Vì sao học sinh cx có thể xây dựng gia đình văn hóa
Giúp mk vs hôm nay thi rồi!!!
vì sao học sinh có thể góp phần xây dựng gia đình văn hóa
vi nhung viec lam de xay dung gia dinh van hoa cung co lien quan den con cai do la phai cham ngoan hoc gioi;giup do ong ba cha me...nhung viec vua suc voi minh va minh co the lam dc dieu do
vì học sinh có thể chăm ngoan học giỏi tôn trọng cha mẹ và ông và đừng sa vào các tệ nạn xã hội, ảnh hưởng đến danh dự của gia đình.
Em không đồng ý với ý kiến đó. Vì xây dựng gia đình văn hóa là trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình, kể cả con cái cũng cần có ý thức góp phần xây dựng gia đình văn hóa bằng các việc làm cụ thể. Qua đó, cần phải xây dựng gia đình văn hóa vì xây dựng gia đình văn hóa có ý nghĩa rất lớn đối với gia đình và xã hội:
+ Đối với gia đình: Gia đình là tổ ấm nuôi dưỡng, hình thành nhân cách, nhận thức và tư duy mỗi con người, như vậy mỗi thành viên của một gia đình văn hóa có thể góp phần xây dựng đất nước, xây dựng xã hội...
+ Đối với xã hội: Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình có văn hóa, có phát triển thì xã hội mới vững mạnh, phát triển; mỗi gia đình văn hóa cũng góp phần làm xã hội văn minh, thân thiện...
Vì thế, học sinh cần có những hành động cụ thể để xây dựng gia đình văn hóa:
+ Cần chăm ngoan học giỏi, lễ phép, vâng lời người lớn
+ Không đua đòi ăn chơi, sa ngã vào các tệ nạn xã hội...
+ Tuyên truyền rộng rãi trong cộng đồng cần có ý thức xây dựng gia đình văn hóa.
Theo em vì sao phải xây dựng gia đình văn hoá? Học sinh làm gì để góp phần xây dựng gia đình văn hóa?
GẤP Ạ
Theo em vì sao phải xây dựng gia đình văn hoá?
- Đối với cá nhân và gia đình:
+ Gia đình là tổ ấm nuôi dưỡng, giáo dục mỗi con người.
+ Gia đình góp phần rất quan trọng hình thành nên những con người phát triển đầy đủ, sống có văn hóa, đạo đức.
+ Đem lại hạnh phúc và sự phát triển bền vững cho gia đình.
- Đối với xã hội: Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình có hạnh phúc, bình yên thì xã hội mới ổn định. Góp phần xây dựng xã hội văn minh, hạnh phúc.
Học sinh làm gì để góp phần xây dựng gia đình văn hóa?
- Để xây dựng một gia đình văn hoá học sinh cần ngoan ngoãn nghe lời cha mẹ.
- Ở trường biết lễ phép với thầy cô, hòa đồng với bạn bè.
- Luôn tự giác học tập, phấn đấu đạt kết quả học tập tốt để bố mẹ và thầy cô vui lòng.
- Nhắc nhở bố mẹ khi gia đình có cãi vã để giúp gia đình hoà thuận.
- Không làm những điều xấu hay hủy hoại uy tín của người thân trong gia đình cũng như xã hội.
- Tuyệt đối không tham gia các hành vi trái pháp luật.
- Lễ phép với mọi người xung quanh, làm gương tốt cho các em nhỏ.
Theo em vì sao phải xây dựng gia đình văn hoá?
Câu 1: Em hãy cho biết có những tiêu chuẩn nào để xác định gia đình văn hóa? Vì sao phải xây dựng gia đình văn hóa?
Câu 2: Em hãy kể 1 số truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ hiện nay? Từ đó cho biết thế nào là kế thừa và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ
Giúp mình với, mai mình thi rồi!!!
Các tiêu chuẩn gia đình văn hóa.
-Gia đình hòa thuận, hạnh phúc tiến bộ.
-Thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
-Đoàn kết với xóm giềng.
-Làm tốt nghĩa vụ công dân.
Ý nghĩa của xây dựng gia đình văn hóa.
-Đối với cá nhân và gia đình: Gia đình là tổ ấm nuôi dưỡng, giáo dục mỗi con người. Gia đình văn hóa góp phần rất quan trọng hình thành nên những con người phát triển đầy đủ, sống có văn hóa, có đạo đức, và chính những con người đó đem lại hạnh phúc và sự phát triển bền vững cho gia đình.
-Đối với xã hội : gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình có hạnh phúc, bình yên thì xã hội mới ổn định, vì vậy xây dựng gia đình văn hóa là góp phần xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ, hạnh phúc.
có vì trẻ em cũng có quyền xây dựng gia đình văn hóa
Hãy trình bày một số tiêu chí để xây dựng gia đình văn hóa?
Học sinh phải làm gì để góp phần xây dựng gia đình văn hóa ?
gia đình văn hóa là gì?hãy cho biết vì sao phải sây dựng văn hóa?Học sinh cần làm gì để góp phần sây dựng gia đình văn hóa
+ Gia đình văn hóa là luôn thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình trong gia đình .
+ Xây dựng gia đình văn hoá , vì sẽ giúp gia đình trở nên tốt hơn , mọi người yêu thương nhau và hiểu nhau hơn , luôn quan tâm và sẻ chia ,...
+ Học sinh phải làm một số việc để xây dựng gia đình văn hoá:
- Yêu thương những thành viên trong gia đình
- Giúp đỡ ông bà , bố mẹ và anh chị trong việc nhất hoặc việc được giao
- Luôn nghe lời ông bà và bố mẹ
- Đoàn kết cùng anh chị .
- Không cãi lại với ông bà , bố mẹ và những người lớn hơn em
Tham khảo
- Gia đình văn hóa là gia đình hạnh phúc, hòa thuận, tiến bộ, thực hiện tốt nghĩa vụ của công dân và đoàn kết xóm giềng.
- Gia đình là một tế bào của xã hội. Gia đình là nơi nuôi dưỡng những con người có ích cho xã hội. Gia đình có hạnh phúc thì xã hội mới bình yên. Vì vậy xây dựng gia đình văn hoá sẽ giúp cho xã hội hạnh phúc, văn minh và tiến bộ.
- Là học sinh , em sẽ làm để góp phần xây dựng gia đình văn hóa là :
+ Hòa thuận không cãi vã với những thành viên trong nhà .
+ Xây dựng nếp sống văn minh, yêu thương gia đình và giúp đỡ những người xung quanh .
+ Tạo mối quan hệ tốt với hàng xóm, láng giềng, và bạn bè .
Tham khảo:
- Gia đình văn hóa là gia đình hạnh phúc, hòa thuận, tiến bộ, thực hiện tốt nghĩa vụ của công dân và đoàn kết xóm giềng.
- Gia đình là một tế bào của xã hội. Gia đình là nơi nuôi dưỡng những con người có ích cho xã hội. Gia đình có hạnh phúc thì xã hội mới bình yên. Vì vậy xây dựng gia đình văn hoá sẽ giúp cho xã hội hạnh phúc, văn minh và tiến bộ.
- Là học sinh , em sẽ làm để góp phần xây dựng gia đình văn hóa là :
+ Hòa thuận không cãi vã với những thành viên trong nhà .
+ Xây dựng nếp sống văn minh, yêu thương gia đình và giúp đỡ những người xung quanh .
+ Tạo mối quan hệ tốt với hàng xóm, láng giềng, và bạn bè .
Câu1: Vì sao trong cuộc sống con người có lòng khoan dung?
Để rèn luyện lòng khoan dung của học sinh chúng ta cần làm gì?
Câu2: Theo em con cái có vai trò như thế nào trong việc xây dựng gia đình, văn hóa? Bản thân em đã góp gì để xây dựng để xây dựng gia đình, văn hóa?
tk
Câu 1
- Trong cuộc sống con người cần phải có lòng khoan dung vì :
+ Người có lòng khoan dung luôn được mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt.
+ Cuộc sống và quan hệ giữa mọi người trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu.
- để rèn luyện lòng khoan dung , học sinh như em cần phải :
+ Sống cởi mở, gần gũi với mọi người
+ Cư xử một cách chân thành, rộng lượng.
+ Tôn trọng và chấp nhận cá tính, sở thích, thói quen của người khác trên cơ sở những chuẩn mực xã hội.
Câu 2
-Con cái có vai trò quan trọng trong việc xây dựng gia đình văn hóa. Con cái cần chăm chỉ học tập, vâng lời ông bà cha mẹ, tránh xa các tệ nạn xã hội và trở thành người có ích cho xã hội.
-em đã làm:
+ Vâng lời ông bà, bố mẹ, nhường nhịn em trai.
+ Cố gắng chăm ngoan học giỏi, cháu ngoan Bác Hồ.
+ Lễ phép, gọi dạ bảo vâng với những người lớn tuổi hơn.
+ Sống gần gũi với hàng xóm, vui chơi với các bạn cùng trang lứa.
CHÚC BẠN HỌC TỐT
Tham khảo
Câu 1:
Lòng khoan dung giúp con người mắc lỗi nhận ra lỗi lầm và sửa chữa. Lòng khoan dung giúp mối quan hệ giữa người với người thêm tốt đẹp cuộc sống càng có ý nghĩa hơn. Khoan dung chính là thước đo phẩm chất của mỗi người. Nhờ có lòng khoan dung, cuộc sống và quan hệ giữa mọi ngời trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu.
Để rèn luyện lòng khoan dung của học sinh chúng ta cần:
-Sống cởi mở, gần gũi, tôn trọng ng khác.
-Cư xử chân thành, rộng lượng.
-Biết thông cảm và tha thứ, tự kiềm chế bản thân.
-Học theo nhg tấm gương về lòng khoan dung.
-Lên án, phê phán hành vi thiếu khoan dung trong xã hội.
Câu 2:
Một gia đình được đánh giá là văn hóa khi mỗi thành viên trong gia đình đều có quan hệ ứng xử tốt với cộng đồng cũng như trong nội bộ gia đình phù hợp với các tiêu chuẩn đạo đức xã hội ( nếp sống quan hệ lành mạnh, hòa đồng, thương yêu lẫn nhau, không dính đến các tệ nạn xã hội như trộm cướp, ma túy, mại dâm, mê tín dị đoan, chấp hành tốt các quy định về vệ sinh môi trường không làm ảnh hưởng người khác, ... ). Như vậy, Con cái cũng có vai trò quan trọng trong việc xây dựng gia đình văn hóa. Con cái cần chăm chỉ học tập, vâng lời ông bà cha mẹ, tránh xa các tệ nạn xã hội và trở thành người có ích cho xã hội.
Bản thân em luôn tuân thủ nội quy của trường lớp, của khu xóm, không vi phạm pháp luật, tích cực học tập và rèn luyện đạo đức, vâng lời ông bà cha mẹ, thầy cô, tránh xa các tệ nạn xã hội
Tham khảo:
1/con người không ai hoàn hảo cả.vì thế trong cuộc sống, đôi lúc người ta sẽ có những sai lầm kể cả với mình.Do đó phải có lòng khoan dung, trước hết là nó làm cho bản thân chúng ta thanh thản, trong lòng không phải lúc nào cũng bực dọc và thù hận sau đólà nó giúp là nó giúp cho người khác sống tốt hơn khi chúng ta tha thứ và giúp họ sữa chữa những sai lầm đó.
+ Tôn trọng người khác và bỏ qua lỗi lầm cho người khác khi họ biết nhận lỗi và sửa lỗi . + Nhường nhịn bạn bè và em nhỏ. + Sống gần gũi , cởi mở với mọi người . + Cư xử chân thành, rộng lượng , biết tha thứ. + Biết kiềm chế bản thân. + Dũng cảm nhận lỗi , sửa lỗi , không đổ lỗi cho người khác . + Phê phán sự định kiến, hẹp hòi, thô bạo với người khác
2/
* Vai trò của trẻ em trong việc góp phần xây dựng gia đình văn hóa là : + Chăm ngoan , học giỏi . + Kính trọng , giúp đỡ ông bà , cha mẹ , thương yêu anh chị em . + Không đua đòi , ăn chơi , không làm điều gì tổn hại đến danh dự gia đình . + Không sa vào tệ nạn xã hội , không ham hố những thú vui thiếu lành mạnh .
Câu1:Gia đình văn hóa là gì
Câu 2:Tôn sư trọng đạo là j?
Câu 3: Vì sao nói học sinh góp phần xây dựng gia đình văn hóa ?
Câu 4:Trong gia tộc bạn Hà ko có ai có đỗ đạt cao hay chức vụ quan trọng nên Hà cảm thấy hổ thẹn và ko dám giới thiệu đòng họ mk vs bất kỳ ai
a,có có đồng ý vs sũy nghĩ của Hà ko ? vì sao?
b,Em sẽ góp ý j cho Hà ?
Câu 5:Nêu 2 câu tục ngữ,thành ngữ nói về lòng khoan dung
Câu 6:Nêu 3 biểu hiện của việc giũ gìn và phát huy huy truyền thống tốt đẹp của dòng họ,gia đình
Giúp mk nha mai thi r P/L HELP ME
Câu 1: Gia đình văn hoá là gia đình hoà thuận, hạnh phúc, tiến bộ, làm tốt nghĩa vụ công dân, thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
Câu 2:
Tôn sư là: Tôn trọng, kính yêu, biết ơn những người làm thầy giáo, cô giáo mọi lúc, mọi nơi.
Trọng đạo là: Coi trọng những lời thầy dạy, trọng đạo lý làm người.
Câu 3:
- Vì mỗi học sinh là mỗi thành viên trong gia đình và là mỗi phần tử của xã hội, đều có trách nhiệm và bổn phận của mk đối với gia đình và xã hội, học sinh càn phải góp phần xây dựng gia đình văn hóa bằng cách chăm ngoan, học giỏi, kính trọng, giúp đỡ ông bà, cha mẹ, thương yêu anh chị em; ko đua đòi ăn chơi, ko làm gì tổn hại đến danh dự gia đình.
Câu 4:
a) - Em không đồng tình với suy nghĩ của Hòa vì gia đình, dòng họ nào cũng đều có những truyền thống tốt đẹp. Có thể gia đình bạn Hòa không có truyền thống về học hành nhưng lại có những truyền thống khác như: cần cù, chịu thương, chịu khó, yêu thương con người, gia đình hòa thuận…Chính truyền thống đó cũng đã giúp cho Hòa tự tin về dòng họ của mình.
b) - Nếu là bạn Hòa, em sẽ khuyên bạn: Cho dù gia đình dòng họ mình không có truyền thống về học hành, không ai đỗ đạt cao nhưng lại có nhũng truyền thống khác như:..........Bạn Hòa nên tìm hiểu về truyền thống của dòng họ, gia đình để biết rõ hơn. Không nên xấu hổ mà hãy tự hào giới thiệu dòng họ mình với bạn bè. Bạn nên cố gắng phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình mình đang có và tích cực học tập để tạo nên một truyền thống tốt đẹp hơn cho gia đình.
Câu 5:
- Những người đức hạnh thuận hoà
Đi đâu cũng được người ta tôn sùng.
- Chín bỏ làm mười.
- Yêu con người, mát con ta.
- Yêu con cậu mới đậu con mình.
- Một con tôm có chật gì sông, một cái lông có chật gì lỗ.
- Cao cành nở ngọn, mọi bạn mọi đến.
- Một sự nhịn là chín sự lành.
...
Cau 6:
– Tích cực tìm hiểu lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
– Thích xem phim, kịch, nghe nhạc của Việt Nam.
– Sưu tầm những món ăn, trang phục dân tộc độc đáo.
– Tìm hiểu, giới thiệu với mọi người về các lễ hội truyền thống của dân tộc.
– Học tập tốt , rèn luyện tu dưỡng đạo đức góp phần xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp, đồng thời phát huy truyền thống yêu nước như lời Bác Hồ dạy!
#chúc em thi tốt!!!
Câu 1 Gia đình văn hoá là gia đình hoà thuận, hạnh phúc, tiến bộ, làm tốt nghĩa vụ công dân, thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
Câu 2
Tôn sư là:
Tôn trọng, kính yêu, biết ơn những người làm thầy giáo, cô giáo mọi lúc, mọi nơi.
Trọng đạo là:
Coi trọng những lời thầy dạy, trọng đạo lý làm người.
Câu 3 - Vì mỗi học sinh là mỗi thành viên trong gia đình và là mỗi phần tử của xã hội, đều có trách nhiệm và bổn phận của mk đối với gia đình và xã hội, học sinh càn phải góp phần xây dựng gia đình văn hóa bằng cách chăm ngoan, học giỏi, kính trọng, giúp đỡ ông bà, cha mẹ, thương yêu anh chị em; ko đua đòi ăn chơi, ko làm gì tổn hại đến danh dự gia đình.
Câu 4
a) Theo em, suy nghĩ của Hà là hoàn toàn sai lầm. Lòng tự hào về dòng họ của mình không chỉ đơn thuần là đỗ đạt cao sang gì cả, mà cái cốt cán đó chính là những gì dòng họ Hà đã làm nên và để lại cho con châu đời sau, từ những linh kiện nhỏ nhất. Sự lao động mệt nhọc của ông cha xưa mới chính là niềm tự hào mãi của gia đình Hà nói chung và Hà nói riêng.
b) Nếu em là bạn của Hà, em sẽ góp ý rằng: Bạn ạ! Không phải dòng họ của bạn không đỗ đạt gì mà bạn lại phải xấu hổ vì nó, đúng hơn, bạn phải biết trân trọng và tự hào về dòng họ của mình, giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp
Câu 5
+ Một điều nhin là chín điều lành
+ Năm ngón tay có ngón ngắn, ngón dài
Câu 6 Bảo vệ, tiếp nối, phát triển và làm rạng rỡ thêm truyền thống ấy.