Những câu hỏi liên quan
H24
Xem chi tiết
AO
Xem chi tiết
NH
8 tháng 5 2021 lúc 7:30

12 câu sau: Nguyễn Du đã miêu tả vẻ đẹp và tài năng của Thúy Kiều bằng thủ pháp đòn bẩy, nghệ thuật ước lệ, liệt kê, dự báo về số phận tương lai của nhân vật thông qua những chi tiết miêu tả.

- Sau khi miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân, tác giả miêu tả vẻ đẹp nhan sắc và tài năng của Thúy Kiều. Mặc dù Kiều là chị nhưng lại được miêu tả sau. Đây chính là dụng ý nghệ thuật của Nguyễn Du, sử dụng thủ pháp đòn bẩy, miêu tả cô em trước để làm nền cho Thúy Kiều nổi bật.

-                              “Kiều càng sắc sảo mặn mà

                                  So bề tài sắc lại là phần hơn”

Với việc sử dụng từ láy “sắc sảo”, “mặn mà” có tính chất gợi tả để nhấn mạnh Kiều sắc sảo về mặt trí tuệ và mặn mà trong tình cảm. So với Vân, Kiều đẹp hơn và có tài hơn rất nhiều.

- Khi miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều, tác giả không liệt kê nhiều chi tiết như khi miêu tả Thúy Vân mà chỉ tập trung vào đôi mắt, bởi đôi mắt là cửa sổ tâm hồn.

                                  “Làn thu thủy, nét xuân sơn

                         Hoa hen thua thắm, liễu hờn kém xanh

Bút pháp ước lệ cùng nghệ thuật ẩn dụ, nhân hóa đã họa nên đôi mắt của Thúy Kiều long lanh như làn nước mua thu. Đôi mắt ấy ẩn dưới đôi lông mày đẹp, sắc nét nhưng thanh thoát như dáng núi mùa xuân. Vẻ đẹp của Kiều khiến cho “hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”, một vẻ đẹp khiến cho các vẻ đẹp khác phải ganh ghét, đố kị. Và điều này cũng dự báo trước một tương lai không mấy tốt đẹp, nhiều đau khổ của Kiều, vì “hồng nhan bạc phận”.

- Miêu tả Thúy Kiều, Nguyễn Du không chỉ miêu tả nhan sắc mà còn tập trung vào tài năng của nàng: 

                   “Một hai nghiêng nước nghiêng thành

                     Sắc đành đòi một, tài đành họa hai

- Tác giả đã sử dụng thành ngữ kết hợp với điển tích, lấy ý của câu “nghiêng nước nghiêng thành” để nói sắc đẹp của Thúy Kiều làm người ta say mê đến đổ thành, mất nước. Nhan sắc ấy chỉ mình Kiều có được, còn tài năng thì họa chăng trong thiên hạ có đến người thứ hai. Cũng chính vì vậy, tác giả sử dụng đến sáu câu thơ liền để miêu tả tài năng của Kiều:

        “Thông minh vốn sẵn tính trời

       Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm

         Cung thương làu bậc ngũ âm

   Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương

        Khúc nhà tay lựa nên chương

   Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân” 

- Ở những câu thơ trên, tác giả đã sử dụng bút pháp liệt kê để ca ngợi tài năng của Kiều, nàng đa tài, thông thuộc từ cầm, kì đến thi, họa…. Kiều biết chơi cờ, đánh đàn, làm thơ, vẽ tranh… Tài năng nào của nàng cũng đạt đến mức tuyệt đỉnh và do thiên bẩm. Tác giả sử dụng một loạt các từ “vốn sẵn”, “đủ mùi”, “làu bậc”, “ăn đứt” để khẳng định các tài năng của Kiều đều đạt tới đỉnh cao. Đặc biệt, Kiều rất giỏi về nhạc, thuộc lòng các cung bậc, nắm vững năm nốt cung, thương, dốc, chủy, vũ của âm giai nhạc cổ. Kiều thường chơi đàn tì bài, ngoài tài đàn, nàng còn giỏi về sáng tác. Nàng đã soạn riêng cho mình khúc nhạc có tên “Bạc mệnh” và mỗi khi Kiều gảy khúc nhạc ấy, ai nghe thấy cũng sầu não, chau mày, rơi lệ. Điều đó thể hiện Kiều là người có trái tim đa sầu, đa cảm. Tài năng của Kiều cũng dự báo trước một tương lai nàng sẽ gặp phải nhiều sóng gió, bất hạnh bởi “chữ tài liền với chữ tai một vần”. Như vậy, vẻ đẹp của Thúy Kiều là sự tổng hòa của sắc, tài, tình.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
TT
8 tháng 5 2021 lúc 12:38

- Miêu tả Thúy Vân trước rồi mới đến Thúy Kiều bởi: tác giả muốn làm nổi bật vẻ đẹp ngoại hình, tài năng và tâm hồn của Kiều so với Vân.

- Thủ pháp đòn bẩy được thể hiện rõ trong ý đồ so sánh của Nguyễn Du. Theo quan niệm phong kiến, Thuý Kiều là chị lẽ ra phải được giới thiệu trước Thuý Vân thế mới đúng trật tự quan hệ thứ bậc trong các gia đình thời phong kiến. Nhưng Nguyễn Du đã có chủ ý giới thiệu vẻ đẹp chân dung Thuý Vân trước bởi muốn dùng bức chân dung Thuý Vân làm đòn bẩy để khắc sâu, tô đậm, tạo ấn tượng sâu sắc với người đọc về bức chân dung Thuý Kiều. Hai từ “càng”, “hơn” điệp ý so sánh, muốn nhấn mạnh sự nổi bật, sự hơn hẳn về tâm hồn, vượt trội về tài sắc của Kiều so với Vân. 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
LV
8 tháng 5 2021 lúc 21:37

12 câu sau: Nguyễn Du đã miêu tả vẻ đẹp và tài năng của Thúy Kiều bằng thủ pháp đòn bẩy, nghệ thuật ước lệ, liệt kê, dự báo về số phận tương lai của nhân vật thông qua những chi tiết miêu tả.

- Sau khi miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân, tác giả miêu tả vẻ đẹp nhan sắc và tài năng của Thúy Kiều. Mặc dù Kiều là chị nhưng lại được miêu tả sau. Đây chính là dụng ý nghệ thuật của Nguyễn Du, sử dụng thủ pháp đòn bẩy, miêu tả cô em trước để làm nền cho Thúy Kiều nổi bật.

-                              “Kiều càng sắc sảo mặn mà

                                  So bề tài sắc lại là phần hơn”

Với việc sử dụng từ láy “sắc sảo”, “mặn mà” có tính chất gợi tả để nhấn mạnh Kiều sắc sảo về mặt trí tuệ và mặn mà trong tình cảm. So với Vân, Kiều đẹp hơn và có tài hơn rất nhiều.

- Khi miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều, tác giả không liệt kê nhiều chi tiết như khi miêu tả Thúy Vân mà chỉ tập trung vào đôi mắt, bởi đôi mắt là cửa sổ tâm hồn.

                                  “Làn thu thủy, nét xuân sơn

                         Hoa hen thua thắm, liễu hờn kém xanh

Bút pháp ước lệ cùng nghệ thuật ẩn dụ, nhân hóa đã họa nên đôi mắt của Thúy Kiều long lanh như làn nước mua thu. Đôi mắt ấy ẩn dưới đôi lông mày đẹp, sắc nét nhưng thanh thoát như dáng núi mùa xuân. Vẻ đẹp của Kiều khiến cho “hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”, một vẻ đẹp khiến cho các vẻ đẹp khác phải ganh ghét, đố kị. Và điều này cũng dự báo trước một tương lai không mấy tốt đẹp, nhiều đau khổ của Kiều, vì “hồng nhan bạc phận”.

- Miêu tả Thúy Kiều, Nguyễn Du không chỉ miêu tả nhan sắc mà còn tập trung vào tài năng của nàng: 

                   “Một hai nghiêng nước nghiêng thành

                     Sắc đành đòi một, tài đành họa hai

- Tác giả đã sử dụng thành ngữ kết hợp với điển tích, lấy ý của câu “nghiêng nước nghiêng thành” để nói sắc đẹp của Thúy Kiều làm người ta say mê đến đổ thành, mất nước. Nhan sắc ấy chỉ mình Kiều có được, còn tài năng thì họa chăng trong thiên hạ có đến người thứ hai. Cũng chính vì vậy, tác giả sử dụng đến sáu câu thơ liền để miêu tả tài năng của Kiều:

        “Thông minh vốn sẵn tính trời

       Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm

         Cung thương làu bậc ngũ âm

   Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương

        Khúc nhà tay lựa nên chương

   Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân” 

- Ở những câu thơ trên, tác giả đã sử dụng bút pháp liệt kê để ca ngợi tài năng của Kiều, nàng đa tài, thông thuộc từ cầm, kì đến thi, họa…. Kiều biết chơi cờ, đánh đàn, làm thơ, vẽ tranh… Tài năng nào của nàng cũng đạt đến mức tuyệt đỉnh và do thiên bẩm. Tác giả sử dụng một loạt các từ “vốn sẵn”, “đủ mùi”, “làu bậc”, “ăn đứt” để khẳng định các tài năng của Kiều đều đạt tới đỉnh cao. Đặc biệt, Kiều rất giỏi về nhạc, thuộc lòng các cung bậc, nắm vững năm nốt cung, thương, dốc, chủy, vũ của âm giai nhạc cổ. Kiều thường chơi đàn tì bài, ngoài tài đàn, nàng còn giỏi về sáng tác. Nàng đã soạn riêng cho mình khúc nhạc có tên “Bạc mệnh” và mỗi khi Kiều gảy khúc nhạc ấy, ai nghe thấy cũng sầu não, chau mày, rơi lệ. Điều đó thể hiện Kiều là người có trái tim đa sầu, đa cảm. Tài năng của Kiều cũng dự báo trước một tương lai nàng sẽ gặp phải nhiều sóng gió, bất hạnh bởi “chữ tài liền với chữ tai một vần”. Như vậy, vẻ đẹp của Thúy Kiều là sự tổng hòa của sắc, tài, tình.

   
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
TP
Xem chi tiết
NK
Xem chi tiết
L2
Linda01092008

 Kiều Phương trong truyện ngắn " Bức Tranh Của Em Gái Tôi " là 1 cô bé vô tư , hồn nhiên và rất say mê hội họa .Cô bé cũng rất hiếu động , thường xuyên hay mày mò pha màu, vẽ tranh và làm bẩn của chính mình trong khi vẽ , vì thế được người anh trai đặt cho biệt danh là "Mèo " . Tài năng hội hoạ của Kiều Phương nhanh chóng được phát hiện , nó làm người anh trai không khỏi ghen tỵ nhưng ngược lại , tình cảm của cô bé dành cho anh mình không hề thay đổi .Trong mắt mọi người Kiều Phương là 1 họa sĩ đích thực nhưng với người anh thì ngược lại. Và điều ấy được chứng minh khi Kiều Phương quyết định quan sát tỉ mỉ người anh trai và vẽ lại chân dung anh của mình .Khi bức tranh được đoạt giải ,cô bé rất vui mừng , ôm choàng lấy cổ người anh trai .Còn người anh xấu hổ khi nhận ra điều ấy , song, nó cũng làm người anh nhận ra rằng ,em gái mình- Kiều Phương là 1 cô bé nhân hậu ,trong sáng , luôn yêu thương và tin tưởng vào phẩm chất tốt đẹp của anh trai mình

k cho mk nha 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NS
14 tháng 4 2020 lúc 14:56

-Bài học có thể rút ra từ truyện ngắn này là: Trước thành công hay tài năng của người khác, mỗi người cần vượt qua những thói xấu như ganh ghét, đố kị hay mặc cảm tự ti để hoà chung niềm vui với mọi người. Lòng nhân hậu và sự độ lượng, vị tha giúp con người tự vượt lên bản thân để sống thanh thản, tốt đẹp hơn.Qua câu chuyện của hai anh em, tác giả đã gợi lên trong người đọc sự suy ngẫm để đi tới nhận thức và hành động đúng đắn trước những tình huống tương tự. Tác phẩm có ý nghĩa giáo dục nhân cách nhưng không rơi vào giáo huấn khô khan, vì bài học được thể hiện một cách tự nhiên mà sâu sắc qua sự nhận thức của nhân vật chính.

- hãy viết một đoạn văn miêu tả về nhân vật kiều phương qua bức tranh minh hoạ ở văn bản bức tranh em gái tôi    

Bài làm

Kiều Phương là một cô bé hồn nhiên, hiếu động, thích tìm tòi, khám phá. Chính vì sự tìm tòi ; khám phá đó mà khuôn mặt của cô hay lấm lem ; nhem nhuốc.Vậy nên anh trai của cô bé hay gọi Kiều Phương là mèo.  Đôi mắt to, trón và long lanh như hai hòn bi ve toát lên vẻ thông minh, tinh nghịch của tuổi thơ mèo. Mái tóc dài, óng ả được Phương thắt hai bím trông rất dể thương và dịu dàng. Mèo rất thích cười, mỗi khi cười dôi môi chúm chím, đỏ như anh đào để lộ hàm răng trắng, đều như hạt bắp. Làn da trắng hồng càng làm cho gương mắt trái xoan thêm phần xinh đẹp. Đặc biệt ; không chỉ thích tìm tòi khám phá; Phương còn có một lòng nhân hậu và sự độ lượng, vị tha cao quý ; cao đẹp.Chính tấm lòng nhân hậu đó đã lay động tâm hồn của anh cô ; khiến cho anh cô hiểu ra lỗi lầm ngày nào.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
H24
14 tháng 4 2020 lúc 15:01

Bạn tham khảo nha !

Lưu ý : Trên mạng

Kiều Phương là cô bé hồn nhiên, nhí nhảnh và đam mê hội họa. Niềm đam mê này được tác giả diễn tả một cách cụ thể qua cách cô vẽ hằng ngày, cách cọ nhọ nồi để làm màu vẽ…Và khi bạn của bố phát hiện ra niềm đam mê này thì Kiều Phương càng tỏ rõ sự quyết tâm và phấn đấu mơ ước thành họa sĩ.

Mặc dù anh trai gọi là “mèo” vì cái tội lục lọi đồ linh tinh nhưng Kiều Phương vẫn “vui vẻ chấp nhận” và hồn nhiên khoe với bạn bè. Cách trò chuyện của Kiều Phương với anh trai cũng chưng tỏ Kiều Phương là cô bé nhí nhảnh, trong sang và vô cùng đáng yêu “Nó vênh mặt, mèo mà lại, em không phá là được”. Dù cho người anh trai khó chịu đến cỡ nào thì cô bé này vẫn không bao giờ tức giận, luôn giữ được sự hài hòa và tinh nghịch như thế. Tạ Duy Anh đã khéo léo khắc họa nên hình ảnh nhân vật đáng yêu, gây được thiện cảm tốt đối với người đọc.

Khâm phục hơn hết là tài năng hội họa của Kiều Phương. Điều này khiến cho bố mẹ vui mừng “Ôi con đã cho bố một bất ngờ quá lớn. Mẹ cũng không kìm được xúc động”. Người anh trai ghen ghét với tài năng của em nên càng ngày càng lạnh lùng và hay quát mắng em. Dù vậy nhưng tình cảm và thái độ của em gái dành cho anh vẫn không thay đổi, tin yêu và trân trọng hết mực.

Đặc biệt hơn hết là tình cảm, tấm lòng của Kiều Phương dành cho anh trai trong bức tranh đoạt giải. Cô bé chưa bao giờ ghét anh, mặc dù anh rất ghét cô, ghen tỵ với cô. Bức tranh là hình ảnh cậu con trai có đôi mắt rất sang, nhìn ra ngoài cửa sổ, toát lên một vẻ đẹp tuyệt vời. Có thể nói đây là chi tiết khiến người đọc xúc động về tình cảm anh em trong gia đình. Chính bức tranh này của Kiều Phương đã “thức tỉnh” được trái tim người anh, có cách nhìn khác về em, vừa hối hận vừa xấu hổ vừa biết ơn.

Kiều Phương không những là cô gái đáng yêu, hồn nhiên, tài năng mà còn có tấm lòng nhân hậu, bao dung khiến người khác phải khâm phục và ngưỡng mộ

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NL
Xem chi tiết
Xem chi tiết
KN
23 tháng 6 2020 lúc 10:51

mình xin được trả lời câu hỏi này như sau

ý nghĩa của bức tranh của kiều phương là nói lòng nhân hậu của 

kiều phương mọt tâm hồn trong sáng ngoài ra bức tranh đã làm 

người anh nhận ra khuyết điểm của mình

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
QL
Xem chi tiết
HM
22 tháng 11 2023 lúc 20:56

- Không gian hùng vĩ, bao la, rộng lớn, lung linh rực rỡ: 

+ Dáng núi như đoá hoa sen nổi trên mặt nước

+ Bóng tháp trên núi soi xuống mặt nước giống như cái trâm ngọc xanh

+ Ánh sáng của sông nước phản chiếu ngọn núi như đang soi mái tóc biếc

Bình luận (0)
TM
Xem chi tiết
TM
26 tháng 10 2023 lúc 18:52

Cứu với cứu với mng ơi:(((

Bình luận (0)
NC
26 tháng 10 2023 lúc 21:07

Ý kiến về cảnh trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du như một bức tranh tâm trạng là một quan điểm hết sức đúng đắn. Nguyễn Du đã miêu tả một bức tranh tươi sáng, đẹp đẽ của thiên nhiên trong ngày xuân với cảnh trời xanh, hoa nở rộ, và sông nước êm đềm. Tuy nhiên, bức tranh này không chỉ đơn thuần là mô tả cảnh vật mà còn truyền tải tâm trạng của nhân vật Kiều. Cảnh xuân đẹp đẽ này được dùng để làm nổi bật tâm hồn của Kiều, người đang trải qua những khó khăn trong cuộc đời. Và khi ngày xuân đi qua, bức tranh thiên nhiên này trở thành một bức tranh tâm trạng của sự tương phản giữa vẻ đẹp của tự nhiên và khổ đau trong tâm hồn Kiều. Hay khi ở lầu Ngưng Bích, Nguyễn Du sử dụng ngôn ngữ tinh tế để miêu tả vẻ đẹp kiến trúc của lầu và cảnh vật xung quanh, nhưng cô độc và lạnh lẽo. Lầu Ngưng Bích tượng trưng cho cuộc đời bất hạnh của Kiều, nơi cô phải sống một cuộc sống xa lánh, cô đơn và đầy khổ đau. Cuộc sống trong lầu không phải là một cuộc sống hạnh phúc, mà chứa đựng nhiều thử thách và khó khăn. Dù nàng là một người phụ nữ mạnh mẽ, kiên cường nhưng nỗi nhớ nhà, nhớ Kim Trọng,nhớ bố mẹ già. Ta có thể thấy được nỗi buồn bã, cô đơn của nàng, một người phụ nữ bất hạnh, không nơi nương tựa, mất đi những gì quý giá nhất...
Tham khảo thôi nha bạn!

Bình luận (0)
AH
Xem chi tiết