thuyết minh về kính đeo mắt (ko chép mạng nha)
Thuyết minh về cây bút bi ( không chép mạng nhá )
Giúp mình với mình sẽ tick cho nha !
Đối với những em nhỏ học mẫu giáo, lớp 1 thì vẫn đang làm quen với chiếc bút chì; nhưng khi các em lớn lên sẽ dần làm quen với cách viết và sử dụng bút bi cho phù hợp nhất.
Bút bi được phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro vào những năm 1930. Sau thời gian nghiên cứu, tìm hiểu, ông Biro phát hiện ra được một loại mực in giấy rất nhanh khô. Từ đó, ông đầu tư thời gian nghiên cứu và chế tạo ra một loại bút sử dụng loại mực như thế.
Bút bi có nhiều loại như bút bi Thiên Long, bút bi Bến Nghé,…Mỗi loại bút đều có đặc điểm riêng nhưng chung một công dụng.
Bút bi được cấu thành từ hai bộ phận chính là vỏ bút và ruột bút. Bộ phận nào cũng đóng vai trò quan trọng để tạo nên sự trọn vẹn của chiếc bút chúng ta cầm ở trên tay. Bộ phận vỏ bút có thể được làm bằng chất liệu nhựa là phổ biến, hoặc một số loại bút được nhà sản xuất làm bằng kim loại nhẹ. Bộ phận vỏ bút được thiết kế chắc chắn và đẹp, có thể bảo vệ được ruột bút ở bên trong. Vỏ bút được thiết kế theo hình trụ, dài và tròn, có độ dài từ 10-15 cm.
ở trên vỏ bút có thể được sáng tạo bởi nhiều họa tiết đẹp hoặc chỉ đơn giản là có dán tên nhà sản xuất, số lô sản xuất và màu sắc của chiếc bút.
Có một số loại bút bi dành cho trẻ em, để thu hút được sức dùng thì nhà sản xuất đã tạo những họa tiết như hình các con vật, hình siêu nhân…Chính điều này sẽ khiến cho các em thích thú khi sử dụng chiếc bút bi xinh đẹp.
Màu sắc của vỏ bút cũng đa dạng và phong phú như xanh, đỏ, tím, vàng…Các bạn học sinh hoặc người dùng có thể dựa vào sở thích của mình để chọn mua loại bút thích hợp nhất.
Bộ phận thứ hai chính là ruột bút,giữ vai trò quan trọng để tạo nên một chiếc bút hoàn hỏa. Đây là bộ phận chứa mực, giúp mực ra đều để có thể viết được chữa trên mặt giấy. Ruột bút chủ yếu làm bằng nhựa, bên trong rỗng để đựng mực. Ở một đầu có ngòi bút có viên bi nhỏ để tạo nên sự thông thoáng cho mực ra đều hơn.
Ở ruột bút có gắn một chiếc lò xo nhỏ có đàn hồi để người viết điều chỉnh được bút trong quá trình đóng bút và mở bút.
Ngoài hai bộ phận chính này thì chiếc bút bi còn có nắp bút, nấp bấm, nắp đậy. Tất cả những bộ phận đó đều tạo nên sự hoàn chỉnh của chiếc bút bi bạn đang cầm trên tay.
Sử dụng bút bi rất đơn giản, tùy theo cấu tạo của bút mà sử dụng. Đối với loại bút bi bấp thì bạn chỉ cầm bấm nhẹ ở đầu bút thì có thể viết được. Còn đối với dạng bút bi có nắp thì chỉ cần mở nắp ra là viết được.
Chiếc bút bi đối với học sinh, với những người lao động trí óc và với cả rất nhiều người khác đều đóng vai trò rất quan trọng. Bút bi viết lên những ước mơ của các cô cậu học trò. Bút bi kí nết nên những bản hợp đồng quan trọng, xây dựng mối quan hệ gắn kết với nhau.
Để chiếc bút bi bền và đẹp thì người sử dụng cần bảo quản cẩn thận và không vứt bút linh tinh, tránh tình trạng hỏng bút.
Thật vậy, chiếc bút bi có vai trò quan trọng đối với mỗi người. Chúng ta học tập và làm việc đều cần đến bút bi. Nó là người bạn đồng hành đáng tin cậy nhất.
Em tham khảo bài làm của 1 bạn nhé !
Đối với tất cả chúng ta thì một đồ dùng không thể thiếu mọi lúc mọi nơi chính là chiếc bút bi. Chiếc bút từ lâu đã trở thành một đồ dùng rất hữu ích đối với chúng ta trong tất cả các công việc để chúng ta có thể ghi chép lại tất cả mọi thứ. Chiếc bút bi đã ra đời với những công dụng cực kì quan trọng như thế.
Đầu tiên chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu sơ qua về chiếc bút bi nhé Bút bi hoặc bút nguyên tử, là một công cụ dùng để viết rất phổ biến ngày nay. Bút bi có chứa một ống mực đặc, khi viết, mực được in lên giấy là nhờ chuyển động lăn của một viên bi nhỏ, với đường kính khoảng từ 0,5 đến 1. 2 mm, gắn nơi đầu ống chứa mực. Loại mực dùng cho bút bi khô rất nhanh, ngay sau khi được viết lên giấy. Những chiếc bút bi vừa rẻ tiền, vừa thuận tiện và không cần bảo dưỡng, đã cải tiến cách viết của con người. Lịch sử của chiếc bút bi như thế được ra đời bắt nguồn Một người Mỹ tên là John Loud đã xin cấp bằng sáng chế bút bi vào năm 1888 nhưng không được khai thác thương mại. Cho đến năm 1938, một nhà báo người Hungary mới giới thiệu loại bút bi hiện đại. Vào những năm 1930, László Bíró làm cộng tác viên biên tập cho một tờ báo chí nhỏ. Điều làm ông thất vọng là việc những cây bút máy luôn làm bẩn giấy tờ và thường xuyên bị hỏng. Với sự thông minh và được sự giúp đỡ của anh trai tên George, là một kĩ sư hóa học, Bíró bắt đầu công việc thiết kế ra một loại bút mới. Bíró lắp vào đầu bút một viên bi nhỏ, có thể xoay tự do trong một cái hốc. Khi di chuyển đầu bút trên giấy, viên bi đó xoay tròn, và kéo mực xuống in trên giấy. Bíró nhận bằng sáng chế Anh Quốc vào năm 1938.
Có hai loại bút bi chính: loại dùng một lần và loại có thể nạp lại mực. Loại dùng một lần chủ yếu được làm từ nhựa dẻo hay nhựa cứng và bỏ đi khi dùng hết mực. Loại có thể nạp lại mực thường được làm bằng kim loại hoặc nhựa có chất lượng cao và dĩ nhiên giá thành cao hơn. Ống mực của loại nạp lại được gồm ống mực và đầu bi gắn liền với nhau. Khi dùng hết mực thì cần phải thay đổi cả ống mực và đầu bi này.
Hoàn toàn không phải là phóng đại khi khẳng định bất cứ ai có thể viết đều ít nhất một lần trong đời sử dụng bút bi. Rẻ tiền, thuận tiện và không cần bảo dưỡng, bút bi đã cách mạng hóa cách viết của con người.
Người xin cấp bằng sáng chế bút bi đầu tiên trên thế giới là một thợ thuộc da người Mỹ tên John Loud vào năm 1888 nhưng không được khai thác thương mại. Đến năm 1938, một biên tập viên người Hungary là László Bíró, do quá thất vọng với việc sử dụng bút mực (tốn thời gian tiếp mực, mực lâu khô, đầu bút quá nhọn...) đã tạo ra loại bút bi sử dụng mực in báo khô rất nhanh. Loại bút này có chứa một ống mực đặc, mực được viết lên giấy là nhờ chuyển động lăn của một viên bi nhỏ gắn nơi đầu ống chứa mực. Bút bi thật sự xuất hiện từ đó.
Loại bút bi hiện đại được nhà báo László Bíró, sinh ra tại Hungary giới thiệu vào năm 1938. Vào những năm 1930, Bíró làm cộng tác viên biên tập cho một tờ báo nhỏ. Điều làm ông thất vọng là việc những cây bút máy luôn làm bẩn giấy tờ và thường xuyên bị hỏng. Bíró để ý rằng, loại mực dùng để in báo rất nhanh khô, nhờ đó giấy không bị mực làm bẩn và ông quyết định tạo ra một loại bút sử dụng loại mực giống như vậy. Từ khi đó, được sự giúp đỡ của anh trai tên George, là một nhà hóa học, Bíró bắt đầu công việc thiết kế ra một loại bút mới. Bíró lắp vào đầu bút một viên bi nhỏ, có thể xoay tự do trong một cái hốc. Khi di chuyển đầu bút trên giấy, viên bi đó xoay tròn, và kéo mực xuống in trên giấy. Bíró nhận bằng sáng chế Anh Quốc vào ngày 15 tháng 6, 1938.
Năm 1944, anh trai Bíró sang Argentina nhận bằng sáng chế khác vào ngày 10 tháng 6, với mẫu Bíró Pens of Argentina. Từ đó bút bi được bán tại Argentina với thương hiệu Birome. Loại bút này được rất ít người biết. Bíró được biết đến ở Agentina với cái tên Lisandro José Bíró. Mẫu bút mới này cũng được nhận bằng công nhận bản quyền Anh Quốc.
Năm 1945, nhà sản xuất loại bút chì bấm Eversharp đã hợp tác với Eberhard-Faber đăng ký kiểu dáng công nghiệp để bán ở thị trường Hoa Kỳ. Vào khoảng thời gian này, một nhà kinh doanh người Hoa Kỳ cũng thấy một chiếc bút chì Bíró được trưng bày tại Buenos Aires. Ông mua vài mẫu bút rồi quay về Hoa Kỳ, thành lập Công ty Reynolds International Pen để sản xuất bút với nhãn hiệu là Reynolds Rocket. Cuối năm 1945, công ty này chiếm lĩnh thị trường của Eversharp. Ngày 29 tháng 10, 1945, chiếc bút đầu tiên được bán tại khu trưng bày Gimbel, New York với giá mỗi chiếc là 12,50 Đôla Mỹ (bằng khoảng 130 Đôla Mỹ ngày nay). Đây là loại bút được biết đến rộng khắp tại Hoa Kỳ cho đến cuối thập niên 1950.
Tương tự, những ngày cuối năm 1945 và những ngày đầu năm sau đó, những chiếc bút như vậy cũng được đem bán tại Anh Quốc và khắp Châu Âu lục địa. Những loại bút rẻ tiền hơn được Société Bic sản xuất với thương hiệu "Bic", sau đó thương hiệu 'Hoover' và 'Xerox' tiếp tục được sử dụng rộng rãi. Trong một loạt các dòng sản phẩm mới Société Bic được phát triển mới, nhãn hiệu bút bi nổi tiếng lúc đó là Bic Cristal.
Kể từ năm 1990, ngày sinh nhật của Bíró (29 tháng 9) trở thành ngày của những nhà phát minh tại Argentina.
Có hai loại bút bi chính: loại dùng một lần và loại có thể nạp lại mực. Loại dùng một lần chủ yếu được làm từ nhựa và bỏ đi khi dùng hết mực. Loại có thể nạp lại mực thường được làm bằng kim loại hoặc nhựa có chất lượng và giá cao hơn. Ống mực của loại nạp lại được gồm ống mực và đầu bi gắn liền với nhau. Khi dùng hết mực thì cần phải thay đổi cả ống mực và đầu bi này.
Bút bi có thể có nắp để đậy lại khi không dùng đến, hoặc nó dùng cách kéo đầu bi vào trong khi không dùng. Để đưa đầu bi vào trong cần phải có lò xo để kéo vào. Việc điều khiển đầu bi có thể dùng nhiều cách khác nhau như dùng nút bấm ở đầu, xoay thân bút, hoặc trượt.
Ngoài ra còn có loại thiết kế giống bút bi nhưng sử dụng mực viết máy để nạp vào và có hệ thống mực như viết máy.
Bút Space Pens, loại có thể viết được trong trạng thái chân không, được phát minh bởi Fisher, có thiết kế phức tạp hơn. Nó dùng khí nén để dồn mực đổ về phía ngòi bút. Do đó bút này có thể viết khi bút lật ngược lại hoặc trong trạng thái chân không.
Bút bi trong đời sống hằng ngày
Bút bi hiện diện khắp nơi trong đời sống hiện nay. Mặc dù có nhiều dạng bút khác nhau, nhưng bút bi là dạng phổ biến nhất. Do bút bi rẻ và tiện dụng nên nó có thể được tìm thấy trên bàn, trong túi, giỏ xách, xe hơi... và bất kỳ nơi nào có thể cần đến bút. Bút bi thường được tặng miễn phí như một dạng quảng cáo - tên công ty, sản phẩm được in trên thân bút - có giá rẻ và hiệu quả cao (khách hàng sẽ dùng và nhìn thấy dòng quảng cáo mỗi ngày).
Những năm gần đây, bút bi cũng trở thành phương tiện sáng tác nghệ thuật. Những tác phẩm được giới thiệu ở một số trang web như [biro-art.com] và [birodrawing.co.uk]. Nhiều người cũng dùng bút bi để vẽ hình lên người họ, còn được gọi là hình xăm bằng bút bi. Vì lý do này, cùng với sự phổ biến đối với trẻ nhỏ, mực bút bi phải không độc, và việc sản xuất bút và thành phần mực đã được quy định ở nhiều nước.
Làm sao quên được khi cứ mỗi giây lại có 57 chiếc được bán ra. Sau đó mỗi chiếc bút bi được truyền tay qua nhiều người, bị cắn, bị ném. Đó chính là giá trị của vật phẩm bình thường này. Dù máy tính, điện thoại hiện đại và tiện dùng nhưng thử hỏi có ai dám ném, cắn chúng khi suy tư hay bực tức.
học tốt nhé bn.
Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam ( Không chép trên mạng nha )
Giúp mình với mình sẽ tick cho nha !
tham khảo nhé
Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có những văn hóa, nét đặc trưng của từng vùng miền và trang phục truyền thống riêng. Phụ nữ Nhật tự hào với Kimono, phụ nữ Hàn Quốc nổi tiếng với Hanbok, phụ nữ Ấn Độ để lại cho ta ấn tượng rất đặc biệt với bộ Sari. Còn phụ nữ Việt Nam, từ xưa đến nay vẫn mãi song hành với chiếc áo dài duyên dáng và thướt tha.
Cho đến nay, vẫn chưa biết được nguồn gốc chính xác của chiếc áo dài. Nhưng nối ngược dòng thời gian, tìm về cội nguồn, hình ảnh chiếc áo dài với hai tà áo thướt tha đã được tìm thấy ở các hình khắc mặt trống đồng Ngọc Lũ cách đây vài nghìn năm.
Áo dài có rất nhiều loại. Nhưng sơ khai của chiếc áo dài xưa nhất là áo giai lãnh: Cũng giống như áo tứ thân nhưng khi mặc thì hai thân trước để giao nhau mà không buộc lại. Vì sau này, phụ nữ phải làm việc đồng áng hay buôn bán nên áo giai lãnh được thu gọn lại thành áo tứ thân: Gồm bốn vạt nửa trước phải, vạt nửa sau phải, vạt nửa sau trái. Nhưng với những người phụ nữ tỉnh thành nhàn hạ, muốn có một kiểu áo dài được cách tân thế nào đó để giảm chế nét dân dã lao động và tăng dáng dấp sang trọng, khuê các. Thế là áo tứ thân được biến cải ở chỗ vạt nửa trước phải nay lại được thu bé trở lại thành vạt con; thêm một vạt thứ năm be bé nằm ở dưới vạt trước trở thành áo ngũ thân.
Ngoài ra còn áo dài Le Mor của một họa sĩ vào đầu thập niên 1930, áo dài Lê Phổ của họa sĩ Lê Phổ được thiết kế vào năm 1934, áo dài với tay giác lăng vào thập niên 1960, áo dài miniraglan danh cho các nữ sinh...
Khác với Kimono của Nhật Bản hay Hanbok của Hàn Quốc, chiếc áo dài Việt Nam vừa truyền thống lại vừa hiện đại, có thể mặc ở mọi lúc mọi nơi: Dùng làm trang phục công sở, đồng phục đi học, mặc để tiếp khách trang trọng trong nhà... Việc mặc loại trang phục này không hề rườm rà hay cầu kì, những thứ mặc kèm đơn giản: Mặc với một quần lụa hay vải mềm, dưới chân đi hài guốc, hay giày đều được; nếu cần trang trọng (như trang phục cô dâu) thì thêm áo dài và chiếc khăn đóng truyền thống đội đầu, hay một chiếc miền Tây tùy thích. Đây chính là điểm đặc biệt của thứ trang phục truyền thống này.
Áo dài có thể nhiều màu nhưng có lẽ đẹp nhất vẫn là chiếc áo dài trắng thể hiện sự thuần khiết của người phụ nữ Việt Nam. Trong trường học, không gì đẹp mắt và thanh bình cho bằng mỗi sáng, từng nhóm nữ sinh trong bộ áo dài, thướt tha, xõa tóc dài chạy xe đạp đến trường. Cũng nơi đó, những cô giáo, những người mẹ thứ hai của các học sinh nhẹ nhàng đón rón những đứa con của mình trước giờ vào học trong chiếc áo dài mới thực sự toát lên vẻ đằm thắm, và thương yêu. Trong những dịp lễ Tết, chiếc áo dài lại thêm một lần nữa thấp thoáng trên các ngã tư đường phố, cùng hoa va cảnh sắc của trời mới đất mới, khoe sắc ngày Tết. Áo dài giữa phố đông chật chội người và xe, ồn ào náo động, làm dịu lại cảnh sắc và làm mát lại những hồn người, làm cho ai đó phải quay lại ngắm nhìn dù chỉ một lần, dịu đi cái khó chịu và u uất vốn có trong bản tính mỗi con người bận rộn.
Chiếc áo dài hình như có cách riêng để tôn lên nét đẹp của mọi thân hình. Phần trên ôm sát thân nhưng hai vạt buông thật rộng trên đôi ống quần rộng. Hai tà xẻ đến trên vòng eo khiến cho người mặc có cảm giác thoải mái, lại tạo dáng thướt tha tôn lên vẻ nữ tính, vừa kín kẽ vì toàn thân được bao bọc bằng vài lụa mềm lại cũng vừa khiêu gợi vì nó làm lộ ra sống eo. Chính vì thế, chiếc áo dài mang tính cá nhân hóa rất cao, mỗi chiếc chỉ may riêng cho một người và chỉ dành cho người ấy, không thể là một công nghệ "sản xuất đại trà" cho chiếc áo dài. Người đi may được lấy số đo rất kĩ, khi may xong phải thử và chỉnh sửa lại thêm vài lần nữa thì mới hoàn thiện được.
Thực vậy, trong các hội nghị quốc tế, ở hội thảo khoa học nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, một nữ học giả Mỹ đã vận một chiếc áo dài, và mở đầu bài phát biểu của mình bằng một câu tiếng Việt: "Xin chào các bạn", cả hội trường Ba Đình trang trọng khi đó bỗng tràn ngập một không khí thân thương trìu mến. Trong hội nghị cấp cao APEC lần thứ 14 ở Việt Nam, áo dài đã được vinh dự là trang phục chính cho các vị lãnh đạo nguyên thủ quốc gia của các nước mặc trong buổi lễ bế mạc kết thúc hội nghị. Áo dài, như vậy có thể là đại sứ tinh thần của văn hóa Việt, mang nước Việt Nam cùng hòa chung vào dòng kinh tế năng động và nhiệt huyết trên thương trường thế giới, là một nét riêng của người phụ nữ Việt nói riêng và cả dân tộc Việt nói chung.
Áo dài là hiện thân của dân tộc Việt, một vẻ đẹp mĩ miều nhưng đằm thắm, là một phần tất yếu trong mỗi phụ nữ Việt, là đặc trưng cho một quốc gia có người phụ nữ chịu thương chịu khó, luôn hy sinh, đứng phía sau để cổ động tinh thần cho nước nhà, cùng nhau hòa nhịp và phát triển. Trải qua từng thời kì, từng giai đoạn cùng với những diễn biến của quà trình lịch sử Việt Nam, tà áo dài Việt Nam luôn tồn tại theo dòng thời gian, vẫn mãi sẽ là tâm hồn Việt, văn hóa Việt, là tinh thần Việt và là trang phục truyền thống mang đậm tính lịch sử lâu đời của nước Việt ngàn năm văn hiến.
Kín đáo, duyên dáng và gợi cảm là một trong những yếu tố đưa áo dài trở thành niềm kiêu hãnh của người Việt. Không chỉ là cái áo nữa - chiếc áo dài đã trở thành biểu tượng của trang phục phụ nữ Việt, tạo thành sản phẩm văn hoá vật thể truyền thống không thể thiếu cho vẻ duyên dáng của người phụ nữ Việt.
Để viết được bài văn thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam hay nhất các em học sinh cần có kiến thức và sự hiểu biết cơ bản về chiếc áo dài. Chính vì thế việc tham khảo tập làm văn mẫu thuyết minh về áo dài là rất cần thiết để các bạn hoàn thiện bài văn thuyết minh của mình một cách chính xác, diễn đạt rõ ràng và đầy đủ các ý cần thiết mà một bài văn thuyết minh cần trình bày.
Với các em học sinh đang ôn thi cho kỳ thi Phổ thông quốc gia quan trọng trước mắt, bài văn mẫu thuộc thể loại phân tích nhân vật như bài phân tích diễn biến tâm trạng Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở là tài liệu tham khảo vô cùng hữu ích để các em tham khảo, tuy bài phân tích diễn biến tâm trạng Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở chỉ là một đoạn ngắn trong cuộc đời của Chí Phèo nhưng nó là một phần vô cùng quan trọng và là bước ngoặt để thay đổi cuộc đời Chí.
Các nội dung chính của bài văn thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam lớp 8 bao gồm các kiến thức về lịch sử chiếc áo dài, cấu tạo của một chiếc áo dài, công dụng, cách bảo quản áo dài như thế nào. Để đạt được hiệu quả thuyết minh tốt nhất các em cần lập dàn ý thuyết minh về chiếc áo dài trước, gạch ra các ý chính cần trình bày để dựa vào đó hoàn thiện nội dung bài tập làm văn với luận điểm, luận cứ rõ ràng. Người đọc có thể hình dung được chiếc áo dài, hiểu được ý nghĩa của chiếc áo dài Việt Nam.
Để tìm hiểu rõ hơn về cách viết văn thuyết minh, các em học sinh lớp 8 có thể tham khảo thêm bài văn thuyết minh về chiếc kính đeo mắt được tổng hợp và đăng tải ngay tại đây. Dạng văn thuyết minh là nội dung quan trọng trong chương trình ngữ văn lớp 8 và bài văn thuyết minh về chiếc kính đeo mắt cũng được các thầy cô lựa chọn ra đề thi rất nhiều vì thế các em học sinh cần lưu ý ôn tập.
Ngoài các bài văn thuyết minh, các em học sinh lớp 8 có thể tham khảo thêm rất nhiều các bài văn mẫu lớp 8 khác được tổng hợp từ những bài văn hay của các bạn học sinh khá giỏi. Với các bài văn mẫu lớp 8 hay, các em học sinh sẽ có thêm nhiều ý tưởng mới và trau dồi cho mình những cách viết bài tập làm văn hay và ấn tượng nhất.
bí quyết giùo bn tự làm bài thuyết minh đấy
học tốt
Aó dài đặc trưng cho phụ nữ Việt Nam dân tộc mk,phụ nữ Việt Nam, từ xưa đến nay vẫn mãi song hành với chiếc áo dài duyên dáng và thướt tha.
Cho đến nay, vẫn chưa biết được nguồn gốc chính xác của chiếc áo dài. Nhưng nối ngược dòng thời gian, tìm về cội nguồn, hình ảnh chiếc áo dài với hai tà áo thướt tha đã được tìm thấy ở các hình khắc mặt trống đồng Ngọc Lũ cách đây vài nghìn năm.
Áo dài có rất nhiều loại. Nhưng sơ khai của chiếc áo dài xưa nhất là áo giai lãnh: Cũng giống như áo tứ thân nhưng khi mặc thì hai thân trước để giao nhau mà không buộc lại. Vì sau này, phụ nữ phải làm việc đồng áng hay buôn bán nên áo giai lãnh được thu gọn lại thành áo tứ thân: Gồm bốn vạt nửa trước phải, vạt nửa sau phải, vạt nửa sau trái. Nhưng với những người phụ nữ tỉnh thành nhàn hạ, muốn có một kiểu áo dài được cách tân thế nào đó để giảm chế nét dân dã lao động và tăng dáng dấp sang trọng, khuê các. Thế là áo tứ thân được biến cải ở chỗ vạt nửa trước phải nay lại được thu bé trở lại thành vạt con; thêm một vạt thứ năm be bé nằm ở dưới vạt trước trở thành áo ngũ thân.
Ngoài ra còn áo dài Le Mor của một họa sĩ vào đầu thập niên 1930, áo dài Lê Phổ của họa sĩ Lê Phổ được thiết kế vào năm 1934, áo dài với tay giác lăng vào thập niên 1960, áo dài miniraglan danh cho các nữ sinh...
Khác với Kimono của Nhật Bản hay Hanbok của Hàn Quốc, chiếc áo dài Việt Nam vừa truyền thống lại vừa hiện đại, có thể mặc ở mọi lúc mọi nơi: Dùng làm trang phục công sở, đồng phục đi học, mặc để tiếp khách trang trọng trong nhà... Việc mặc loại trang phục này không hề rườm rà hay cầu kì, những thứ mặc kèm đơn giản: Mặc với một quần lụa hay vải mềm, dưới chân đi hài guốc, hay giày đều được; nếu cần trang trọng (như trang phục cô dâu) thì thêm áo dài và chiếc khăn đóng truyền thống đội đầu, hay một chiếc miền Tây tùy thích. Đây chính là điểm đặc biệt của thứ trang phục truyền thống này.
Áo dài có thể nhiều màu nhưng có lẽ đẹp nhất vẫn là chiếc áo dài trắng thể hiện sự thuần khiết của người phụ nữ Việt Nam. Trong trường học, không gì đẹp mắt và thanh bình cho bằng mỗi sáng, từng nhóm nữ sinh trong bộ áo dài, thướt tha, xõa tóc dài chạy xe đạp đến trường. Cũng nơi đó, những cô giáo, những người mẹ thứ hai của các học sinh nhẹ nhàng đón rón những đứa con của mình trước giờ vào học trong chiếc áo dài mới thực sự toát lên vẻ đằm thắm, và thương yêu. Trong những dịp lễ Tết, chiếc áo dài lại thêm một lần nữa thấp thoáng trên các ngã tư đường phố, cùng hoa va cảnh sắc của trời mới đất mới, khoe sắc ngày Tết. Áo dài giữa phố đông chật chội người và xe, ồn ào náo động, làm dịu lại cảnh sắc và làm mát lại những hồn người, làm cho ai đó phải quay lại ngắm nhìn dù chỉ một lần, dịu đi cái khó chịu và u uất vốn có trong bản tính mỗi con người bận rộn.
Chiếc áo dài hình như có cách riêng để tôn lên nét đẹp của mọi thân hình. Phần trên ôm sát thân nhưng hai vạt buông thật rộng trên đôi ống quần rộng. Hai tà xẻ đến trên vòng eo khiến cho người mặc có cảm giác thoải mái, lại tạo dáng thướt tha tôn lên vẻ nữ tính, vừa kín kẽ vì toàn thân được bao bọc bằng vài lụa mềm lại cũng vừa khiêu gợi vì nó làm lộ ra sống eo. Chính vì thế, chiếc áo dài mang tính cá nhân hóa rất cao, mỗi chiếc chỉ may riêng cho một người và chỉ dành cho người ấy, không thể là một công nghệ "sản xuất đại trà" cho chiếc áo dài. Người đi may được lấy số đo rất kĩ, khi may xong phải thử và chỉnh sửa lại thêm vài lần nữa thì mới hoàn thiện được.
Thực vậy, trong các hội nghị quốc tế, ở hội thảo khoa học nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, một nữ học giả Mỹ đã vận một chiếc áo dài, và mở đầu bài phát biểu của mình bằng một câu tiếng Việt: "Xin chào các bạn", cả hội trường Ba Đình trang trọng khi đó bỗng tràn ngập một không khí thân thương trìu mến. Trong hội nghị cấp cao APEC lần thứ 14 ở Việt Nam, áo dài đã được vinh dự là trang phục chính cho các vị lãnh đạo nguyên thủ quốc gia của các nước mặc trong buổi lễ bế mạc kết thúc hội nghị. Áo dài, như vậy có thể là đại sứ tinh thần của văn hóa Việt, mang nước Việt Nam cùng hòa chung vào dòng kinh tế năng động và nhiệt huyết trên thương trường thế giới, là một nét riêng của người phụ nữ Việt nói riêng và cả dân tộc Việt nói chung.
Áo dài là hiện thân của dân tộc Việt, một vẻ đẹp mĩ miều nhưng đằm thắm, là một phần tất yếu trong mỗi phụ nữ Việt, là đặc trưng cho một quốc gia có người phụ nữ chịu thương chịu khó, luôn hy sinh, đứng phía sau để cổ động tinh thần cho nước nhà, cùng nhau hòa nhịp và phát triển. Trải qua từng thời kì, từng giai đoạn cùng với những diễn biến của quà trình lịch sử Việt Nam, tà áo dài Việt Nam luôn tồn tại theo dòng thời gian, vẫn mãi sẽ là tâm hồn Việt, văn hóa Việt, là tinh thần Việt và là trang phục truyền thống mang đậm tính lịch sử lâu đời của nước Việt ngàn năm văn hiến.
Kín đáo, duyên dáng và gợi cảm là một trong những yếu tố đưa áo dài trở thành niềm kiêu hãnh của người Việt. Không chỉ là cái áo nữa - chiếc áo dài đã trở thành biểu tượng của trang phục phụ nữ Việt, tạo thành sản phẩm văn hoá vật thể truyền thống không thể thiếu cho vẻ duyên dáng của người phụ nữ Việt.
thuyết minh về con trâu việt nam
không chép mạng nhe ^^
em cảm ơn
vậy bạn hãy tham khảo bài ở trên mạng và từ đó vt bài của riêng mk
Ko chép mạng thì bạn tự làm nha
Giải dùm mình bài này với !!! (Cần gấp )
Một người về già phải đeo kính lão có tiêu cự là 80 cm. Khi đeo kính người này có thể nhìn rõ các vật đặt cách mắt 40 cm. Hỏi khi không đeo kính người này có thể nhìn được các vật đặt cách mắt bao nhiêu?
Mình là học sinh học đc toán mà ngủ lý để làm đc bài lý mình phải lên mạng tra công thức để làm và mình khuyên bạn cũng nên làm vậy
Viết một bài thơ lục bát 4 dòng kể về cảnh hoàng hôn hoặc bình minh(ko chép trên mạng)
Bầu trời chưa đen tối mực
Cảnh quang ấm áp , tình thương ngọt bùi
Mặt trời ngáp ngắn ngáp dài
Hoàng hôn bóng mát, bước chân em về
Lấy chồng Xa xứ
Hoàng hôn đã nhuộm bầu không,
Lục bình tím ngắt mênh mông nỗi buồn.
Chiều nao ra đứng triền sông,
Ngóng về xứ mẹ hoen tròng lệ rơi!
Tác giả Thương Hoài olm
Viết một bài thơ lục bát khoảng 4 dòng tả về cảnh bình minh, nhưng phải gieo vần(ko chép trên mạng)
Tâm sáng
Sương còn mờ tựa phù vân,
Nắng vàng bẽn lẽn xua dần bóng đêm.
Hương khuya rớt nhẹ bên thềm,
Bình minh e thẹn hôn lên mắt hường.
Tâm thanh giữa chốn vô thường,
Vầng dương sáng tỏa đoạn trường xá chi!
Tác giả Thương Hoài olm
Bình Minh
Giọt sương lấp lánh cành đa
Chim muông thức giấc, hát ca chào mừng
Nghe tiếng gọi của khu rừng
Mặt trời thức giấc dậy cùng mùa xuân
Đề bài : Cảm nghĩ về cánh đồng quê hương. ( Ko chép mạng )
Hè đã về, bố mẹ quyết định cho tôi về thăm quê ngoại. Quê ngoại tôi ở xa nên đây là lần đầu tiên tôi đượcvề thăm. Từ trung du được về đồng bằng, tôi thấy rất nhiều điều mới lạ, nhưng điều lạ nhất và tôi thích thú nhất chính là những cánh đồng lúa trải rộng tít tắp tới tận chân trời. Nơi tôi đang sống không có những cánh đồng rộng như thế.Vừa bước xuống xe, tôi đã choáng ngợp trước cánh đồng. Nơi tôi đứng nhìn thẳng ra cánh đồng lúa đang độ chín. Có lẽ đã bắt đầu vào mùa thu hoạch. Cánh đồng lúa trải một màu vàng óng, trông như một tấm thảm khổng lồ. Xa xa có mấy bác nông dân đang hối hả gặt lúa, người bó, người gánh, người ôm. Có lẽ họ đều rất mệt nhưng niềm vui vì có một vụ mùa thắng lợi đã biểu hiện rất rõ trên những gương mặt hân hoan.Cánh đồng lúa trải rộng trước măt mang đến cho tôi bao nhiêu cảm xúc. Trong lúc chờ cậu tôi ra đón, tôi vào ngồi nghỉ ở một hàng nước ven đường, dưới một gốc cây sĩ già rất lớn. Tôi thả hồn mình cùng những làn gió nhẹ đưa trên tấm thảm vàng. Bông lúa trĩu nặng se sẽ rung rinh nô đùa cùng gió. Năm nay được mùa lớn. Nhìn những hạt lúa mẩy vàng tôi thầm nghĩ: không biết có bao nhiêu giọt mồ hội rơi xuống thước đất kia, bao nhiêu trí tuệ của con người dồn vào để rồi đất mẹ rút ruột mình ra tạo nên những hạt thóc mẩy vàng. Tôi chợt nhớ đến câu ca dao:Cày đồng đang buổi ban trưaMồ hôi thánh thót như mưa ruộng càyAi ơi bưng bát cơm đầyRẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phầnNgày nay, khoa học kĩ thuật phát triển, người nông dân phần nào đã được giải phóng sức lao động, nhưngnhững giọt mồ hôi ấy vẫn rơi bởi thiếu bàn tay con người thì không thể có được bất cứ thứ gì trên trái đất này. Cánh đồng lúa chín ấy là sự trả công xứng đáng của thiên nhiên dành cho con người. Tôi vô cùng biết ơn và khâm phục nhưng kĩ sư nông nghiệp, những nhà bác học đã nghiên cứu ra những giống lúa phùhợp với đất đai và khí hậu quê hương. Biết ơn những người nông dân một nắng hai sương đã biến những công trình khoa học thành hiện thực, đã mang đến cho đất nước những mùa vàng bội thu.Nắng tháng năm vẫn trải rộng trên cánh đồng gay gắt, gương mặt của những cô thôn nữ thêm ửng hồng khoẻ mạnh. Nụ cười tươi làm gương mặt họ bừng sáng. Quê hương đã thật sự vào mùa. Tôi thấy yêu quê ngoại vô cùng và tự hào về quê hương đất nước mình. Quê hương mình đã thật sự đổi thay. Với những người biết yêu đồng ruộng như cha ông chúng ta, quê hương mình sẽ ngày càng giàu đẹp.
I. Mở bài: giới thiệu về cánh đồng vào buổi sáng
Em là một người con của nông thôn, của mảnh đất bao la bát ngát đồng xanh. Tuổi thơ của em luôn gắng liền với những cánh đồng thơm mùa sữa chín hay cánh đồng thơm mùi rạ vào mùa gặt. Em yếu cánh đồng quê em vào buổi sáng sớm, nó luôn cho e một cảm giác vô cùng bình yên và thư thái. Chỉ có ai ở nông thôn, gần gũi với cánh đồng mưới hiểu rõ được cảm giác này. Cánh đồng quê em vào buổi sáng đẹp vô cùng.
II. Thân bài
1. Tả khái quát:
- Buổi sáng quê em rất bình yên và thanh bình
- Tiếng gà gáy vang xa, báo hiệu một ngày làm việc đã đến
- Mặt trời thức giấc sau một giấc ngủ say
- Cánh đồng như một tấm lụa trải dài mang màu áo xanh tươi mát
2. Tả chi tiết:
a. Tả cảnh:
- Không khí se lạnh nhưng mang dáng vẻ của một ngày mới an lành
- Gió se thổi như muốn bắt đầu một ngày làm việc mát mẻ
- Sương đọng trên những cành lá đang dần bắt đầu tan
- Bầu trời mênh mông như một tấm lụa trải dài
- Đồng lúa chín vàng, hương lúa tỏa thơm ngào ngạt
- Những chú trâu đang lim dim mắt, chuẩn bị một ngày làm việc mới
- Những chú cò bay lượng, ngã mình xuống từng cọng lúa như tận hưởng hwuong vị buổi sáng
- Con đường làng trải dài, thẳng tắp
- Nắng nhẹ vươn vài vệt trên ngọn cây
b. Tả hoạt động:
- Mọi người bắt đầu công việc của mình
- Các cô chú đang nói chuyện vui vẻ vác cuốc ra đồng
- Thấp thoáng có vài bóng tát nước dưới đồng ruộng
- Bên kia cô gái đang thưởng thức mùi lúa
- Cậu bé chăn trâu ngồi trên lưng trâu
- Em đang tung tăng trên đường đi học
III. Thân bài: nêu cảm nghĩ của em về cảnh cánh đồng vào buổi sáng
Nhìn cánh đồng bao la bát ngát, nhìn quê hương thanh bình, em vô cùng yêu nơi em đã sinh ra và đang lớn lên. Em sẽ cố gắng học thật giỏi để sau này xây dựng quê hương thêm xinh đẹp và một ngày càng giàu đẹp hơn.
phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ phò giá về kinh( ko chép mạng)
Ca ngợi chiến thắng hào hùng của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên, thể hiện niềm tự hào của dân tộc
Mình nghĩ vậy hok tốt nhé
Việt Nam là đất nước có lịch sử dân tộc đáng tự hào. Trải qua biết bao thăng trầm trong lịch sử, đã có những lúc đất nước ta bị xâm lược, đô hộ cả ngàn năm. Thế nhưng dù trong hoàn cảnh nào thì toàn dân tộc Việt Nam vẫn mang ý chí mạnh mẽ, quyết tâm không bao giờ chịu làm nô lệ của kẻ khác. Và trong lịch sử đầy chói lọi ấy, “Phò giá về kinh” ( Tụng giá hoàn kinh sư) của thượng tướng Trần Quang Khải hiện lên như một viên ngọc sang- là khúc ca khải hoàn đầu tiên của dân tộc. Đây là bài thơ đầu tiên trong lịch sử được sang tác ra để nói lên ý chí tự hào dân tộc Việt Nam trong cuộc chiến đấu tranh và đã giành được thắng lợi trước quân Mông Nguyên.
“Phò giá về kinh” được sang tác trong hoàn cảnh tướng Trần Quang Khải được vinh dự phò giá nhà vua để trở về kinh thành sau kế hoạch “vườn không nhà trống “ của vua tôi nhà Trần chống lại quân xâm lược. Mở đầu bài thơ hai câu thơ nói lên thắng lợi hung tráng của quân dân ta trong chiến đấu với quân xâm lược.
"Đoạt sáo chương dương độ
Cầm Hồ Hàm Tử quan"
Mở đầu là hình ảnh của những địa điểm diễn ra những trận đánh lớn mà tại đó, quân và dân ta đã đạt được những thắng lợi vang dội. Tại sao lại là hai địa điểm Chương Dương và hàm Tử. Để giải thích điều này, chúng ta hãy cùng nhau quay lại lịch sử của dân tộc. Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên đời Trần, quân và dân ta đã giành được rất nhiều thắng lợi trong nhiều chiến dịch, nổi bật nhất trong số đó là trận chiến trên sông bạch Đằng. thế nhưng tướng Trần Quang Khải lại nhắc tới trận Chương Dương và hàm Tử trước. Bởi lẽ, đây là hai trận chiến cuối cùng mang tính quyết định chiến thắng toàn bộ quân xâm lược. Trước đó, để đánh lừa quân địch, toàn bộ kinh thành đã phải sơ tán đi tới khu vực nông thôn theo kế sách “vườn không nhà trống”. có lẽ thế nên khi được vinh dự phò tá nhà vua trở về kinh thành, tướng Trần Quang khải mới không thể đè nén được xúc động và thể hiện sự tự hào, vui sướng cho chiến thắng của nhân dân ta.
Mặc dù trên thực tế, trận chiến Hàm Tử có trước rồi mới tới trận chiến Chương Dương. Thế những vị tướng tài ba lại nhắc theo thứ tự ngược lại. Đây là những chi tiết hết sức thú vị. tìm hiểu dòng lịch sử, chúng ta biết rằng ở trận chiên Hàm Tử, Trần Quang Khải là người tham gia hỗ trợ còn Tràn Nhật Duật mới là vị tướng chỉ huy chính. Còn trong trận chiến thứ hai, tức là trận chiến Chương Dương thì tướng Trần Quang Khải là người trực tiếp thống lĩnh toàn bộ quân dân chiến đấu một trận chiến khốc liệt nhưng cũng rất vẻ vang mang lại chiến thắng toàn cục cho đất nước ta. Niềm vui chiến thắng cùng hòa nhịp với niềm vui được phò giá nhà vua trở về như khiến sự vui tươi, hãnh diện và tự hào của vị tướng như được nhân đôi. Ông liên tưởng những sự kiện trên theo thời gian từ gần tới xa. Đầu tiên, ông nghĩ ngay tới trận đánh Chương Dương rồi sau đó như ngẫm lại mới nhắc tới trận Hàm Tử. tất cả những chí khí của quân ta được ông đúc kết trong những chữ như “ đoạt sáo”( cướp giáo), ”cầm hồ” (bắt quân Hồ). Chỉ với hai từ những đã thể hiện hết sức rõ rang những hành động của chúng ta. “đoạt” là lấy hắn được về phía bên mình qua những cuộc đấu tranh với người khác. Bởi thế “đoạt sáo” không những làm nổi bật hình ảnh dũng cảm chiến đấu của nhân dân ta mà còn thể hiện sự tích cực, chính nghĩa. Chúng ta không đi cướp, chúng ta chỉ đòi lại những gì là của chúng ta mà thôi, không thể để cho kẻ thù lấy đi và chèn ép được. do đó, bản dịch nghĩa sử dụng từ “cướp giáo” phần nào đã làm mất đi ý nghĩa vốn có của từ ngữ gốc do tác giả sang tác. Ở Chương Dương, chúng ta đã giành được vũ khí của quân giặc, thì ở trận chiến Hàm Tử, chúng ta đã bắt sống được tướng địch. Mỗi lần đấu tranh chúng ta lại lấy được những lợi phẩm khác nhau, thế nhưng tổng kết lại thì đó lại là thắng lợi hoàn toàn, thắng lợi toàn cục và quan địch phải nhận lấy kết quả thất bại ê chề. Những câu thơ không hề có những hình ảnh đổ máu, chém giết đã làm cho tinh thần chính nghĩa của những câu thơ như thêm phần sâu sắc và cũng là khẳng định lại mục đích chiến đấu của nhân dân ta là bảo vệ bờ cõi chứ không hề đi cướp bóc, gây mất đoàn kết giữa các nước với nhau. Những ý thơ với mạch thơ nhanh, gọn cũng là nét tiêu biểu cho những khúc ca khải hoàn sau này.
"Thái bình tu trí lực
Vạn cổ thử giang san"
Nếu như hai câu đầu của đoạn thơ chỉ là hình ảnh của những trận chiến thắng oanh liệt của dân tộc thì hai câu tiếp theo chính là lời tự nhắc nhở bản than mình của cả quân và dân tộc chúng ta. Lần đầu tiên mà ý chí của một người đã được nâng lên thành ý chí của nhiều người. tác giả cho rằng, chiến tranh sử dụng vũ lực chỉ là bất đắc dĩ mà thôi. Còn trau dồi phẩm chất, đạo đức và trí tuệ của toàn dân tộc mới là cái gốc, cái cội nguồn để cả đất nước có chung một tinh thần, ý chỉ sắt đá mà không một đất nước nào có thể xâm phạm được. có thể thấy, tướng Trần Quang Khải là một trong những người có ánh nhìn rất sâu xa, biết khi nào nên vận dụng những gì để giúp cho đất nước mãi duy trì được cảnh thái bình.
Qua bài thơ trên, ta càng thêm yêu lịch sử của dân tộc với những nét thăng trầm nhưng lại luôn luôn mang ý chí kiên cường, bền bỉ, không chịu nhục trước bất cứ một điều nguy hiểm nào. Đạo lí ấy không chỉ được vận dụng trong chiến tranh ngày xưa mà còn được áp dụng cho tới tận bây giờ.
#Trang
#Fallen_Angel
BL:
Trần Quang Khải không chỉ được biết tới là một vị tướng tài ba mà còn được biết tới với một thi sĩ tài hoa . Ông đã để lại nhiều tác phẩm thơ hay nhưng để lại trong tôi ấn tượng nhất là bài thơ : Phò giá về kinh
( đoạn này bạn trích thơ nhé )
Bài thơ được viết năm 1285 khi tác giả được vinh dự khi được đi đón Thái thượng Hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông trở về kinh đô sau chiến thắng Hàm tử rồi đến Chương Dương . Và trong chuyến đi đó với cảm hứng và một cảm xúc mãnh liệt , dạy dào ông đã sáng tác ra bài thơ
Nhà thơ TQK đã cho ta thấy hào khí chiến thắng của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống quân Mông -Nguyên:
( trích 2 câu thơ đầu ra nhé bạn , sorry mik lười )
Lời thơ đã nhắc đến những trận thủy chiến dữ dội , quyết liệt diễn ra trên trận tuyến sông Hồng của quân và dân nha Trần trong cuộc kháng chiến chống giặc Mông -Nguyên . Giặc Mông là một đội quân hùng mạnh, hiếu chiến . Chúng có thể cưỡi ngựa không cần dây cương . Đi đến đâu thành trì , nhà cửa tan hoang đổ nát tới đó . Những tiếng kêu khó thảm thiết ,đầy xót xa . Chúng làm chủ từ Trung Á đến dòng sông Von -ga . Với khí thế đó chúng chiểm đánh nước Đại việt . Năm 1285 Thaots Hoan đưa hơn 50 vạn quân đến chiếm đánh nước ta . Chính nơi đây , Hàm tử và Chương Dương đã làm thất bại của kẻ thù
Trong 2 câu đầu tác giả đã sử dụng những động từ" đoạt " , cầm kết hợp với phép đối để làm nổi bật lên 2 sự kiện mang tầm chiến lược diễn ra trên sông Hồng . Đó là nhwungx chiến thắng vẻ vang oanh liệt của quân và nhân dân nhà Trần. Đồng thời cũng cho ta thấy thất bại của quân xâm lược .
Tuy nhiên trong lời thơ tác giả không đề cập tới việc đầu rơi máu chảy điều đó thể hiện thiện chí hòa bình của dân tộc ta
Trên thực tế Hàm tử diễn ra trước trận Chương Dương . Nhưng trong mạch cảm xúc nhà thơ đã đảo trtj tự của 2 trận đánh . Tạo nên sự êm ái đồng thời cho ta thấy lúc này tác giả đang vui trong niềm vui chiến thắng của trận CD do tác giả chỉ huy sau đó mới sống dậy trận Hàm tử mà tác giả đã góp một phần công nhỏ
Hai cụm từ " đoạt sáo " và cầm hồ " được cho lên đâỏ câu thơ đó là phép đảo ngữ . Như một nốt nhấn trong khúc ca khải hoàn đồng thời gợi cho người đọc 2 chiến thắng này như là một cứ đánh trời giáng xuống dầu quân xâm lucowj
Giọng thơ mạnh mẽ , hào hùng . Tác giả đã thể hiện được niềm vui chiến thắng của quân và dân nhà Trần . Chỉ 2 câu thơ ngắn gọn ngôn ngữ bình dị nhưng người dọc như nghe được tiếng trống thức trận liên hồi , tiếng hô xung phog và cả tiếng reo hò vui mừng của vị tướng cũng như quân và dân ta
* Phần này bạn tự nêu lên cảm xúc của mình nhé . Mình không nghĩ được gì nữa rồi. Khi nào nghĩ ra mình viết tiếp nghen
#hoctot
#phanhne
Dựa vào vbản "tôi đi học"và "cổng trường mở ra". Em hãy nói về cảm xúc ngày đầu tiên đi học.
Ko chép mạng và sách giải nha. Cảm ơn
Bài này nguồn từ internet, bạn tham khảo nhé.
Ngày đầu tiên khai trường, đó là cái ngày mà chắc hẳn không ai trong chúng ta có thể quên được. Cái ngày ấy đã đánh dấu sự kiện mỗi chúng ta bước vào con đường học tập. Năm nay tôi đã lên lớp 8, đã quá quen với không khí học đường, nhưng nhìn lại chiếc cặp chú tôi tặng tuần trước làm tôi thêm bồi hồi, xao xuyến và nhớ lại những kỉ niệm ngây thơ, bé bỏng của một cậu bé chập chững bước vào cổng trường trong bàn tay gầy guộc nhưng đầy tình thương của bà tôi.
Ấy là cái ngày mà tôi sẽ không bao giờ quên. Hôm ấy, trời thu se se lạnh, mây bồng bềnh trôi, đó cũng là biểu hiện của một ngày khai trường đang đến, một năm học mới bắt đầu. Tôi nao nao trong lòng những tưởng tượng ngây thơ với tâm trạng một đứa trẻ sắp đối diện với một sự kiện quan trọng. Thực ra lúc đó còn bé, chưa cảm nhận được mấy về ngày khai trường và cũng chẳng biết đó là ngày gì, nhưng thấy sự quan tâm, bận rộn của người lớn phần nào tôi cũng đã nhận ra có cái gì đó quan trọng. Hôm nay bà sẽ là người đưa tôi đến trường, bố mẹ tôi công tác xa nên không thể đưa tôi đi được, nhưng nghe bà tôi nói bố mẹ tôi cũng háo hức cái ngày này lắm. Vùng quê tôi không phải ở thành thị, cũng chẳng phải một nơi nào giàu có, đó là một vùng sông nước mang đầy nét thôn quê và sự dân dã. Trên đường đi học, bà cháu tôi phải đi qua một con sông. Bác lái đò đã chờ sẵn chúng tôi ở đó. Tôi thấy nét mặt của bác tươi hơn mọi ngày, phải chăng đó cũng vì cái ngày hôm nay, cái ngày mà mọi người gọi là “ngày tựu trường” – trong đầu tôi nghĩ vậy. Trên đò có rất nhiều các bạn học sinh cùng các bậc phụ huynh. Tôi để ý thấy từng nét mặt lo lắng trên mặt bọn trẻ, trong đó có cả mấy đứa thường đi thả diều với tôi, cùng với sự chu đáo của người lớn giống như bà tôi vậy. Điều đó càng làm tôi hiểu thêm về tầm quan trọng của ngày này, nhưng cũng chính vì đó mà khiến tôi càng thêm bận tâm. Tâm hồn tôi bấy giờ nặng trĩu nhưng rồi lại nhẹ nhàng như những cánh hoa tươi rực rỡ trong nắng mai cùng những giọt sương sớm bởi bà tôi đang bên cạnh cùng những dập dềnh của sóng nước. Đang mải mê suy nghĩ, chợt tiếng bác lái đò gọi to làm tôi giật mình: “Các cháu xuống nào, chúc các cháu vui vẻ nhé” Câu nói ấy thật quen thuộc bởi mỗi lần tôi đi đò của bác đều được nghe nhưng hôm nay sao câu nói ấy lại in sâu vào tâm trí tôi như vậy. Nó như động lực giúp tôi mạnh mẽ thêm trong tâm trạng như hiện giờ. Tôi mạnh dạn chủ động nắm tay bà bước xuống đò. Làn gió nhè nhẹ thổi qua, xoa đi cái nóng nực khi ngồi đò và cái bồi hồi của tâm trạng. Ô kìa, kia có phải là trường học, nơi mà tôi sẽ đến. Tôi lờ mờ nhận ra như vậy vì thấy nó khang trang và to lớn hơn bất cứ cái nhà nào mà tôi từng gặp. Bà xoa đầu tôi, nhẹ nhàng nói: “Cháu yêu, trường học của chúng ta đây rồi. Đây sẽ là nơi tu dưỡng đạo đức và kiến thức cháu”. Tôi ngẫm nghĩ mãi về câu nói ấy nhưng vẫn không hiểu vế sau, tôi cho rằng đó là một câu nói mang tính chất nghệ thuật mà các anh chị trong làng vẫn thường hay nói văn vẻ. Quả thực tâm trạng tôi mỗi lúc thay đổi. Bây giờ tôi không còn cảm thấy quá sợ nữa nhưng không hiểu sao chân tôi cứ díu lại. Dù vậy nhưng tôi vẫn cố nhảy theo những bước chân của bà. Đi được một đoạn thì ngôi trường đã hiện rõ trước mắt. Trước mặt tôi là một cái cổng trường to lớn với những chữ viết lằng nhằng khó hiểu. Xung quanh đó là hàng trăm các bạn học sinh khác cùng với biết bao tâm trạng, suy nghĩ. Bạn thì níu chân mẹ, người thì mếu máo. Chợt có tiếng khóc òa sau lưng tôi, tôi liền chạy lại úp mặt vào bà và cũng nghẹn ngào khó tả. Nước mắt tôi đã dưng dưng đến tận cổ họng. Nhưng nhớ tới những lời mà bố mẹ tôi vẫn hay nựng nịu cùng với sự dỗ dành của bà. Tôi lại can đảm lau nhẹ nước mắt và mồ hôi, đứng thẳng người. Cùng lúc đó, có một cô giáo đi lại phía tôi. Tôi ngơ ngác nhìn thì cô nhẹ nhàng cất tiếng nói: “Bà cho cháu vào lớp đi. Đó là lớp của cháu” Giọng nói ấm ấm, thanh thanh mà ngọt ngào của cô đã khiến tôi nhớ đến mẹ. Tôi không còn cảm giác sợ hãi nữa. Cô nhẹ nhàng nắm tay tôi dắt vào lớp, tôi đi theo sau cô và cảm nhận mùi thơm từ tà áo dài của cô.
Đã vào lớp học, tôi ngước nhìn ra ngoài cửa sổ và tìm hình dáng thân thương của bà tôi trong lớp người chen chúc cố gắng dặn dò con cái cẩn thận trước khi ra cổng trường. Bà cũng nhẹ nhàng nói với tôi: “Cháu cố gắng ở lại ngoan nhé, trưa bà đón về”. Câu nói ấy của bà khiến tôi không còn lo sợ gì nữa. Bỗng tôi lại nghe thấy giọng nói ngọt ngào khi nãy vang lên. Thì ra cô giáo đang giới thiệu về mình. Thực sự bây giờ trong lòng tôi không còn một mối bận tâm nào nữa, tôi hoàn toàn bình tĩnh và chúng tôi đang bắt đầu làm quen với cô giáo.
Trong cuộc đời học sinh của mỗi người, kỉ nệm đẹp và trong sáng nhất ở tuổi đó là buổi tựu trường đầu tiên nó khiến chúng ta nhớ mãi và không bao giờ quên được . Tôi còn nhớ rất rõ khi tôi đến trường lần đầu tiên thì tôi rất lo sợ cứ rụt rè sau lưng mẹ . Lúc ấy tôi cảm thấy mọi thứ rất lạ lẫm so với tôi mặc dù tôi đã quen chúng từ lâu. Và khitôi bước chân vào lớp thì tôi có cảm giác như mình đang bước vào một thế giới mới bỗng có một nụ cười hiền hậu chào đón tôi vào lớp đó chính là cô chủ nhiệm của tôi. Kí ức về buổi khai trường đầu tiên đã làm tôi xao xuyến khi nhớ là nó và tôi hứa tôi sẽ không bao giờ quên cái kỉ niệm đó cả
chúc bn học tốt
#triphai yte#