Những câu hỏi liên quan
ND
Xem chi tiết
H24
1 tháng 1 2024 lúc 23:49

Thuận lời
 

Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có đặc điểm chung là chịu sự chi phối sâu sắc của độ cao địa hình.

 

* Địa hình: có sự phân hóa rõ rệt.

- Núi cao, cắt xẻ mạnh, hiểm trở ở phía Bắc, địa hình núi trung bình ở phía Đông Bắc.

- Địa hình đồi bát úp xen cánh đồng thung lũng bằng phẳng ở vùng Trung du Bắc Bộ.

=> Địa hình thuận lợi cho việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp.

* Khí hậu:

- Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh-> cơ cấu cây trồng đa dạng gồm nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới.

* Khoáng sản: đa dạng, giàu có nhất cả nước, nhiều loại trữ lượng lớn-> phát triển công nghiệp khai khoáng.

* Sông ngòi: nhiều sông lớn, trữ lượng thủy điện dồi dào=> thuận lợi để phát triển thủy điện.

* Đất đai: đa dạng, gồm đất feralit và đất phù sa=> thuận lợi để phát triển cây công nghiệp, cây lương thực, cây ăn quả.

* Vùng biển: vùng biển Quảng Ninh thuận lợi để phát triển tổng hợp kinh tế biển (du lịch, đánh bắt nuôi trồng thủy sản, vận tải biển,...)

Giữa Đông Bắc và Tây Bắc có những đặc điểm riêng về điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế.

 

-Khó khăn:

Về mặt tự nhiên, Trung du và miền núi Bắc Bộ cũng gặp không ít khó khăn:

+ Địa hình bị chia cắt mạnh, thời tiết diễn biến thất thường, gây trở ngại cho hoạt động giao thông vận tải cũng như tổ chức sản xuất và đời sống, nhất là ở vùng cao và biên giới.

+ Khoáng sản tuy nhiều chủng loại, phân bô khá tập trung, song trữ lượng nhỏ, điều kiện khai thác phức tạp.

+ Việc chặt phá rừng bừa bãi đã dẫn tới xói mòn, sạt lở đất, lũ quét, làm cho chất lượng môi trường bị giảm sút nghiêm trọng.

Bình luận (0)
HP
Xem chi tiết
LL
18 tháng 12 2021 lúc 16:34

tk

6.

1. Quá trình nội sinh

- Là các quá trình hình thành địa hình có liên quan tới các hiện tượng xảy ra ở lớp man-ti.

2. Quá trình ngoại sinh

- Là các quá trình xảy ra ở trên bề mặt Trái Đất hoặc những nơi không sâu dưới mặt đất.

8.

Nguyên nhân hình thành núi lửa

Khi đá được đun nóng và tan chảy, chúng giãn nở ra, do đó cần nhiều không gian hơn. ... Khi áp lực của các dòng chảy mắc ma cao hơn áp lực tạo bởi lớp đá bên trên, dòng mắc ma phun trào lên trên qua miệng núi và tạo thành núi lửa.


 

Bình luận (0)
LT
Xem chi tiết
KJ
19 tháng 12 2021 lúc 13:53

Tham khảo: Động đất hay Địa chấn là sự rung chuyển trên bề mặt Trái Đất do kết quả của sự giải phóng năng lượng bất ngờ ở lớp vỏ Trái Đất và phát sinh ra sóng địa chấn. Hoạt động địa chấn của một khu vực là tần suất, loại và kích thước của trận động đất trải qua trong một khoảng thời gian. Từ chấn động cũng được sử dụng cho rung động địa chấn nhưng không gây ra động đất. Nó cũng xảy ra ở các hành tinh,vệ tinh có cấu tạo với lớp vỏ ngoài rắn như Trái Đất.

Ở bề mặt Trái Đất, các trận động đất biểu hiện bằng cách rung chuyển và di chuyển hoặc phá vỡ mặt đất. Khi tâm chấn của một trận động đất lớn nằm ngoài khơi, đáy biển có thể bị dịch chuyển đủ để gây ra sóng thần. Động đất cũng có thể kích hoạt lở đất và hoạt động núi lửa.

Theo định nghĩa chung, trận động đất từ được sử dụng để mô tả bất kỳ sự kiện địa chấn nào dù là tự nhiên hay gây ra bởi con người, người tạo ra sóng địa chấn. Động đất được gây ra chủ yếu là do vỡ các đứt gãy địa chất mà còn do các sự kiện khác như hoạt động núi lửa, lở đất, vụ nổ mìn và thử hạt nhân. Điểm vỡ của trận động đất ban đầu được gọi là chấn tiêu (hypocenter) hoặc trọng tâm của nó. Tâm chấn là điểm ở mặt đất ngay phía trên chấn tiêu.

Núi lửa là một vết đứt gãy trên lớp vỏ của một hành tinh, như là Trái Đất cho phép dung nham, tro núi lửa, và khí thoát ra từ một lò magma ở dưới bề mặt.

 Một vụ phun trào của Núi Pinatubo ngày 12 tháng 6 năm 1991, 3 ngày trước khi vụ phun trào đạt đỉnh Vòi dung nham phun trào từ một nón núi lửa tại Hawaii, 1983

Núi lửa trên Trái Đất xảy ra vì lớp vỏ của nó được chia thành 7 mảng kiến tạo lớn, cứng rắn nổi trên lớp phủ nóng hơn và mềm hơn.[1] Do đó, trên Trái Đất, núi lửa thường xuất hiện ở ranh giới giữa các mảng kiến tạo, và hầu hết là ở dưới nước. Ví dụ, một sống núi giữa đại dương, như là sống núi giữa Đại Tây Dương, có núi lửa do các mảng kiến tạo phân kỳ, trong khi vành đai lửa Thái Bình Dương có núi lửa do các mảng kiến tạo hội tụ. Núi lửa cũng có thể hình thành nơi các mảng kiến tạo kéo dài và mỏng đi, ví dụ như ở đới tách giãn Đông Phi hay cánh đồng núi lửa Wells Gray-Clearwater và đới tách giãn Rio Grande tại Bắc Mỹ. Loại hoạt động núi lửa này thuộc "thuyết mảng". This type of volcanism falls under the umbrella of "plate hypothesis" volcanism.[2] Hoạt động núi lửa không gần ranh giới mảng kiến tạo cũng có xuất hiện, và được giải thích là các chùm manti. Những "điểm nóng", ví dụ như Hawaii, được cho là hình thành từ nếp trồi với magma dâng lên từ ranh giới lớp lõi – lớp phủ, sâu 3,000 km trong lòng Trái Đất. Núi lửa thường không được tạo ra khi hai mang kiến tạo trược lên nhau.

Núi lửa phun trào có thể tạo nên nhiều mối nguy hiểm, không chỉ trong khu vực lân cận của vụ phun trào. Một mối đe dọa là tro núi lửa, ảnh hưởng xấu đến máy bay, đặc biệt là những loại có động cơ phản lực, có thể làm nóng chảy những hạt tro, sau đó tro nóng chảy sẽ dính vào cánh tua bin và thay đổi hình dạng, làm hỏng tua bin. Những vụ phun trào lớn có thể thay đổi nhiệt độ bởi tro và những giọt axit sulfuric che mờ mặt trời và làm tầng khí quyển thấp (tầng đối lưu); tuy nhiên, chúng cũng hấp thụ nhiệt lượng tỏa ra từ Trái Đất, làm ấm lớp khí quyển cao hơn (tầng bình lưu). Trong quá khứ, mùa đông núi lửa đã gây ra những nạn đói trên diện rộng.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
TP
12 tháng 12 2021 lúc 17:01

Tham khảo

So sánh quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh

Đáp án :

Quá trình nội sinh là quá trình xảy ra trong lòng đất làm di chuyển các mảng quá trình kiến tạo, nén ép các lớp đất đá hoặc đẩy vật chất nóng chảy dưới sâu ra ngoài mặt đất

Quá trình ngoại sinh là quá trình hình thành địa hình xảy ra trên bề mặt Trái Đất bao gồm phá hủy, vận chuyển bồi tụ được.

- Ngoại sinh là quá trình xảy ra do các tác nhân bên ngoài vỏ Trái Đất. - Quá trình nội sinh và ngoại sinh có tác động đồng thời đến hiện tượng tạo núi. + Quá trình nội sinh làm gia tăng tính gồ ghề của bề mặt đất. + Quá trình ngoại sinh có xu hướng phá hủy, san bằng các chỗ ghồ ghề, bồi lấp, làm đầy chỗ lõm.

Núi lửa được hình thành là do nhiệt độ bên dưới bề mặt Trái đất rất nóng, càng đi sâu về phía tâm Trái đất, nhiệt độ càng tăng lên. ... Những chất được phun trào ra từ miệng núi lửa sẽ rơi xuống sườn núi và chân núi, hình thành một ngọn núi hình nón.

Một núi lửa có nhiều thành phần cơ bản. Như đã nói ở trên, bên dưới núi lửa có một hồ chứa đá nóng chảy được gọi là lò mắc ma. ... Rất nhiều vật chất thoát ra sẽ tụ lại bên hông núi lửa, chồng chồng lớp lớp tạo thành các lớp khoáng chất. Sau nhiều vụ phun trào, các lớp này ngày càng đầy lên tạo thành hình dạng của núi lửa.

Thiệt hại khi núi lửa phun trào

Gây ra nhiều hậu quả vô cùng nghiêm trọng như cháy rừng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái, tạo ra những cơn sóng thần với sức gió và chiều cao sóng lớn, tác hại đến khí hậu và tầng ozon, gây ô nhiễm mô trường nghiêm trọng.

Động đất hay địa chấn là sự rung chuyển của mặt đất do kết quả của sự giải phóng năng lượng bất ngờ ở lớp vỏ Trái Đất. Nó cũng xảy ra ở các hành tinh có cấu tạo với lớp vỏ ngoài rắn như Trái Đất.

- Khi động đất xảy ra: Để tránh bị thương, thậm chí mất mạng do động đất, nguyên tắc cơ bản nhất là tìm chỗ trú an toàn để tránh các vật cứng rơi vào đầu/người khi có rung lắc. Đối với những người đang ở trong nhà, có thể chui xuống gầm bàn/gầm giường, tránh xa các cửa kính, tránh di chuyển khi vẫn đang có chấn động.

hihihihihihi08/01/2020

-đặc điểm :

+bình nguyên:là dạng địa hình thẳng .bề mặt hơi thẳng hoặc gợn sóng.độ cao dưới 200m .có ngững bình nguyên cao gần 500m.

+cao nguyên:là dạng địa hình có độ cao tuyệt đối lớn hơn 500m .có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng ,có sườn dốc

+ đồi : là dạng địa hình nhô cao ,đỉnh tròn ,sườn thoải ,độ cao tương đối không quá 200m

-giá trị:

+bình nguyên :đất đai màu mỡ , dân cư đông đúc ,phát triển ngành nông nghiệp ,nguồn nước dồi dào

+cao nguyên : thuận lợi cho các cây công nghiệp như hồ tiêu , cần sa ,...và chăn nuôi gia súc lớn

+đồi :tạo thuận lợi để phát triển ngành nông nghiệp

 https://hoc24.vn/ly-thuyet/bai-14-thuc-hanh-doc-luoc-do-dia-hinh-ti-le-lon-va-lat-cat-dia-hinh-don-gian.153483Hôm qua máy chị hết pin nên giờ mới giúp được nha
Bình luận (3)
HB
Xem chi tiết
NH
13 tháng 11 2019 lúc 9:39

- Đặc điểm:

+ Đây là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người: Thái, Mường, Dao, Mông,... ở Tây Bắc; Tày, Nùng, Dao, Mông,... ở Đông Bắc. Người Việt (Kinh) cư trú ở hầu hết các địa phương.

+ Trình độ dân cư, xã hội có sự chênh lệch giữa Đông Bắc và Tây Bắc.

Đông Bắc có mật độ dân số cao gấp đôi Tây Bắc, nhưng tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số chỉ bằng khoảng một nửa Tây Bắc.

Các chỉ tiêu về GDP/người, tỉ lệ người lớn biết chữ, tuổi thọ trung bình, tỉ lệ dân số thành thị ở Đông Bắc đều cao hơn Tây Bắc.

Đời sống đồng bào các dân tộc bước đầu đã được cải thiện nhờ thành lựu của công cuộc Đổi mới.

- Thuận lợi:

+ Đồng bào các dân tộc có nhiều kinh nghiệm canh tác trên đất dốc, kết hợp sản xuất nông nghiệp với lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn, trồng cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả ôn đới và cận nhiệt.

+ Đa dạng về văn hoá.

- Khó khăn:

+ Trình độ văn hoá, kĩ thuật của người lao động còn hạn chế.

+ Đời sống người dân còn nhiều khó khăn.

Bình luận (0)
HB
Xem chi tiết
NH
25 tháng 9 2017 lúc 10:18

a) Khai thác, chế biến khoáng sản

- Thuận lợi:

+ Là vùng giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất nước ta.

+ Khoáng sản năng lượng (nhiên liệu): Vùng than Quảng Ninh là vùng than lớn bậc nhất và chất lượng tốt nhất Đông Nam Á. Hiện nay, sản lượng khai thác đã vượt mức 30 triệu tấn/năm, chủ yếu dùng làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện và để xuất khẩu.

+ Khoáng sản kim loại:

· Sắt (Yên Bái).

· Đồng - niken (Sơn La).

· Đất hiếm (Lai Châu).

· Kẽm - chì (Chợ Điền - Bắc Kạn).

· Đồng - vàng (Lào Cai).

· Thiếc và bôxit (Cao Bằng). Mỗi năm vùng sản xuất khoảng 1.000 tấn thiếc.

+ Khoáng sản phi kim loại: apatit (Lào Cai). Mỗi năm khai thác khoảng 600 nghìn tấn quặng để sản xuất phân lân.

- Khó khăn: Đa số mỏ quặng nằm ở nơi kết cấu hạ tầng giao thông vận tải chưa phát triển. Các vỉa quặng thường nằm sâu trong lòng đất nên việc khai thác đòi hỏi chi phí sản xuất cao và các phương tiện hiện đại.

b) Thủy điện

- Thuận lợi:

+ Các sông suối có trữ năng thủy điện khá lớn. Hộ thống sông Hồng (11 triệu kW) chiếm hơn 1/3 trữ năng thủy điện của cả nước. Riêng sông Đà chiếm gần 6 triệu kW.

+ Đã xây dựng các nhà máy thủy điện: Thác Bà trên sông Chảy (110 MW), Hoà Bình trên sông Đà (1920 MW), Tuyên Quang trên sông Gâm (342 MW),…

+ Hiện nay, đang triển khai xây dựng nhà máv thủy điện Sơn La trên sông Đà (2400 MW). Nhiều nhà máy thuỷ điện nhỏ đang được xây dựng trên phụ lưu của các sông.

- Khó khăn: Việc xây dựng các công trình thủy điện lớn sẽ gây ngập lụt nhiều vùng rộng lớn, làm thay đổi môi trường xung quanh, vì vậy phải chú ý bảo vệ môi sinh.

Bình luận (0)
MH
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
NN
17 tháng 12 2016 lúc 10:15

4, Nội lực là những lực sinh ra ở bên trong trái đất

VD: núi lửa,động đất,..

Ngoại lực là những lực sinh ra bên ngoài bề mặt trái đất

VD: xâm thực phong hóa,...

5, núi lửa là hình thức phun trào Mác ma ở dưới sâu trái đất, núi lửa hoạt động gây thiệt hại về người và của,...dung nham núi lửa khi bị phân hủy có lơi cho cây trồng.những vùng có núi lửa ở Việt Nam như: điện biên,Quảng Nam

 

Bình luận (1)
TN
17 tháng 12 2016 lúc 9:17

Giúp mk nha ! Ai nhanh nhất mk tick cho!vuithanghoa

Bình luận (0)
NN
17 tháng 12 2016 lúc 10:01

trái đất tự quay quanh trục tưởng tượng nối liền cực Bắc và cực Nam và nghiêng 66 độ 33'

-trái đất tự quay theo hướng từ Tây sang Đông

- thời gian quay một vòng hết 24 giờ hay 1 ngày 1 đêm

2, Hệ quả của sự vân động quanh trục của trái đất

- hiện tượng ngày và đêm

do trái đất tự quay quanh trục từ Tây sang Đông nên khắp mọi nới trên trái đất lần lượt có ngày và đêm

+nửa được chiếu sáng là ngày

+nửa bị khuất trong bóng tối là đêm

- sự lệch hướng

do sự vận động tự quay quanh trục của trái đất làm cho các vật chuyển động bị lệch hướng

+ ở nửa cậu Bắc chuyển động lệch về bên phải

+ ở nửa cầu Nam chuyển động lệch về bên trái

3, trong khi chuyển động trên quỹ đạo trục của trái đất bao giờ cũng có độ nghiêng không đổi và hướng về một phía nên sinh ra các mùa,

sự phân bố ánh sáng,lượng nhiết và các tính các mùa hoàn toàn trái ngược nhau

nên sinh ra bốn mùa :Xuân ; Hạ ;Thu ;Đông

 

Bình luận (0)
NT
Xem chi tiết
VM
27 tháng 2 2016 lúc 16:04

a) Khai thác, chế biến khoáng sản

* Thuận lợi :

- Là vùng giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất nước ta

- Khoáng sản năng lượng (nhiên liệu) : Vùng than Quảng Ninh là vùng than lớn bậc nhất và chất lượng tốt nhất Đông Nam Á. Hiện nay, sản lượng khai thác đã vượt mức 30 triệu tấn/năm, chủ yếu dùng làm nguyên liệu cho các nhà máy nhiệt điện và để xuất khẩu

- Khoáng sản kim loại :

    + Sắt (Yên Bái)

    + Đồng - niken ( Sơn La)

    + Đất hiếm (Lai Châu)

    + Kẽm -  chì (Chợ Điền - Bắc Kan)

    + Đồng - vàng ( Lào Cai)

    + Thiếc và booxxit (Cao Bằng). Mỗi năm vùng sản xuất khoảng 1.000 tấn thiếc

- Khoáng sản phi kim loại : apatit (Lào Cai). Mỗi năm khai thác khoảng 600 nghìn tấn quặng để sản xuất phân lân

*  Khó khăn :

Đa số mỏ quặng ở nơi kết cấu hạ tầng giao thông vận tải chưa phát triển. Các vỉa quặng thường nằm sâu trong lòng đất nên việc khai thác đòi hỏi chi phí sản xuất cao và các phương tiện hiện đại

b) Thủy điện

* Thuận lợi 

- Các sông suối có trữ năng thủy điện khá lớn. Hệ thống sông Hồng (11 triệu KW) chiếm hơn 1/3 trữ năng thủy điện của cả nước. Riêng sông Dadf chiếm gần  6 triệu KW

- Đã xây dựng các nhà máy thủy điện : Thác Bà trên sông Chảy ( 110KW), Hòa Bình trên sông Đà ( 1920MW), Tuyên Quang trên sông Gâm ( 342MW)

- Hiện nay, đang triển khai xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La trên sông Đà (2400MW). Nhiều nhà máy thủy điện nhỏ đang được xây dựng trên phụ lưu của các sông

* Khó khăn :

Việc xây dựng các công trình thủy điện lớn sẽ gây ngập lụt nhiều vùng rộng lớn, làm thay đổi môi trường xung quanh, vì vậy phải chú ý bảo vệ môi sinh

Bình luận (0)