Đặc điểm của trạng ngữ, cho ví dụ
lấy ví dụ về câu đặc biệt, câu rút gọn., trạng ngữ
câu rút gọn :- Không đi được. )
câu đặc biệt :- Mưa! Mưa!
trạng ngữ:trên cây, chim hót líu lo
Câu đặc biệt: ôi! thương mẹ biết bao
câu rút gọn: đi trên con đường làng yêu quý
trạng ngữ: sáng sớm, tôi ra vườn ngắm cảnh bình minh lên
k mình nha
-má ơi
-Lúc mười một giờ ăn cơm trưa
-buổi chiều
Câu 1: Em hãy trình bày đặc điểm về hình thức, nội dung của tục ngữ và cho ví dụ minh họa.
Câu 2: So sánh điểm giốngnhau, khác nhau giữa tục ngữ và thành ngữ. Hãy lấy ví dụ để làm sáng tỏ những điểm những điểm khác biệt đó.
Câu 3: So sánh điểm giốngnhau, khác nhau giữa tục ngữ và ca dao. Hãy lấy ví dụ để làm sáng tỏ những điểm những điểm khác biệt đó.
Câu 4: Có ý kiến cho rằng: Tục ngữ là sự đúc kết những kinh nghiệm của dân gian trong quá khứ (khi còn thiếu những tri thức khoa học), là kho tàng trí tuệ của dân gian xưa nhưng không phù hợp với thời đại khoa học kĩ thuật ngày nay. Em đồng tình hay không đồng tình với quan điểm đó ? Hãy thể hiện quan điểm của mình bằng một đoạn văn dài khoảng hai mươi dòng.
Câu 1 : a) Nội dung
Là những nhận định sau kinh nghiệm của con người về lao động, sản xuất ,về c/s trog gia đình , xã hội . Nội dung ấy vừa phong phú , vừa vững chắc vì nó đã được đúc kết từ nhiều thế hệ con người
b )Đặc điểm
Tục ngữ có tính chất đúc kết, khái quát hóa những nhận xét cụ thể thành những phương châm, chân lý. Hình tượng của tục ngữ là hình tượng ngữ ngôn được xây dựng từ những biện pháp so sánh, nhân hóa, ẩn dụ...
Đa số tục ngữ đều có vần, gồm 2 loại: vần liền và vần cách. Các kiểu ngắt nhịp: trên yếu tố vần, trên cơ sở vế, trên cơ sở đối ý, theo tổ chức ngôn ngữ thơ ca... Sự hòa đối là yếu tố tạo sự cân đối, nhịp nhàng, kiến trúc vững chắc cho tục ngữ. Hình thức đối: đối thanh, đối ý. Tục ngữ có thể có 1 vế, chứa 1 phán đoán, nhưng cũng có thể có thể gồm nhiều vế, chứa nhiều phán đoán.
Câu 2 :
- So sánh:
* Giống nhau:
- Đều là những đơn vị có sẵn trong ngôn ngữ và lời nói, đều sử dụng hình ảnh để diễn đạt, dùng cái đơn nhất để nói cái chung và được sử dụng ở nhiều hình ảnh khác nhau trong đời sống.
* Khác nhau:
- Tục ngữ thường là câu hoàn chỉnh.
- Tục ngữ diển đạt trọn vẹn 1 phán đoán hay lời khuyên, kết luận.
- Tục ngữ là câu, mỗi câu tục ngữ được coi là 1 văn bản đặc biệt.
- Thành ngữ thường có đơn vị tương đương như từ mang hình thức cố định.
- Thành ngữ có chức năng: gọi tên sự vật, tính chất, trạng thái hayhanhf động của sự vật, hiện tượng.
- Thành ngữ chưa được gọi là câu, văn bản.
Ví dụ:
Thành ngữ:
- Văn võ song toàn.
- Ếch ngồi đáy giếng.
Tục ngữ:
- Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.
- Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Đêm tháng mười chưa cười thì tối.
Câu 3 : * Sự giống nhau giữa thành ngữ và tục ngữ là: cả hai đều là những sản phẩm của sự nhận thức của nhân dân về các sự vật và hiện tượng của thế giới khách quan, đều chứa đựng và phản ánh tri thức của nhân dân.
* Sự khác nhau:- Tục ngữ là một câu nói hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý (ví dụ: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng); còn thành ngữ chỉ là một cụm từ, một thành phần câu, diễn đạt một khái niệm có hình ảnh (ví dụ: Mẹ tròn con vuông). Nội dung của tục ngữ thuộc về đúc rút những kinh nghiệm đời sống, kinh nghiệm lịch sử - xã hội của nhân dân (ví dụ: Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống; Chuồn chuồn bay thấp thì mưa/ Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm).- Thành ngữ lại mang tính biểu trưng, khái quát và giàu hình tượng nên thường dùng nghệ thuật tu từ ẩn dụ hoặc nghệ thuật tu từ hoán dụ. Chẳng hạn "Chân cứng đá mềm". Chính vì vậy, thành ngữ dễ gây được ấn tượng mạnh mẽ với người nghe, người đọc, hiệu quả biểu đạt và biểu cảm rất cao nên nhân dân thường dùng xen vào lời ăn tiếng nói (ví dụ: Tôi chúc anh đi "chân cứng đá mềm")...Một điểm đáng chú ý nữa là, tục ngữ thường dùng độc lập, vì nó là một câu và diễn đạt một ý trọn vẹn. Chẳng hạn, người ta thường nhắc nhau: "Lờì nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Còn thành ngữ mới chỉ là một cụm từ, nên người ta thường dùng xen trong câu nói. Chẳng hạn: "Chúng ta không nên "đâm bị thóc, chọc bị gạo".
Lấy ví dụ 5 câu +Trạng ngữ chỉ thời gian +Trạng ngữ chỉ nơi chốn địa điểm +Trạng ngữ chỉ phương tiện +Trạng ngữ chỉ cách thức
-Trạng ngữ chỉ thời gian:
+Ngày mai, anh ta đi chơi.
+buổi sáng, tôi đi chơi với các bạn.
+Hôm qua, bạn An bị điểm kém.
+Vào ngày mai, lớp tôi sẽ có bài kiểm tra môn văn
+Mọi ngày bây giờ tôi đã cày được ba sào ruộng rồi
-Trạng từ chỉ nơi chốn địa điểm:
+Tôi đang đứng ở đây.
+Trước rạp, người ta dọn dẹp sạch sẽ, sắp một hàng ghế dài.
+Trên bờ, tiếng trống càng thúc dữ dội.
+Dưới những mái nhà ẩm nước, mọi người vẫn thu mình trong giấc ngủ mệt mỏi.
+Ở nhà, em giúp bố mẹ làm những công việc gia đình.
-Trạng ngữ chỉ phương tiện:
+:Với giọng kể trầm ấm , nhẹ nhàng , bà đã kể cho chúng tôi nghe câu truyện Thạch Sanh rất hay
+Bằng một giọng thân tình, thầy khuyên chúng em gắng học bài, làm bài đầy đủ.
+Với óc quan sát tinh tế và đôi bàn tay khéo léo, người họa sĩ dân gian đã sáng tạo nên những bức tranh làng Hồ nổi tiếng.
+ Với một chiếc khăn bình dị, nhà ảo thuật đã tạo nên những tiết mục rất đặc sắc.
+Bằng món "mầm đá" độc đáo, Trạng Quỳnh đã giúp Chúa Trịnh hiểu vì sao chúa thường ăn không ngon miệng.
-Trạng ngữ chỉ cách thức:
+Nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh, các trường đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực.
+Với giọng nói từ tốn, bà kể em nghe về tuổi thơ của bà.
+Với giọng kể trầm ấm ngọt ngào, bà đã kể cho chúng tôi câu chuyện Cây khế rất hay.
+Với khả năng kì diệu mà tạp hóa ban cho, chẳng mấy chốc cậu ấy đã làm cho mọi vật bừng lên sức sống.
+Bạn An với một sức mạnh phi thường đã vượt qua bệnh tật
- Nắm được khái niệm, tác dụng,lấy ví dụ, thực hành làm bài tập
1 Rút gọn câu
2 Câu đặc biệt
3 thêm trạng ngữ cho câu
nêu các công dụng của trạng ngữ cho ví dụ cho từng công dụng
Công dụng:Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, bổ sung cho nòng cốt câu, tức là bổ nghĩa cho cả cụm chủ vị trung tâm. Trạng ngữ thường là những từ chỉ thời gian, địa điểm nơi chốn, mục đích, phương tiện, cách thức… để biểu thị các ý nghĩa tình huống: thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích, kết quả, phương tiện,..Ví dụ Sau cơn mưa, cây cối trở nên xanh tươi hơn.
cho ví dụ về trạng ngữ
VD : Sáng nay, lớp vắng 2 bạn
Sáng nay là trạng ngữ
Tham khảo
+ Trạng ngữ có thể đứng giữa câu. Ví dụ: con chim sâu, bằng chiếc mỏ nhanh nhậy, bắt sâu cho cây. + Trạng ngữ có thể đứng cuối câu. Ví dụ: Tre ăn ở với người, đời đời kiếp kiếp
EM THAM KHẢO :
+ Trạng ngữ có thể đứng giữa câu. Ví dụ: con chim sâu, bằng chiếc mỏ nhanh nhậy, bắt sâu cho cây. + Trạng ngữ có thể đứng cuối câu. Ví dụ: Tre ăn ở với người, đời đời kiếp kiếp
Trình bày đặc điểm của tục ngữ Bắc Giang ? Lấy ví dụ về tục ngữ Bắc Giang mà em biết ?
môn giáo dục địa phương
Trạng ngữ:
Về ý nghĩa : Trạng ngữ thêm vào câu để xác định về gì? Cho ví dụ?
Về hình thức: Vị trí của trạng ngữ? giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có ranh giới gì? BT SGK?40,45
Trả lời hả bạn??
Trạng ngữ:
+Về ý nghĩa, trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, phương tiện, nguyên nhân, cách thức diễn ra sự việc.
VD: TN chỉ thời gian: Vào giờ ra chơi, mọi người đều ùa ra sân.
+Về hình thức:
-Trạng ngữ có thể đứng đầu câu, giữa câu, cuối câu.
-Quan hệ giữa trạng ngữ với CN và VN thường có quãng nghĩ khi nói, dấu phẩy khi viết
Nêu 3 đặc điểm của ngôi nhà thông minh và cho các ví dụ? ( ít nhất 2 ví dụ một đặc điểm )
1. An toàn
2. Tiện ích
3. Tiết kiệm
tham khảo
* Đặc điểm của ngôi nhà thông minh gồm có:
+ Tận dụng tối đa năng lượng và ánh sáng mặt trời, gió tự nhiên
+ Có hệ thống điều khiển ánh sáng để đảm bảo ánh sáng được cung cấp vừa đủ cho nhu cầu sinh hoạt và được điều khiển một cách tự động
+ Có hệ thống ổn định nhiệt độ trong nhà
+ Có hệ thống điều khiển các thiết bị giải trí trong nhà
+ Có hệ thống đảm bảo an ninh, an toàn cho ngôi nhà
Đặc điểm của ngôi nhà thông minh :
Giúp tiết kiệm điện cực tốt .
An ninh , an toàn .
Tiện lợi , thông minh .