Những câu hỏi liên quan
TB
Xem chi tiết
MN
15 tháng 3 2021 lúc 19:57

Trách nhiệm của học sinh trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên : 

+ Không vứt rác bừa bãi, tích cực tham gia vệ sinh trường học.

+ Không chặt phá cây cối bừa bãi, tích cực trồng cây chăm sóc bảo vệ cây.

+ Không săn bắt chim, thú, bảo vệ các loài sinh vật có ích.

Các hành động tuyên truyền cho mọi người cùng hành động bảo vệ thiên nhiên

+ Vận động mọi người biết bảo vệ tài nguyên  thiên nhiên

+ Bón phân hợp lí và hợp vệ sinh

+ Không săn bắn các động vật hoang dã, không chặt phá rừng.

Bình luận (0)
UP
15 tháng 3 2021 lúc 19:58

undefined

Bình luận (0)
H24
15 tháng 3 2021 lúc 19:58
  Home Tin tức Trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ môi trường

Trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ môi trường

Tin tức  21 Tháng Sáu, 2020  0  Nguyễn Hiền 

Tình trạng ô nhiễm môi trường tại Việt Nam ngày càng trở nên nghiêm trọng và gây ra nhiều hệ lụy lớn. Chính vì thế, bảo vệ môi trường không chỉ là trách nhiệm của riêng cá nhân nào mà đó là trách nhiệm chung của toàn xã hội, ngay cả những học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường. Các em cần được biết rõ vai trò và trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp.

Contents [hide]

1 Trách nhiệm bảo vệ môi trường của công dân2 Trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ môi trường sinh sống hiện tại3 Những việc học sinh cần làm để bảo vệ môi trường3.1 Dọn dẹp vệ sinh lớp học, khuôn viên nhà ở3.2 Vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi3.3 Hạn chế sử dụng túi nilon3.4 Tiết kiệm điện, nước trong sinh hoạt3.5 Tích cực trồng cây xanh3.6 Hăng hái tham gia các phong trào bảo vệ môi trường3.7 Không tiếp tay cho hành vi tổn hại đến môi trường4 Vai trò của học sinh trong việc bảo vệ thiên nhiên hoang dãTrách nhiệm bảo vệ môi trường của công dân

Đối với vấn đề ô nhiễm môi trường, trách nhiệm của mỗi công dân Việt Nam là như nhau. Bất cứ công dân nào cũng cần nghiêm túc thực hiện đúng theo quy định của nhà nước, nâng cao ý thức của bản thân để góp phần gìn giữ và bảo vệ môi trường.

Trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ môi trường sinh sống hiện tại

trách nhiệm của học sinh trong bảo vệ môi trường

Để bảo vệ tài nguyên, môi trường luôn xanh, sạch đẹp, mỗi học sinh cần:

Nghiêm túc thực hiện và chấp hành các quy định pháp luật về việc bảo vệ tài nguyên, môi trường.Tích cực tham gia vào các phong trào, hoạt động bảo vệ môi trường tại địa phương.Tuyên truyền vận động mọi người cùng thực hiện bảo vệ môi trường.Chống lại các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Tuy chỉ mới ở độ tuổi ngồi trên ghế nhà trường nhưng các em cũng có thể tham gia vào những hoạt động thiết thực nhất để bảo vệ môi trường tại địa phương. Điều này sẽ mang tính lan tỏa và gây ảnh hưởng tích cực đến tất cả mọi người đấy!

Những việc học sinh cần làm để bảo vệ môi trường

Vậy các em học sinh cần làm gì để bảo vệ môi trường. Tham khảo ngay nội dung dưới đây nhé!

Dọn dẹp vệ sinh lớp học, khuôn viên nhà ở

Việc các em có thể làm rất tốt và thường xuyên đó chính là tự dọn dẹp vệ sinh lớp học, sân trường hay xung quanh nhà ở của mình. Đây chính là hành động vô cùng thiết thực để gìn giữ cho môi trường luôn trong sách. Hàng ngày các em có thể trực nhật, quét dọn sân trường, thu gom rác thải,… để bảo vệ môi trường.

dọn dẹp vệ sinh

Vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi

Việc tiếp theo đó chính là không xả rác bữa bãi và vứt rác vào đúng nơi quy định. Rác thải chính là nguyên nhân khiến môi trường ô nhiêm nặng nề nhất. Thế nên các em cần biể vứt rác đúng chỗ, phân loại rác để cải thiện môi trường sống.

Hạn chế sử dụng túi nilon

Túi nilon là loại rác khó phân hủy và có quy trình sản xuất gây ô nhiễm môi trường nặng nề. Chính vì thế, hạn chế sử dụng túi nilon cũng góp phần bảo vệ môi trường rất lớn. Thay vì túi nilon, các em có thể dùng giấy báo, túi vải hoặc hộp nhựa để đựng đồ ăn nhé.

Tiết kiệm điện, nước trong sinh hoạt

tiết kiệm nước

Để tiết kiệm điện, nước trong sinh hoạt, các em có thể thực hiện như sau:

Đối với nguồn điện: Trong những giờ học thể dục ngoài trời nên tắt điện trong phòng học. Ra về nhớ đóng cửa sổ và tắt hết điện. Chỉ bật điện khi thực sự cần thiết.Đối với nguồn nước: Không xả nước tùy tiện, chỉ sử dụng lượng nước vừa đủ để rửa tay, luôn khóa chặt vòi nước sau mỗi lần sử dụng.Tích cực trồng cây xanh

Các em có thể tham gia vào các hoạt động trồng xây xanh ở trường học hoặc ở nơi mình sinh sống để thể hiện trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ môi trường.

Hăng hái tham gia các phong trào bảo vệ môi trường

Tùy theo độ tuổi và khả năng mà các em có thể lựa chọn các hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp nhất. Những em học sinh nhỏ tuổi có thể tham gia trò chơi liên quan đến bảo vệ môi trường để trang bị kiến thức cho bản thân. Còn với những học sinh lớn hơn có thể tham gia vào các phong trào bảo vệ môi trường với quy mô lớn.

tham gia phong trào bảo vệ môi trường

Không tiếp tay cho hành vi tổn hại đến môi trường

Đặc biệt, các em cần tuyệt đối không được tiếp tay cho những hành vi như: vứt rác bừa bãi, buôn bán động vật hoang dã, chặt phá rừng,…. Mà phải lên án và thông báo cho người lớn biết. Đây cũng chính là cách để bảo vệ môi trường hiệu quả.

Vai trò của học sinh trong việc bảo vệ thiên nhiên hoang dã

bảo vệ động vật hoang dã

Vai trò của học sinh trong việc bảo vệ thiên nhiên hoang dã được cụ thể bằng những hành động sau:

Nâng cao ý thức và chấp hành đúng mọi quy định về bảo vệ thiên nhiên hoang dã theo quy định của pháp luật.Tuyên truyền, giáo dục đến mọi người xung quanh để họ hiểu biết từ đó có ý thức và các hành động thiết thực nhằm bảo vệ môi trường sống tự nhiênTuyên truyền gia đình, hàng xóm cùng hành động để bảo vệ thiên nhiên hoang dã.

Với những chia sẻ hữu ích trên đây, hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ môi trường. Trân trọng!

Bình luận (2)
DL
Xem chi tiết
H24
4 tháng 2 2018 lúc 22:49

1. Hiệp ước Hác -Măng kí năm 1883 đã công nhận quyền "bảo hộ" của Pháp trên toàn Việt Nam, Nam Kì thành thuộc đia, Bắc kì là xứ nửa bảo hộ và Trung Kì là xứ tự trị. Ngoài ra, Pháp còn được nhiều quyền lợi về kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao(lấy trong SGK ra)... Khiến triều đình Huế dù có quyền cai trị Trung kì cũng chỉ là bù nhìn, phụ thuộc vào Pháp=>phong trào phản đối hiệp ước này dâng cao mạnh mẽ


1884, Pháp lại bắt triều đình Huế kí thêm hiệp ước Pa-thơ-nốt, mở rộng địa bàn Trung Kì, nhượng cho triều đình Huế thêm 1 số quyền lợi nhằm mua chuộc một số phần tử phong kiến hám lợi, hòng dập phong trào phản đối của nhân dân

với 2 bản hiệp ước này, triều đinh Huế đã chính thức đầu hàng Pháp, Việt Nam từ một nước có chủ quyền, độc lập trở thành xứ nửa thuộc địa

2. Việc mất nước trước phải trách chính quyền. Chính quyền là triều Nguyễn. Nhiều bạn cho rằng triều Nguyễn có phản công, tức là không có tội, điều này không chính xác.

Việc mất nam kỳ lục tỉnh trước là do nhà Nguyễn quá nhu nhược, không thể theo nguyện vọng của nhân dân mà đã vội sợ hãi, ký kết hiệp định có lợi cho Pháp, sau đó lại yếu kém trong nhận định để đánh mất thời cơ đánh đuổi Pháp khỏi Nam Kỳ. Và hậu quả là Pháp thừa dịp phản công, đánh chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây.
Tiếp đó, họ không hiệu triệu quân đội, nhân dân toàn lực chống Pháp mà thậm chí còn chống lại, càn quét nghĩa quân kháng chiến. Lúc tỉnh ngộ thì đã quá muộn. Hàm Nghi, Duy Tân tuy có chí nhưng lực bất tòng tâm, cả nước đã rơi vào vòng kìm tỏa của giặc.
Trước đó, khi đất nước lâm nguy, họ có lo lắng nhưng chẳng có hành động quyết liệt, cụ thể mà chỉ chăm lo hưởng thụ. Minh Mạng tuyển thêm vợ rồi làm thơ. Tự Đức săn bắn, nghe nhạc kịch... Thế thì sao không mất nước, không thất bại? Vậy thì trách nhiệm không phải của họ thì của ai?

Bình luận (0)
TL
Xem chi tiết
H24
17 tháng 3 2022 lúc 14:14

Vì di sản đó là những chiến công của những anh hùng hi sinh 

Lau kĩ , tôn trọng ...........

HT

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
MA
Xem chi tiết
HS
16 tháng 6 2021 lúc 17:18

tham khảo!!!

đây là dàn ý

I. Mở bài:

Dẫn dắt từ truyền thống yêu nước của dân tộc ta được gìn giữ và phát triển qua nhiều thế hệĐặt ra câu hỏi: Liệu tinh thần yêu nước xưa và nay có thay đổi, có khác biệt hay không.

II. Thân bài:

1. Giải thích về lòng yêu nước

Lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước, là hành động, là không ngừng nỗ lực để xây dựng và phát triển đất nước.Lòng yêu nước là một tình cảm thiêng liêng, cao quý của mỗi người dành cho đất nước mình. 

2. Biểu hiện của lòng yêu nước

* Thời kỳ chiến tranh

Đứng lên, cầm súng ra chiến trường để chiến đấu chống lại kẻ thù. Không ngại khó khăn, gian khổ mà xông lên giành độc lập cho dân tộc.

Ở hậu phương thì không ngừng tăng gia sản xuất, chắt chiu lương thực, thực phẩm để chi viện cho chiến trường

 

Lòng yêu nước ở giai đoạn này là một tình cảm quyết liệt mà mạnh mẽ

Lấy ví dụ, lòng yêu nước thể hiện qua một số câu nói nổi tiếng như: “Giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh” hay “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh

”Các tấm gương hy sinh anh dũng cho độc lập dân tộc: Võ Thị Sáu, Kim Đồng, Nguyễn Văn Thạc…

Sức mạnh của lòng yêu nước vô cùng lớn, như Bác Hồ đã nói: “Lòng yêu nước có thể nhấn chìm bè lũ bán nước và cướp nước”

* Thời kỳ hòa bình

Thể hiện ở nhưng hoạt động nhằm hướng tới con đường Xã hội chủ nghĩa . Với mong muốn mang lại cuộc sống no đủ, đầm ấm cho nhân dân và sự phát triển bền vững.

Thể hiện trong công việc và trong cuộc sống. Là không ngừng nỗ lực để góp phần đưa đất nước sánh vai với các cường quốc trên thế giới.

Ngoài ra, lòng yêu nước còn thể hiện qua những tình cảm giản dị, gần gũi: tình yêu gia đình, tình yêu thiên nhiên, tình yêu thương giữa con người với con người…

Lòng yêu nước còn là niềm trăn trở trước những vấn đề của đất nước, dùng hành động thực tế để giải quyết những vấn đề đó.

Lòng yêu nước còn được thể hiện ở lòng tự hào dân tộc: biểu hiện cụ thể qua các áng thơ văn ngợi ca tinh thần ngoan cường của dân tộc; các bảo tàng lưu giữ những kỷ vật khắc ghi chiến công của các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh vì độc lập, tự do cho dân tộc. 

3. Vai trò của lòng yêu nước

Là bệ đỡ tinh thần cho con người: là nguồn cảm hứng bất tận cho các nghệ sĩ; giúp đồng bào luôn vững tâm tiến bước (Kiều bào luôn hướng về tổ quốc; Con người khi về già đều muốn trở về nơi chôn rau cắt rốn). Chính lòng yêu nước đã bồi dưỡng tâm hồn những con người nước Việt trở nên vững vàng, mạnh mẽ trong hành trình sống khắc nghiệt.

Là động lực giúp con người sống có trách nhiệm hơn với gia đình, quê hương, đất nước, cộng đồng hay đơn giản nhất là đối với chính bản thân mình.

4. Trách nhiệm của thế hệ trẻ Việt Nam đối với Đất nước

Lòng yêu nước không phải là lời nói suông mà phải được thể hiện bằng hành động cụ thể:

Không ngừng nỗ lực học tập, rèn luyện, trau dồi đạo đức để trở thành con người đủ sức, đủ tài.

Nghiêm túc, tự giác thực hiện các chính sách pháp luật của nhà nước, các nội quy, quy định của nhà trường, cơ quan công tác…

Lao động tích cực, hăng hái, làm giàu một cách chính đángBảo vệ môi trường, bảo vệ động vật…

Dũng cảm đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu.

III. Kết bài:

Khẳng định lòng yêu nước của mỗi công dân Việt NamKêu gọi mọi người hãy quên đi sự ích kỷ bản thân, “cái tôi” cá nhân để cùng hướng về tổ quốc.

tham khảo!!

nêu suy nghĩ

Trần Quốc Tuấn quả thực là một vị tướng tài ba , có lòng căm thù giặc sâu sắc. Trong bài " Hịch tướng sĩ " , Trần Quốc Tuấn đã nhiều lần trực tiếp bày tỏ những suy nghĩ và cảm xúc cá nhân trước tình hình đất nước hiện tại và bày tỏ lòng căm thù giặc sâu sắc của mình. Cụ thể , tác giả viết : "ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng" . Những câu văn ấy đã cho chúng ta thấy được tấm lòng uất hận , sự sục sôi căm thù , oán hận và có phần khinh bỉ kẻ địch. Nợ nước , thù nhà là vấn đề luôn canh cánh trong lòng vị chủ tướng. Chính vì thế , tác giả quyết định phải đánh đuổi ngoại xâm ra khỏi bờ cõi , dù có liều mạng thì tác giả cũng cam lòng. Trần Quốc Tuấn đã trực tiếp bày tỏ nỗi lòng, trực tiếp bày tỏ tâm tư rất chân thành và tha thiết của người chủ tướng. Mỗi câu chữ vang lên như một lời thề nguyện thiêng liêng, sống chết vì đất nước, thể hiện một quyết tâm sắt đá, một khí phách anh hùng dũng liệt. Nó cho thấy tinh thần yêu nước nồng nàn và và ý thức trách nhiệm của một vị chủ tướng với non sông. Đây cũng là phẩm chất cao đẹp đáng nể phục ở người anh hùng này.

Bình luận (0)
N2
Xem chi tiết
NB
Xem chi tiết
H24
11 tháng 10 2021 lúc 21:01

Tham khảo:

Thời đại ngày nay, xu thế toàn cầu là xu thế hội nhập, khoa học kĩ thuật phát triển với tốc độ cao, vậy thế hệ trẻ cần phải học tập tích lũy tri thức để góp phần phát triển đất nước theo kịp thời đại, hội nhập với xu thế phát triển chung của quốc tế. Bên cạnh đó, phải rèn luyện sức khỏe để có khả năng cống hiến và bảo vệ đất nước. Đồng thời thanh niên cũng cần quan tâm theo dõi đến tình hình chung của đất nước, tỉnh táo trước hành động của mình không bị kẻ xấu lợi dụng. Về vấn đề chủ quyền biển đảo, thanh niên cần hưởng ứng và tích cực các diễn đàn hợp pháp trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên Internet, khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên các diễn đàn, đồng thời kịch liệt lên án và đấu tranh tham gia ngăn chặn các hành vi vi phạm xâm phạm chủ quyền biển, hải đảo thiêng liêng của Tổ Quốc, phải luôn có “trái tim nóng, cái đầu lạnh”. Như vậy, xây dựng và bảo vệ tổ quốc là trách nhiệm thiêng liêng của thanh niên nói riêng và của mỗi con người Việt Nam nói chung.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
DH
16 tháng 9 2023 lúc 23:26

Tham khảo:

 

Từ hình ảnh người lính trong đoạn thơ Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn, trách nghiệm với quê hương và đất nước ở mỗi người người với quê hương đất nước luôn được nâng cao.

Học sinh, sinh viên (HSSV) là lực lượng trẻ, có tri thức trong xã hội, là tương lai của đất nước, là tầng lớp đi tiên phong trong các hoạt động thúc đẩy cộng đồng quan tâm và có trách nhiệm đối với những vấn đề liên quan đến môi trường, bảo vệ môi trường, phát huy tiềm năng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

HSSV đi đầu trong việc tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam. Đồng thời tranh thủ các nguồn lực và sự ủng hộ từ hợp tác quốc tế với các nước bè bạn và các tổ chức quốc tế trên mọi lĩnh vực.

Tăng cường học tập, nghiên cứu, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo.  Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển, hải đảo. 

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng ngừa, ứng phó, kiểm soát và khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường biển. Xây dựng và quảng bá thương hiệu biển Việt Nam. Góp phần tuyên truyền nâng cao nhận thức về vị thế quốc gia biển và hội nhập quốc tế trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo. Khuyến khích học sinh, sinh viên tham gia vào học các ngành nghề liên quan tới biển, đảo. 

Bình luận (0)
DL
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết

Em hiểu:

-"Các vua hùng đã có công dựng nước". Vậy nên để tưởng nhớ và biết ơn các vua Hùng là đạo lí "uống nước nhớ nguồn" của mỗi học sinh cũng như người dân nước Việt, đó là bổn phận, là tình cảm, là nghĩa vụ thiêng liêng của em và tất cả mọi người.

 

Trách nhiệm:

-Là 1 học sinh cần cố gắng ngoan ngoãn và học hành thật giỏi để truyền bá kinh nghiệm lại cho đời con đời cháu nhằm cải thiện cuộc sống, cố gắng trở thành một công dân tốt để sau này kiến thiết nước nhà phát huy giá trị truyền thống của dân tộc ta.

~~~~~~~~~~~~ có ý bạn tham khảo#~~~~~~

 

Bình luận (1)
NN
13 tháng 3 2022 lúc 22:36

Ukm,mình nhớ là giáo viên lịch sử của mình có nói đến câu này : Vì nhưng vua hùng đã vất vả dựng nước ,thì bác Hồ và nhân dân phải cùng nhau giữ lấy đất nước , không cho bất kì những người xấu phá hủy đất nước Việt Nam . 
 

Trách nhiệm của bản thân :

- Học hành giỏi Giang 

- Hiểu biết nhiều về quê hương đất nước

- Bảo vệ đất nước , đứng lên đấu tranh , dành lại quyền độc lập , tự do , hạnh phúc cho nhân dân 

- Biết ơn những vị anh hùng , vua hùng đã dựng nước cho đến ngày nay.

 

Bình luận (0)
H24
13 tháng 3 2022 lúc 22:42

Em hiểu câu nói đó là sự nhắn nhủ, là trách nhiệm của toàn dân: "Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước" . Từ thưở nhà nước mới khai sinh đất tận bây giờ, nước nhà đã trải qua nhiều trận chiến, biết bao xương máu của cha ông đã đổ xuống để đổi lấy một dân tộc Việt Nam tự do, một đất nước Việt Nam hòa bình. Đến thời của chúng ta, bản thân của ta phải có trách nhiệm giữ gìn cái "Hòa Bình" quý giá ấy sao cho xứng với sự hy sinh của thế hệ trước. Và là học sinh, em luôn ra sức cố gắng học tập để sau này trở thành một công dân tốt, góp phần đưa đất nước Việt Nam "sánh vai với các cường quốc năm châu khác"

Bình luận (0)