Những câu hỏi liên quan
TT
Xem chi tiết
TD
30 tháng 12 2017 lúc 11:07

bộ lạc văn lang là bộ lạc mạnh nhất

-thời gian: vào khoảng thế kỉ thứ VII TCN

- địa điểm; Gia Ninh(PHÚ THỌ)

- người đứng đầu : hùng vương

-đóng đô:bạch hạc(phú thọ)

-tên nước :văn lang

Bình luận (0)
DT
Xem chi tiết
DT
26 tháng 11 2021 lúc 11:44

ừ buổi đầu độc lập đến thời Hậu Lê (thế kỉ XV), trong quá trình dựng nước và giữ nước có những sự kiện lịch sử tiêu biểu:

- Mùa xuân năm 939, Ngô Quyền xưng vương

- Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất lại đất nước

- Năm 979, Đinh Bộ Lĩnh và con trưởng Đinh Liễn bị ám hại. Đinh Toàn- con trai thứ- mới lên 6 tuổi. Thái hậu họ Dương trao áo long cổn cho Lê Hoàn.

- Năm 981, quân Tống xâm lược nước ta. Chiến thắng Bạch Đằng, Chi Lăng đã chặn được âm mưu xâm lược của nhà Tống. Độc lập được giữ vững. Nhân dân vững tin vào tiền đồ của dân tộc.

- 1009, Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ) lên làm vua.

- 1010, Lý Thái Tổ dời kinh đô từ Hoa Lư ra Thăng Long

- 1075 - 1077, quân Tống xâm lược nước ta lần hai nhưng thất bại.

- Đầu năm 1226, nhà Trần thành lập

- Thời Trần, nước ta ba lần chiến thắng quân Mông - Nguyên xâm lược

- 1400, Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần và tự xưng làm vua, lập nên nhà Hồ, dời thành về Tây Đô (Vĩnh Lộc, Thanh Hoá), đổi tên nước là Đại Ngu, thực hiện nhiều cải cách.

- Năm 1406, quân Minh sang xâm lược nước ta. 

- 1427, nghĩa quân Lam Sơn đã đánh tan quân Minh ở Chi Lăng.

- 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, mở đầu thời Hậu Lê.


 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
H24
Xem chi tiết
NH
19 tháng 12 2018 lúc 19:11

Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào?

Vào khoảng các thế kỉ VIII - VII TCN, ở vùng đồng bằng ven các sông lớn thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay, đã dần dần hình thành những bộ lạc lớn, gần gũi nhau về tiếng nói và phương thức hoạt động kinh tế, sản xuất phát triển. Trong các chiềng, chạ, một số người giàu lên, được bầu làm người đứng đầu để trông coi mọi việc ; một số ít nghèo khổ, phải rơi vào cảnh nô tì. Mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo đã nảy sinh và ngày càng tăng thêm.

Việc mở rộng nghề nông trồng lúa nước ở vùng đồng bằng ven các con sông lớn gặp nhiều khó khăn.

Vì vậy, cần phải có người chỉ huy đứng ra tập hợp nhân dân các làng bản chống lại lụt lội, bảo vệ mùa màng.

Đất đai ở các vùng không giống nhau nên cuộc sống của người dân cũng khác nhau.

Các làng bản có giao lưu với nhau nhưng cũng có xung đột.

Xung đột không chỉ xảy ra giữa người Lạc Việt với các tộc người khác mà còn giữa các bộ lạc Lạc Việt với nhau, cần phải giải quyết các cuộc xung đột đó để sống yên ổn ổn. Nhà nước Văn Lang đã ra đời trong hoàn cảnh phức tạp nói trên.

Nước Văn Lang thành lập

Bộ lạc Văn Lang, cư trú trên vùng đất ven sông Hồng - từ Ba Vì (Hà Nội) đến Việt Trì (Phú Thọ), là một trong những bộ lạc giàu có và hùng mạnh nhất thời đó. Di chỉ Làng cả (Việt Trì) cho ta biết đây là một vùng có nghề đúc đồng phát triển sớm, dân cư đông đúc.

Dựa vào thế mạnh của mình và được sự ủng hộ của các tù trưởng - bộ lạc khác ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay, thủ lĩnh bộ lạc Văn Lang đã hợp nhất các bộ lạc đó lại thành một nước, sử cũ viết: Vào khoảng thế kỉ VII TCN, ở vùng Gia Ninh (Phú Thọ), có vị thủ lĩnh dùng tài năng khuất phục được các bộ lạc và tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Bạch Hạc (Phú Thọ), đặt tên nước là Văn Lang.

Theo bộ sử khác viết về sự tích Âu Cơ - Lạc Long Quân, thì những người con theo mẹ Âu Cơ lên vùng cao đã tôn người anh cả lên làm vua, hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang.

Nước Văn Lang được thành lập, có nhà nước cai quản chung, do vua Hùng đứng đầu.

Nhà nước Văn Lang được tổ chức như thế nào?

Sử cũ viết: “Hùng Vương lên ngôi, đặt tên nước là Văn Lang, chia nước làm 15 bộ, đóng đô ở Bạch Hạc (Việt Trì - Phú Thọ)”. Vua giữ mọi quyền hành trong nước, “các bộ đều thần thuộc". Đặt tướng văn là Lạc hầu, tướng võ là Lạc tướng. Con trai vua là Quan lang, con gái vua là Mị nương". “Đời đời cha truyền con nối, đều gọi là Hùng Vương”.

Đứng đầu các bộ là Lạc tướng. Đứng đầu các chiềng, chạ là Bồ chính. Trong chiềng, chạ, những người già được tôn trọng, thường giúp Bồ chính giải quyết việc sản xuất, chia phần ruộng cày cấy, giải quyết các mối bất hòa của dân làng.

Nhà nước Văn Lang chưa có luật pháp và quân đội. Khi có chiến tranh, vua Hùng và các Lạc tướng huy động thanh niên trai tráng ở các chiềng, chạ tập hợp lại, cùng chiến đấu.

Bình luận (0)
TT
Xem chi tiết
TM
15 tháng 12 2017 lúc 22:49

khoảng các thế kỉ VII -VII

Bình luận (0)
NN
Xem chi tiết
NH
15 tháng 1 2018 lúc 16:57

Câu 1

Hỏi đáp Địa lý

Bình luận (0)
NH
15 tháng 1 2018 lúc 17:01

* ASEAN và các quốc gia Thành viên hoạt động theo các nguyên tắc dưới đây:

1. Tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các Quốc gia thành viên;

2.Cùng cam kết và chia sẻ trách nhiệm tập thể trong việc thúc đẩy hòa bình, an ninh và thịnh vượng ở khu vực;

3. Không xâm lược, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực hay các hành động khác dưới bất kỳ hình thức nào trái với luật pháp quốc tế;

4. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình;

5. Không can thiệp vào công việc nội bộ của các Quốc gia thành viên ASEAN;

6. Tôn trọng quyền của các Quốc gia Thành viên được quyết định vận mệnh của mình mà không có sự can thiệp, lật đổ và áp đặt từ bên ngoài;

7. Tăng cường tham vấn về các vấn đề có ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích chung của ASEAN;

8. Tuân thủ pháp quyền, quản trị tốt, các nguyên tắc của nền dân chủ và chính phủ hợp hiến;

9. Tôn trọng các quyền tự do cơ bản, thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền, và đẩy mạnh công bằng xã hội;

10. Đề cao Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế bao gồm cả luật nhân đạo quốc tế mà các Quốc gia Thành viên đã tham gia;

11. Không tham gia vào bất kỳ một chính sách hay hoạt động nào, kể cả việc sử dụng lãnh thổ của một nước, do bất kỳ một Quốc gia Thành viên ASEAN hay ngoài ASEAN hoặc đối tượng không phải là quốc gia tiến hành, đe dọa đến chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hay sự ổn định chính trị và kinh tế của các Quốc gia Thành viên ASEAN;

12. Tôn trọng sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ và tôn giáo của người dân ASEAN, đồng thời nhấn mạnh những giá trị chung trên tinh thần thống nhất trong đa dạng;

13. Giữ vững vai trò trung tâm của ASEAN trong các quan hệ về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội với bên ngoài, đồng thời vẫn duy trì tính chủ động, hướng ra bên ngoài, thu nạp và không phân biệt đối xử; và

14. Tuân thủ các nguyên tắc thương mại đa biên và các cơ chế dựa trên luật lệ của ASEAN nhằm triển khai có hiệu quả các cam kết kinh tế, và giảm dần, tiến tới loại bỏ hoàn toàn các rào cản đối với liên kết kinh tế khu vực, trong một nền kinh tế do thị trường thúc đẩy.

Bình luận (0)
NV
26 tháng 2 2018 lúc 16:16

Cau 1:Em hay trinh bay muc tieu va nguyen tac hoat dong cua ASEAN

* Mục tiêu :

- Giữ vững hòa bình, an ninh, ổn định khu vực

- Các nước còn lại lần lượt gia nhập Hiệp hội để xây dựng 1 cộng đồng hòa hợp, cùng nhau ptriển kinh tế- xã hội.

* Nguyên tắc :

- Tự nguyện
- Tôn trọng chủ quyền
- Hợp tác toàn diện hơn
- Khẳng định vị trí của mình trên tường quốc tế.

Bình luận (0)
PB
Xem chi tiết
KN
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
H24
20 tháng 9 2019 lúc 16:12

Đoạn trích Tức nước vỡ bờ và truyện ngắn Lão Hạc được sáng tác theo phong cách hiện thực, phản ánh cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ. Họ là người sống khổ cực vì bị áp bức bóc lột nặng nề, phải chịu sưu cao thuế nặng. Cuộc sống của họ lâm vào cảnh bần cùng, bế tắc. Tuy vậy, họ có những phẩm chất đáng quý là trong sạch, lương thiện, giàu tình thương yêu. Họ quyết liệt phản kháng hoặc thậm chí dám chọn cái chết để giữ gìn phẩm chất trong sạch của mình. Điều đó cho thấy: người nông dân trong xã hội cũ tiềm tàng một sức mạnh của tình cảm, một sức mạnh phản kháng chống lại áp bức, bất công.

Bình luận (0)
H24
20 tháng 9 2019 lúc 16:46

Bức tranh quê hương thể hiện trong bài thơ Quê Hương của Tế Hanh là một bức tranh quê hương tươi sáng, khỏe khoắn và đầy gợi cảm.

Cảnh thiên nhiên trong bức tranh này trong trẻo, tươi tắn thật thi vị « trời trong », « gió nhẹ », « sớm mai hồng ». Đặc biệt là cảnh đám trai tráng trong làng « bơi thuyền đi đánh cá » lúc bình minh lên và cảnh « ồn ào trên bến đổ », « tấp nập đón ghe về » trên bến ngày hôm sau với « cá đầy ghe », « thân bạc trắng » đầm ấm, rộn ràng. Trên bức tranh quê hương của Tế Hanh còn có những hình ảnh vừa chân thật vừa lãng mạn hùng tráng từ hình ảnh « cánh buồm gương to như mảnh hồn làng », đến hình ảnh dân dài « làn da ngăm rám nắng. Có thân hình nồng thở vị xa xăm… ».

Bài thơ Quê hương bộc lộ tình cảm của tác giả. Khi xa quê, Tế Hanh đã nhớ thương da diết cuộc sống lao động khỏe khoắn mạnh mẽ của quê hương anh. Tình cảm đó của nhà thơ trong sáng, thắm thiết và khỏe khoắn biết bao. Đó cũng là tình cảm hiếm thấy trong thơ trước lúc bấy giờ.

Bức tranh quê hương thể hiện trong bài thơ Quê Hương của Tế Hanh là một bức tranh quê hương tươi sáng, khỏe khoắn và đầy gợi cảm.

Cảnh thiên nhiên trong bức tranh này trong trẻo, tươi tắn thật thi vị « trời trong », « gió nhẹ », « sớm mai hồng ». Đặc biệt là cảnh đám trai tráng trong làng « bơi thuyền đi đánh cá » lúc bình minh lên và cảnh « ồn ào trên bến đổ », « tấp nập đón ghe về » trên bến ngày hôm sau với « cá đầy ghe », « thân bạc trắng » đầm ấm, rộn ràng. Trên bức tranh quê hương của Tế Hanh còn có những hình ảnh vừa chân thật vừa lãng mạn hùng tráng từ hình ảnh « cánh buồm gương to như mảnh hồn làng », đến hình ảnh dân dài « làn da ngăm rám nắng. Có thân hình nồng thở vị xa xăm… ».

Bài thơ Quê hương bộc lộ tình cảm của tác giả. Khi xa quê, Tế Hanh đã nhớ thương da diết cuộc sống lao động khỏe khoắn mạnh mẽ của quê hương anh. Tình cảm đó của nhà thơ trong sáng, thắm thiết và khỏe khoắn biết bao. Đó cũng là tình cảm hiếm thấy trong thơ trước lúc bấy giờ.

Bình luận (0)
DT
Xem chi tiết