Tại sao Lý Bạch lại được mệnh danh là " Thi tiên" và Đỗ Phủ là " Thi sử"
- Đỗ Phủ và Lý Bạch là 2 nhà thơ như thế nào?
- Lý Bạch đc mệnh danh là gì?
Đỗ Phủ và Lí Bạch là hai nhà thơ lớn xuất sắc của Trung Quốc. Thơ của hai người tràn ngập tình yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu cuộc sống...
Lý Bạch được mệnh danh là "Thi Tiên", nghĩa là tiên thơ.
Lý Bạch – Wikipedia tiếng Việt
Đỗ Phủ – Wikipedia tiếng Việt
Bn vào 2 link đó sẽ rõ
Chưa học nên chưa bik
Hok tốt
# Smile #
Thi tiên Lý Bạch
Lý Bạch (701 – 762), tự Thái Bạch, tổ tiên vốn ở Long Tây Thanh Kỷ (nay là thành phố Thiên Thuỷ, tỉnh Cam Túc), trước thời mạt Tuỳ, ông ở vùng Trung Á, sinh ở Toái Hiệp (nay là Tokmok, Kyrgystan). 5 tuổi, theo cha về ở huyện Chương Minh Cẩm Châu (nay là huyện Giang Khúc tỉnh Tứ Xuyên).
Năm 25 tuổi, “chỉ kiếm khứ quốc, từ thân viễn du, nam cùng Thương Ngô, đông lạc minh hải”. Sau đó ông ở lại An Lục. Khoảng 10 năm sau, lại phía bắc đi đến Thái Nguyên, tây đến Trường An, phía đông đến Lỗ Quận, kết giao với không ít nhân vật nổi tiếng, viết không ít thơ văn. Truyền thuyết nói khi đến Trường An, Hạ Tri Chương gặp ông, ngạc nhiên vì vẻ “thi tiên nhân”, gọi thơ ông là khốc quỷ thần, giới thiệu ông gia nhập thi đàn ở kinh đô. Năm Thiên Bảo nguyên niên, được sự dẫn dắt của công chúa Ngọc Trân, ông được triệu vào cung làm ở Hàn Lâm cung phụng, được sự đối đãi rất tử tế của Huyền Tông Lý Long Cơ. Nhưng Hàn Lâm chẳng qua chỉ là cái tên gọi mà không có thực quyền. Dưới con mắt của Lý Bạch, đây chỉ là một lồng chim cảnh, một người có chí phò tá thiên hạ như ông, ở đây tất không có cách nào để thực hiện hoài bão. Ở trong cung được hai năm, ông được “thưởng vàng rồi cho về”.
Sau khi rời Trường An, Lý Bạch sống cuộc đời lang thang trôi nổi trong một thời gian dài, dấu chân của ông từng đi qua Tống, Tề, Lỗ, U, Ký, ông muốn ở ẩn ở Lư sơn, nhưng rồi lại được Vĩnh Vương mời tha thiết tham gia mạc phủ. Ở đó 2 năm, Vĩnh Vương bị Túc Vương đánh bại, Lý Bạch phải rời Dạ Lang, đi đến Vu Sơn thì lại được tha. Năm 61 tuổi, Lý Quang Bật làm đông trấn ở Lâm Hoài, Lý Bạch nghe tin bèn ra mắt xin đi đánh giặc hy vọng những năm tuổi già có thể trả thù cho nước, nhưng rồi bị bệnh trên đường nên phải trở về, năm sau ông bị bệnh chết ở nhà Lý Dương Băng một nhà thư pháp nổi tiếng đời Đường ở huyện Đương Đồ.
Lý Bạch yêu tha thiết non sông đất nước, ông có tình cảm hào hùng, những vần thơ phóng khoáng ca ngợi vẻ đẹp của giang sơn gấm vóc. Ông miêu tả con sông Hoàng Hà nước chảy cuồn cuộn, đường vào Thục gập ghềnh hiểm trở, cảnh hùng vĩ của Cửu Thiên, khung cảnh bao la bát ngát chưa từng có, tái hiện hình tượng thiên nhiên hùng vĩ. Ông đã từng dựa vào tưởng tượng, miêu tả Thiên Lão sơn, một thế giới thần tiên hùng vĩ tráng lệ, biểu hiện khát vọng và nhu cầu tự do phóng khoáng. Những sáng tác của Lý Bạch đã thể hiện quá trình học tập vô cùng gian khổ các nhà thơ đời trước. Trong các tác phẩm của ông còn giữ lại rất nhiều những thơ, phú bắt chước người xưa. Ông đề cao Phụng, Nhã, ca ngợi Kiến An, trong thơ ca của ông có thể tìm thấy các tác phẩm nổi tiếng của nhiều đời, đặc biệt nổi bật là việc học tập dân ca Nhạc Phủ. Thơ ca của ông có nhiều nét đặc sắc với giọng điệu hào hùng, phóng khoáng.
Từ đời viễn cổ, ban đầu nhân dân đã sáng tác ra các thần thoại truyền thuyết, đó là những biểu hiện đầu tiên của chũ nghĩa lãng mạn trong văn học. Đến thời Chiến Quốc, Khuất Nguyên đã đạt được những thành tựu về văn học và văn hoá, trong thực tiễn đấu tranh đã sáng tác những tác phẩm thơ ca sáng chói, nội dung phong phú và cao đẹp, hình thức kỳ diệu, đạt đến đỉnh cao của chủ nghĩa lãng mạn. Ông đã tiếp thu những triết lý và tản văn của Trang Tử sáng tạo nên rất nhiều những ngụ ngôn với ý tưởng kỳ lạ, có những cống hiến đáng kể cho chủ nghĩa lãng mạn. Từ Lưỡng Hán đến Sơ Đường, các sáng tác dân gian và sáng tác của các nhà văn, truyền thống của chủ nghĩa lãng mạn không ngừng phát triển. “Mạch Thượng tang”, “Mộc lan từ” trong Hán Nguỵ Lục triều và dân ca Nhạc phủ, một số tác phẩm của Tào Thực, Nguyễn Tịch, Tả Tư, Đào Uyên Minh, Bào Chiếu, những truyền thuyết ưu tú của tiểu thuyết chí quái thời Lục triều đề thể hiện chủ nghĩa lãng mạn một cách phong phú. Đến đời Thịnh Đường đã xuất hiện những đỉnh cao của chủ nghĩa lãng mạn mà Lý Bạch là tiêu biểu.
Sự cách tân của Lý Bạch trong thơ ca đời Đường cũng có những cống hiến đặc biệt, ông tiếp thu chủ trương cách tân trong thơ ca của Trần Tử Ngang, qua lý luận và thực tiễn đã khiến cho thơ ca cách tân của ông đạt được những thành công, trong bài thứ nhất “Cổ phong” ông hồi tưởng lại toàn bộ lịch sử phát triển của thơ ca, đã chỉ ra “Tự tòng Kiến An lai, kỳ lệ bất túc trân”. Với tinh thần tự hào, khẳng định những hạn chế của thơ Đường lúc đó , khôi phục con đường chính xác của Phong, Nhã truyền thống. Trong bài thứ 35 Cổ phong, lại phê phán phong cách thơ ca hình thức chủ nghĩa đương thời bắt chước trau chuốt coi thường nội dung tư tưởng “Nhất khúc phỉ nhiên tử, Điêu trùng tang thiên chân”. Trong thực tiễn sáng tác, ông và Trần Tử Ngang có nhiều nét giống nhau: viết nhiều cổ thể, ít thơ luật, nhưng ông đã học tập dân ca Nhạc phủ ra sức khai thác thơ 7 chữ, thành tựu của ông vượt xa Trần Tử Ngang. Những cố gắng này của ông trong việc cách tân thơ ca đã có những tác dụng vô cùng to lớn. Sau khi ông mất, Lý Dương Băng đã đề trong “Thảo đường tập” của ông: “Đây là những đánh giá chính xác những đóng góp của ông trong việc cách tân thơ ca.”
Với đời sau, thơ ca của Lý Bạch cũng có ảnh hưởng vô cùng to lớn. Những bài thơ nổi tiếng đương thời đã được phổ biến, đến thời Trinh Nguyên, thơ ông chưa được in thành quyển nhưng “nhà nhà đều có”. Thời Trung Đường, Hàn Dũ, Mạnh Giao đã ra sức ca ngợi thơ ông, lại từ việc tiếp thụ những kinh nghiệm của ông, sáng tạo nên những bài thơ có phong cách độc đáo. Những đặc điểm của phong cách lãng mạn chủ nghĩa trong thơ ông càng thể hiện và phát triển. Các nhà thơ đời Tống như Tô Thuấn Khâm, Vương Lệnh, Tô Thức, Lục Du, các nhà thơ Minh Thanh như Cao Khải, Dương Thận, Hoàng Cảnh Nhân, Cung Tự Trân cũng cũng được nuôi dưỡng bằng thơ ca của ông. Ngoài ra, Tô Thức, Tân Khí Tật với những bài từ hào phóng cũng chịu ảnh hưởng của ông. Một số câu chuyện truyền thuyết được viết thành tiểu thuyết, lan truyền trong dân gian cũng biểu hiện nhiệt tình của nhân dân đối với ông.
Nét đặc sắc của chủ nghĩa lãng mạn mãnh liệt đã tạo nên đặc điểm nghệ thuật trong tác phẩm của Lý Bạch. Sau Khuất Nguyên, ông là nhà thơ lãng mạn vĩ đại nhất của nước ta. Ông có trí tưởng tượng vô tận, vận dụng những câu chuyện ly kỳ của thần thoại, dùng tình cảm mãnh liệt của mình để miêu tả đối tượng với ngòi bút khiến mọi người phải kinh ngạc, ý tứ phóng túng đã miêu tả thế giới sắc sảo lạ kỳ. Thơ ca của ông chứa đựng nội dung mãnh liệt và hình thức hấp dẫn là viên ngọc chói sáng trong tài sản tinh thần của nhân dân ta.
Thi thánh Đỗ Phủ
Đỗ Phủ (712 – 770) tự là Tử Mỹ, khi làm thơ tự xưng là Thiếu Lăng Dã Lão, quê ở Tương Dương (nay thuộc Hồ Bắc), sau đó dời về huyện Củng (nay thuộc Hà Nam), là cháu của Đỗ Thẩm Ngôn. Từ nhỏ ông đã học giỏi, tri thức uyên bác, rất có chí lớn về chính trị. Cùng với Lý Bạch ông là một trong các nhà thơ nổi tiếng nhất đời Đường. Trong lịch sử văn học, người ta thường gọi chung là Lý Đỗ. Đỗ Phủ sinh trưởng trong một gia đình quan lại nhưng đã thất thế, từ nhỏ đã khổ công đọc sách cũng đã từng đi du lịch ở những nơi núi cao rừng thẳm, viết được rất nhiều những tác phẩm xuất sắc. Khi ngoài ba mươi tuổi, ông gặp Lý Bạch ở Lạc Dương. Đỗ Phủ kém Lý Bạch tới 11 tuổi, hai người có tính cách không giống nhau nhưng do cùng chí hướng và tình cảm nên họ đã trở thành những người bạn thân thiết. Sau đó, ông đến Trường An tham gia kỳ thi tiến sĩ, lúc này gian tướng Lý Lâm Phủ đang nắm quyền, Lý Lâm Phủ rất căm ghét những kẻ đọc sách, sợ những người này khi bước vào quan trường, sẽ bàn bạc về việc triều chính, không có lợi cho hắn, vì thế, hắn cấu kết với các quan chấm thi, lừa dối Huyền Tông, nói rằng những người dự thi lần này rất kém, không có một ai đủ tư cách trúng tuyển. Đường Huyền Tông lấy làm lạ, Lý Lâm Phủ lại dâng một bản tấu chương, nói là nhờ có sự anh minh của hoàng đế, bao nhiêu người có tài năng đều đã được tuyển dụng hết, trong dân gian không còn một ai là hiền tài nữa.
Những kẻ đọc sách lúc ấy đều coi khoa cử là con đường tiến thân, Đỗ Phủ sau lần vấp ngã này, trong lòng buồn bực không nói nên lời. Ông sống cuộc sống gian khổ thiếu thốn ở Trường An, tận mắt chứng kiến cuộc sống quyền quý xa xỉ của tầng lớp giàu có và những tình cảnh đói rét thảm thương của bao người, trong lòng lại càng thêm tức giận, đã dùng thơ ca nói lên nỗi bất bình trước những thảm cảnh này. “Chu môn tửu nhục xú, lộ hữu đông tử cốt” (Cửa son rượu thịt thối, trong khi ngoài đường là xương của những người chết vì đói rét) chính là những câu thơ bất hủ của ông.
Đỗ Phủ ở Trường An 10 năm, Đường Huyền Tông mới phong cho ông một chức quan thì loạn An Sử nổ ra. Trăm họ ở Trường An đua nhau bỏ chạy. Cả gia đình Đỗ Phủ cùng với bao nạn nhân khác, chịu cảnh đói rét cơ hàn tìm về nơi thôn dã hy vọng tìm được cuộc sống bình yên. Đang lúc đó, ông nghe nói Đường Túc Tông đang dời về Linh Võ, ông xa gia đình tìm đến với Túc Tông nhưng đi được nửa đường thì gặp quân An Lộc, bị bắt đưa về Trường An.
Trường An lúc ấy đã nằm trong tay quân nổi loạn, chúng tha hồ chém giết, cung điện và nhà cửa của dân cháy ngút trời. Các quan lại của triều Đường người thì đầu hàng có người bị bắt đưa đi Lạc Dương. Sau khi Đỗ Phủ bị bắt đưa về Trường An, bọn cầm đầu của loạn quân thấy ông không có vẻ gì là quan lớn nên lại thả ông ra.
Năm sau, Đỗ Phủ chạy khỏi Trường An, nghe nói Đường Túc Tông đã tới Phụng Tường ( nay là Phụng Tường, Thiểm Tây) ông đã đến Phụng Tường gặp Túc Tông. Lúc ấy, mọi thứ quần áo của Đỗ Phủ đều không còn cái nào lành lặn, trên người mặc chiếc áo đã rách cả khuỷu tay, chân đi một đôi giày cũ. Đường Túc Tông thấy Đỗ Phủ về với triều đình, tỏ thái độ hoan nghênh, cử ông làm chức quan Tả thập.
Tả thập là làm việc can vua. Đường Túc Tông tuy cho Đỗ Phủ làm chức quan này, nhưng chưa có ý muốn trọng dụng ông. Đỗ Phủ thì lại chưa biết điều này, không lâu sau, khi Tể tướng Phòng Quản bị Túc Tông cách chức, Đỗ Phủ thấy ông là người rất có tài năng nên đã làm một bản tấu chương can gián Túc Tông. Lần này, ông đã đắc tội với Túc Tông, may mà có người nói giúp với Túc Tông ông mới thoát nạn về nhà.
Sau khi quân Đường lấy lại được Trường An, Đỗ Phủ cũng cùng với rất nhiều quan lại trở về kinh đô. Đường Túc Tông đã cử ông đến Hoa Châu (nay là huyện Hoa, Thiểm Tây) làm việc quản lý việc cúng lễ, một chức quan nhỏ trong trường học. Đỗ Phủ với tâm trạng không vừa ý đến huyện Hoa. Lúc ấy, mặc dù Trường An, Lạc Dương đã được triều Đường giành lại nhưng quân An Lộc chưa bị tiêu diệt, chiến sự còn rất ác liệt. Quân Đường còn phải đến các nơi tuyển thêm quân lính đưa muôn dân vào trong vòng cơ cực. Có một hôm, Đỗ Phủ đi qua thôn Thạch Hào (nay thuộc đông nam huyện Thiểm, tỉnh Hà Nam), lúc ấy đã rất khuya. Ông đến một gia đình người nông dân nghèo ngủ nhờ, đón ông là hai vợ chồng một lão nông. Nửa đêm, , đang lúc ông ngủ say, bỗng có tiếng gọi cửa ầm ĩ. Đỗ Phủ ở trong nhà lắng nghe, chỉ thấy tiếng qua lại ngoài kia, bà lão ra mở cửa theo lời yêu cầu của người ngoài đường. Bước vào nhà là mấy người sai dịch, họ to tiếng hỏi bà lão: “Nhà bà có mấy người đàn ông?”
Bà lão vừa khóc vừa nói: “Tôi có ba đứa con đều đi dánh trận ở Nghiệp Thành cả, hai hôm trước có một đưa nhắn tin về, nói hai anh em đều đã chết ở chiến trường. Trong nhà bây giờ chỉ còn một đứa con dâu và đứa cháu còn đang bú. Ông còn muốn hỏi gì?”
Bà lão còn phải cầu xin rất nhiều, nhưng sai dịch vẫn chưa tin, bà lão đành phải đưa sai dịch đến nơi binh lính làm khổ dịch. Trời sáng, khi Đỗ Phủ lên đường, chỉ có lão ông đưa tiễn.
Đỗ Phủ tận mắt chứng kiến tình cảnh thê thảm ấy, trong lòng rất xúc động, ông đem chuyện này viết thành thơ, gọi là “Thạch Hào sứ” . Khi ở Hoa Châu ông đã lần lượt viết 6 bài thơ về đề tài này, gộp lại gọi là “Tam sứ tam biệt” (Thạch Hào sứ, Đồng Quan sứ, Tân An sứ, Tân hôn biệt, Thừa lão biệt, Vô gia biệt). Từ đó, phần lớn thơ ca của Đỗ Phủ viết về tình cảnh lầm than của muôn dân trong loạn An Sử, phản ánhquá trình từ hưng thịnh đến suy vong của triều Đường, cho nên mọi người mới gọi thơ ông là “Thi sử” ( sử bằng thơ).
Năm sau, ông từ chức quan ở Hoa Châu. Tiếp đó, ở Quan Trung trời làm đại hạn, cả nhà Đỗ Phủ không thể ở được bèn về Thành Đô, dựa vào sự giúp đỡ của bạn bè, ông ở bên suối Hoàn Hoa ở ngoại thành phía tây của Thành Đô, làm được một ngôi nhà nhỏ và ở đó gần 4 năm. Về sau, vì bạn bè đều đã chết, ở Thành Đô không có ai nương tựa nên cả nhà lại phiêu bạt về phía đông. Năm 770, vì đói nghèo và bệnh tật, ông chết trên một con thuyền nhỏ ở Tương Giang.
Sau khi ông chết, để kỷ niệm về một nhà thơ vĩ đại, mọi người lưu giữ lại căn nhà nhỏ bé của ông ở ngoại ô Thành Đô, dó chính là “Đỗ Phủ thảo đường” nổi tiếng.
Đỗ Phủ được mệnh danh là?
A. Thi thơ
B. Phật thơ
C. Tiên thơ
D. Thánh thơ
Nhà thơ Đỗ Phủ được mệnh danh là gì?
A. Thi tuyệt
B. Thi tiên
C. Thi thần
D. Thi thánh
câu 1
a.nhà thơ nào đc mệnh danh là thi tiên ?
b.nhà thơ đc mệnh danh là thi thánh ?
c.bài thơ nào đc coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc (viết tên hán)
a, Lý Bạch
b, Đỗ Phủ
c, Nam Quốc Sơn Hà- Lý Thường Kiệt
Nhà thơ Hồ Xuân Hương được mệnh danh là gì? *
A. Thần thánh thơ chữ
B. Nữ hoàng thi ca
C. Bà chúa thơ Nôm
D. Thi tiên thi thánh
Anh hùng lao động nào được vinh danh tại Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ nhất được mệnh danh là “cha đẻ” của ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam?
A. Ngô Gia Khảm
B. Hoàng Hanh
C. Trần Đại Nghĩa
D. Cù Chính Lan
Đáp án C
Anh hùng lao động nào được vinh danh tại Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ nhất được mệnh danh là “cha đẻ” của ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam là Trần Đại Nghĩa. Ông là người đã phát minh ra súng Bazoka, loại súng bắn xe tăng đầu tiên do Việt Nam chế tạo, súng không giật SKZ…
Câu 10: Hãy kể tên một số nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc thời đại nhà Đường?
A. Tư Mã Thiên, Đông Trọng Thư, Ngô Thừa Ân
B. La Quán Trung, Tào Tuyết Cần, Bạch Cư Dị
C. Đỗ Phủ, Lý Bạch, Ngô Thừa Ân
D. Đỗ Phủ, Lý Bạch, Bạch Cư Dị
Câu 11: Việc làm nào dưới đây của Ngô Quyền chứng tỏ ông nêu cao ý chí xây dựng chính quyền độc lập?
A. Bãi bỏ chức tiết độ sứ.
B. Đóng đô ở Cổ Loa.
C. Xưng vương
D. Lập triều đình quân chủ.
Câu 12: Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh lịch sử như thế nào?
A. Nội bộ triều đình mâu thuẫn sau khi Đinh Tiên Hoàng mất.
B. Đinh Tiên Hoàng mất, vua kế vị còn nhỏ, nhà Tống chuẩn bị xâm lược nước ta.
C. Thế lực Lê Hoàn mạnh, ép nhà Đinh nhường ngôi.
D. Đinh Tiên Hoàng mất, các thế lực trong triều ủng hộ Lê Hoàn.
Câu 13: Người có công dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước là ai?
A.Đinh Bộ Lĩnh
B. Ngô Quyền
C. Thục Phán
D. Khúc Thừa Dụ
Câu 14: Đinh Bộ Lĩnh đóng đô tại đâu?
A. Thăng Long
B. Phú Xuân
C. Hoa Lư
D. Đại La
Câu 15: Tại sao Đinh Bộ Lĩnh lại chọn Hoa Lư làm kinh đô?
A. Hoa Lư có địa hình bằng phẳng, thuận lợi cho việc tập trung dân cư.
B. Hoa Lư có địa hình cao, cư dân ít chịu ảnh hưởng của lụt lội.
C. Hoa Lư vừa là quê hương của Đinh Bộ Lĩnh, có địa hình hiểm trở, thuận lợi cho việc phòng thủ đất nước.
D. Hoa Lư là nơi tập trung nhiều nhân tài, có thể giúp vua xây dựng đất nước.
Câu 16: Triều đình trung ương thời Tiền Lê được tổ chức như thế nào?
A. Vua đứng đầu, giúp vua có quan văn, võ.
B. Vua đứng đầu, nắm toàn quyền, giúp việc vua có Thái sư và Đại sư Vua nắm chính quyền và chỉ huy quân đội.
C. Vua đứng đầu, nắm toàn quyền, giúp việc vua có các con vua.
D. Vua nắm chính quyền và chỉ huy quân đội.
Câu 17. Lê Hoàn lên ngôi vua vào năm nào? Đặt niên hiệu là gì?
A. Năm 980.Niên hiệu Thái Bình
B. Năm 979 Niên hiệu Hưng Thống
C. Năm 980 Niên hiệu Thiên Phúc.
D. Năm 981. Niên hiệu Ứng Thiên
Câu 18: Lê Hoàn chỉ huy cuộc kháng chiến chống Tống giành thắng lợi ở đâu?
A. Ở sông Như Nguyệt
B. Ở Chi Lăng-Xương Giang
C. Ở Rạch Gầm-Xoài mút
D. Ở sông Bạch Đằng
Câu 19: Ý nào sau đây không phải ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống thời tiền Lê?
A. Biểu thị ý quyết tâm chống giặc ngoại xâm của quân dân ta.
B. Làm cho nhà Tống và cách triều đại phong kiến sau này của Trung Quốc không dám xâm lược nước ta một lần nữa.
C. Chứng tỏ một bước phát triển của đất nước và khả năng bảo vệ độc lập dân tộc của nước Đại Cồ Việt.
D. Quét sạch quân xâm lược ra khỏi bờ cõi, củng cố vững chắc nền độc lập, tự chủ.
Câu 20: Việc nhà Lý dời đô về Thăng Long có ý nghĩa như thế nào?
A. Thăng Long gần Đình Bảng, quê cha đất tổ của họ Lý.
B. Dời đô về Thăng Long biểu hiện sự phát triển của đất nước, vì Thăng Long có vị trí trung tâm, có điều kiện giao thông thủy bộ thuận tiện để trở thành trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của một quốc gia độc lập.
C. Đóng đô ở Hoa Lư, các triều đại không kéo dài được.
D. Địa thế Thăng Long đẹp hơn Hoa Lư.
Câu 21: Tác dụng của chính sách “ngụ binh ư nông”?
A. Tạo điều kiện để phát triển nông nghiệp.
B. Tạo điều kiện có thêm lực lượng vũ trang khi có chiến tranh.
C. Giảm bớt ngân quĩ chi cho quốc phòng.
D. Thời bình thì tăng thêm người sản xuất, khi có chiến tranh tất cả đều sung vào lính, nên lực lượng vẫn đông.
Câu 22: Quân địa phương gồm những loại quân nào?
A. Lộ quân, sương quân, dân binh.
B. Lộ quân, trung quân, dân binh.
C. Sương quân, dân binh.
D. Lộ quân, sương quân, trung quân.
Câu 23: Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta có tên là:
A. Hoàng Việt luật lệ
B. Hình thư
C. Hình luật
D. Luật Hồng Đức
Câu 24: Để đánh chiếm Đại Việt, nhà Tống đã thực hiện những biện pháp gì?
A. Xúi dục vua Cham –Pa đánh lên từ phía nam
B. Ngăn việc buôn bán, đi lại của nhân dân hai nước
C. Dụ dỗ các tù trưởng người dân tộc ở biên giới
D. Tất cả các ý trên
Câu 25: Lý Thường Kiệt đánh vào châu Ung, châu Khâm và châu Liêm vì mục đích gì?
A. Đánh vào nơi quân Tống tích trữ lương thực và khí giới để đánh Đại Việt.
B. Đánh vào nơi tập trung quân của Tống trước khi đánh Đại Việt.
C. Đánh vào đồn quân Tống gần biên giới của Đại Việt.
D. Đánh vào Bộ chỉ huy của quân Tống.
Câu 26: Đâu không là lý do khiến Lý Thường Kiệt chọn sông Như Nguyệt làm nơi xây dựng phòng tuyến đánh giặc?
A. Là con sông chặn ngang tất cả các ngả đường bộ từ Quảng Tây vào Thăng Long
B. Lực lượng quân Tống sang xâm lược Việt Nam chủ yếu là bộ binh
C. Dựa trên truyền thống đánh giặc trên sông của các triều đại trước
D. Là một chiến hào tự nhiên khó để vượt qua
Câu 27: Người chỉ huy thủy binh của quân ta là
A.Tông Đản
B. Lí Thường Kiệt
C. Lí Kế Nguyên
D. Lí Thánh Tông
Câu 28: Dưới thời Đinh - Tiền Lê, các nhà sư rất được triều đình trọng dụng, vì
A. quan lại chưa có nhiều, trình độ học vấn thấp.
B. đạo Phật ảnh hưởng sâu rộng, các nhà sư có học vấn uyên bác.
C. các nhà sư và nhà chùa đều có thế lực về kinh tế, chính trị rất lớn.
D. nho giáo và Đạo giáo bị hạn chế phát triển trong xã hội.
Câu 29. Công trình được xây dựng trên một cột đá lớn, dựng giữa hồ, tượng trưng cho một bông sen nở trên mặt nước là
A. Chùa Tây Phương – Hà Nội.
B. Chùa Dâu – Bắc Ninh.
C. Tháp Phổ Minh – Hà Nội.
D. Chùa Một Cột – Hà Nội.
Câu 30: Tại sao Lý Thường Kiệt lại chủ động giảng hòa?
A. Lý Thường Kiệt sợ mất lòng vua Tống.
B. Để đảm bảo mối quan hệ hòa hiếu giữa hai nước và là truyền thống nhân đạo của dân tộc.
C. Để bảo toàn lực lượng và tài sản của nhân dân.
D. Lý Thường Kiệt muốn kết thúc chiến tranh nhanh chóng.
Câu 31: Cuộc kháng chiến chống Tống (1075 - 1077) giành thắng lợi không xuất phát từ nguyên nhân nào sau?
A. Nhà Lý đã đưa ra được đường lối đánh giặc đúng đắn, sáng tạo.
B. Nhân dân Đại Việt có tinh thần yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng với kẻ thù.
C. Nhà Tống đang lâm vào tình trạng khủng hoảng, tiềm lực suy giảm.
D. Sự đoàn kết giữa Đại Việt và Champa trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù chung
11a, 12b, 13a, 14c, 15c, 16c, 17a,18a, 20b, 21d, 22b, 23b, 24d, 25b, 26a, 27b, 28b, 29d, 30b, 31d
mik ko chắc là dúng hết u nhe
10: D
11: A
12:B
13:A
14:C
15:C
16:B
17:C
18:D
19: B
20:B
21: D
22: C
23:B
24:A
25:A
26:C
27:B
28:B
29:D
30:B
31:D
Tại sao sử thi đăm săn lại là sử thi anh hùng ?
Lí Bạch được mệnh danh là gì?
A. Thi tiên
B. Thi thánh
C. Thi phật
D. Tất cả đều đúng