Những câu hỏi liên quan
H24
Xem chi tiết
QL
Xem chi tiết
KT
15 tháng 9 2023 lúc 23:38

Cảm nghĩ của em về bài thơ Ông đồ:

Vũ Đình Liên là một nhà thơ đa tài đã để lại cho kho tàng văn học Việt Nam nhiều tác phẩm nổi bật. Thơ ông mang một giọng điệu hoài cổ rất đặc trưng. Ông đồ là một trong những tác phẩm tiêu biểu Vũ Đình Liên đã để lại cho văn học Việt Nam. Bài thơ được sáng tác năm 1936 trong hoàn cảnh nền Hán học đang mất dần vị thế do sự ảnh hưởng của văn hóa phương Tây. “Ông đồ” là tác phẩm nói lên thực trạng đáng buồn của một loại hình nghệ thuật vốn là truyền thống đang ngày càng mai một và dần lùi sâu và dĩ vãng. Nó mang đến một sự tiếc nuối vô cùng của tác giả cho một sự đổi thay không đáng có.

Bài thơ ra đời khi nho học bị thất sủng, những tinh hoa nho giáo xưa nay chỉ còn là tàn tích, ông đồ và chữ nho cũng trở thành một tàn tích khi người ta vứt bút lông đi giắt bút chì

Hai khổ thơ đầu, Vũ Đình Liên gợi nhắc lại thời huy hoàng của ông đồ:

Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông đồ già

Bày mực tàu giấy đỏ

Bên phố đông người qua

 

Bao nhiêu người thuê viết

Tấm tắc ngợi khen tài

Hoa tay thảo những nét

Như phượng múa rồng bay

Khổ thơ đầu gợi nên thời gian, địa điểm nơi ông đồ làm việc. Thời gian là vào mùa xuân, mùa đẹp nhất trong năm với hình ảnh hoán dụ là hoa đào nở đã cho ta biết ông đồ làm việc khi trời đất bắt đầu vào độ đẹp nhất của năm Không khí mùa xuân, hình ảnh hoa đào nở đã tươi thắm nay lại thêm “mực tàu giấy đỏ” làm mọi nét vẽ trong bức tranh tả cảnh ông đồ thời kỳ huy hoàng này đậm dần lên, rõ nét, tươi vui, tràn đầy sức sống. Đặc biệt là từ lặp lại về thời gian “lại” đã cho thấy sự gắn bó lâu dài giữa ông đồ với mùa xuân, công việc viết chữ của ông đồ không chỉ diễn ra trong một năm mà đã từ mùa xuân năm này qua mùa xuân năm khác. Địa điểm nơi ông đồ viết chữ là “Bên phố đông người qua” dòng người đông đúc nơi phố phường mỗi dịp xuân về, quan trọng hơn cả là dòng người đông đúc ấy đều quan tâm đến ông đồ “Bao nhiêu người thuê viết” và biết thưởng thức tài năng của ông đồ “Tấm tắc ngợi khen tài”. Tác giả tả nét chữ của ông đồ “Hoa tay thảo những nét/ Như phượng múa rồng bay”. Nghệ thuật so sánh của 2 câu thơ này làm toát lên khí chất trong từng nét chữ của ông đồ, đó là nét chữ đẹp, phóng khoáng, cao quý, qua việc ngợi khen nét chữ, tác giả gửi gắm sự kính trọng, ngưỡng mộ, nâng niu nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc. trong 2 khổ thơ đầu, hình ảnh ông đồ xưa trong thời kì huy hoàng của mình được tác giả kính trọng ngưỡng mộ, qua hình ảnh ông đồ, vũ đình liên cũng thể hiện tình cảm chân quý đến những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc

Hai khổ thơ tiếp theo tác giả vẽ lên bức tranh ông đồ thời nay, một kẻ sĩ lạc lõng giữa dòng đời đã không còn phù hợp, dòng đời mà ở đó chữ nho đã trở thành một tàn tích

Nhưng mỗi năm mỗi vắng

Người thuê viết nay đâu

Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầu

 

Ông đồ vẫn ngồi đó

Qua đường không ai hay

Lá vàng rơi trên giấy

Ngoài trời mưa bụi bay

“Năm nay đào lại nở” khung cảnh mùa xuân vẫn diễn ra nhưng con người đã thay đổi, “Người thuê viết nay đâu” đây là một câu hỏi tu từ chứa đựng băn khoăn cũng như nỗi buồn của tác giả trước sự thay đổi của con người, mùa xuân vẫn đẹp như thế, nhưng con người nay đã không còn quan tâm đến nét đẹp văn hóa xưa. Đây là câu thơ vẽ lên cảnh lụi tàn của văn hóa chữ nho xưa. “Giấy đỏ buồn không thắm/ Mực đọng trong nghiên sầu” trước sự hờ hững của con người, đồ vật cũng ám muội muộn phiền, hình ảnh nhân hóa khiến cho giấy đỏ, mực nghiên cũng có cảm xúc như con người, bị lãng quên, giấy đỏ cũng nhạt màu đi, mực đọng lại nơi nghiên hay đọng lại trong nỗi buồn, “nghiên sầu” nghe thật bi ai.

Hình ảnh ông đồ thời nay cũng đã thay đổi, “Ông đồ vẫn ngồi đó/ Qua đường không ai hay” nếu như trước đây là “Bao nhiêu người thuê viết/ Tấm tắc ngợi khen tài” thì nay hình ảnh ông đồ âm thầm lặng lẽ, mờ phai dần trong sự lãng quên của mọi người. Vốn dĩ nghề ông đồ là nghề của những nho gia xưa không đạt được ước mơ khoa bảng phải về bốc thuốc, dạy học, hay trải chiếu bán chữ, là việc bất đắc dĩ của một nho gia, chữ nghĩa chỉ để cho chứ ai lại bán, như huấn cao trong chữ người tử tù cả đời chỉ cho chữ 3 lần, vậy mà ở đây ông đồ phải bán chữ để kiếm sống đã đủ thấy bất hạnh của kiếp người nho sĩ. Trước đây, được mọi người đón nhận, ít ra còn kiếm sống được bằng nghề này, đến nay, nho học thất sủng, người ta không còn quan tâm đến ông đồ, đến chữ ông viết, tức là không kiếm sống được bằng chính khả năng của mình nữa, ở đây không chỉ là bất hạnh của tài năng mà còn là bất hạnh cơm áo gạo tiền. khung cảnh quanh ông đồ cũng chứa đựng nỗi buồn “Lá vàng rơi trên giấy/Ngoài trời mưa bụi bay” nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, cảnh vật mùa xuân cũng trở nên tàn tạ, buồn theo nỗi buồn của con người, quả là “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” (Nguyễn Du)

Khổ thơ cuối tác giả dùng để bày tỏ nỗi lòng thương xót đối với ông đồ cũng như đối với một nét đẹp văn hóa bị mai một của dân tộc

Năm nay hoa đào nở

Không thấy ông đồ xưa

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ

Mở đầu bài thơ tác giả viết “Mỗi năm hoa đào nở/ Lại thấy ông đồ già” kết thúc bài thơ tác giả viết “Năm nay hoa đào nở/ Không thấy ông đồ xưa” kết cấu đầu cuối tương ứng của bài thơ giúp cho bài thơ chặt chẽ, có tính liên kết thành một thể thống nhất song cũng khắc sâu nỗi buồn của tác giả trước sự biến mất ngày càng rõ ràng của nét đẹp truyền thống dân tộc. cảnh thiên nhiên vẫn tươi đẹp, hoa đào vẫn nở nhưng ông đồ không còn “Bày mực tàu giấy đỏ” ông đồ đã biến mất hoàn toàn trong bức tranh mùa xuân không thay đổi ấy, thời gian cảnh vật đã quên lãng đi người xưa, hay chính là nét đẹp truyền thống đã biến mất? câu hỏi tu từ “Những người muôn năm cũ/ Hồn ở đâu bây giờ?” là sự tiếc thương của tác giả với ông đồ với giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc

Hình ảnh ông đồ là đại diện cho một lớp người đang tàn tạ cũng như những giá trị truyền thống đang bị lãng quên. Qua đó thể hiện niềm cảm thương của tác giả trước sự tha hóa của xã hội và nỗi tiếc nhớ cảnh cũ người xưa.

Bình luận (1)
HV
Xem chi tiết
MN
28 tháng 11 2021 lúc 19:31

Em tham khảo:

Hình ảnh bàn tay mẹ chắn mưa sa, chặn bão, thức một đời đã thể hiện được những hi sinh to lớn mẹ dành cho con. Mẹ hi sinh tất cả, che chắn mọi khó khăn trong cuộc sống, chỉ mong con có được cuộc sống bình yên. Bàn tay mẹ giống như có phép nhiệm màu vậy, không khó khăn, vất vả nào mà mẹ không vượt qua được; điều đó nó lên tình yêu vô bờ vô tận mà mẹ dành cho con(Câu so sánh). Tình yêu của mẹ theo con cả một đời. Bài thơ giúp em hiểu được tình cảm vô bờ bến mà mẹ dành cho em: "Cả đời mẹ vất vả vì con, lam lũ nhọc nhằn chịu mọi đắng cay, nguyện hi sinh cả cuộc đời để cho con có cuộc sống tốt đẹp". Hãy trân trọng và yêu thương cha mẹ của mình, vì cha mẹ dành cả đời hi sinh và yêu thương chúng ta.

Bình luận (0)
TP
Xem chi tiết
VH
20 tháng 4 2022 lúc 21:29

sửa lại 1 chút 

môi trường là sự sống của con người . Cho lên chúng ta cần bảo vệ và yêu môi trường  . Chúng ta cần nhặt rác mọi nơi để giữ vệ sinh cho môi trường , trồng nhiều cây xanh và hoa tươi để giúp môi trường thật đẹp , không săn bắn những con thú hoang dã , không lên xả rác bừa bãi khiến môi trường bị mất vệ sinh , ta lên xử những người muốn phá hoại môi trường và đốt phá rừng . nói chung chúng ta luôn phải bảo vệ môi trường mọi lúc mọi nơi .

Bình luận (0)
VH
20 tháng 4 2022 lúc 20:58

môi trường là sự sống của con người . Cho lên chúng ta cần bảo vệ và yêu môi trường như người mẹ chúng ta . Chúng ta cần nhặt rác mọi nơi để giữ vệ sinh cho môi trường , trồng nhiều cây xanh và hoa tươi để giúp môi trường thật đẹp , không săn bắn những con thú hoang dã , không lên xả rác bừa bãi khiến môi trường bị mất vệ sinh , ta lên xử những người muốn phá hoại môi trường và đốt phá rừng . nói chung chúng ta luôn phải bảo vệ môi trường mọi lúc mọi nơi .

Bình luận (0)
BT
Xem chi tiết
TU
Xem chi tiết
HK
27 tháng 10 2018 lúc 14:52

Sự phát triển ngày càng cao của đời sống vật chất thì điều đáng buồn là những biểu hiện của truyền thống tốt đẹp “tương thân tương ái” lại mai một dần và chúng ta đang phải đối mặt với một căn bệnh tinh thần đáng sợ. Người ta gọi đó những triệu chứng của “bệnh vô cảm”. Người mắc “bênh vô cảm” không có cảm xúc với cuộc sống, với những gì đang diễn ra. Bệnh vô cảm đang diễn ra ngày càng phức tạp, trở thành một căn bệnh khó chữa. Thực trạng đang diễn ra ngay trong chính gia đình, như: con cái thờ ơ với những khó khăn, vất vả của cha mẹ; cha mẹ thì không quan tâm, thờ ơ với những suy nghĩ, những hành động, việc làm sai trái của con. Trong trường học: học trò thờ ơ với sự chỉ bảo tận tình của thầy cô. Ngoài xã hội: thờ ơ, bàng quan, chỉ đứng xem rồi bàn tán, thậm chí thừa cơ chuộc lợi khi ai đó bị tai nạn, bị bạo hành. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do: Lối sống cá nhân, vị kỉ, thiếu trách nhiệm, không quan tâm đến những người xung quanh. Do giới trẻ lo đắm chìm trong thế giới ảo mà quên đi cuộc sống hiện thực. Do gia đình, nhà trường chưa quan tâm, giáo dục tình thương ở các em. Do nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, đề cao vật chất. Và để lại những hậu quả to lớn như: khiến con người xa nhau, không biết đặt mình vào vị trí của nhau để cảm nhận, dần dần vô tâm, hờ hững trước những bất hạnh của người khác. Đồng thời, làm mất đi truyền thống tương thân tương ai của dân tộc. Mỗi người cần nhận thức và sống có trách nhiệm với chính bản thân cũng như với gia đình, xã hội và cộng đồng. Mỗi gia đình, nhà trường cần quan tâm, giáo dục ý thức cho thế hệ trẻ. Bản thân chúng ta cần phê phán thái độ sống thờ ơ, vô cảm và đề cao, nêu gương những người giàu lòng vị tha, nhân ái.

             Hok tốt

Bình luận (0)
H24
27 tháng 10 2018 lúc 15:14

Xã hội ngày càng phát triển con người ngày càng bị cuốn vào guồng quay của công việc, tiền tài và nhiều người trở nên vô cảm hơn, bệnh vô cảm là gì? vô cảm là sự thờ ơ trước niềm vui, nỗi buồn của người khác. Bệnh vô cảm khiến cho tâm hồn con người khô khan, càng khiến cho khoảng cách giữa người với người ngày càng xa hơn. Trong xã hội ngày nay bệnh vô cảm ngày càng trở nên trầm trọng, nhất là trong giới trẻ có thể thấy qua việc chứng kiến tai nạn giao thông, có những người không giúp đỡ nạn nhân mà chỉ lo quay video, chụp ảnh để đưa lên mạng xã hội với mục đích câu . Nguyên nhân dẫn đến bệnh vô cảm đó là do ý thức của con người, do cuộc sống phát triển và con người coi trọng tiền bạc hơn cả nhân cách, tình cảm…… Để ngăn chặn căn bệnh vô cảm cần có biện pháp giáo dục cho mỗi công dân tình yêu thương ngay từ khi còn là một đứa trẻ, tuyên truyền cho cộng đồng về căn bệnh vô cảm. Nhưng quan trọng hơn hết là bản thân mỗi người phải tự giác ý thức được tác hại của căn bệnh vô cảm, có thể nói vô cảm là căn bệnh nguy hiểm nhất trong các căn bệnh nguy hiểm mà xã hội cần bài trừ, ngăn chặn.

Chúc bạn học tốt

Bình luận (0)
TF
27 tháng 10 2018 lúc 19:50

Xã hội ngày càng phát triển con người ngày càng bị cuốn vào guồng quay của công việc, tiền tài và nhiều người trở nên vô cảm hơn, bệnh vô cảm là gì? vô cảm là sự thờ ơ trước niềm vui, nỗi buồn của người khác. Bệnh vô cảm khiến cho tâm hồn con người khô khan, càng khiến cho khoảng cách giữa người với người ngày càng xa hơn. Trong xã hội ngày nay bệnh vô cảm ngày càng trở nên trầm trọng, nhất là trong giới trẻ có thể thấy qua việc chứng kiến tai nạn giao thông, có những người không giúp đỡ nạn nhân mà chỉ lo quay video, chụp ảnh để đưa lên mạng xã hội với mục đích câu . Nguyên nhân dẫn đến bệnh vô cảm đó là do ý thức của con người, do cuộc sống phát triển và con người coi trọng tiền bạc hơn cả nhân cách, tình cảm…… Để ngăn chặn căn bệnh vô cảm cần có biện pháp giáo dục cho mỗi công dân tình yêu thương ngay từ khi còn là một đứa trẻ, tuyên truyền cho cộng đồng về căn bệnh vô cảm. Nhưng quan trọng hơn hết là bản thân mỗi người phải tự giác ý thức được tác hại của căn bệnh vô cảm, có thể nói vô cảm là căn bệnh nguy hiểm nhất trong các căn bệnh nguy hiểm mà xã hội cần bài trừ, ngăn chặn.

Bình luận (0)
QL
Xem chi tiết
KT
14 tháng 9 2023 lúc 23:38

Bài tham khảo:

                                                     “Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
                                                      Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Câu thơ đã lý giải nguyên nhân vì sao Bác lại chưa ngủ. Thì ra, Bác không ngủ vì “lo nỗi nước nhà”, lo cho sự nghiệp cách mạng của đất nước, cho cuộc sống của nhân dân. Nỗi nhớ nhà lo cho nước nhà làm cho trái tim Bác luôn thổn thức. Không chỉ đêm nay mà rất đã từng có rất nhiều đêm Bác không ngủ được. Hình ảnh sao vàng chính là tự do độc lập, nhân dân được hưởng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Ở Bác có một tâm hồn nghệ sĩ thanh cao lồng trong cốt cách người chiến sĩ cộng sản kiên trung.  

Bình luận (0)
KN
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
NA
10 tháng 4 2022 lúc 9:40

bạn ghi rõ luôn tác giả+ tác phẩm nhé 

Bình luận (2)
DL
10 tháng 4 2022 lúc 9:41

tham khảo : 

thương, quan tâm, chăm chút từng chút một cho đứa con thơ của mình. Những năm tháng tuổi thơ qua đi, có vô vàn hoài niệm đáng giá, những lần đuổi bắt, rong chơi, những trò nghịch dại vụng vại. Nhưng mấy ai quên được bàn tay gầy guộc vì sương gió của mẹ, đôi bàn tay làm lụng vất vả, đôi bàn tay chăm sóc chúng ta hàng ngày để mong con lớn khôn từng ngày. Đôi bàn tay đó còn ấp ôm con trong từng giấc ngủ, cùng những lời ru đã cất lên không biết bao nhiêu lần để rồi gửi gắm vào đó cả những ước mơ, hoài cảm đời mẹ chưa thực hiện được vào đứa con thơ. Và từ bao kỉ niệm mộng mị, đáng nhớ của tuổi thơ, đứa con dần trưởng thành, đi khắp muôn nơi, đến bao vùng đất để làm những điều lớn lao, kì vĩ; chinh phục và đạt đến những thành tựu vĩ đại. Thế nhưng điều nuối tiếc nhất là vòng tay ấm áp của mẹ ngày nào đã không còn, cũng chẳng còn bóng hình mẹ ngày xưa, giá như có thể một lần nữa được nằm trong vòng tay ấy của mẹ, ấp ôm những ru mộng đầu đời, nhưng điều đó giờ đây chỉ còn trong hoài niệm. Mẹ à, "ước chi vòng tay ấy, ôm hoài tuổi thơ con" !

 

Bình luận (0)
H24
10 tháng 4 2022 lúc 9:42

Tham khảo

Nếu có ai đó hỏi tôi thứ gì ấm áp và hạnh phúc nhất trên cuộc đời này, tôi sẽ không ngần ngại trả lời đó là vòng tay của mẹ. Bàn tay đã bao năm tần tảo sớm hôm nuôi tôi khôn lớn từng ngày, bàn tay đã trao cho tôi những cái ôm thật chặt, giúp tôi cảm nhận được hơi ấm của tình phụ tử và thứ tình cảm chân thật, đầy dịu dàng ấy đã được thể hiện qua hai câu thơ:

"Ước chi vòng tay ấy

Ôm hoài tuổi thơ con"

Trong hai câu thơ trên, tác giả có mong muốn được vòng tay ấm áp của mẹ che chở, bảo vệ trong suốt những năm tháng tuổi thơ. Vòng tay của mẹ luôn có một sức mạnh tuyệt diệu, tiếp thêm cho chúng ta động lực để vượt qua khó khăn, thử thách, vững bước trên đường đời. Ai có được vòng tay ấy thực sự là những người may mắn bởi họ đã có một người mẹ thực sự yêu thương, quan tâm, chăm chút từng chút một cho đứa con thơ của mình. Những năm tháng tuổi thơ qua đi, có vô vàn hoài niệm đáng giá, những lần đuổi bắt, rong chơi, những trò nghịch dại vụng vại. Nhưng mấy ai quên được bàn tay gầy guộc vì sương gió của mẹ, đôi bàn tay làm lụng vất vả, đôi bàn tay chăm sóc chúng ta hàng ngày để mong con lớn khôn từng ngày. Đôi bàn tay đó còn ấp ôm con trong từng giấc ngủ, cùng những lời ru đã cất lên không biết bao nhiêu lần để rồi gửi gắm vào đó cả những ước mơ, hoài cảm đời mẹ chưa thực hiện được vào đứa con thơ. Và từ bao kỉ niệm mộng mị, đáng nhớ của tuổi thơ, đứa con dần trưởng thành, đi khắp muôn nơi, đến bao vùng đất để làm những điều lớn lao, kì vĩ; chinh phục và đạt đến những thành tựu vĩ đại. Thế nhưng điều nuối tiếc nhất là vòng tay ấm áp của mẹ ngày nào đã không còn, cũng chẳng còn bóng hình mẹ ngày xưa, giá như có thể một lần nữa được nằm trong vòng tay ấy của mẹ, ấp ôm những ru mộng đầu đời, nhưng điều đó giờ đây chỉ còn trong hoài niệm. Mẹ à, "ước chi vòng tay ấy, ôm hoài tuổi thơ con" !

Bình luận (0)