Những câu hỏi liên quan
KD
Xem chi tiết
KD
19 tháng 3 2023 lúc 22:46

giúp mình với các bạn ơi, tôi cần gấp

 

Bình luận (0)
PT
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
H24
23 tháng 1 2022 lúc 9:16

Tham khảo

Hiện nay, đại đa số các bậc phụ huynh học sinh, những người lớn tuổi thường có phản ánh chung về học sinh rằng "Học sinh bây giờ nói chuyện với nhau người lớn không thể hiểu được". Quả thực, ngôn ngữ tiếng Việt của học sinh hiện nay đa dạng và mới mẻ hơn những gì chúng ta được học và được biết trước đó, sự tiếp thu ngôn ngữ của các em hiện nay tuy có phần tích cực nhưng cũng tiềm ẩn những tiêu cực. Cần thiết phải bàn luận về vấn đề sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt của học sinh hiện nay bởi tầm ảnh hưởng nghiêm trọng đến bản sắc vốn có của tiếng Việt.

Ngôn ngữ nói chung bao gồm cả ngôn ngữ nói và viết, là một trong những phương tiện giao tiếp cơ bản và quan trọng nhất giữa con người với con người. Ngôn ngữ giúp con người diễn đạt tâm tư, tình cảm, ý kiến và truyền đạt thông tin với nhau, cách sử dụng ngôn ngữ cũng là một nhân tố quan trọng hình thành nên nhân cách con người. Sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt là việc những con người Việt Nam sử dụng tiếng Việt - ngôn ngữ phổ cập của quốc gia để làm phương tiện trao đổi, giao tiếp, truyền đạt thông tin. Sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt bao gồm cả việc tuân thủ theo các quy tắc chuẩn mực có tính hệ thống của ngôn ngữ đã được quy định. Vấn đề chúng ta bàn luận chính là liên quan đến việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt của học sinh hiện nay có biểu hiện lệch lạc, sai phạm với các quy tắc, chuẩn mực của tiếng Việt. Căn cứ vào đâu chúng ta có thể nhận ra việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt của học sinh hiện nay "có vấn đề"? Thực tế, ta dễ bắt gặp những cuộc trò chuyện trên đường, trong trường lớp hay trên các trang mạng xã hội của các học sinh, họ sử dụng ngôn ngữ theo những cách "mới mẻ" mà chỉ có trang lứa học sinh mới có thể hiểu. Đó có thể là một trào lưu dùng từ theo "mốt", sử dụng tiếng lóng, tiếng ngoại ngữ hay ngôn ngữ theo phong cách để giao tiếp với nhau. Những người học sinh thường nắm bắt xu hướng rất nhanh và không ngần ngại chạy đua theo xu hướng vì muốn khẳng định mình không "lạc hậu" so với bạn bè. Việc sử dụng ngôn ngữ của học sinh có phần lệch chuẩn bởi tình trạng lạm dụng quá nhiều từ ngữ vay mượn nước ngoài, từ nước ngoài hay tiếng địa phương dẫn đến việc biến đổi ngôn ngữ tiếng Việt như: gọi đơn vị tiền tệ bằng "cành, củ, lít", biểu thị cảm xúc ngỡ ngàng hay kinh khủng bằng từ "vãi", hay việc ghép chữ cái khác thường với ngôn ngữ chuẩn, thay vì viết là "Chúc mừng sinh nhật" thì lại viết thành "Ckúc mừg sjnk nkat". Ngôn ngữ của giới học sinh nói riêng và giới trẻ nói chung hiện nay khiến người lớn khó hiểu và khó chịu. Đáng nguy hại hơn là tình trạng nói tục chửi bậy, sử dụng ngôn ngữ thiếu văn hoá, các bạn học sinh thường xuyên chửi tục và dùng các từ ngữ thiếu văn hoá để nói chuyện với nhau. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này đến từ nhiều phía, trước hết là do sự bùng nổ của công nghệ thông tin, Internet khiến học sinh dễ du nhập trào lưu, lại thêm sự buông lỏng quản lý của gia đình và nhà trường nên các bạn học sinh thỏa sức ăn nói theo cách của mình. Việc tiếp cận những văn hoá phẩm đồi truỵ, lệch lạc cũng là nguyên nhân khiến các em suy đồi văn hoá ngôn ngữ. Việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt không đúng chuẩn mực dẫn đến nhiều hậu quả, làm cho ngôn ngữ của dân tộc bị méo mó, biến chất và mất đi bản sắc vốn có, làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt, làm giảm giá trị của ngôn ngữ, ảnh hưởng lớn đến việc giao tiếp và văn hoá ứng xử giữa mọi người. Để có thể ngăn chặn vấn nạn này, cần có sự chung tay của gia đình, nhà trường và toàn thể xã hội nhưng quan trọng hơn hết vẫn là chính người học sinh nhận thức những lệch lạc trong sử dụng ngôn ngữ của mình. Gia đình nên kiểm soát và quản lý con cái chặt chẽ, giáo dục nếp ăn nói ứng xử sao cho có văn hóa, đúng chuẩn mực. Nhà trường cần giáo dục học sinh bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt, nhận diện và bài trừ những biểu hiện sử dụng ngôn ngữ lệch chuẩn. Xã hội cần quản lý nghiêm ngặt các chương trình quảng bá nội dung không đảm bảo chất lượng, chuẩn mực.

Học sinh chúng ta cần phải trau dồi vốn ngôn ngữ tiếng Việt của mình, phải biết tiếp thu có chọn lọc để sử dụng ngôn ngữ một cách đúng chuẩn mực. Tuyệt đối không nên học đòi, a dua theo những trào lưu tiêu cực, đồng thời khuyên bảo bạn bè tránh xa lối ăn nói vô văn hoá, thiếu đạo đức.

Bình luận (0)
LM
23 tháng 1 2022 lúc 9:17

Refer:

Hiện nay, nảy sinh vấn đề lệch chuẩn trong giao tiếp của giới trẻ. Xu hướng lệch chuẩn văn hóa ngôn ngữ biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau. Một thực trang cho thấy ngày nay năng lực sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp của học sinh rất kém. Tình trạng này còn biểu hiển cả trong học tập. Không những sử dụng không đúng chức năng ngôn ngữ mà lối giao tiếp còn bộ lộ sự thô lỗ, thiếu lịch sự tế nhị. Học sinh ngày nay làm dụng quá nhiều tiếng lóng, tiếng bồi trong giao tiếp. Điều này trước đây ít thấy hoặc không thấy xuất hiện. Việc giao tiếp kém còn thể hiện cả tròn hành vi và lối sống. Không thể đổ lỗi cho quá trình hội nhập quốc tế hay sự phát triển công nghệ thông tin. Trước đây, khi nền văn hóa phương Tây ồ ạt xâm nhập vào nước ta thông qua các nhà truyền giáo, người Pháp hay người Mỹ, có làm cho ngôn ngữ giao tiếp nước ta thay đổi nhưng theo chiều hướng tích cực. Nó bổ sung vào hệ thống từ vựng và làm trong sáng thêm Tiếng Việt dựa trên các nguyên tắc chuẩn mực. Còn ngày nay, với ý thức sử dụng ngôn ngữ tùy tiện, cẩu thả, thiếu trách nhiệm của giới trẻ làm cho ngôn ngữ giao tiếp bị xáo trộn, tối nghĩa, dung tục. Có thể đưa ra một vài minh chứng rõ ràng về hiện tượng này. Thay vì nói“đồng ý” họ lại dùng “oke”, “tình yêu” thành “tềnh iu”, biến đơn vị ngàn trong tiền tệ thành “k”. Chê bai ai thì gọi là “cùi bắp”, “cục gạch”, “sến”. Lại còn lối bắt chước thành ngữ tạo nên những cụm từ vô nghĩa như: “chán như con gián”, “ghét như con bọ chét”, “nhỏ như con thỏ”, “chán như con gián“… Hay lối chơi chữ dung tục, khiếm nhã như: “tốc độ bàn thờ” (tốc độ chết người), “báo lá cải” (tờ báo tự phát), “tin vịt” (không đáng tin cậy), “óc chó” (ngu ngóc), “hại não” (khó hiểu), “thiếu muối” (ngu dốt),… Lại còn có kiểu ghép từ nửa tây nửa ta hết sức khập khiễng: “Ugly tiger”(xấu hổ), “bye nhé” (tạm biệt), “4U” (For you – cho bạn), “2NT” (Tonight – tối nay), “G92U” (Good night to you). “y2k” (thế hệ năm 2000)… Không những thế, học sinh ngày nay còn nảy sinh lối viết tắt hết sức buồn cười: “dzạy là zui ròi đó”, “bjo mk di dau”, “vk ck vs nhau ko nen to tieng”, “m wen no tu bjo”,…

Bình luận (0)
NA
23 tháng 1 2022 lúc 9:20

Tham khảo

Hiện nay, đại đa số các bậc phụ huynh học sinh, những người lớn tuổi thường có phản ánh chung về học sinh rằng "Học sinh bây giờ nói chuyện với nhau người lớn không thể hiểu được". Quả thực, ngôn ngữ tiếng Việt của học sinh hiện nay đa dạng và mới mẻ hơn những gì chúng ta được học và được biết trước đó, sự tiếp thu ngôn ngữ của các em hiện nay tuy có phần tích cực nhưng cũng tiềm ẩn những tiêu cực. Cần thiết phải bàn luận về vấn đề sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt của học sinh hiện nay bởi tầm ảnh hưởng nghiêm trọng đến bản sắc vốn có của tiếng Việt.

Ngôn ngữ nói chung bao gồm cả ngôn ngữ nói và viết, là một trong những phương tiện giao tiếp cơ bản và quan trọng nhất giữa con người với con người. Ngôn ngữ giúp con người diễn đạt tâm tư, tình cảm, ý kiến và truyền đạt thông tin với nhau, cách sử dụng ngôn ngữ cũng là một nhân tố quan trọng hình thành nên nhân cách con người. Sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt là việc những con người Việt Nam sử dụng tiếng Việt - ngôn ngữ phổ cập của quốc gia để làm phương tiện trao đổi, giao tiếp, truyền đạt thông tin. Sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt bao gồm cả việc tuân thủ theo các quy tắc chuẩn mực có tính hệ thống của ngôn ngữ đã được quy định. Vấn đề chúng ta bàn luận chính là liên quan đến việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt của học sinh hiện nay có biểu hiện lệch lạc, sai phạm với các quy tắc, chuẩn mực của tiếng Việt. Căn cứ vào đâu chúng ta có thể nhận ra việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt của học sinh hiện nay "có vấn đề"? Thực tế, ta dễ bắt gặp những cuộc trò chuyện trên đường, trong trường lớp hay trên các trang mạng xã hội của các học sinh, họ sử dụng ngôn ngữ theo những cách "mới mẻ" mà chỉ có trang lứa học sinh mới có thể hiểu. Đó có thể là một trào lưu dùng từ theo "mốt", sử dụng tiếng lóng, tiếng ngoại ngữ hay ngôn ngữ theo phong cách để giao tiếp với nhau. Những người học sinh thường nắm bắt xu hướng rất nhanh và không ngần ngại chạy đua theo xu hướng vì muốn khẳng định mình không "lạc hậu" so với bạn bè. Việc sử dụng ngôn ngữ của học sinh có phần lệch chuẩn bởi tình trạng lạm dụng quá nhiều từ ngữ vay mượn nước ngoài, từ nước ngoài hay tiếng địa phương dẫn đến việc biến đổi ngôn ngữ tiếng Việt như: gọi đơn vị tiền tệ bằng "cành, củ, lít", biểu thị cảm xúc ngỡ ngàng hay kinh khủng bằng từ "vãi", hay việc ghép chữ cái khác thường với ngôn ngữ chuẩn, thay vì viết là "Chúc mừng sinh nhật" thì lại viết thành "Ckúc mừg sjnk nkat". Ngôn ngữ của giới học sinh nói riêng và giới trẻ nói chung hiện nay khiến người lớn khó hiểu và khó chịu. Đáng nguy hại hơn là tình trạng nói tục chửi bậy, sử dụng ngôn ngữ thiếu văn hoá, các bạn học sinh thường xuyên chửi tục và dùng các từ ngữ thiếu văn hoá để nói chuyện với nhau. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này đến từ nhiều phía, trước hết là do sự bùng nổ của công nghệ thông tin, Internet khiến học sinh dễ du nhập trào lưu, lại thêm sự buông lỏng quản lý của gia đình và nhà trường nên các bạn học sinh thỏa sức ăn nói theo cách của mình. Việc tiếp cận những văn hoá phẩm đồi truỵ, lệch lạc cũng là nguyên nhân khiến các em suy đồi văn hoá ngôn ngữ. Việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt không đúng chuẩn mực dẫn đến nhiều hậu quả, làm cho ngôn ngữ của dân tộc bị méo mó, biến chất và mất đi bản sắc vốn có, làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt, làm giảm giá trị của ngôn ngữ, ảnh hưởng lớn đến việc giao tiếp và văn hoá ứng xử giữa mọi người. Để có thể ngăn chặn vấn nạn này, cần có sự chung tay của gia đình, nhà trường và toàn thể xã hội nhưng quan trọng hơn hết vẫn là chính người học sinh nhận thức những lệch lạc trong sử dụng ngôn ngữ của mình. Gia đình nên kiểm soát và quản lý con cái chặt chẽ, giáo dục nếp ăn nói ứng xử sao cho có văn hóa, đúng chuẩn mực. Nhà trường cần giáo dục học sinh bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt, nhận diện và bài trừ những biểu hiện sử dụng ngôn ngữ lệch chuẩn. Xã hội cần quản lý nghiêm ngặt các chương trình quảng bá nội dung không đảm bảo chất lượng, chuẩn mực.

Học sinh chúng ta cần phải trau dồi vốn ngôn ngữ tiếng Việt của mình, phải biết tiếp thu có chọn lọc để sử dụng ngôn ngữ một cách đúng chuẩn mực. Tuyệt đối không nên học đòi, a dua theo những trào lưu tiêu cực, đồng thời khuyên bảo bạn bè tránh xa lối ăn nói vô văn hoá, thiếu đạo đức.

Bình luận (0)
19
Xem chi tiết
LM
22 tháng 1 2022 lúc 22:50

Refer:

Hiện nay, nảy sinh vấn đề lệch chuẩn trong giao tiếp của giới trẻ. Xu hướng lệch chuẩn văn hóa ngôn ngữ biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau. Một thực trang cho thấy ngày nay năng lực sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp của học sinh rất kém. Tình trạng này còn biểu hiển cả trong học tập. Không những sử dụng không đúng chức năng ngôn ngữ mà lối giao tiếp còn bộ lộ sự thô lỗ, thiếu lịch sự tế nhị. Học sinh ngày nay làm dụng quá nhiều tiếng lóng, tiếng bồi trong giao tiếp. Điều này trước đây ít thấy hoặc không thấy xuất hiện. Việc giao tiếp kém còn thể hiện cả tròn hành vi và lối sống. Không thể đổ lỗi cho quá trình hội nhập quốc tế hay sự phát triển công nghệ thông tin. Trước đây, khi nền văn hóa phương Tây ồ ạt xâm nhập vào nước ta thông qua các nhà truyền giáo, người Pháp hay người Mỹ, có làm cho ngôn ngữ giao tiếp nước ta thay đổi nhưng theo chiều hướng tích cực. Nó bổ sung vào hệ thống từ vựng và làm trong sáng thêm Tiếng Việt dựa trên các nguyên tắc chuẩn mực. Còn ngày nay, với ý thức sử dụng ngôn ngữ tùy tiện, cẩu thả, thiếu trách nhiệm của giới trẻ làm cho ngôn ngữ giao tiếp bị xáo trộn, tối nghĩa, dung tục. Có thể đưa ra một vài minh chứng rõ ràng về hiện tượng này. Thay vì nói“đồng ý” họ lại dùng “oke”, “tình yêu” thành “tềnh iu”, biến đơn vị ngàn trong tiền tệ thành “k”. Chê bai ai thì gọi là “cùi bắp”, “cục gạch”, “sến”. Lại còn lối bắt chước thành ngữ tạo nên những cụm từ vô nghĩa như: “chán như con gián”, “ghét như con bọ chét”, “nhỏ như con thỏ”, “chán như con gián“… Hay lối chơi chữ dung tục, khiếm nhã như: “tốc độ bàn thờ” (tốc độ chết người), “báo lá cải” (tờ báo tự phát), “tin vịt” (không đáng tin cậy), “óc chó” (ngu ngóc), “hại não” (khó hiểu), “thiếu muối” (ngu dốt),… Lại còn có kiểu ghép từ nửa tây nửa ta hết sức khập khiễng: “Ugly tiger”(xấu hổ), “bye nhé” (tạm biệt), “4U” (For you – cho bạn), “2NT” (Tonight – tối nay), “G92U” (Good night to you). “y2k” (thế hệ năm 2000)… Không những thế, học sinh ngày nay còn nảy sinh lối viết tắt hết sức buồn cười: “dzạy là zui ròi đó”, “bjo mk di dau”, “vk ck vs nhau ko nen to tieng”, “m wen no tu bjo”,…

  
Bình luận (3)
MN
Xem chi tiết
ND
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
DT
11 tháng 1 2018 lúc 21:15

Mở bài:Cùng với quá trình hội nhập thế giới, sự giao thoa văn hóa xã hội đòi hỏi ngôn ngữ phải có những thay đổi để đáp ứng các nhu cầu giao tiếp mới. Vì thế từ khi nước ta bắt đầu hội nhập thì ngôn ngữ cũng dần dần xuất hiện những hiện tượng mới mẻ. Những từ ngữ mới, cách diễn đạt mới được hình thành để thêm vào những khái niệm, ngữ nghĩa mà trong vốn tiếng Việt trước đấy còn thiếu vắng. Cùng với mặt tích cực ấy, mặt tiêu cực cũng biểu hiện với không ít các cách nói, cách viết “khác lạ” trong giới trẻ làm mất đi hoàn toàn bản sắc vốn có của tiếng Việt.

Thân bài:
* Giải thích: Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người và xã hội loài người, đảm bảo một mặt truyền đạt và hiểu biết lẫn nhau của các thành viên xã hội. Ngôn ngữ không chỉ truyền đạt thông tin mà còn tác động đến nhân cách, hình thành nhân cách và biến đổi theo chiều hướng tốt hoặc xấu. Ngôn ngữ không chỉ là tấm gương phản chiếu thụ động đời sống xung quanh mà còn can thiệp vào bức tranh thế giới nhân cách, vào văn hóa ngôn ngữ của nó, đặt vào nó nhãn quan thế giới, chỉnh sửa, làm biến đổi nhân cách một cách hợp lý. Và theo đó là đời sống chung xã hội một cách trực tiếp.

* Thực trạng văn hóa ngôn ngữ giáo tiếp ở giới trẻ hiện nay (biểu hiện)
– Hiện nay, nảy sinh vấn đề lệch chuẩn trong giao tiếp trong giới trẻ. Xu hướng lệch chuẩn văn hóa ngôn ngữ biểu hiện dưới các dạng:
+ Lạm dụng quá nhiều tiếng lóng, từ địa phương cũng như vay mượn từ nước ngoài của một số tờ báo. Thay vì nói “được rồi” là “ok”, thay cho câu “chào tạm biệt” là “bye nhé”. Còn những hiện tượng biến đổi đến dễ sợ ủa ngôn ngữ Tiếng Việt như: gọi đơn vị tiền bằng “k”, chê người khác là “cùi bắp”,…Ngôn ngữ “Chat” có nhiều kiểu viết tối nghĩa, hoặc biến âm, hoặc biến nghĩa cẩu thả. Mới đây trên trang viết của một tờ báo đã đăng nội dung: “tiền” thành “xiền”, “tình yêu” thành ‘tình iu”, “ghét như con bọ chét”, “nhỏ như con thỏ”, ‘tin vịt”, “báo lá cải”, “chạy mất dép”, “bó tay.com”, “bốc hơi” (biến mất), “đít chai” (kính), “2” (hi-chào), “4U” (For you – cho bạn), “2NT” (Tonight – tối nay), “G92U” (Good night to you)…nếu quan tâm đọc chắc nhức hết cả đầu, hoa cả mắt.

– Lạm dụng ngôn ngữ lóng, ngôn ngữ thời @ trong thời đại công nghệ thông tin ở giới trẻ. Dùng tiếng lóng để giao tiếp, trò chuyện, trao đổi, “chat” với nhau qua điện thoại, mạng xã hội ở thế hệ 9x (chủ yếu là thanh thiếu niên, trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất là học sinh, sinh viên, đang có chiều xâm nhập sang người lớn) đã đến mức báo động.

– Những coments về một bức ảnh thời trang của một cô gái mới đây nhất trên facebook là một ví dụ:

+ -“Dep ngon com wa”; “anh mà lấy được vk sinh như em thì anh chỉ vk anh ăn song tắm dửa sạch sẽ mặc đồ ngủ thật mỏng cho vào kính rồi mở cửa bán vé chiêm ngưỡng ngắm nhìn; “cj vân nany.xjnh gái”; “Em là Vẫn chứ *é* phải là Vân”; “E yêu cki”…

– Vận dụng “sáng tạo” tiếng Anh khá kỳ cục trong các tình huống giao tiếp: “Ugly tiger” nghĩa là “xấu hổ” (Tiếng Anh: Ugly – xấu; tiger – con hổ). Đôi khi nghe giới trẻ đối thoại: “Mày thật “Ugly tiger!” hay “: “Mày không “Ugly tiger à?”, cảm thấy buồn cười, nhưng cũng vui tai.

– Có rất nhiều dẫn chứng về việc lạm dụng quá nhiều tiếng lóng làm cho ngôn ngữ “chính thống” bị méo mó, mất giá trị văn hóa của tiếng Việt mà tôi có dịp được đọc, chẳng hạn như: “bùn wá mài nhỉ, lẹi gần hít nem lép 12 roài… thí tụi mìn ko đc zui như hồi nem ngoái, nghĩ vậy thoai mừ teo bùn ghê gúm… nhưng mìn hứa sẽ mãi lè bẹn thân, đeng wên teo dzà mái trừng iu zấu nì nha”.

– Nhiều kiểu nói và viết như vậy dần làm mất đi sự trong sáng của Tiếng Việt và gây ảnh hưởng nguy hại đối với văn hóa ứng xử của con người.
– Tiếng Việt đang bị nhiễm bẩn bởi nói tục, chửi bậy. Hiện tượng nói tục thì quốc gia nào cũng có. Nhưng nước ta có lẽ chiếm tỷ lệ cao nhất. Nói tục trở thành thói quen, nhu cầu, sự “khoái khẩu” ở mọi đối tượng, trừ trẻ chưa biết nói. Đặc biệt là trong lứa tuổi học sinh, vấn đề nói tục chửi thề đang bị lạm dụng đến mức đáng báo động. Nhà trường càng xiết chặt giáo dục nhắc nhở và xử lí thì hiện tượng này ngày càng bùng phát mạnh mẽ hơn.
– Tóm lại, trước trào lưu sử dụng tiếng lóng, lạm dụng tiếng nước ngoài hiện nay ở giới trẻ, tiếng Việt đang có nguy cơ bị xâm hại xét về phương diện văn hóa ngôn ngữ. Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng, việc sử dụng tiếng lóng cũng có tác dụng nhất định đối với giới trẻ như: khả năng truyền đạt thông tin nhanh, tiết kiệm thời gian (chủ yếu dùng ký hiệu, viết tắt), có những yếu tố sáng tạo…làm cho hoạt động giao tiếp cũng phong phú hơn.

* Nguyên nhân:
– Do các phương tiện thông tin đại chúng, trước hết là truyền hình là loại phương tiện thông tin đại chúng phổ biến nhất trong xã hội ảnh hưởng lớn nhất đối với sự hình thành các giá trị, thế giới quan, đạo đức của thế hệ trẻ nhưng có biểu hiện lệch chuẩn trong việc dùng từ phổ biến. Việc tiếp cận các văn hóa phẩm lệch lạc dễ dàng khiến cho giwois trẻ mất kiểm soát bản thân.
– Một số báo cũng đang ra sức cổ xúy cho sự lệch lạc văn hóa ngôn ngữ ở giới trẻ qua những bài viết lạm dụng một cách có ý thức nhằm câu khách, gây ấn tượng đối với độc giả trẻ. Đặc biệt là hiện tượng ăn theo sự kiện, vụ lợi của các kênh truyền hình vô tình biến một hình tượng lệch lạc trở thành trào lưu nóng, thu hút giới trẻ quan tâm và bắt chước.
– Mặt khác, các nhạc phẩm của các ban nhạc, lời của các bài hát có khả năng gây sosk ở bất kỳ một người có học vấn nào.
– Sự buông lỏng, thiếu sự quản lý chặt chẽ các trang báo mạng xã hội và các thông tin quảng cáo. Tình trạng chung: người tham gia không cần biết người đối thoại là ai vẫn sẵn sàng văng lời tục tĩu, thô thiển để thóa mạ, dìm “hàng” người khác.
– Sự bùng nổ của công nghệ thông tin là mảnh đất để lệch chuẩn văn hóa ngôn ngữ có cơ hội phát triển (Internet, điện thoại…).
– Trào lưu, “mốt” sử dụng tiếng lóng, tiếng nhại, ngoại ngữ, ngôn ngữ @ để giao tiếp trở thành yếu tố để muốn tự khẳng định đẳng cấp của mình đang xâm nhập và lan tỏa ở giới trẻ hiện nay.

* Giải pháp:
– Bố mẹ phải làm gương trong việc sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ cũng như tiếng nước ngoài; những lệch lạc trong văn hóa ngôn ngữ (viết, nói, giao tiếp) trẻ tiếp thu, bắt chước rất nhanh.
– Giáo dục học sinh thức bảo vệ sự trong sáng tiếng Việt khi giao tiếp qua điện thoại, mạng xã hội, tự trau dồi và làm phong phú vốn ngôn ngữ cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài để nâng tầm văn hóa trong giao tiếp và tư duy; dạy đúng chuẩn tiếng Việt; không sử dụng tiếng lóng khi giao tiếp với học sinh…Không sử dụng sách giáo khoa, từ điển kém chất lượng và có nhiều sai sót; nghiêm cấm các hành vi chửi bậy, nói bậy trong nhà trường.
– Về phía Nhà nước, trước hết ngành Giáo dục và Đào tạo phải có những biện pháp cứng rắn để bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt. Kiên quyết loại bỏ những chương trình phát sóng trên truyền hình không đảm bảo chất lượng và trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc. Kiểm soát chặt chẽ thông tin mạng, sàng lọc thông tin kĩ lưỡng trước khi người đọc tiếp cận.
– Mỗi HS tự trau dồi và rèn luyện tiếng mẹ đẻ và tiếng nước ngoài để có vốn từ phong phú và sử dụng đúng chuẩn mực. Không nên chạy theo lối giao tiếp dễ dãi, lệch lạc mà làm mất đi văn hóa giao tiếp của chính mình.

* Phê phán: Nhiều HS dù được nhắc nhở nhiều nhưng vẫn cố chấp sử dụng Tiếng Việt lệch chuẩn, thiếu trong sáng trong giao tiếp. Xem việc nói tục chửi thề, tiếng lóng, tiếng ngoại là bình thường và vận dụng những kiểu nhại âm, cắt âm một cách tối nghĩa làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt và lệch lạc trong giao tiếp. Những người như thế thật đáng chê trách.

* Bài học: Luôn rèn luyện ngôn ngữ giáo tiếp, vận dụng đúng đắn các phương tiện giao tiếp để bảo vệ sự trong sáng của Tiếng Việt. Đặc biệt là đối với lứa tuổi HS, khi nhân cách chưa định hình thì cần phải rèn luyện bản thân theo những chuẩn mực tốt đẹp, tránh lệch lạc nhân cách dẫn đến các hành vi sai trái.

Kết bài:
Như vậy, vấn đề văn hóa ngôn ngữ và giáo dục văn hóa ngôn ngữ cho thế hệ trẻ nhất là cho học sinh, sinh viên trong giai đoạn hiện nay trở thành vấn đề cấp bách, cần sự chung tay của các lực lượng xã hội, trong đó bản thân giới trẻ – chủ thể của nhận thức và hành động đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc góp phần giữ gìn sự trong sáng và giàu đẹp của tiếng Việt trên cơ sở “kế thừa và phát huy truyền thống đi đôi với việc sáng tạo những giá trị mới phù hợp với tinh thần thời đại…

Bình luận (0)
ND
11 tháng 1 2018 lúc 21:17

Mở bài:
Cùng với quá trình hội nhập thế giới, sự giao thoa văn hóa xã hội đòi hỏi ngôn ngữ phải có những thay đổi để đáp ứng các nhu cầu giao tiếp mới. Vì thế từ khi nước ta bắt đầu hội nhập thì ngôn ngữ cũng dần dần xuất hiện những hiện tượng mới mẻ. Những từ ngữ mới, cách diễn đạt mới được hình thành để thêm vào những khái niệm, ngữ nghĩa mà trong vốn tiếng Việt trước đấy còn thiếu vắng. Cùng với mặt tích cực ấy, mặt tiêu cực cũng biểu hiện với không ít các cách nói, cách viết “khác lạ” trong giới trẻ làm mất đi hoàn toàn bản sắc vốn có của tiếng Việt.

Thân bài:[​IMG]
* Giải thích: Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người và xã hội loài người, đảm bảo một mặt truyền đạt và hiểu biết lẫn nhau của các thành viên xã hội. Ngôn ngữ không chỉ truyền đạt thông tin mà còn tác động đến nhân cách, hình thành nhân cách và biến đổi theo chiều hướng tốt hoặc xấu. Ngôn ngữ không chỉ là tấm gương phản chiếu thụ động đời sống xung quanh mà còn can thiệp vào bức tranh thế giới nhân cách, vào văn hóa ngôn ngữ của nó, đặt vào nó nhãn quan thế giới, chỉnh sửa, làm biến đổi nhân cách một cách hợp lý. Và theo đó là đời sống chung xã hội một cách trực tiếp.

* Thực trạng văn hóa ngôn ngữ giáo tiếp ở giới trẻ hiện nay (biểu hiện)
– Hiện nay, nảy sinh vấn đề lệch chuẩn trong giao tiếp trong giới trẻ. Xu hướng lệch chuẩn văn hóa ngôn ngữ biểu hiện dưới các dạng:
+ Lạm dụng quá nhiều tiếng lóng, từ địa phương cũng như vay mượn từ nước ngoài của một số tờ báo. Thay vì nói “được rồi” là “ok”, thay cho câu “chào tạm biệt” là “bye nhé”. Còn những hiện tượng biến đổi đến dễ sợ ủa ngôn ngữ Tiếng Việt như: gọi đơn vị tiền bằng “k”, chê người khác là “cùi bắp”,…Ngôn ngữ “Chat” có nhiều kiểu viết tối nghĩa, hoặc biến âm, hoặc biến nghĩa cẩu thả. Mới đây trên trang viết của một tờ báo đã đăng nội dung: “tiền” thành “xiền”, “tình yêu” thành ‘tình iu”, “ghét như con bọ chét”, “nhỏ như con thỏ”, ‘tin vịt”, “báo lá cải”, “chạy mất dép”, “bó tay.com”, “bốc hơi” (biến mất), “đít chai” (kính), “2” (hi-chào), “4U” (For you – cho bạn), “2NT” (Tonight – tối nay), “G92U” (Good night to you)…nếu quan tâm đọc chắc nhức hết cả đầu, hoa cả mắt.

– Lạm dụng ngôn ngữ lóng, ngôn ngữ thời @ trong thời đại công nghệ thông tin ở giới trẻ. Dùng tiếng lóng để giao tiếp, trò chuyện, trao đổi, “chat” với nhau qua điện thoại, mạng xã hội ở thế hệ 9x (chủ yếu là thanh thiếu niên, trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất là học sinh, sinh viên, đang có chiều xâm nhập sang người lớn) đã đến mức báo động.

– Những coments về một bức ảnh thời trang của một cô gái mới đây nhất trên facebook là một ví dụ:

+ -“Dep ngon com wa”; “anh mà lấy được vk sinh như em thì anh chỉ vk anh ăn song tắm dửa sạch sẽ mặc đồ ngủ thật mỏng cho vào kính rồi mở cửa bán vé chiêm ngưỡng ngắm nhìn; “cj vân nany.xjnh gái”; “Em là Vẫn chứ *é* phải là Vân”; “E yêu cki”…

– Vận dụng “sáng tạo” tiếng Anh khá kỳ cục trong các tình huống giao tiếp: “Ugly tiger” nghĩa là “xấu hổ” (Tiếng Anh: Ugly – xấu; tiger – con hổ). Đôi khi nghe giới trẻ đối thoại: “Mày thật “Ugly tiger!” hay “: “Mày không “Ugly tiger à?”, cảm thấy buồn cười, nhưng cũng vui tai.

– Có rất nhiều dẫn chứng về việc lạm dụng quá nhiều tiếng lóng làm cho ngôn ngữ “chính thống” bị méo mó, mất giá trị văn hóa của tiếng Việt mà tôi có dịp được đọc, chẳng hạn như: “bùn wá mài nhỉ, lẹi gần hít nem lép 12 roài… thí tụi mìn ko đc zui như hồi nem ngoái, nghĩ vậy thoai mừ teo bùn ghê gúm… nhưng mìn hứa sẽ mãi lè bẹn thân, đeng wên teo dzà mái trừng iu zấu nì nha”.

– Nhiều kiểu nói và viết như vậy dần làm mất đi sự trong sáng của Tiếng Việt và gây ảnh hưởng nguy hại đối với văn hóa ứng xử của con người.[​IMG]
– Tiếng Việt đang bị nhiễm bẩn bởi nói tục, chửi bậy. Hiện tượng nói tục thì quốc gia nào cũng có. Nhưng nước ta có lẽ chiếm tỷ lệ cao nhất. Nói tục trở thành thói quen, nhu cầu, sự “khoái khẩu” ở mọi đối tượng, trừ trẻ chưa biết nói. Đặc biệt là trong lứa tuổi học sinh, vấn đề nói tục chửi thề đang bị lạm dụng đến mức đáng báo động. Nhà trường càng xiết chặt giáo dục nhắc nhở và xử lí thì hiện tượng này ngày càng bùng phát mạnh mẽ hơn.
– Tóm lại, trước trào lưu sử dụng tiếng lóng, lạm dụng tiếng nước ngoài hiện nay ở giới trẻ, tiếng Việt đang có nguy cơ bị xâm hại xét về phương diện văn hóa ngôn ngữ. Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng, việc sử dụng tiếng lóng cũng có tác dụng nhất định đối với giới trẻ như: khả năng truyền đạt thông tin nhanh, tiết kiệm thời gian (chủ yếu dùng ký hiệu, viết tắt), có những yếu tố sáng tạo…làm cho hoạt động giao tiếp cũng phong phú hơn.

* Nguyên nhân:
– Do các phương tiện thông tin đại chúng, trước hết là truyền hình là loại phương tiện thông tin đại chúng phổ biến nhất trong xã hội ảnh hưởng lớn nhất đối với sự hình thành các giá trị, thế giới quan, đạo đức của thế hệ trẻ nhưng có biểu hiện lệch chuẩn trong việc dùng từ phổ biến. Việc tiếp cận các văn hóa phẩm lệch lạc dễ dàng khiến cho giwois trẻ mất kiểm soát bản thân.
– Một số báo cũng đang ra sức cổ xúy cho sự lệch lạc văn hóa ngôn ngữ ở giới trẻ qua những bài viết lạm dụng một cách có ý thức nhằm câu khách, gây ấn tượng đối với độc giả trẻ. Đặc biệt là hiện tượng ăn theo sự kiện, vụ lợi của các kênh truyền hình vô tình biến một hình tượng lệch lạc trở thành trào lưu nóng, thu hút giới trẻ quan tâm và bắt chước.
– Mặt khác, các nhạc phẩm của các ban nhạc, lời của các bài hát có khả năng gây sosk ở bất kỳ một người có học vấn nào.
– Sự buông lỏng, thiếu sự quản lý chặt chẽ các trang báo mạng xã hội và các thông tin quảng cáo. Tình trạng chung: người tham gia không cần biết người đối thoại là ai vẫn sẵn sàng văng lời tục tĩu, thô thiển để thóa mạ, dìm “hàng” người khác.
– Sự bùng nổ của công nghệ thông tin là mảnh đất để lệch chuẩn văn hóa ngôn ngữ có cơ hội phát triển (Internet, điện thoại…).
– Trào lưu, “mốt” sử dụng tiếng lóng, tiếng nhại, ngoại ngữ, ngôn ngữ @ để giao tiếp trở thành yếu tố để muốn tự khẳng định đẳng cấp của mình đang xâm nhập và lan tỏa ở giới trẻ hiện nay.

* Giải pháp:
– Bố mẹ phải làm gương trong việc sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ cũng như tiếng nước ngoài; những lệch lạc trong văn hóa ngôn ngữ (viết, nói, giao tiếp) trẻ tiếp thu, bắt chước rất nhanh.
– Giáo dục học sinh thức bảo vệ sự trong sáng tiếng Việt khi giao tiếp qua điện thoại, mạng xã hội, tự trau dồi và làm phong phú vốn ngôn ngữ cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài để nâng tầm văn hóa trong giao tiếp và tư duy; dạy đúng chuẩn tiếng Việt; không sử dụng tiếng lóng khi giao tiếp với học sinh…Không sử dụng sách giáo khoa, từ điển kém chất lượng và có nhiều sai sót; nghiêm cấm các hành vi chửi bậy, nói bậy trong nhà trường.
– Về phía Nhà nước, trước hết ngành Giáo dục và Đào tạo phải có những biện pháp cứng rắn để bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt. Kiên quyết loại bỏ những chương trình phát sóng trên truyền hình không đảm bảo chất lượng và trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc. Kiểm soát chặt chẽ thông tin mạng, sàng lọc thông tin kĩ lưỡng trước khi người đọc tiếp cận.
– Mỗi HS tự trau dồi và rèn luyện tiếng mẹ đẻ và tiếng nước ngoài để có vốn từ phong phú và sử dụng đúng chuẩn mực. Không nên chạy theo lối giao tiếp dễ dãi, lệch lạc mà làm mất đi văn hóa giao tiếp của chính mình.

* Phê phán: Nhiều HS dù được nhắc nhở nhiều nhưng vẫn cố chấp sử dụng Tiếng Việt lệch chuẩn, thiếu trong sáng trong giao tiếp. Xem việc nói tục chửi thề, tiếng lóng, tiếng ngoại là bình thường và vận dụng những kiểu nhại âm, cắt âm một cách tối nghĩa làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt và lệch lạc trong giao tiếp. Những người như thế thật đáng chê trách.

* Bài học: Luôn rèn luyện ngôn ngữ giáo tiếp, vận dụng đúng đắn các phương tiện giao tiếp để bảo vệ sự trong sáng của Tiếng Việt. Đặc biệt là đối với lứa tuổi HS, khi nhân cách chưa định hình thì cần phải rèn luyện bản thân theo những chuẩn mực tốt đẹp, tránh lệch lạc nhân cách dẫn đến các hành vi sai trái.

Kết bài:
Như vậy, vấn đề văn hóa ngôn ngữ và giáo dục văn hóa ngôn ngữ cho thế hệ trẻ nhất là cho học sinh, sinh viên trong giai đoạn hiện nay trở thành vấn đề cấp bách, cần sự chung tay của các lực lượng xã hội, trong đó bản thân giới trẻ – chủ thể của nhận thức và hành động đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc góp phần giữ gìn sự trong sáng và giàu đẹp của tiếng Việt trên cơ sở “kế thừa và phát huy truyền thống đi đôi với việc sáng tạo những giá trị mới phù hợp với tinh thần thời đại…

Bình luận (0)
DT
11 tháng 1 2018 lúc 21:13

Chỉ trong vài năm gần đây, cuộc sống và xã hội đã thay đổi rất nhiều. Và giới trẻ đã góp một phần không hề nhỏ vào những thay đổi ấy. Thay đổi của giới trẻ giờ đây không dừng lại ở tóc tai, trang phục, mà đã lan sang cả cách suy nghĩ và cách để diễn đạt những suy nghĩ ấy. Tiếng mẹ đẻ trong sáng đã dần dần được thay thế bằng những ngôn ngữ “xi tyn”. Ngôn ngữ “trong sáng” và “giàu có” như tiếng Việt đã được “thoát xác” hoàn toàn khỏi các quy tắc chuẩn và hầu hết được giới trẻ thay bằng những ngôn ngữ “hok aj hju” và dùng tiếng lóng trong cộng đồng teen hằng ngày. Người trẻ ngày nay không chọn cách ra sạp mua báo Thanh niên, Tuổi trẻ về đọc, không bật ti vi vào sáu giờ sáng để xem “thời sự”, không hỏi bố mẹ, ông bà xem “Thế giới hôm nay thế nào?”. 9x chỉ cần ngồi vào bàn, bật PC, gõ một địa chỉ trang web là nắm được cả tình hình thế giới. Cuộc sống công nghiệp nhanh và hiện đại cũng đòi hỏi con người bắt kịp với chúng. Thế là vài năm trước, ra đời thứ ngôn ngữ “xj tyn”. Ban đầu, giới trẻ chỉ dùng thứ ngôn ngữ ấy trên mạng, cụ thể là khung chat và các diễn đàn và chỉ tìm cách biến đổi sao cho có thể gõ thật nhanh. Thế là “j” thay thế cho “gi” và “w” thay thế cho “qu”, “ko” thay thế cho “không”,… dần dần những ngôn ngữ ấy được teen bê từ máy tính ra ngoài cuộc sống đời thực. Giới trẻ dùng những từ, những chữ mới sáng tạo ra để chép bài cho nhanh, viết thư cho tiện. Nếu như mục đích ra đời ban đầu của ngôn ngữ teen là để thuận tiện nhắn tin hay “chát chít”, nói chuyện trên mạng thì giờ đây ngôn ngữ ấy trẻ nên rắc rối hơn bao giờ hết. Qua rồi cái thời teen mình dùng chèn them tiếng Anh vào cuộc nói chuyện, tiếng Việt của teen bây giờ thay đổi hoàn toàn. Ví dụ đơn giản nhất là “xin chào” thành “sin trào” hay “cho em xin hai chữ bình yên” sẽ thành “cko iem xyn hạ ckữ bỳnk yên”!!! Đây là kiểu chữ phổ biến nhất mà teen mình sử dụng hàng loạt hiện nay. Kiểu chữ này mọi người không biết cũng có thể luận ra được. Nhưng thời gian gần đây, các blog, forum, mạng xã hội đều rộ lên phong trào cho ra đời thứ ngôn ngữ thoáng nhìn có thể tưởng là tiếng Thái, tiếng Ả Rập. Một vài chữ cái trong bảng chữ cái của thứ “tiếng Ả Rập” đó là A = CL; B = 3;… kiểu chữ này còn chưa thực sự quen thuộc với tất cả các bạn giới trẻ bây giờ. 9x đời đầu và 8x đọc đoạn chữ kiểu này bó tay là cái chắc!!!

Không chỉ phát minh ra “tiếng Ả Rập” lưu truyền mạnh mẽ trên Internet, teen còn sáng tạo ra vô cùng nhiều từ hay ho để sử dụng hằng ngày. Câu cửa miệng của giới trẻ bây giờ là “chém gió”, phổ biến đến với 6x, 7x cũng sử dụng ngon ơ. Rời “sau phải xoắn?”, “sau phải dén”, “sao phải thốn” và vô cùng những từ ngữ chẳng hiểu ở đâu ra và có ý nghĩ gì?? Chỉ biết là chúng nghe lạ tai, lúc nói thì cũng thấy hay hay, thế là phổ biến!!! Những từ ngữ ấy được sử dụng rộng rãi ở bất cứ nơi đâu, trường học hay thậm chí là cả văn phòng, công sở – nơi mà bây giờ cũng có người trẻ.

Giới trẻ hiện nay bị khá nhiều lời chỉ trích vì sử dụng thứ ngôn ngữ khó hiểu này. Những người thật sự trưởng thành coi đó là trò vô bổ, không thích giới trẻ sử dụng ngôn ngữ phức tạp ấy. Nhưng thực ra theo ý kiến chủ quan của tôi, cho ra đời ngôn ngữ teen của riêng giới trẻ không phải là điều đáng chê trách. Giới trẻ hiện nay có suy nghĩ rất thoáng về cuộc sống. Sáng tạo ra thứ ngôn ngữ mới đơn giản chỉ là muốn làm cho cuộc sống trở nên thú vị. Họ muốn làm mới mẻ mọi thứ xung quanh, nhìn cuộc sống bằng đôi mắt trẻ trung. Họ muốn đặt tên cho giới trẻ của riêng mình. Ngôn ngữ mà giới trẻ sử dụng phần nào phản ánh tính cách, cá tính của họ.

Tuy nhiên, tôi cũng không đồng tình với cách sử dụng từ tiếng lóng của giới trẻ Việt Nam hiện nay. Thể hệ trẻ ở các nước Anh, Mĩ có thể viết tăt riêng của mình như: “wrodn?” là “what are you doing?” (bạn đang làm gì thế?) hay “pir” tứ là “parents in room” nghĩa là “bố mẹ đang ở trong phòng”,… Giới trẻ Việt Nam tiếp thu cách viết nhanh chóng theo những lối tiêu cực. Các bạn trẻ Việt Nam sử dụng các cụm từ có ý nghĩa chửi tục, những cụm từ thể hiện trạng thái bức xúc, ức chế tiêu cực. Điển hình là “sh*t”, “utf”, “nth”,… những cụm từ như “damn” trở nên không hề xa lạ. Thậm chí, người trẻ dùng chúng nhiều hơn người sáng tạo ra chúng. Bên cạnh đó, họ cũng tiếp thu những cụm từ đáng yêu như “boo”, “france”, … Nhưng số lượng người sử dụng ngôn ngữ không tiêu cực là số ít.

Sử dụng ngôn ngữ khó hiểu không phải là điều đáng lên án như tôi đã nói ở trên. Vấn đề là cách họ sử dụng chúng. Dùng những từ ngữ độc đáo để trò chuyện trên mạng với bạn bè, xả stress sau những giờ học và làm việc căng thẳng thì tốt nhưng lạm dụng ngôn ngữ đó thường xuyên, cả khi nói chuyện ở ngoài, cũng như “chat chít” trên mạng. Một làn, cô bạn chia sẻ với tôi chuyện buồn qua tin nhắn. Khi đọc tin nhắn của bạn mình, tôi chẳng thấy có chút cảm xúc nào hết, “mình” thành “mek”, “không” thành “ko”, … Tiếng Việt giờ đã không còn trong sáng theo cách riêng vốn có trong đời sống giới trẻ. Ngôn ngữ teen đã dần làm xấu đi hình ảnh giới trẻ trong mắt những người lớn tuổi không chấp nhận sự thay đổi.

Cần phải khẳng định lại, ngôn ngữ “xj tyn” và mục đích sáng tạo ra nó của giới trẻ là không xấu. Chỉ có cách biến đổi quá nhanh và sử dụng quá nhiều là điều chúng ta cần lưu ý. Sáng tạo, làm cho cuộc sống thú vị hơn là một nét tính cách đáng yêu của thế hệ trẻ. Nhưng đừng vì thế mà đánh mất đi nét đẹp của tiếng Việt – tiếng mẹ đẻ. Phát huy là tốt nhưng nếu không biết gìn giữ, sẽ có ngày chúng ta đánh mất ngôn ngữ của mình.

Bình luận (0)
NT
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
NB
7 tháng 9 2023 lúc 20:40

tham khảo(không đụng hàng của ai lun nhé)

Phong cách sống của giới trẻ hiện nay có thể thay đổi theo thời gian và vùng địa lý, nhưng dưới đây là một số suy nghĩ chung về phong cách sống của họ:

1. Kết nối xã hội qua mạng: Giới trẻ hiện nay thường sử dụng mạng xã hội và các ứng dụng trực tuyến để kết nối với bạn bè, gia đình và thế giới xung quanh. Điều này có thể mang lại lợi ích trong việc giao tiếp và tạo mối quan hệ, nhưng cũng có thể dẫn đến các vấn đề liên quan đến sự riêng tư và thời gian dành cho các hoạt động khác.

2. Tinh thần tự do và sáng tạo: Nhiều người trẻ thích tự do trong lựa chọn nghề nghiệp, phong cách sống, và thậm chí cả nơi ở. Họ thường coi trọng tinh thần sáng tạo và thử nghiệm mới mẻ trong cuộc sống.

3. Công nghệ và trí tuệ nhân tạo: Giới trẻ hiện nay lớn lên trong thời đại công nghệ số và trí tuệ nhân tạo. Họ sử dụng công nghệ để nâng cao hiệu suất, giải trí, và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày.

4. Quan tâm đến môi trường: Nhiều người trẻ thể hiện tình yêu và quan tâm đến môi trường và bảo vệ hành tinh. Họ thường tham gia vào các hoạt động và chương trình để giảm thiểu tác động của con người đối với môi trường.

5. Áp lực và căng thẳng: Mặc dù có nhiều cơ hội, nhưng giới trẻ cũng phải đối mặt với áp lực về việc làm, học tập, và xã hội. Cảm giác căng thẳng và lo lắng về tương lai có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của họ.

6. Sự đa dạng và sẵn sàng chấp nhận: Giới trẻ hiện nay thường có tư duy đa dạng và sẵn sàng chấp nhận những giá trị và quan điểm khác nhau về văn hóa, tôn giáo, và giới tính. Điều này thể hiện sự mở cửa và sẵn sàng học hỏi từ người khác.

Lưu ý rằng đây chỉ là một số suy nghĩ chung và không phải tất cả giới trẻ đều có cùng phong cách sống. Mỗi người trẻ có sự đa dạng trong cách họ sống và quan điểm cá nhân của họ.

Bình luận (0)