Cảm nhận của em về VB "Tôi đi học"
Viết đoạn văn 12 câu trình bày cảm nhận về tâm trạng của nhân vật tôi trên đường đi học. (VB: Tôi đi học)
Có người nói rằng những sáng tác của Thanh Tịnh toát lên vẻ đẹp đằm thắm, tình cảm êm dịu, trong trẻo. Thật như thế, ông đã thể hiện rõ ràng nhất điều này ở văn bản "Tôi đi học ". Và chi tiết nổi bật nhất trong văn bản này theo em là ở phần miêu tả tâm trạng của nhân vật "tôi" trên đường đi học. Chúng ta có thể thấy được cái điều mà nhân vật "tôi" cảm giác được cũng như bao bạn học sinh mới chân bước vào trường. Nhân vật ấy tự nhiên thấy được con đường quen thuộc mà mình hằng ngày đi học tự nhiên lại lạ lẫm trong hôm nay. Hòa chung với suy nghĩ đó là cảm giác cậu thấy mình như lớn hơn, trong lòng cậu thì háo hức rộn ràng. Đó là suy nghĩ chung của biết bao nhiêu các bạn học sinh bình thường ngày đầu đi học. Đó là những gì chân thực nhất, tinh tế nhất qua dòng hồi ức của nhà văn. Phải chăng con người ta luôn luôn cảm thấy hồi hộp,thấy lạ lẫm,thấy rộn ràng khi mà họ sắp phải đối mặt với những điều mới lạ?. Có lẽ,ai ai cũng thế. Con người ai cũng có cảm xúc cảm giác đối với vạn điều, vạn chuyện trong cuộc sống bản thân mình. Đối với em,c ảm xúc kỳ lạ mới mẻ nhất là cảm xúc mà nhân vật "tôi" trong tác phẩm "tôi đi học" cảm nhận. Không gì là quá xa lạ, gần ngay trước mắt nhưng đối với một thứ ta chưa từng được tiếp xúc, tự nhiên người ta sẽ thấy bồi hồi, mơn man, tưng bừng và rộn rã. Khép đóng lại đoạn văn trên, chúng ta có thể thấy được tâm trạng của nhân vật "tôi'' là tâm trạng chân thực, rõ ràng và quen thuộc với các bạn học sinh mới bước vào một ngôi trường lạ lẫm, mới bước vào một thế giới kỳ diệu.
✿Tuệ Lâm☕
từ vb tôi đi học em hãy viết đv khoảng 2/3 trang giấy thi theo phép diễn dịch trình bày cảm nhận của em về ý nghĩa của ngày khai trường đầu tiên(có sd 1 trường từ vựng)
nêu cảm nhận của e về hình ảnh so sánh e thík nhất trog vb "Tôi đi học"
"Tôi đi học" là một truyện ngắn mang màu sắc hoài niệm của Thanh Tịnh. Ngoài cảm xúc dào dạt, tác giả đã sáng tạo nên một số hình ánh so sánh rất đẹp.
Tác giả đã so sánh và nhân hóa để viết nên những câu văn giàu hình tượng và biếu cảm: Những cảm giác trong sáng ấy là những kỉ niệm mơn man nao nức của buổi tựu trường ngày xưa không hề bị thời gian vùi lấp, trái lại, cứ mỗi dạ thu về, nó lại "nảy nở trong lòng" đem đến bao cảm xúc vui sướng, bổi hồi, tâm hồn như tươi trẻ lại, trong sáng hơn tựa như "mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bâu trời quang đãng".
Tuy tác giả dùng nhiều hình ảnh so sánh nhưng em vẫn thích nhất là hình ảnh so sánh ở câu: "Trước mắt tôi trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Áp". Nhân vật "tôi" đã từng đi bẫy chim quyên, từng ghé lại trường một lần; lần ấy chú thấy trường "là một nơi xa lạ" "cao ráo sạch sẽ hơn các nhà trong làng". Nhưng lần này trường Mĩ Lí đã trở thành trường của chú nên chú mới cảm thấy "xinh xắn". Tâm trạng một học trò mới "lo sợ vẩn vơ" và bỡ ngỡ nên mới cảm thấy trường Mì Lí "oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp". Hình ảnh so sánh này cũng thể hiện sự ngây thơ, hồn nhiên của nhân vật "tôi" trong buổi tựu trường.
Trong văn bản tôi đi học, hình ảnh so sánh em thích nhất chính là : " Họ như những con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng đường trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. " Bằng phép so sánh độc đáo kết hợp nhân hóa, nhà văn Thanh Tinh đã miêu tả vô cùng chi tiết và thấu đáo những nét tâm trạng đan xen của những đứa trẻ lần đầu đi học. Hình ảnh con chim non đang tập bay, đứng bên bờ tổ, nhìn bầu trời muốn bay, nhưng còn e sợ. Qua đó, tác giả đã miêu tả được tâm trạng của những đứa trẻ lần đầu đứng trước sân trường. Họ cũng như những chú chim muốn bay, muốn khám phá thế giới bao la của tri thức, muốn học hỏi những điều mới mẻ, nhưng vẫn còn ngập ngừng e sợ. Các cậu bé đang đứng trước bước ngoặt trọng đại của cuộc đời mỗi con người, nên việc ngập ngừng sợ hãi là không tránh khỏi. Bằng tài năng của mình, nhà văn Thanh Tịnh đã miêu tả những nét tâm trạng độc đáo của những đứa trẻ trong ngày đầu tiên đi học .
1 ,tìm những hình ảnh so sánh trong bài tôi đi học . Nêu cảm nhận của em về tác dụng của 1 hình ảnh so sánh
2, Qua truyện ngắn tôi đi học , em có cảm nhận gì về thái độ cử chỉ của những người lớn đối với các em nhỏ lần đầu đi học
3, phát biểu cảm nghĩ của em về dòng cảm xúc của nhân vật tôi trong truyện ngắn tôi đi học
ai lm đc mk tick
Viết đoạn văn khoảng 12 câu trình bày suy nghĩ của em về dòng cảm xúc của NV " tôi" trong VB" Tôi đi học" Trong đó có sử dụng 5 từ thuộc (trường từ vựng trường học) xg gạch chân Giúp mk vs ko quá dài nhé
Tham khảo:
Truyện ngắn “Tôi đi học” của nhà văn Thanh Tịnh in trong tập Quê mẹ, xuất bản năm 1941. Đây là dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” - cũng chính là tác giả, về những cảm xúc đầu đời trong buổi tựu trường ba mươi năm về trước. Dòng cảm xúc được thể hiện theo trình tự thời gian. Tâm trạng nhân vật phát triển song song cùng với các sự kiện đáng nhớ trong ngày đầu tiên đi học đó. Từ lúc được mẹ âu yếm dắt tay dẫn đi trên con đường tới trường, đến cảnh cậu say mê nhìn ngắm ngôi trường; cảnh hồi hộp nghe ông đốc gọi tên, lo lắng khi phải rời tay mẹ để cùng các bạn vào lớp nhận chỗ của mình và vào buổi học đầu tiên. Sự kết hợp hài hoà giữa bút pháp tự sự, miêu tả và cảm xúc chân thành đã tạo nên tính trữ tình đậm đà của thiên tự truyện. Để rồi sau mấy chục năm, tác giả - là cậu bé ngày xưa vẫn nhớ như in: Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.
Viết đoạn văn cảm nhận của em về nhân vật tôi trong bài Tôi đi học
Làm hộ em với ạ em đang cần gấp :((
Tham khảo:
Những ngày mùa thu khai trường thật đẹp và nhiều ý nghĩa, nhất là đối với các bạn nhỏ lần đầu đến trường. Tác giả Thanh Tịnh đã ghi lại những xúc cảm đó của mình qua câu chuyện ngắn Tôi đi học. Bằng việc hóa thân thành nhân vật tôi, ông đã miêu tả vô cùng sâu sắc và chân thực về ngày đầu tiên đi học. Dòng cảm xúc trong ngày đầu đi học được thể hiện theo trình tự thời gian: cậu bé được mẹ âu yếm dắt tay dẫn đi trên con đường tới trường, say mê nhìn ngắm ngôi trường; hồi hộp nghe thầy gọi tên, lo lắng khi phải rời tay mẹ để cùng các bạn vào lớp nhận chỗ của mình và học giờ học đầu tiên. Mọi cử chỉ, hành động đều trở nên lúng túng, vụng về. Trí óc non nớt của cậu không thể hình dung ra được những điều gì xảy ra hằng ngày trong ngôi trường đẹp đẽ kia. Dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” được tạo nên từ cảm xúc trong sáng, hồn nhiên và bút pháp nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế của nhà văn. Thanh Tịnh đã nói thay tất cả chúng ta cái cảm giác kì diệu của buổi học đầu tiên đã trở thành kỉ niệm đẹp đẽ, để lại ấn tượng sâu sắc trong cuộc đời mỗi người. Qua văn bản, ngày đầu tiên đi học lại hiện về trong mỗi chúng ta. Mỗi người có những trải nghiệm, những cảm xúc khác nhau về ngày đầu đến trường, nhưng nó sẽ đọng lại mãi mãi trong tâm trí ta. Bước qua cánh cổng trường, chúng ta đến với một thế giới mới, thế giới của tri thức, của trải nghiệm, của bài học. Truyện ngắn mang những ý nghĩa sâu sắc và là một lời nhắn nhủ đầy ý nghĩa đến với những người đang bận rộn với cuộc sống hoặc đang chán nản, mệt mỏi trên con đường mình chọn rằng chúng ta đã có một ngày đầu đi học ý nghĩa, tốt đẹp đến thế.
VIẾT 7 ĐẾN 10 CÂU NÊU CẢM NHẬN CỦA EM VỀ NHÂN VẬT '' TÔI '' TRONG VĂN BẢN '' TÔI ĐI HỌC ''
Cảm nhận của em về nhân vật ông đốc trong truyện ngắn "Tôi đi học".
Mk đag cần gấp ạ.
Ông đốc là 1 người lãnh đạo nhà trường rất hiền từ , nhân ái
Ông đốc - đại diện nhà trường là một nhân vật khá quan trọng trong truyện ngắn " Tôi đi học" . Hình ảnh ông đốc là hình ảnh của sự quan tâm ,hiền từ đối với học sinh mới . Ông nói sẽ nói nhỏ nhẹ , nhìn bằng đôi mắt hiền từ và cảm động thể hiện sự yêu thương của một người thầy . Là một người dẫn dắt học trò mới ,ông tỏ ra là một người tâm lý . Ông tươi cười nhẫn nại , giỗ dành khi các em bật khóc .Ôi ,một người thầy thật bao dung , thật tốt bụng ,giàu lòng yêu thương . Điều đó thể hiện bản lĩnh của người đứng đầu nhà trường và sự quan tâm đặc biệt của xã hội đến trẻ em.
Nêu cảm nhận của em về đoạn văn :
Con sẽ ko sống thanh thản ... chà đạp lên tình yêu đó ( VB : Mẹ tôi)
Mẹ tôi là bài văn dưới dạng một bức thư của nhà văn Ét-môn-đô dơ A-mi-xi (I-ta-li-a). Thư của người bố gửi cho con trai là En-ri-cô. En-ri-cô đã ghi lại trong một trang nhật kí đề ngày "Thứ năm, ngày 10 tháng 11". Chỉ một lá thư ngắn ngủi mà chứa đựng bao nhiêu nỗi niềm, bao nhiêu tâm trạng. Đọc bài văn, lá thư của người bố gửi cho con, chúng ta hiểu và thấm thìa bao nhiêu bài học vể tình cảm gia đình, nhất là về thái độ ứng xử của con cái đối với mẹ, cha.
Bài văn kể lại câu chuyện khi cô giáo đến thăm, En-ri-cô nói với mẹ đã "nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ". Người cha đã "để ý" đến điều đó và ông vô cùng tức giận. Ngay ở phần đầu bức thư, ông đã răn đe : "Việc như thế không bao giờ con dược tái phạm nữa". Rồi ông bày tỏ tâm trạng : "Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy". Nỗi đau tinh thần – sự buồn bã và tức giận – được ví với một tình huống khốc liệt: "nhát dao đâm vào tim", chứng tỏ nỗi lòng người cha vô cùng đau đớn, vừa buồn vừa giận con, vừa xót xa, thất vọng vì đứa con đã không xứng với tình yêu và niềm trông đợi của ông. Trái tim ông như rỉ máu. Ông đau đớn tưởng chừng không sống nổi.
Nhưng người cha ấy vẫn cố giữ bình tĩnh, giảng giải cho con điều hay, lẽ phải. Qua lời thư của ông, chúng ta hiểu mẹ của En-ri-cô rất mực yêu thương con : "cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con…! Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con !". Rõ ràng, mẹ của En-ri-cô cũng như bao người mẹ khác trên thế gian này đã yêu thương, chăm sóc nuôi dạy con cái bằng tất cả tấm lòng, sức lực, hi sinh tất cả hạnh phúc và cuộc sống của mình cho con cái. Tinh mẫu tử của con người thật thiêng liêng, cao cả biết nhường nào.
Vì thế, sau những dòng thư vừa kể chuyện vừa ngợi ca tình yêu của người mẹ với En-ri-cô, bố của chú bé đã phân tích sâu sắc mối quan hệ ruột thịt, gắn bó sâu nặng giữa hai mẹ con En-ri-cô : "Trong đời, con có thể trải qua những ngày buồn thảm, nhưng ngày buồn thảm nhất tất sẽ là ngày mà con mất mẹ. Khi đã khôn lớn…, có thể có lúc con sẽ mong ước thiết tha được nghe lại tiếng nói của mẹ, được mẹ dang tay ra đón vào lòng. Dù có lớn khôn, khoẻ mạnh thế nào đi chăng nữa, con sẽ vẫn tự thấy mình chí là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được chở che…". Người cha của En-ri-cô đã dự cảm, giả định bao tình huống để khẳng định một chân lí, một quy luật muôn đời rằng tình mẹ con, sự gắn bó giữa mẹ và con vô cùng khăng khít, bén vững mãi mãi trong thời gian và suốt cuộc đời con người. Thật düng như lời một bài hát quen thuộc mà tuổi trẻ Việt Nam ta thường hát : "Cha mẹ là lá chắn, che chờ suốt đời con…". Công lao nuôi nấng, dạy dỗ cũng như tình cảm yêu thương của cha mẹ, trước nhất là người mẹ đối với con cái thật không bút nào tả xiết được.
Vì thế, bố của En-ri-cô đã nghiêm khắc cảnh tỉnh lỗi lầm của cậu con trai bằng những lời thật da diết : "Con sẽ cay đắng khi nhớ lại những lúc đã làm cho mẹ đau lòng… Lương tâm con sẽ không một phút nào yên tĩnh…". Thậm chí ông nói cực đoan rằng : "Bố rất yêu con, En-ri-cô ạ,… nhưng thà rằng bố không có con, còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ…". Lời thư nhẹ nhàng mà tha thiết, không quát tháo, không mắng mỏ, nhưng đọc lên nghe đau nhói cả cõi lòng. Đọc những lời này, chắc cậu bé học sinh người I-ta-li-a ấy hối hận vô cùng. Còn chúng ta, trong đời, ai chẳng đã một lần phạm lỗi khiến mẹ phiền lòng, cha tức giận, thì khi đọc những lời văn này, chắc cũng thấy nôn nao, ân hận. Chúng ta thử đoán xem, điểu gì đã khiến cho En-ri-cồ "xúc động vô cùng" khi đọc thư của bố ? Có phải vì bố đã gợi lại những kỉ niệm đẹp giữa mẹ và chú bé ? Hay vì thái độ kiên quyết và nghiêm khắc của bố ? Hay cũng còn là vì những lời nói chân tình, xuất phát từ tình yêu, từ lòng mong muốn đứa con mau chóng trưởng thành,… của người bố gửi tới con ? Hay còn vì những lí do nào khác nữa ?
Điều thú vị là những điều răn dạy quý báu ấy người bố của En-ri-cô không trực tiếp nói bằng lời mà lại nói qua một bức thư. Chúng ta có thể hiểu thế này dược chăng : Tình cảm sâu sắc thường tế nhị và kín đáo, nhiều khi không thể nói trực tiếp được. Nói bằng văn bản, ý tứ được chi tiết hơn, sự sắp xếp được chặt chẽ hơn.
Hơn nữa, viết thư tức là chỉ nói riêng cho người mắc lỗi biết, vừa giữ được sự kín đáo tế nhị vừa không làm người mắc lỗi mất đi lòng tự trọng. Đây cũng là bài học về cách ứng xử trong cuộc sống gia đình cũng như trong nhà trường và xã hội.