Những câu hỏi liên quan
HH
Xem chi tiết
DH
6 tháng 11 2023 lúc 19:11

Ý nghĩa của chi tiết Vũ Nương gieo mình xuống sông tự vẫn:

- Phản ánh số phận của người phụ nữ trong xã hội xưa phải chịu oan khuất và uất ức mà đi đến bức đường cùng.

- Bày tỏ sự tiếc thương của tác giả trước số phận mong manh và đau khổ của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

- Tố cáo đanh thép xã hội phong kiến tàn ác bất nhân chà đạp lên quyền sống của người phụ nữ.

Bình luận (0)
PA
Xem chi tiết
TP
26 tháng 8 2016 lúc 17:08

1, Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận

2, Tóm tắt ngắn gọn câu chuyện

3, Nêu được những chi tiết hé mở trong truyện để có thể tránh được thảm kịch cho Vũ Nương:

Truyện không phải không hé mở khả năng có thể tránh được thảm kịch đau thương của Vũ Nương:Lời con trẻ chứa đựng không ít điều vô lí không thể tin ngay được: "mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi", "chỉ nín thin thít", "chẳng bao giờ bế Đản cả",... Câu nói đó của đứa trẻ như là một câu đố, nếu Trương Sinh biết suy nghĩ thì cái chết của Vũ Nương sẽ không xảy ra. Nhưng Trương Sinh cả ghen, ít học, đã vô tình bỏ dở khả năng giải quyết tấm thảm kịch, dẫn tới cái chết oan uổng của người vợ.Bi kịch có thể tránh được khi vợ hỏi chuyện kia ai nói, chỉ cần Trương Sinh kể lại lời con nói mọi chuyện sẽ rõ ràng.

=>Thể hiện tài năng kể chuyện của Nguyễn Dữ (thắt nút truyện làm cho mâu thuẫn đẩy lên đỉnh điểm tăng sự li kỳ, hấp dẫn cho câu chuyện)

4, Suy nghĩ về cái chết của Vũ Nương:

Tìm đến cái chết là tìm đến giải pháp tiêu cực nhất nhưng dường như đó là cách duy nhất của Vũ Nương. Hành động trẫm mình tự vẫn của nàng là hành động quyết liệt cuối cùng để bảo toàn danh dự, đối với nàng phẩm giá còn cao hơn cả sự sống.Một phụ nữ đức hạnh, tâm hồn như ngọc sáng mà bị nghi oan bởi một chuyện không đâu ở một lời con trẻ, một câu nói đùa của mẹ với con mà phải tìm đến cái chết bi thảm, ai oán trong lòng sông thăm thẳm.Câu chuyện bắt đầu từ một bi kịch gia đình, một chuyện trong nhà, một vụ ghen tuông. Vũ Nương lấy phải người chồng cả ghen, nguyên nhân trực tiếp dẫn nàng đến cái chết bi thảm là "máu ghen" của người chồng nông nổi. Không phải chỉ vì cái bóng trên tường mà chính là cái bóng đen trong tâm hồn Trương Sinh đã giết chết Vũ Nương.Câu chuyện đau lòng vượt ra ngoài khuôn khổ cuả một gia đình, nó buộc chúng ta phải suy nghĩ tới số phận mong manh của con người trong một xã hội mà những oan khuất, bất công, tai họa có thể xảy ra bất cứ lúc nào đối với họ mà những nguyên nhân dẫn đến nhiều khi không thể lường trước được. Đó là xã hội phong kiến ở nước ta, xã hội đã sinh ra những chàng Trương Sinh, những người đàn ông mang nặng tư tưởng nam quyền, độc đoán, đã chà đạp lên quyền sống của người phụ nữ. Hậu quả là cái chết thảm thương của Vũ Nương.Chiến tranh phong kiến cũng là một nguyên nhân dẫn đến bi kịch của Vũ Nương. Nó gây nên cảnh sinh li rồi góp phần dẫn đến cảnh tử biệt.Cái chết của Vũ Nương là lời tố cáo xã hội phong kiến đã dung túng cho cái ác, cái xấu xa đồng thời bày tỏ niềm cảm thông đối với số phận người phụ nữ.Bi kịch của Vũ Nương đem đến bài học thấm thía về việc giữ gìn hạnh phúc gia đình.

5, Đánh giá, liên hệ, mở rộng:

Nghệ thuật xây dựng chi tiết có ý nghĩa trong tác phẩm, tạo tình huống có vấn đề .Nỗi đau, số phận của Vũ Nương cũng chính là hình ảnh cuộc sống của người phụ nữ xưa.Trân trọng, cảm thông, thấu hiểu của tác giả với người phụ nữ trong xã hội phong kiến.Suy nghĩ của bản thân về cuộc sống gia đình hiện nay.
Bình luận (0)
HD
Xem chi tiết
VD
Xem chi tiết
VT
14 tháng 3 2016 lúc 18:19
Cuộc gặp gỡ giữa Phan Lang và Vũ Nương có ý nghĩa gì trong câu chuyện "Chuyện người con gái Nam Xương"?

Thảo luận 1

Thứ nhất: đây là kết thúc có hâu của câu chuyện vì Vũ Nương không chết mà được sống sung sướng và cuối cùng cũng được minh oan. Thứ hai: qua đây thể hiện tinh thần nhân đạo của Nguyễn Dữ nói riêng và của người dân nói chung; thái độ công bằng và trân trọng những người phụ nữ trong xã hội cũ. Thứ ba: Đây đồng thời cũng thể hiện ước mơ của nhân dân ta thời đó về những cái kết có hậu cho người tốt và về một xã hội tốt đẹp hơn. Thứ tư: Vũ Nương tuy trở về nhưng không ở lại. Chi tiết này có ý nghĩa nàng muốn đoạn tuyệt với cái thế giới đầy những bất công, phi lí, nàng không còn gì để trong mong ở cuộc sống đó và người chồng đó. Thứ năm: Trương Sinh tuy gặp lại Vũ Nương nhưng cũng không một lời giữ nàng ở lại. Đó cũng thể hiện phần nào bản chất của hắn. Nói chung đây là một câu chuyện có giá trị hiện thực cao, phê phán những hủ tục còn tồn tại. Đây cũng là đề tài thường thấy trong các tác phẩm của Nguyễn Dữ.

Thảo luận 2

- Đó là sự sáng tạo của tác giả (Trong truyện cổ không có chi tiết này) -Tô đậm màu sắc kì ảo của truyện ( người chết sống lại ...) . Giá trị nhân đạo của tác phẩm Tạm thế thôi nhé

Bình luận (0)
LJ
11 tháng 12 2017 lúc 19:16

In

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
9 tháng 12 2019 lúc 12:19

1. Yêu cầu nội dung :

- Đề bài yêu cầu người viết làm rõ giá trị nghệ thuật chi tiết nghệ thuật trong câu chuyện.

- Cái bóng trong câu chuyện có ý nghĩa đặc biệt vì đây là chi tiết tạo nên cách thắt nút, mở nút hết sức bất ngờ.

   + Cái bóng có ý nghĩa thắt nút câu chuyện vì :

Đối với Vũ Nương: Trong những ngày chồng đi xa, vì thương nhớ chồng, vì không muốn con nhỏ thiếu vắng bóng người cha nên hàng đêm, Vũ Nương đã chỉ bóng mình trên tường, nói dối con đó là cha nó. Lời nói dối của Vũ Nương với mục đích hoàn toàn tốt đẹp.

Đối với bé Đản: Mới 3 tuổi, còn ngây thơ, chưa hiểu hết những điều phức tạp nên đã tin là có một người cha đêm nào cũng đến, mẹ đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi, nhưng nín thin thít và không bao giờ bế nó.

Đối với Trương Sinh: Lời nói của bé Đản về người cha khác (chính là cái bóng) đã làm nảy sinh sự nghi ngờ vợ không thuỷ chung, nảy sinh thái độ ghen tuông và lấy đó làm bằng chứng để về nhà mắng nhiếc, đánh đuổi Vũ N-ương đi để Vũ Nương phải tìm đến cái chết đầy oan ức.

   + Cái bóng cũng là chi tiết mở nút câu chuyện. Chàng Trương sau này hiểu ra nỗi oan của vợ cũng chính là nhờ cái bóng của chàng trên tường được bé Đản gọi là cha. Bao nhiêu nghi ngờ, oan ức của Vũ Nương đều được hoá giải nhờ cái bóng.

- Chính cách thắt, mở nút câu chuyện bằng chi tiết cái bóng đã làm cho cái chết của Vũ Nương thêm oan ức, giá trị tố cáo đối với xã hội phong kiến nam quyền đầy bất công với người phụ nữ càng thêm sâu sắc hơn.

2. Yêu cầu hình thức:

- Trình bày bằng văn bản ngắn.

- Dẫn dắt, chuyển ý hợp lí.

- Diễn đạt lưu loát.

Bình luận (0)
SG
Xem chi tiết
ND
21 tháng 5 2020 lúc 15:35

Việc tác giả viết tiếp phần sau của câu chuyện cho thấy tinh thần nhân đạo trong ngòi bút của tác giả. Nếu để tác phẩm kết thúc như vậy thì chẳng phải nhân vật Vũ Nương vẫn phải chịu hàm oan đến hết đời hay sao . Không để nhân vật phải chết một cách oan ức như vậy, tác giả đã viết tiếp phần sau của câu chuyện để tìm cách minh oan cho nàng và cho Vũ Nương có một phần đời hạnh phúc về sau. Điều này hoàn toàn xứng đáng với những phẩm chất cao quý của người con gái ấy. Đồng thời thể hiện niềm tin của tác giả vào những điều tốt đẹp sẽ đến với những người lương thiện , ngay thẳng, hiền lành.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
DN
Xem chi tiết
ND
30 tháng 5 2019 lúc 4:28

Chọn đáp án: D.

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
19 tháng 10 2018 lúc 4:06

Đáp án D

Cả A,B,C đều đúng.

Bình luận (0)
VN
Xem chi tiết