quét lá tre rụng về để đun nấu. Khi ấy, cha tôi là công chức, hàng tháng có tem phiếu mua chất đốt, than phân phối nhưng vẫn không đủ chất đốt dùng đun nấu cho gia đình, lúc nhàn rỗi, anh em chúng tôi thường đi quét lá tre quanh xóm, hoặc ra sân trường quét lá xà cừ về nấu…

Thế hệ cụ tôi, ông nội tôi đã từng sống trong lũy tre làng vì đất nước liên tục xảy ra chiến tranh do Pháp xâm lược. Đến thế hệ cha tôi cũng phải xa làng lên đường đi đánh Mỹ, đất nước hòa bình cha tôi chuyển sang công tác ở Tỉnh, sau này về huyện… Đến thế hệ anh em tôi lớn lên, được cha mẹ nuôi ăn học, mỗi đứa lập nghiệp mỗi nơi, chẳng đứa nào chịu về làng. Mẹ tôi bực mà nói: Lũ chúng bay là quân bỏ làng! Vâng, làng và lũy tre gắn bó với chúng tôi như vậy đó. Bao đời nay, lũy tre làng vẫn tồn tại như một biểu tượng của văn hóa làng, một thứ không thể thiếu trên mỗi làng quê nước Việt.

Khoảng hơn chục năm gần đây, tôi thường xuyên về thăm quê, nhưng hình ảnh lũy tre làng đang dần vắng bóng trên quê hương tôi. Vừa rồi, có dịp đưa cô bạn đi chụp ảnh cưới ở làng Việt cổ Đường Lâm, cô du học ở Pháp từ năm 2001, đến 2006 thì học xong, nay tìm được người bạn đời trăm năm, nhớ về làng quê Việt, nên chọn bối cảnh nông thôn, dân dã để chụp những bức hình kỉ niệm trong trang phục lễ cưới với người bạn đời quốc tịch Pháp, chàng sống ở thành phố Lyon. Cô muốn chụp một tấm hình bên lũy tre làng. Nhưng tìm quanh làng Việt cổ chẳng thấy có lũy tre nào, đất chật, người đông, trồng tre không còn hợp thời nữa, nên người ta chặt bỏ hết, để trồng thứ cây khác đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, và nét văn hóa thì đang mất dần theo thời gian. Còn cô bạn tôi, sau khi rời nước Việt sang Pháp sống với chồng mình, chắc sẽ rất nhớ hình ảnh lũy tre làng, nơi tuổi thơ của cô gắn bó một thời. Ôi! Hình ảnh lũy tre làng mai sau chắc chỉ còn tìm thấy trong những thước phim tư liệu, trong thơ ca, và trong các trang văn… 

Bình luận (0)
HM
Xem chi tiết
VD
22 tháng 7 2018 lúc 10:20

I. Mở bài: giới thiệu về cây tre
Ví dụ: tôi sinh ra và lớn lên trên một vùng quê nông thôn nghèo khó. Chính vì thế những gì thân thuộc đối với tôi là cánh đồng xanh thắm, những cánh cò lả lơi, một dòng sông xanh biếc, và đặc biệt là những lũy tre xanh đầu làng.
II. Thân bài: tả cây tre
1. Tả bao quát về cây tre

Cây tre cao khoảng 5-8mTre mọc theo từng khóm, từng chumNhững cây tre có nhiều cành và gai nhọn

2. Tả chi tiết về cây tre
a. Tả thân cây tre
Cây trek hi chưa thành cây là măng, măng có thể đem nấu ăn
Thân cây tre màu xanh, khi về già màu vàng
Thân cây tre thường cao khoảng 7m
Thân cây tre có nhiều nấc và mắc nhọn
Thân cây tre có nhiều đốt
b. Tả lá và cành của cây tre

Lá tre dài và dẹp, có nhiều long nhỏ trên mặtLá tre màu xanh và mọc ra từ cànhLá tre nhọnCành tre mọc ra từ thân treCành tre có nhiều gai sắc nhọnCành tre có nhiều đốt nhỏ

c. Cây tre với đời sống người dân

Cây tre rất hữu ích : làm rổ, mũng, trạc, dần, sàn,….Có thể dùng để trang tríMang ý nghĩa tinh thần rất lớn

III. Kết bài : nêu cảm nghĩ của em về cây tre
Ví dụ: cây tre có ý nghĩa rất lớn đối với người dân quê em. Cây tre mang ý nghĩa tinh thần và có nhiều hữu ích cho người dân.

Bình luận (0)
H24
22 tháng 7 2018 lúc 10:20

DÀN Ý:
I. Mở bài: 
giới thiệu về cây tre
Ví dụ: tôi sinh ra và lớn lên trên một vùng quê nông thôn nghèo khó. Chính vì thế những gì thân thuộc đối với tôi là cánh đồng xanh thắm, những cánh cò lả lơi, một dòng sông xanh biếc, và đặc biệt là những lũy tre xanh đầu làng.
II. Thân bài: tả cây tre
1. Tả bao quát về cây tre

Cây tre cao khoảng 5-8mTre mọc theo từng khóm, từng chumNhững cây tre có nhiều cành và gai nhọn

2. Tả chi tiết về cây tre
a. Tả thân cây tre
Cây trek hi chưa thành cây là măng, măng có thể đem nấu ăn
Thân cây tre màu xanh, khi về già màu vàng
Thân cây tre thường cao khoảng 7m
Thân cây tre có nhiều nấc và mắc nhọn
Thân cây tre có nhiều đốt
b. Tả lá và cành của cây tre

Lá tre dài và dẹp, có nhiều long nhỏ trên mặtLá tre màu xanh và mọc ra từ cànhLá tre nhọnCành tre mọc ra từ thân treCành tre có nhiều gai sắc nhọnCành tre có nhiều đốt nhỏ

c. Cây tre với đời sống người dân

Cây tre rất hữu ích : làm rổ, mũng, trạc, dần, sàn,….Có thể dùng để trang tríMang ý nghĩa tinh thần rất lớn

III. Kết bài : nêu cảm nghĩ của em về cây tre
Ví dụ: cây tre có ý nghĩa rất lớn đối với người dân quê em. Cây tre mang ý nghĩa tinh thần và có nhiều hữu ích cho người dân.
Trên đây là Hướng dẫn lập dàn ý đề bài “Tả cây tre” , bài trên đây được thể hiện chi tiết và ngắn gọn nhất dành cho bạn. hi vọng qua bài lập dàn ý các bạn đã có được những sự tham khảo hữu ích để làm văn tốt hơn. Chúc các bạn thành công, học tập tốt

Bình luận (0)
NT
22 tháng 7 2018 lúc 10:20

MB: Giới thiệu về lũy tre

TB: Tả chi tiết về lũy tre (thân cây, lá,...)

KB: Nêu cảm nghĩ về lũy tre

Bình luận (0)
BJ
Xem chi tiết
TV
26 tháng 4 2018 lúc 14:12

Có nhà thơ đã viết:

                         Thân gầy guộc, lá mong manh

                       Mà sao nên lưỹ nên thành, tre ơi!

Luỹ tre làng em đẹp lắm. Đứng trên rú Chàng, đứng trên cầu Độ mà ngắm, luỹ tre làng em xanh um một màu. Trời dông bão, cây tre ôm chặt lấy nhau, chở che cho mái đình, mái chùa, bảo vệ cho hàng trăm ngôi nhà. Trời nắng hạn, nóng như nung, lũy tre toả bóng mát. Gió thổi, lũy tre phấp phới rung lên, xua đuổi cái nóng, quạt mát cho em nhỏ, cho cụ già. Thời kháng chiến, luỹ tre làng là chiến hào chống càn, là nơi từng phơi đầy xác giặc.

Tre đủ loại. Có tre to để đan lát, làm hàng thủ công, để làm nhà cửa, lều quán. Có tre gai làm cho luỹ làng kiên cố. Mùa xuân, măng tre mập mạp, nhọn hoắt như chông, mọc lên tua tủa. Luỹ tre làng em là nơi trú ngụ của đàn cò, bầy vạc, là nơi trú ngụ của hàng trăm loài chim. Sáng sớm bình minh, chim chóc cất tiếng hót rồi tung cánh bay đi tìm mồi. Trời chập choạng, luỹ tre là tổ ấm cho đàn chim trời hiền lành, đáng yêu kéo về kêu râm ran, tỉ tê trò chuyện.

Đêm đêm nằm ngủ, em nghe luỹ tre thầm thì.

Bước ra khỏi nhà, khỏi làng, trên đường đi học, em ngoái cổ lại nhìn luỹ tre làng, lòng xôn xao tự hào về nơi chôn nhau cắt rốn thân yêu. Luỹ tre làng là bến quê của em.

Bình luận (0)
TT
26 tháng 4 2018 lúc 14:15

Quê em cớ muôn ngàn cây lá khác nhau, mỗi cây có một vẻ đẹp riêng, một công dụng riêng. Nhưng gân gũi nhất vẫn là cây tre. Nếu như làng quê thiếu lũy tre làng thì chẳng còn là làng quê nữa.

Tre có dáng thẳng, thân tròn. Tre đứng thành bụi, giăng thành hàng, thành lũy. Lá tre mỏng, nhọn, trông mảnh khảnh nhưng thật dẻo dai. Họ nhà tre có mấý chục loại khác nhau, nhưng cùng một điểm tương đồng, đó là cùng có mầm nọn măng mọc thẳng. Dáng tre vươn cao, có chiều quằn ở ngọn, màu tre tươi như nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên cứng cáp, dẻo dai, tre mộc mạc, giản dị như người nông dân chân lấm tay bùn.

Cây tre đã góp phần tô điểm cho cảnh sắc quê hương em. Tre ôm ấp xóm làng, tre làm cho phong cảnh làng quê thêm duyên dáng, thanh bình. Còn gì đẹp hơn hình ảnh những mái đình, ngôi chùa cổ thấp thoáng dưới bóng tre xanh, ánh trăng vàng lơ lửng trên ngọn tre. Và cũng thật là đệp với hình ảnh con trâu nằm nhai bống râm dưới bụi tre đầu làng. Tre hòa quyện cùng với cuộc sống lao động, tre chia ngọt xẻ bùi cùng con người trong những phút thư nhàn ngồi trò chuyện cùng nhau. Tre làm cho quê hương em có một vẻ đẹp yên bình, ấm áp.

Tre không chỉ đẹp đơn thuần là màu xanh cây lá; không chỉ là cái dáng nghiêng nghiêng ôm ấp xóm thôn mà vẻ đẹp của tre còn là sự cần cù, chất phác:

Cánh đồng ta năm đôi ba vụ
Tre với người vất vả quanh năm.
Cây tre Việt Nam – Thép Mới

Tre là bạn của nhà nông. Tre giúp người làm cột, làm kèo, đan phên nứa để dựng vách, làm sườn nhà… Tre từng một nắng hai sương với người lao động. Tre làm cán cuốc, cán cày. Tre đồng cam cộng khổ với người, cùng người gánh vác khó khăn, cùng người hạnh phúc. Tre là bạn tâm giao với mọi lứa tuổi. Tre gắn bó với tuổi già, chiếc điếu cày giúp cụ già khoan khoái hút thuốc làm vui, nhổ vụ trước; nghĩ đến mùa sau hay nghĩ đến một ngày mai bội mùa, no ấm. Tre đem lại niềm vui cho con trẻ, tre làm chiếc nôi để những em bé có giấc ngủ say nồng, tre làm que chuyền để trẻ em có niềm vui thú. Tre đan rổ, rá, nong, nia để các bà, các cô cổ cái mà sử dụng. Tre đem lại vẻ đẹp giản dị, thuần khiết cho người con gái thôn quê. Guốc tre, nón tre đi cùng với tà áo dài của người phụ nữ Việt Nám thì đẹp biết bao! Không chỉ thế, tre còn đem lại hạnh phúc lứa đôi:

Lạt này gói bánh chưng xanh
Cho mai lấy trúc cho anh lấy nàng.
Thép Mới

Tre không chỉ phục vụ nhà nông mà còn là vũ khí để đánh giặc. Gậy tre, chông tre, mũi tên tre đã dựng nên thành đồng Tổ quốc. Tre mang chí khí như người chiến sĩ đang ngày đêm chiến đấu giữ làng, giữ nước, giữ hòa bình hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam.

Chiến tranh đi qua, tre lại mang nét đẹp duyên dáng, trữ tình. Trẹ rì rào khúc hát bốn mùa. Tre vi vút những bài ca xây dựng của cuộc sống đang hướng tới tương lai. Tre hiên ngang đứng giữa cổng chào chiến thắng.

Ngày nay, đất nước ta đã có một nền khoa học công nghệ hiện đại nhưng cây tre Việt Nam vẫn giữ vai trò quan trọng trong đời sống. Tre có mặt khắp nơi, các mặt hàng được làm từ tre đã đi khắp mọi miền Tổ quốc, được xuất khẩu ra nước ngoài. Tre vịnh dự góp phần đưa nền kinh tế đất nước ngày một đi lên. Đặc biệt hơn nữa, tre nứa làm nên những trang giấy trắng tinh để chứa đựng biết bao nguồn tri thức giúp các em vững bước vào đời.

Cây tre thật đẹp, thật có ích. Tre gắn bó với người, cùng người lao động và chiến đấu, cùng người xây dựng và bảo vệ đất nước. Trong tương lai, tre vẫn còn mãi mãi. Tre già, măng mọc, theo qui luật từ bao đời nay. Búp măng non mãi trên phù hiệu hay trên mũ đội viên. Đó là hình ảnh lớp trẻ đang lớn mạnh, là thế hệ tương lại của đất nước.

Em mong rằng quê hương em vẫn mãi mãi xanh một màu xanh của tre, màu xanh của tâm hồn, của nền văn hóa, của cuộc sống tươi đẹp, phồn vinh.

Bình luận (0)
NA
26 tháng 4 2018 lúc 17:23

Tre xanh
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh
(Cây tre Việt Nam- Nguyễn Duy)
Cây tre xanh từ lâu đã gắn bó với dân tộc ta như một người bạn đồng hành không biết tự bao giờ. Nếu như làng quê Việt Nam không có hình ảnh cây tre lấp ló sau lũy tre làng, có lẽ không còn là làng quê Việt Nam nữa.

Đến với làng cảnh Việt Nam, đến tới cổng làng, ta vẫn bắt gặp hình ảnh cây đa, giếng nước, sân đình là những hình ảnh gọi mời kí ức tuổi thơ. Chỉ cần đi vài bước để đến tới xóm làng, đi vào khung cảnh nhịp sống của con người nơi đây thì ta sẽ không thể nào bỏ qua được lũy tre làng. Chúng đứng thành bụi, giăng thành hàng, thành lũy. Những lũy tre mọc cao, dày vươn lên như có ý che chắn cả cả một vùng sinh hoạt bên dưới. Dáng tre mọc thẳng, cao, nhìn có vẻ “gầy gò” mà thực chất rất dẻo dai. Than tre tròn, nhỏ nhắn, màu xanh thẫm, được chia ra làm các đốt. Các nhánh tre thường không mọc trên cao mà mọc ngay gần dưới đất, chúng có rất nhiều gai gồ ghề và thường rất nhỏ. Còn lá tre thì mỏng, nhọn, to chỉ bằng nửa lá xoài mà thôi, tuy lá tre trông mảnh khảnh nhưng rất dẻo dai. Cấu tạo thì có vẻ đơn giản như vậy nhưng cây tre có rất nhiều công dụng, là một phần rất quan trọng trong đời sống của bà con nông dân.

Dân ta xưa kia chưa thể xây nhà gạch, mái ngói, tre trở thành chất liệu lợp mái, lát vách che năng che mưa cho bao gia đình. Tre còn được tận dụng trong nghề thủ công, đan lát, trở thành những chiếc rổ, chiếc rá xinh xắn, tiện dụng theo các cô, các chị ra chợ, ra đồng. Tre làm cán cuốc, cán cày một nắng hai sương với người nông dân để được những mùa gặt bội thu. Tre gắn bó trở thành những thứ đồ hàng cho tụi trẻ chăn trâu, trở thành cái điếu cày làm bạn tuổi già với các cụ già,… Không chỉ thế, các chị, các mẹ còn trở nên duyên dáng hơn nhiều trong chiếc guốc tre thoải mái. Tre đã trở thành người bạn thân thiết với nông dân ta từ xưa đến nay.

Không chỉ trở thành những vật dụng đồng hành cùng người nông dân trong cuộc sống thường ngày, cuộc sống lao động, cây tre còn có vai trò rất quan trọng trong thời kháng chiến. Ở đó, “tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín” (Thép Mới). Trong lúc mà dân ta chưa có vũ khí hiện đại, vu khí đều sử dụng phụ thuộc cả vào thiên nhiên. Tre với tính chất dẻo dai mà cứng rắn đã trở thành một vũ khí vô cùng lợi hại của dân ta. Chúng ta ắt hẳn vẫn còn nhớ tới truyền thuyết Thánh Gióng, bẻ tre bên đường, đánh cho quân xâm lược không còn manh giáp. Hay sự kiện Ngô Quyền dùng cọc tre và lợi dụng thủy triều đánh tan quân Nam Hán trên song Bạch Đằng vào năm 938. Đó là minh chứng rất cụ thể cho vai trò to lớn của cây tre trong những trận chiến khốc liệt dành độc lập dân tộc.

Có tầm quan trọng như vậy, từ lâu cây tre đã đi vào tiềm thức của người dân Việt với rất nhiều biểu tượng. Tre luôn mọc thành lũy, thành hàng chứ không bao giờ mọc một mình, đó là tinh thần đoàn kết, đồng lòng. Tre mọc thẳng, mọc cao, không bao giờ mọc nghiêng, cùng sự dẻo dai dễ sống của cây là biểu hiện rõ nhất cho sự kiên cường, bất khuất. Đó đều là những phẩm chất đáng quý của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam, nên mới nói, nhắc đến cây tre là nhắc đến con người Việt Nam.

Tre thật đẹp, thật có ích. Tre là biểu tượng không thể phai đổi, không thể mất đi, tre già măng mọc, sẽ còn mãi đến mai sau. Dù là chiến tranh đã lùi xa, cuộc sống trở nên hiện đại hơn nhưng cây tre vẫn mãi giữ một vị trí quan trọng trong tâm hồn người Việt.

Đất nước có vô vàn sắc màu tươi trẻ nhưng không thể thiếu đi màu xanh của cây tre. Màu xanh ấy đã trở thành bản sắc, biểu tượng cho dân tộc.
 

Tả cây tre lớp 6 hay nhất - Bài văn mẫu miêu tả cây tre Việt Nam

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
H24
31 tháng 5 2019 lúc 21:20

Nhìn từ xa, lũy tre làng như một bức tường thành bao quanh thôn xóm. Tới gần, mới thấy bức tường thành ấy được tạo bởi nhiều cây tre, gầy guộc, khẳng khiu. Cây này nương tựa cây kia, bất chấp nắng mưa bão dông, vươn lên trên cao, đón nhận ánh sáng mặt trời. Các cụ già trong làng thường bảo: “Cây tre cũng như người dân quê mình một nắng hai sương, chịu thương chịu khó, bất khuất kiên cường”.

Thân tren tròn lẳn lại nhiều gai, trên thân cây tua tủa những vòi xanh ngỡ như những cánh tay vươn dài. Dưới gốc, chi chít những búp măng non. Búp thì mới nhô khỏi mặt đất, búp thì cao ngang ngực tôi, có búp vượt đầu người. Tôi cứ nghĩ những búp măng ấy chính là những đứa con thân yêu của tre. Năm năm tháng tháng được mẹ chăm chút ngày một lớn lên, ngày một trưởng thành trong bóng mát yêu thương.

Những ngày hè oi bức, nắng như đổ lửa trên đồng, lũy tre là nơi nghỉ ngơi của bà con, cô bác. Buổi trưa, tre che nắng cho trâu nằm, ru cho trâu ngủ. Buổi chiều, chúng tôi ra ngồi dưới gốc tre trò chuyện, vui chơi. Có những đêm rằm, bọn tôi mang đèn treo lên những cành tre. Ánh sáng lấp lánh, chúng tôi nhảy múa, cười đùa, vui ơi là vui! Lá tre rì rào tiếng hát, rầm rì kể chuyện ngày xưa … tre cũng vui cùng chúng tôi.

Tre đi vào cuộc sống của con người quê tôi. Đó là người bạn tâm tình của nhiều thế hệ người làng tôi. Người làng tôi ai đi xa cũng nhớ về cây tre, cũng nhớ về lũy tre làng xanh mát yêu thương

Bình luận (0)
H24
31 tháng 5 2019 lúc 21:21

Đêm hôm qua, làng tôi có một trận giông bão lớn ập về.

Luỹ tre đầu làng trong cơn giông thật oai hùng , dẻo dai, kiên cường và bất khuất, nó giúp người dân chặn nước về làng về bảo vệ mùa màng. Gió thổi mạnh, sấm chớp và mưa tuôn xối xả như muốn quật ngã rặng tre xanh, rặng tre chao đảo, vặn vẹo nghiêng ngang trong giông bão. Tiếng sét đánh ầm ầm, gió không ngừng thổi siết , thật là một đêm giông bão lớn. Vậy mà luỹ tre vẫn hiên ngang ngửng mặt nhìn bầu trời xám xịt , đầy mây đen. Nó quật cường , hiên ngang chỗng chọi với gió bão, không khuất phục. Cuối cùng, trận giông bão đã dứt, vậy là luỹ tre xanh làng tôi đã chiến thắng trong đêm giông bão hôm qua.

Luỹ tre là hình ảnh tượng trưng cho con người Việt Nam không chịu khuất phục, kiên cường , bất khuất chống lại thiên tai, lũ lụt, chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc.

Bình luận (0)
H24
31 tháng 5 2019 lúc 21:21

Có nhà thơ đã viết:

Thân gầy guộc, lá mong manh

Mà sao nên lũy nên thành, tre ơi!

Luỹ tre làng em đẹp lắm. Đứng trên rú Chàng, đứng trên cầu Độ mà ngắm, luỹ tre làng em xanh um một màu. Trời dông bão, cây tre ôm chặt lấy nhau, chở che cho mái đình, mái chùa, bảo vệ cho hàng trăm ngôi nhà. Trời nắng hạn, nóng như nung, lũy tre toả bóng mát. Gió thổi, lũy tre phấp phới rung lên, xua đuổi cái nóng, quạt mát cho em nhỏ, cho cụ già. Thời kháng chiến, luỹ tre làng là chiến hào chống càn, là nơi từng phơi đầy xác giặc.

Tre đủ loại. Có tre to để đan lát, làm hàng thủ công, để làm nhà cửa, lều quán. Có tre gai làm cho luỹ làng kiên cố. Mùa xuân, măng tre mập mạp, nhọn hoắt như chông, mọc lên tua tủa. Luỹ tre làng em là nơi trú ngụ của đàn cò, bầy vạc, là nơi trú ngụ của hàng trăm loài chim. Sáng sớm bình minh, chim chóc cất tiếng hót rồi tung cánh bay đi tìm mồi. Trời chập choạng, luỹ tre là tổ ấm cho đàn chim trời hiền lành, đáng yêu kéo về kêu râm ran, tỉ tê trò chuyện.

Đêm đêm nằm ngủ, em nghe luỹ tre thầm thì.

Bước ra khỏi nhà, khỏi làng, trên đường đi học, em ngoái cổ lại nhìn luỹ tre làng, lòng xôn xao tự hào về nơi chôn nhau cắt rốn thân yêu. Luỹ tre làng là bến quê của em.

Bình luận (0)