Những câu hỏi liên quan
HG
Xem chi tiết
TM
2 tháng 2 2021 lúc 22:03

Tiếng nói là một giá trị cao quý của dân tộc. Tình yêu tiếng nói là yêu văn hóa của dân tộc. Tình yêu tiếng nói dân tộc là 1 biểu hiện của lòng yêu nước. Sức mạnh của tiếng nói dân tộc là sức mạnh của văn hóa, không 1 thế lực nào có thể tiêu diệt. Tự do của dân tộc gắn liền với việc giữ gìn và phát triển tiếng nói của dân tộc mình.Văn bản cho ta thấy được tác giả là người yêu nước, yêu tiếng nói của dân tộc, am hiểu sâu sắc về tiếng nói mẹ đẻ.

Bình luận (0)
PT
2 tháng 2 2021 lúc 22:03

Tiếng nói là một giá trị cao quý của dân tộc. Tình yêu tiếng nói là yêu văn hóa của dân tộc. Tình yêu tiếng nói dân tộc là 1 biểu hiện của lòng yêu nước. Sức mạnh của tiếng nói dân tộc là sức mạnh của văn hóa, không 1 thế lực nào có thể tiêu diệt. Tự do của dân tộc gắn liền với việc giữ gìn và phát triển tiếng nói của dân tộc mình.Văn bản cho ta thấy được tác giả là người yêu nước, yêu tiếng nói của dân tộc, am hiểu sâu sắc về tiếng nói mẹ đẻ.

Bình luận (1)
MN
2 tháng 2 2021 lúc 22:05

 Ý nghĩa của truyện : chính là lòng yêu nước gắn liền với tình yêu tiếng mẹ đẻ. Qua đó tác giả muốn nhấn mạnh chân lí: giáo dục lòng yêu nước từ những gì bình dị, nhỏ bé nhất.Tiếng mẹ đẻ gần gũi, dung dị, đó cũng chính là hồn cốt và tiếng nói của tinh thần dân tộc.

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
2 tháng 11 2019 lúc 11:32

Ý nghĩa nhan đề “Buổi học cuối cùng”:

- Kết thúc những ngày sống trong độc lập tự do

- Báo hiệu những ngày đen tối dưới ách phát xít Đức

- Sự tiếc nuối đối với việc không được học tiếng mẹ đẻ

Bình luận (0)
SG
Xem chi tiết
OC
28 tháng 5 2018 lúc 9:44

Câu 1 : Sau cuộc chiến tranh giữa Pháp và Phổ , nước Pháp thua trận, hai vùng An-dat và Loren giáp nước Phổ nên bị nhập vào Phổ.Cho nên hai vùng An-dat và Loren buộc phải học tiếng Phổ . Truyện được đặt tên là "Buổi học cuối cùng" không phải là nhân vật "tôi" không được đi học nữa mà đó là tiết học tiếng Pháp cuối cùng của nhân vật "tôi" , là lần cuối cùng thầy Ha-men dạy tiếng Pháp 

Câu 2 :                         "Đêm nay bác ngồi đó

                                    Đêm nay Bác không ngủ 

                                    Vì một lẽ thường tình 

                                    Bác là Hồ Chí Minh 

Ý nghĩa khổ thơ : Khẳng định việc Bác không ngủ là một lẽ thường tình . Bác dành cả cuộc đời mình vì dân vì nước . Khổ thơ cuối kết thúc đã nêu ý nghĩa câu chuyện của sự việc lên tấm khái quát làm cho người đọc thêm hiểu vì một chân lí đơn giản mà lớn lao . Bác không ngủ vì Bác là Hồ Chí Minh . Cái đêm không ngủ của Bác trong bài thơ chỉ là một trong nhiều đêm không ngủ của Bác . Một ngày đất nước chưa thống nhất đồng bảo Miền Nam chưa được tự do là một ngày Bác không ngủ yên 

Bình luận (0)
NT
28 tháng 5 2018 lúc 9:37

Câu 1 :

Được đặt tên "Buổi học cuối cùng" không phải vì nhân vật "tôi" không được đi học nữa
Bởi đó là tiết học cuối cùng nhân vật "tôi" được học bằng tiếng Pháp, là lần cuối cùng thầy Ha-men dạy tiếng Pháp. 
Và là lần cuối cùng được người thầy đáng kính truyền tình yêu quê hương đất nước vào trái tim nhân vật "tôi".

Câu 2 :

Khổ thơ cuối đã nâng cao ý nghĩa của câu truyện lên mootjj tầm khái quát lớn, làm cho người đọc thấu hiểu mọi chân lý đơn giản mà lớn lao, cái đêm không ngủ đc miêu tả trong bài thơ chỉ là 1 trong vô vàng những đêm Bác k ngủ . Bác k ngủ vì lo cho việc nc là lẽ thường tình của Bác Hồ vì Bác là 1 vị lãnh tụ, người cha chung thân yêu của đân tộc, cuộc đời của người gắn vs đân vs nc. Đó chính là lẽ sống nưng nui tất cả chỉ quên minh của Bác mà mọi người đều thấu hiểu

Bình luận (0)
DH
28 tháng 5 2018 lúc 9:41

Câu 1: Được đặt tên "Buổi học cuối cùng" không phải vì nhân vật "tôi" không được đi học nữa
Bởi đó là tiết học cuối cùng nhân vật "tôi" được học bằng tiếng Pháp, là lần cuối cùng thầy Ha-men dạy tiếng Pháp.
Và là lần cuối cùng được người thầy đáng kính truyền tình yêu quê hương đất nước vào trái tim nhân vật "tôi".

Câu 2: Đêm nay Bác ngồi đó
            Đêm nay Bác không ngủ
            Vì một lẽ thường tình
            Bác là Hồ Chí Minh.

Ý nghĩa: Đoạn thơ cuối khiến lòng ta gợi lên câu hỏi: "Tại sao Bác lại không ngủ?" Có thể nói, trong suốt cuộc đời hoạt động Cách mạng của mình, Bác Hồ đã trải qua nhiều đêm không ngủ. Còn nhớ, thời kì bị giam cầm ở nhà lao của Tưởng Giới Thạch, Bác từng: "Một canh... hai canh... lại ba canh. Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành..."; rồi giữa rừng Việt Bắc trong chiến dịch Thu - Đông 1947, Bác từng chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Việc "Đêm nay Bác không ngủ" là "một lẽ thường tình", vì "Bác là Hồ Chí Minh" bởi Bác đã trở thành một biểu tượng, một "định nghĩa" về đức hi sinh, lo lắng cho dân, cho nước. Bác dành tình yêu thương hết mực lo nghĩ, vì dân vì nước, dành tình yêu hết mực cho quần chúng nhân dân và bộ đội.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
H24
1 tháng 2 2018 lúc 16:20

Truyện đưa chúng ta đến một ngôi trường làng vùng An-dát để chứng kiến một câu chuyện đầy xúc động: Buổi học Pháp văn cuôi cùng.

Buổi học cuối cùng được diễn ra trong con mắt quan sát và cảm xúc, suy ngẫm của cậu học trò nhỏ Phrăng và được kề lại bằng chính lời kể của cậu bé.

Pbrrăng là học trò nghịch ngựm vừa lười học, thường trốn học đẽ chơi ngoài đồng nội. Dõi với cậu hé, bầu trời trong trẻo vồ ti ông sáo hót ven rừng trên đồng cỏ thường có sức cám dỗ hơn là những phân từ tiếng Pháp. Nhưng như có một linh cảm gì đó, hôm ấy Phrăng đã cưỡng lại sự cám dỗ và đến trường học. Dọc đường, cậu bé đã thấy một cái gì đó khang khác ngày thường. Khi vào lớp, cậu bé càng thấy ngạc nhiên hơn vì thấy thầy giáo không những chẳng giận dữ mà còn dịu dàng bảo cậu: Phrăng, vào chỗ nhanh lên con; lớp sắp bắt đầu học mà lại vắng mặt con; và phía cuối lớp, trên những dãy ghế bỏ trống, dân làng ngồi lặng lẽ; thầy Ha-men thì mặc một bộ lễ phục thật trang trọng.

Rồi những lời của thầy Ha-men vang lên: Các con ơi, đây là lần cuối cùng thầy dạy các con. Lệnh từ Béc -lin là từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dét và Lo-ren...Thầy giáo mới ngày mai sẽ đến. Hôm nay là bài học Pháp văn cuối cùng của các con. khiến Phrăng choáng váng. Thì ra, để tôn vinh buổi học cuối cùng này mà thầy Ha -men đã vận y phục đẹp ngày chủ nhật và các cụ già trong làng lại đến ngồi ở cuối lớp học.

Phrăng bỗng tự giận mình về thời gian đã bỏ phí, về những buổi trốn học đi bắt tể chim hoặc trượt băng trên hồ. Cậu đau lòng khi nghĩ tới chuyện phải giã từ những quyển ngữ pháp, những quyển thánh sử. Cậu quên cả nỗi giận thầy Ha-men vì những lần bị phạt.

Trong buổi học cuối cùng, Phrăng không đọc thuộc những quy tắc về phân từ, nhưng thầy giáo không trách mắng. Thầy giảng giải cho Phrăng và các cậu học trò hiểu hoãn việc học là một tai hoạ lớn. Bảo lỗi đó cũng là một phần do cha mẹ không thiết tha lắm với việc muốn các con có học thức, và lỗi đó cũng có một phần ở thầy...

Song điều làm Phrăng thấm thía và xúc động là khi thầy Ha men giang giải về tiếng Pháp, bảo rằng đó là thứ ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất thế giới và vững vàng nhất ,

Rằng phải giữ lấy nó trong mỗi người Pháp, bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững ti ống nói nia mình thì chẳng khác gì nắm được chia khoả chốn lao tù...

Buổi học cuối cùng diễn ra trong không khí trang nghiêm và xúc động: thầy say sưa giảng bài, trò chăm chú lắng nghe và căm cụi học tập.

Buổi học cuối cùng kết thúc bằng câu nói nghẹn ngào của thầy Ha-men: Các bạn, hỡi các bạn, tôi..., tôi... và dòng chữ đậm của thầy trên bảng nước Pháp muôn năm.

Có thể nói, đây là câu chuyện xúc động về tình yêu Tô quốc. Tình yêu ấy được biểu hiện cụ thể bằng tình yêu tiếng nói của dân tộc của thầy Ha-men, của những cậu học  trò, của dân làng vùng An-dát. Đế diễn tả tình yêu ấy, An-Phông -xơ Đô-đê đã chú ý tập trung vào miêu tả cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng và hành động của các nhân vật, đặc biệt là thầy Ha-men và cậu học trò Phrăng.

Bình luận (0)
DL
Xem chi tiết
TT
12 tháng 12 2021 lúc 16:45

“Thông điệp, ý nghĩa của "Chiếc lá cuối cùng”: tác giả gửi thông điệp về tình bạn cao quý, nhắn nhủ mọi người hãy biết yêu thương nhau. 

Bình luận (0)
MN
12 tháng 12 2021 lúc 16:45

Em tham khảo:

Ý nghĩa của truyện:

Đoạn trích “Chiếc lá cuối cùng” đã khiến cho bạn đọc phải trải qua biết bao nhiêu cung bậc cảm xúc từ hồi hộp theo dõi chiếc lá rụng trên tường, thắt lòng lo lắng cho số phận của Giôn xi từng ngày. Và cũng vui sướng khi thấy Giôn xi lấy lại được hi vọng nhưng cũng xót thương cho cụ Bơ – Men một họa sĩ già đã ngã xuống sau khi sáng tạo ra một kiệt tác nghệ thuật duy nhất trong đời.

Tuy cái chết khiến ai cũng chất chứa nỗi buồn nhưng chính nó lại thắp lên ngọn lửa cho tình yêu cuộc sống, niềm tin vào sức mạnh mà cái đẹp có thể tạo ra. Chiếc lá – một kiệt tác được vẻ lên bằng tâm hồn, bằng tấm lòng yêu quý, bằng cả mạng sống, sự tâm huyết của  nghệ sĩ già đến với cuộc đời này.

Thông điệp:

Chiếc lá cuối cùng đã mang đến bức "thông điệp màu xanh" về nghệ thuật, nghệ thuật không chỉ tạo ra những tác phẩm đẹp đẽ, giá trị mà còn tạo ra sức mạnh nâng đỡ, tạo động lực sống cho con người. Nghệ thuật còn tạo ra sự kết nối giữa những con người, bằng tình thương, tâm huyết và tài năng nghệ thuật, cụ Bơ-men đã tìm lại khát khao sống cho Giôn-xi, cô nghệ sĩ nghèo đang tuyệt vọng trước sự sống mong manh của bản thân.

Bình luận (0)
HT
15 tháng 3 2024 lúc 20:51

Tên trông kid quá phượng hoàng ơi=))

Bình luận (0)
NA
Xem chi tiết
H24
14 tháng 4 2021 lúc 20:53

Nhan đề tác phẩm " Buổi học cuối cùng " phần nào hé lộ cho đọc giả biết nội dung chính của tác phẩm . Đây là buổi học tiếng Pháp cuối cùng của người dân Pháp , chính vì thế mà xuyên suốt tác phẩm là những lời tâm sự của người dân vốn là xứ sở rượu vang nổi tiếng này .

Bình luận (2)
DT

Ý nghĩa nhan đề “Buổi học cuối cùng”:

- Kết thúc những ngày sống trong độc lập tự do

- Báo hiệu những ngày đen tối dưới ách phát xít Đức

- Sự tiếc nuối đối với việc không được học tiếng mẹ đẻ

Bình luận (0)
KA
14 tháng 4 2021 lúc 20:55

Ý nghĩa là buổi học tiếng Pháp cuối cùng của học sinh ở một trường thuộc vùng quê An-dát , là buổi học quan trọng của cậu bé Phrăng và dân làng , thầy giáo của cậu

Bình luận (0)
TS
Xem chi tiết
TL
Xem chi tiết
HC
1 tháng 10 2023 lúc 19:03

Tác giả An-phông-xơ Đô-đê với tác phẩm “Buổi học cuối cùng” đã khắc họa những suy nghĩ hồn nhiên và tâm sự còn ngây thơ nhưng vô cùng xúc động của một chú bé vùng An-dát. Diễn biến trong buổi học cuối cùng đã để lại những dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc.

Câu chuyện bắt đầu bằng việc Phrăng đi học muộn. Tác giả đã khắc họa ngoại cảnh tươi đẹp với bầu trời xanh, tiếng chim hót như đang níu kéo bước chân của cậu bé, khiến cho Phrăng muốn trốn học buổi hôm ấy. Thế nhưng cậu đã cưỡng lại được mãnh lực đó, chạy tới trường. Trên đường tới trường, Phrăng cảm nhận được tin chẳng lành, bằng hiểu biết của mình cậu đã tự hỏi “Lại có chuyện gì nữa đây?”. Đến khi tới trường, không khí trường học khác lạ đã tác động mạnh đến tâm hồn nhạy cảm của Phrăng “tiếng ồn ào như chợ vỡ vang ra tận ngoài phố…” đã thay bằng sự vắng lặng đến phát sợ, ai nấy đều đã yên trong vị trí. Đặc biệt là khi Phăng đi học muộn nhưng thầy Ha-men lại rất ân cần thay vì giận dữ: “Phrăng, vào chỗ nhanh lên con, lớp học sắp bắt đầu mà không có con”.

Trong bộ dạng ăn vận đẹp đẽ, sự xuất hiện của những người lớn tuổi, thầy Ha-men nhẹ nhàng thông báo về buổi học Pháp văn cuối cùng. Từng lời thầy nói trong nghẹn ngào khiến Phrăng đã hiểu ra tất cả những điều bất thường và khác lạ trong ngày hôm nay. Ban đầu, cậu cảm thấy choáng váng, xúc động vô cùng. Và rồi không kìm được dòng cảm xúc mà bật lên câu nguyền rủa “A! Quân khốn nạn…”. Có thể hiểu, đó không còn là lời của một cậu bé ngây thơ nữa, mà đó là lời của một con người yêu nước, trong giây phút ấy Phrăng đã vô cùng hối hận vì những lần trốn học, bỏ bài, sự lãng quên những lần thầy thầy mắng mỏ.

Những lời bộc bạch của thầy Ha-men chạm tới trái tim mọi người, thể hiện thầy là một người rất yêu nghề, và có lòng yêu nước nồng nàn. Trong buổi học cuối cùng này, ai cũng chăm chú lắng nghe trong nghẹn ngào, khắc ghi vào lòng lời thầy căn dặn “tiếng Pháp là ngôn ngữ hay nhất thế giới… nắm được chìa khóa chốn lao tù”. Dòng chữ cuối cùng trên bảng “Nước Pháp muôn năm” đã kết thúc buổi học và là lời thúc giục hành động đấu tranh của mỗi người, hãy đứng lên đấu tranh để đem tiếng Pháp trở lại với đất nước này.

Tác phẩm “Buổi học cuối cùng” của An-phông-xơ Đô-đê được viết ở ngôi thứ nhất. Điều đó khiến nó giống như là một cuốn tự truyện của cậu bé Phrăng. Những suy nghĩ và cảm nhận của cậu bé đã tạo nên tính chân thật và giàu cảm xúc cho truyện. Bằng ngôn ngữ giản dị, cách diễn đạt lôi cuốn, truyện đã đặt ra vấn đề có ý nghĩa muôn đời đó chính là lòng yêu nước gắn liền với tình yêu tiếng mẹ đẻ.

Bài này cô lớp mình cho viết nếu hay bạn tham khảo nhé!

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
8 tháng 7 2018 lúc 11:44

Đáp án: B

→ Buổi học cuối cùng này chính là buổi học cuối cùng môn tiếng Pháp ở vùng An-dát bị quân Phổ chiếm đóng và hình ảnh cảm động của thầy Ha-men

Bình luận (0)
CB
Xem chi tiết
BH
4 tháng 2 2018 lúc 19:36

Tiếng nói là một giá trị cao quý của dân tộc. Tình yêu tiếng nói là yêu văn hóa của dân tộc. Tình yêu tiếng nói dân tộc là 1 biểu hiện của lòng yêu nước. Sức mạnh của tiếng nói dân tộc là sức mạnh của văn hóa, không 1 thế lực nào có thể tiêu diệt. Tự do của dân tộc gắn liền với việc giữ gìn và phát triển tiếng nói của dân tộc mình.

Câu chuyện cho ta thấy được tác giả là người yêu nước, yêu tiếng nói của dân tộc, ham hiểu sâu sắc về tiếng nói mẹ .

Bình luận (0)
BT
4 tháng 2 2018 lúc 19:34

phần ghi nhớ trong sgk .

Bình luận (0)

Dân tộc, tiếng nói của dân tộc nhiều khi chỉ như những khái niệm trừu tượng, mơ hồ trong cuộc sống bình thường ít được để ý. Nó giống như bát cơm ta ăn, không khí ta hít thở hằng ngày. Nhưng ở vào một hoàn cảnh nào đó : không khí không còn, bát cơm đã mất, ta mới hiểu hết ý nghĩa sống còn của nó ! Chủ quyền của nước Pháp, tiếng Pháp đối với nhân dân hai vùng An-dát và Lo-ren, một lần đã đặt ra như thế. Và dù chỉ một lần, đối với người đọc chúng ta, nó mãi mãi không quên. 1. Nhân vật cậu bé Phrăng vừa là nhân vật trung tâm vừa đóng vai kể chuyện là rất thích hợp. Một mặt, khi nhân vật tự kể chuyện mình, tác phẩm sẽ có được sự gần gũi, chân thành, nó đảm bảo tính trung thực đối với người nghe. Một mặt, dụng ý của tác giả phải chăng là đem đến cho bạn đọc một bài học sâu sắc, bài học vỡ lòng về những tư tưởng lớn từ những rung động đầu đời, của một cách cảm, cách nhìn, một tâm lí trẻ thơ. Chính là với ý nghĩa thứ hai này mà câu chuyện trở nên cảm động sâu sắc, thấm thìa vì bao nhiêu vấn đề nghiêm trọng của lịch sử, của nhân dân đặt lên đôi vai nhỏ bé, thơ ngây của một em bé vừa cắp sách đến trường. Vấn đề "điểm nhìn" ấy là một sáng tạo độc đáo của nhà văn. - Nếu chỉ là một đứa trẻ lười học, mải chơi, bé Phrăng chẳng có gì đáng nói. Cùng với "đứa trẻ", Phrăng còn là một "cậu học trò". Chính ý thức được như thế, em đã tự vượt lên những cám dỗ, cả sự sợ hãi để "ba chân bốn cẳng chạy đến trường" vì lúc đó "đã quá trễ giờ lên lớp". Để có được quyết định dứt khoát này, bé Phrăng đã khước từ lời mời mọc của các cuộc trốn học và rong chơi, nhất là có cớ để rong chơi : bài học về phân từ em chưa thuộc. Buổi sáng hôm nay lại là một buổi sáng đẹp trời, có nhiều thứ để nghe và để xem không chán mắt, hấp dẫn hơn nhiều quy tắc về phân từ tiếng sáo hót ven rừng, trên cánh đồng cỏ sau xưởng cưa, lính Phổ đang tập. Không bị cuốn vào những sức hút bản năng ấy, ý thức về bổn phận trỗi dậy, dù thế nào (kể cả sự quở mắng và trách phạt của thầy giáo), em không thể không có mặt ở trường. Chính với quyết định dứt khoát ấy, Phrăng không tò mò dừng lại trước bảng dán cáo thị mà nhiều người đứng xem mặc dù thâm tâm thắc mắc : "Lại có chuyện gì nữa đây ?". Cũng như thế, em đã bó ngoài tai câu nói đầy ẩn ý của bác phó rèn : "Đừng vội vã thế cháu ơi, đến trường lúc nào cũng vẫn còn là sớm !". - Cảm giác ngạc nhiên của Phrăng trước không khí lớp học khác thường mà đầu óc ngây thơ chưa cho phép em hiểu nổi bắt đầu từ cái im ắng chưa từng có ở đây : sự hỗn độn, ồn ào thường xảy ra vào lúc đầu buổi học tự nhiên biến mất, một ngày học bình thường mà y như một buổi sáng chủ nhật. Phrăng dường như không tin ở mắt mình vì lớp học vẫn là lớp học ấy, bạn ấy, thầy ấy, nhất là thầy Ha-men đáng sợ đang "đi đi lại lại với cây thước sắt khủng khiếp kẹp dưới nách". Cái không khí lớp học chưa thể gọi thành tên thì chính tên em đã bị gọi. Vì tội đi học muộn, lẽ ra Phrăng phải chịu một sự trừng phạt nghiêm khắc (chính Phrăng cũng cảm thấy tội lỗi của mình, khi bước chân vào lớp học đã "đỏ mặt tía tai"). Nhưng sự trừng phạt đã không diễn ra, thay thế vào đó là một giọng nói dịu dàng, và gương mặt thầy Ha-men không hề giận dữ. Cảm giác ngạc nhiên còn được tăng cường sau đó bới Phrăng đột ngột nhận ra cách ăn mặc "trang trọng" của thầy. Còn cái ngạc nhiên cuối cùng thì gần như khó hiểu : dân làng cũng có mặt (chắc không phải là khách mời vì ai nấy đều buồn rầu), riêng cụ Hô-de thì mang theo quyển tập đánh vần đã cũ. Bao nhiêu dấu hói xuất hiện trong đầu Phrăng. Thế mà chỉ một câu nói của thầy Ha-men, em đã hiểu ra tất cả. Câu nói ấy như một lời trăng trối, lời từ biệt cuối cùng : "Các con ơi, đây là lẩn cuối cùng thầy dạy các con...". Sự "choáng váng", phản ứng tức thời trước thông báo của thầy giáo về tình hình lúc đó đồng thời với Phrăng, em còn hiểu rộng ra vấn đề nghiêm trọng hơn nhiều mà tờ cáo thị ở trụ sở xã loan tin, cậu học trò nhỏ ấy bước vào giờ học với một tâm thế "người lớn" đến ngạc nhiên. - Tính chất "người lớn" trong nhận thức của Phrăng đã giúp em bàng hoàng hiểu ra tất cả. Trước hết đó là những day dứt, ăn năn. Cái đầu rỗng tuếch của em trước đó không có chỗ cho những cuốn sách, giờ đây những cuốn sách trở nên thân thiết như người bạn cố tri. Còn thầy giáo dù có lúc trừng phạt học trò nghiêm khắc thì đâu có phải là độc ác, nhẫn tâm đáng để mình oán giận. Sự ân hận của Phrăng gặp được sự đồng cảm không lời của những người tưởng như chẳng liên quan gì đến lớp học. Sự hiện diện của các cụ già trong giờ học hôm nay phải chăng cũng là hành vi lặng thầm của những người nhận lỗi "đã không lui tới ngôi trường này thường xuyên hơn". Sự ân hận, xót xa mỏi người một cách : ở Phrăng, phải dừng lại một môn học chỉ "mới biết viết tập toạng", còn các cụ già biết quý trọng tiếng nói của Tổ quốc thì : "Tổ quốc đang ra đi...". Trong bối cảnh tinh thần ăn năn sám hối ngưng đọng cả không gian lớp học ấy, nếu được chuộc lỗi dù chỉ một lần, một lần tỏ ra không phụ công thầy giáo là "đọc thật to, thật dõng dạc, không phạm một lỗi nào" cái quy tắc về phân từ khi thầy gọi đến thì dù "có phải đánh đổi gì cũng cam". Cơ hội ấy bất ngờ đã đến, nhưng vì trót lười học, Phrăng đã "không dám ngẩng đầu lên". Cái ngượng ngùng đáng xấu hổ vì không thuộc bài ở câu học trò nhỏ, qua lời phân tích đơn giản mà sâu xa của thầy Ha-men, đã trở thành tội lỗi. Lòng tự trọng dân tộc, lương tâm dân tộc nghe văng vẳng bên tai vừa là tiếng nói của người nói, vừa là tiếng nói của người nghe còn đau hơn khi bị "vụt thước kẻ" nhiều lần : "Thế nào ! Các người tự nhận là dân Pháp, vậy mà các người chẳng biết đọc, biết viết tiếng của các người !...". Bỗng lớn lên như một kẻ đã trưởng thành, trong giờ ngữ pháp hôm nay, chính Phrăng đã kinh ngạc thấy mình sao lại hiểu nhanh đến thế, thầy giáo kiên nhẫn giảng bài đến thế ! Phải chăng có một sức thôi thúc ghê gớm bên trong ở người thầy "muốn truyền thụ toàn bộ tri thức của mình, muốn đưa ngay một lúc tri thức ấy vào đầu óc chúng tôi". Ý thức đối với Tổ quốc ở Phrăng cũng theo đó mà lớn dần lên trong con người nhỏ bé. Lúc đầu là sự tức giận quân thù : "A ! Quân khốn nạn...". Sự uất ức ngấm ngầm từ cảm tính nâng dần lên lí tính : bắt người Pháp học tiếng Đức. Sự uất ức này khiến Phrăng liên tưởng đến những chú bồ câu "Liệu người ta có bắt cả chúng nó cũng phải hát bằng tiếng Đức không nhỉ ?". Còn đối với những cụ già như cụ Hô-de, tâm hồn ngây thơ của Phrăng cũng rưng rưng thương cảm. Nghe tiếng cụ đánh vần giọng run run với cách phát âm kì cục "tất cả chúng tôi muốn cười và cũng muốn khóc". Và dĩ nhiên, thầy giáo Ha-men lúc này như đại diện cho lương tâm nước Pháp, cho tiếng Pháp, đẹp đẽ biết chừng nào trước con mắt của Phrăng "Chưa bao giờ tôi cảm thấy lớn lao đến thế".

 

Bình luận (0)