Những câu hỏi liên quan
H24
Xem chi tiết
NT
6 tháng 11 2018 lúc 20:28

dễ lắm bạn ơi

Bạn hãy thử lập ra một giàn y về mon quà đó roi trình bày lại ra vở là được

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
MT
Xem chi tiết
PM
20 tháng 4 2020 lúc 19:44

Minh Huệ với bài thơ Đêm nay Bác không ngủ là hiện tượng thi sĩ bất tử với một giai phẩm văn chương. Độc đáo bởi vì một nhà thơ xứ Nghệ, sử dụng làn điệu dân ca hát dặm Nghệ Tĩnh đã ca ngợi tình thương người mênh mông của một người con vĩ đại của xứ Nghệ - Bác Hồ kính yêu.

Bài thơ gần như một truyện cổ tích vừa thực vừa mộng dẫn hồn ta vào một không khí lung linh huyền thoại: một ông tiên với chòm râu im phăng phắc, bỗng cao lung linh trước ngọn lửa hồng chập chờn giữa rừng khuya. Một đêm đông lạnh lẽo mưa lâm thâm thời chiến tranh, loạn lạc. Xung quanh đống lửa là những chiến binh trẻ (tiên đồng) đang nằm ngủ. Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật ấy đá góp phần đặc sắc tạo nên sắc điệu ngữ trữ tình thẩm mĩ của bài thơ Đêm nay Bác không ngủ.

Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ kể, ngôn ngữ tả, ngôn ngữ nhân vật, và bình luận trữ tình hoà quyện trong những vần thơ năm chữ dung dị, lắng đọng, liền mạch, mến thương.

Hình ảnh Bác Hồ được khắc hoạ rất đậm nét qua tâm hồn anh đội viên. Mối quan hệ giữa lãnh tụ với chiến sĩ trở thành tình bác - cháu, cha - con. Tố Hữu từng viết: Người là Cha, là Bác, là Anh - Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ (Sáng tháng Năm), ở đây Minh Huệ đã cảm nhận được:

             Người Cha mái tóc bạc

             Đốt lửa cho anh nằm

             Rồi Bác đi dém chăn

             Từng người từng người một

             Sợ cháu mình giật thột.

             Bác nhón chân nhẹ nhàng...

Việc làm đốt lửa, hành động đi đém chăn, cử chỉ nhón chân nhẹ nhàng - đã thể hiện sự chăm chút yêu thương của Người Cha mái tóc bạc đối với từng người lính như tình cha - con, tình ông - cháu.

Chú đội viên mơ màng trong khoảnh khắc hạnh phúc thần tiên. Chất thơ vừa thực vừa mơ đầy ấn tượng:

             Anh đội viên mơ màng

             Như nằm trong giấc mộng.

Ngoài trời thì mưa lâm thâm lạnh lẽo. Trong mái lều xơ xác, suốt đêm "lặng yên bên bếp lửa" với vẻ mặt Bác "trầm ngâm". Bác vẫn ngồi... Bác vẫn không ngủ, Chí lo muôn mối như lòng mẹ... (Tố Hữu). Bác vĩ đại và ấm áp biết bao! Một so sánh rất đẹp, rất thơ đã ca ngợi tình nhân ái của vị lãnh tụ kính yêu Hồ Chí Minh:

             Bóng Bác cao lồng lộng

             Ấm hơn ngọn lửa hồng.

Tình huống thơ được đẩy tới cao trào. Chế Lan Viên trong Người đi tìm hình của nước từng viết: Hiểu sao hết tấm lòng lãnh tụ. Anh đội viên cũng vậy, anh chưa hiểu vì sao đêm nay Bác trầm ngâm thao thức. Nghe Bác nói, anh đội viên vui sướng mênh mông. Tình nhân ái của lãnh tụ đã soi sáng tâm hồn người lính trẻ:

            Bác thương đoàn dân công

            Đêm nay ngủ ngoài rừng

            Rải lá cây làm chiếu

            Manh áo phủ làm chăn

            Trời thì mưa lâm thâm

            Làm sao cho khỏi ướt!

            Càng thương càng nóng ruột

            Mong trời sáng mau mau....

Trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, Minh Huệ đã sáng tạo nên một số chi tiết nghệ thuật rất cụ thể và điển hình về mái tóc, chòm râu, ngọn lửa, bóng Bác, vẻ mặt trầm ngâm, về hành động, cử chỉ (đốt lửa, dém chăn, nhón chân...) nhằm tô đậm và ca ngợi tình thương bao la của Bác Hồ kính yêu. Chòm râu là một nét vẽ thân tình bức chân dung lãnh tụ gợi lên sự gần gũi, thân thiết mà cao cả, thiêng liêng:

            Bác vẫn ngồi đinh ninh

            Chòm râu im phăng phắc.

Bên cạnh hình ảnh Bác Hồ là hình ảnh anh đội viên, được nhà thơ thể hiện khá đẹp. Anh chợt thức giữa đêm khuya, và vô cùng nhạc nhiên suy nghĩ:

            Mà sao Bác vẫn ngồi

            Đêm nay Bác không ngủ.

Thương Bác, anh khẽ nói: Bác ơi! Bác chưa ngủ? - Bác có lạnh lắm không?. Anh bồn chồn lo lắng:

            Anh nằm lo Bác ốm....

Cảm xúc của anh đội viên phát triển theo chiều dài của thời gian đêm khuya:

           Anh đội viên thức dậy 

           Thấy trời khuya lắm rồi...

           Lần thứ ba thức dậy...

Người lính trẻ nằng nặc, thiết tha:

           Mời Bác ngủ Bác ơi!

           Trời sắp sáng mất rồi

           Bác ơi! Mời Bác ngủ!

Nghe Bác nói về tình thương và nỗi lo, ... anh đội viên vô cùng hạnh phúc vì đã thấm hiểu tấm lòng và sự vĩ đại của lãnh tụ:

            Lòng vui sướng mênh mông

            Anh thức luôn cùng Bác.

Qua hình ảnh anh đội viên, Minh Huệ đã thể hiện một cách chân thành cảm động lòng kính yêu của đồng bào và chiến sĩ đối với Hồ Chủ tịch vĩ đại.

Đêm nay Bác không ngủ mãi mãi là một bài ca làm rung động trái tim muôn triệu con người. Hai nhân vật, hai tâm hồn chung đúc, chan hoà trong một tình yêu lớn: "yêu nước, thương người". Màu sắc dân ca kết hợp với không khí cổ tích thần kỳ làm nên vẻ đẹp độc đáo của bài thơ. Cảnh rừng đêm mưa lâm thâm, ngọn lửa hồng, mái tóc bạc, chòm râu im phăng phắc là bốn nét vẽ đầy ấn tượng về Bác Hồ và tấm lòng yêu nước, thương dân của Bác.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NP
Xem chi tiết
BB
24 tháng 9 2020 lúc 19:36

Trong hành trình gian nan và vô tận, con người luôn tìm kiếm những hình mẫu có thật trong cuộc sống để tôn vinh và noi theo với mong muốn trở nên hoàn thiện hơn. Một trong những hình mẫu lý tưởng ấy là Bác Hồ kính yêu của chúng ta. Bác là vị lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam, là người anh hùng giải phóng dân tộc, và đồng thời là một danh nhân văn hóa thế giới.

Nếu Lê-nin là niềm tự hào của nước Nga, Phi-đen Cax-trô là vì sao của nhân dân Cuba, thì Bác Hồ chính là người anh hùng vĩ đại trong lòng người dân Việt Nam. Bác đã soi sáng con đường thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Làm thế nào người con bé nhỏ của xứ Nghệ có thể thực hiện được điều lớn lao ấy? Trước Bác cũng có rất nhiều người đi khắp thế giới, nhưng là đi thám hiểm, đi buôn, đi truyền đạo. Người đi khắp thế giới để cứu dân tộc mình thì chỉ có một. Đó chính là Bác Hồ kính yêu của chúng ta. Đi đến đâu, Bác cũng để lại biểu tượng đẹp về lòng yêu nước. Bác lên tàu tìm đường cứu nước khi còn trẻ, nhưng lúc trở về, mái tóc Bác đã điểm bạc. Bác không tiếc cống hiến trọn tuổi thanh xuân vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Bác đã mang lại cuộc sống ấm no hằng mơ ước cho nhân dân Việt Nam. Tất cả những gì Bác đã làm, từ bé nhỏ đến lớn lao, đều xuất phát từ lòng yêu nước chân thành và mãnh liệt. Chính lòng yêu nước ấy đã tạo nên Bác Hồ, người anh hùng dân tộc của chúng ta ngày hôm nay.

Dưới sự lãnh đạo tài tình của Bác, quân dân ta đã anh dũng đứng lên chống lại kẻ thù xâm lược với một niềm tin tưởng tuyệt đối về ngày toàn thắng. Thế nhưng, Bác không chỉ cứng rắn trong hoạt động quân sự mà còn rất lãng mạn trong lĩnh vực văn học. Thơ của Bác không thật nhiều nhưng rất cô đọng và súc tích. Từng câu từng chữ đều thể hiện sự kiên định, niềm lạc quan, tin tưởng vào thắng lợi của cuộc cách mạng dân tộc dù lúc ấy Bác đang trong cảnh ngục tù hay đang sống giữa muôn vàn gian khổ. Một vị danh nhân đã từng nói: “Nói đến văn học Việt Nam thì trước hết cần hiểu về Bác, hiểu con người văn hóa Hồ Chí Minh”. Quả thật như thế, Bác đã hòa trộn tinh hoa văn hóa nhân loại với gốc rễ văn hóa Việt Nam, tạo nên một đặc trưng văn hóa rất riêng ở Bác. Tất cả những điều trên đã thuyết phục UNESCO quyết định trao tặng Bác danh hiệu danh nhân văn hóa thế giới.

Không chỉ có tài năng, Bác còn là một tấm gương đạo đức sáng ngời. Biết bao người chiến sĩ cộng sản từng sống và làm việc với Bác thường không khỏi xúc động khi hồi tưởng lại những ký ức ấy. Bác luôn để lại ấn tượng đẹp trong tim mỗi người mà Bác gặp vì vẻ giản dị, mộc mạc vô cùng thuần khiết của Bác. Trong từng lời nói của Bác đều ẩn chứa những luân lý đạo đức nhưng không khô khan mà nhẹ nhàng, sâu lắng, dễ dàng đi vào lòng người. Cách sống của Bác cũng bình dị, mộc mạc như mục đích sống của Bác là hết lòng vì nước vì dân. Bác không có dinh thự như bao vua chúa khác mà ở trong ngôi nhà sàn đơn sơ để có thể hòa mình với thiên nhiên. Tư trang của Bác cũng ít ỏi, chỉ là hai bộ quần áo Bác thường mặc với vài kỷ vật sau những chuyến bôn ba nước ngoài. Là một vị lãnh tụ vĩ đại nhưng Bác lại bình dị và mộc mạc thế đấy. Mỗi mẩu chuyện về Bác là một bài học đạo đức nhẹ nhàng, thấm thía.

Ngày nay, thế hệ trẻ luôn được khuyến khích làm việc và học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Đó là kim chỉ nam vô cùng cần thiết trong cuộc sống của những người trẻ tuổi như học sinh chúng em. “Học tập tốt, lao động tốt”, “khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”, là những lời dạy mà chúng em không thể nào quên được. Càng được học, càng tìm hiểu về Bác Hồ, em thấy càng tự hào vì nước Việt Nam của chúng ta nhỏ bé nhưng lại sinh ra những danh nhân không hề bé nhỏ.

Hồ Chí Minh là người chiến sĩ cộng sản kiên trung, là người con anh hùng của đất nước Việt Nam, đồng thời là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Bác là ánh sáng của lý tưởng và niềm tin trong lòng mỗi người dân Việt Nam. Bác đã đi xa nhưng sao dường như vẫn đang dõi theo từng bước tiến của dân tộc. Ai hiến dâng đời mình cho nhân dân, cho loài người thì người ấy trở thành bất tử. Và Bác Hồ của chúng ta sẽ sống mãi cùng non sông đất nước.

https://download.vn/thuyet-minh-ve-chu-h-ho-chi-minh-43240

ThamKhảo Nhé !!!!!
 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NP
24 tháng 9 2020 lúc 19:46

mk chỉ cần 1 câu thui

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
MN
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
HT
15 tháng 4 2021 lúc 20:37

bạn tra mạng là ra ngay

Bình luận (0)
HT
15 tháng 4 2021 lúc 20:39
Các biểu trưng[sửa | sửa mã nguồn]Huy hiệu Đội: hình tròn, ở trong có hình búp măng non trên nền cờ đỏ sao vàng, ở dưới có băng chữ "SẴN SÀNG". Nền đỏ sao vàng là cờ Tổ Quốc, Măng non tượng trưng cho lứa tuổi thiếu niên là thế hệ tương lai của dân tộc Việt Nam. Băng chữ "SẴN SÀNG" là khẩu hiệu hành động của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Đeo huy hiệu Đội nhắc nhở đội viên học tập và rèn luyện để sẵn sàng kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng, của Bác Hồ.[1]Cờ Đội: nền đỏ, hình chữ nhật, chiều rộng bằng 2/3 chiều dài. Ở giữa có hình huy hiệu Đội, đường kính huy hiệu bằng 2/5 chiều rộng cờ. Cờ Đội tượng trưng cho truyền thống cách mạng, truyền thống Đội, tượng trưng cho lòng yêu Tổ Quốc, niềm vinh dự và tự hào của Đội. Dưới cờ Đội hàng ngũ sẽ chỉnh tề hơn, thúc giục đội viên tiến lên. Mỗi chi đội và liên đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh đều có cờ Đội. Chiều rộng cờ bằng 2/5 chiều dài cán cờ.[1]Khăn quàng đỏ: hình tam giác cân, có đường cao bằng 1/4 cạnh đáy. Khăn quàng đỏ là một phần cờ Tổ quốc, màu đỏ tượng trưng cho lý tưởng cách mạng. Đeo khăn quàng đỏ, đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh tự hào về Tổ quốc, về Đảng Cộng sản Việt Nam, về Bác Hồ, về nhân dân Việt Nam và nguyện phấn đấu để trở thành Đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Đội viên đeo khăn quàng đỏ khi đến trường, trong mọi sinh hoạt và hoạt động của Đội.[1]
Bình luận (0)
HT
15 tháng 4 2021 lúc 20:46

hình tròn, búp măng non

trên nền cờ đỏ sao vàng

là biểu trưng huy hiệu đội

 

nền đỏ sao vàng 

là cờ Tổ Quốc 

măng non, tuổi thếu niên

là thế hệ tương lai

 

khẩu hiệu hành động

Sẵn sàng! sẵn sàng

học tập, rèn luyện

để sẵn sàng kế tục sự nghiệp

mik chỉ viết đc thế này thôi, mik tự chế đấy, k hay lắm gianroi

 

 

Bình luận (0)
TH
Xem chi tiết
TA
10 tháng 10 2018 lúc 4:54

Tôi đến thăm Em vào lúc gia đình  em đang bối rối quá. Hằng - đứa con lên hai tuổi của Em thì đang gào lên như ống bê bổ. Mẹ Em thì đang giận giữ, mắng mỏ. Hai vợ chồng em thì đang tiu nghỉu như mèo bị cắt tai.

Thấy tôi đẩy cổng bước vào, vợ chồng em vội chạy ra đón, mừng rỡ như người bị đắm tàu vớ được phao cứu hộ. Mẹ em thôi mắng, có vẻ cụt hứng. Hằng thôi khóc, trố mắt nhìn tôi.

Tưởng có chuyện gì ghê gớm lắm, tôi bắt đầu hồi hộp lo âu. Ai ngờ… chỉ là chuyện nhỏ tí xíu:

Anh bán kem đạp xe qua trước cổng. Leng keng.... Leng keng. Em khoát tay từ chối. Anh bán kem dừng lại, rung chuông liên hồi để dụ con nít. Leng keng.... Leng keng. Tiếng chuông dai dẳng, nhức nhối và đáng ghét quá chừng. Bé Hằng từ dưới bếp chạy tới, nhõng nhẽo, ngước mắt nhìn lên, giọng tha thiết…

– Ba!

– Gì?

– Ba mua kem cho con.

– Không!

Anh bán kem vẫn đứng đó, vẫn leng keng, leng keng. Cố đấm ăn xôi. Em nổi nóng.

– Tôi không mua. Anh đi lẹ giùm tôi.

Anh bán kem nguýt một cái, rồi hờn dỗi nhấn bàn đạp. Bánh xe lăn. Bé Hằng khóc gào lên, giãy đành đạch.

Vợ em hốt hoảng chạy tới.

– Tại sao con mình khóc vậy anh?

–  Nó đòi ăn kem. Anh không cho. Chỉ có thế thôi.

–  Nó khóc muốn hụt hơi kìa!

–  Không chết đâu. Bổ phổi mà.

–  Sao anh không mua kem cho nó?

– Nó mới ăn bánh hồi nãy. Không nên chiều con một cách phi lý như vậy.

-- Nhưng......

-- Anh nói rồi. Em đừng chiều con quá, đâm ra hư cho mà coi.

Vợ chồng em thường nhất trí trong phương pháp giáo dục. Em bao giờ cũng có lý, vợ em vẫn công nhận như vậy. Hai đứa ngồi nhìn bé Hằng khóc như hai nhà tâm lý đang lặng lẽ quan sát và nghiên  cứu.

Mẹ em từ bên hàng xóm về, thấy bè Hằng giãy giụa khốn khổ trên vũng nước, bèn đau đứt ruột. Bà bồng lấy cháu, vừa dỗ dành vừa đi lấy bánh kẹo cho nó ăn, vừa la mắng vợ chồng em. Mắng xối xả. Mắng tưng bừng như bắn pháo hoa vào mặt họ.

– Bay sanh con mà không biết thương con.

– Tụi con thương nó chứ. Nhưng tụi con không muốn chiều nó quá, sợ nó hư, vợ em thanh minh.

– Trứng khôn hơn vịt. Cho bay học cho lắm để bay dạy cả cha mẹ. Họ nhà tôm cứt để đằng đầu.

Hai vợ chồng em im lặng nhìn nhau. Tiu nghỉu,buồn nẫu ruột. Bé Hằng đắc thắng ngồi trên đùi bà nội, mặc đồ mới tinh, nhai kẹo nhóp nhép, ra vẻ bất cần đời và coi thường cả…cha mẹ.

Chỉ trong vòng mười phút, em bị hai cú sốc.

 Là người đàn ông, nghĩa là một sinh vật kiêu ngạo. Em muốn làm chủ cuộc đời mình, thế mà anh chàng bán kem dám xía vào công việc của em. Hắn lắc chuông leng keng, ngay trước cổng nhà rem. Khoát tay ra lệnh cho hắn đi chỗ khác, thì hắn lờ đi như không biết. Vì hắn lì mà bé Hằng đòi ăn kem. Vì hắn mà gia đình em gặp rắc rối.

 Hằng  là con của em. Em yêu nó hơn chính bản thân mình, vì người cha nào mà chẳng yêu con. Thế mà mẹ em lại la mắng em là không biết thương con. Em là người trí thức, Em biết chọn cho con mình một đường lối giáo dục chân chính, thế mà mẹ em lại chê là trứng khôn hơn vịt. Chính mẹ em mới là người thương cháu một cách mù quáng. Cháu hư tại bà là thế. Sau này khi cháu hư thì bà đã khuất. Nỗi đau ấy sẽ chụp lên vợ chồng em, mẹ em nào có biết. Oan khiên biết nhường nào!

Em tự hỏi: Phải làm gì để lập lại trật tự trong cái gia đình bé nhỏ này?

Tôi đồng ý với Em rằng bé Hằng lên hai tuổi, tức là bé bắt đầu bước vào một khúc ngoặt mới của tiến trình giáo dục. Tuổi lên hai thì hay hờn dỗi. Hờn dỗi để đấu tranh đòi quyền được nuông chiều, một quyền lợi, mà dường như cha mẹ sắp rút lại để trao cho em của bé. Từ giờ phút này cha mẹ chỉ chiều chuộng bé một cách hữu lý và hữu tình và phải biết nóikhông với những đòi hỏi không chính đáng. Hôm nay không biết nói không với bé, thì sau này bé sẽ mãi mãi nói không với cha mẹ.

Đúng như Rm nói: bé càng khóc hụt hơi thì cảnh bổ phổi, vì chỉ khi đó bé mới tống hết khí cặn ra khỏi phổi, để đón nhận không khí mới. Mẹ Em thuộc thế hệ chỉ biết giáo dục theo truyền thống và tình cảm. Những tiến bộ khoa học về ngành tâm lý giáo dục chỉ là chuyện xa lạ đối với mẹ Em. Xin Em hiểu và thông cảm với mẹ. Nhưng Em cũng phải biết nói không với mẹ trong lãnh vực này.

Tôi chia sẻ với Em trước cảnh bé Hằng đang đứng về phe đối lập của Em. Bé được bà nội bênh vực và nuông chiều. Bé đang lắng nghe tiếng nói của bà nội nửa như đùa, nửa như thật; nửa như chua chua, nửa như ngòn ngọt: “Con theo nội, nội cho con ăn. Con đừng theo cha con nữa, cha con khó quá à! Con hun nội một miếng coi…”

 

Bình luận (0)
TH
13 tháng 10 2018 lúc 21:04

Cảm ơn bạn Trương Lan Anh nha mà bạn ơi cái này là bạn tự làm hay là ở trên mạng vậy???

Bình luận (0)
HV
Xem chi tiết
TT
4 tháng 2 2018 lúc 19:48

Trong lần đầu tiên thức giấc tôi lo lắng vì Bác vẫn chưa ngủ. Tôi chăm chú ngắm nhìn và theo dõi những cử chỉ hành động của Bác tôi cảm nhận phải chăng chính tình cảm bao la của Bác đã xua tan đi cái giá lạnh của rừng khuya và sự lo lắng của những người chiến sĩ.Đến lần thứ ba thức dậy tôi vô cùng hốt hoảng, tôi năn nỉ Bác đi ngủ. Đây là tình cảm chân thành của tôi đối với Bác tôi lo cho bác nhưng vẫn chưa hiểu hết tấm lòng của Bác, chỉ nghĩ Bác thức là để đốt lửa, dém chăn cho chúng tôi nhưng thật ra Bác thức là vì lo láng cho bộ đội và dân công phải ngủ trong rừng.Hiểu được tấm lòng của Bác tôi thức luôn cùng Người. Phải chăng đây chỉ là một đêm trong những vô vàn đêm không ngủ của Người vì phải lo cho việc nước, việc dân.

Bình luận (0)
LT
4 tháng 2 2018 lúc 19:34

Anh đội viên thức dậy
thấy pa-lô mất rồi 
mà sao Pác vẫn ngồi
anh nghi ngờ Pác lấy

-Pác ơi, Pác có "thấy"
pa-lô của cháu không ???

-Chú làm mất của công
phải trình lên Đảng ủy
nhưng nể tình đồng chí
Tôi bày cho cách này
nội ngay trong đêm nay
....chôm palô thằng khác

Anh đội viên thức dậy
Thấy quần Jean mất rồi
Mà sao bác vẫn ngồi
Chòm râu im phăng phắc

Bác ngồi không lúc lắc
Dưới đít có vật gì
Độn lên đến mấy li
Phủ bởi cái áo khoác.

Anh đội viên nhìn bác
Càng nhìn lại càng nghi
Bỗng bác cười khì khì
- Làm gì mà nhìn bác ?

Anh liếc mắt nơi khác 
Nhưng nghe mát dưới mông
Và tê tái trong lòng
Bèn quay lại nhìn bác.

Anh vội vàng nằng nặc
- Cháu nghèo lắm bác ơi !
Quần của cháu mất rồi
Bác ơi thương lấy cháu !

Cái quần, tiền xương máu
Cháu dành dụm cả năm
Tiền Mỹ, gần một trăm
Mất quần … như mất máu !

Bác Hồ liền nổ cáu :
- Quần mày mất thì thôi,
Việc của tau, tau ngồi
Quần mày ? Tau đâu biết !

Mầy là thằng chết tiệt
Chỉ có mỗi cái quần
Mà giữ cũng chẳng xong
Thiệt đúng … đồ gà chết !

Anh đội viên điên tiết
Đá một cú song phi
Bác phẩy tay cười khì :
- Thằng ni cao thủ thật.

Bác bèn đưa tay phất
Một cục gì bay ra
Có mùi thúi thấy bà
Như mùi thây ma chết !

Anh đội viên cười ngất :
- Khen cháu, khen cả ngày …
Bác vội vàng ra tay
Một đòn lưu vân cước.

Đòn bác ra thật mướt
Từ những ngón chân chai
Kình lực tỏa hơi khai
Nín hơi … mới sống được !

Anh đội viên trợn ngược
Lăn ra đất mấy vòng
Bác bảo : - Thế là xong !
Quần mày, tau đem bán.

Để có tiền ăn sáng
Cho bọn Duẫn, Chinh, Đồng 
Ăn rồi đi long nhong
Thăm các em trong láng.

Anh đội viên hết choáng
Chụp cổ bác la làng :
- Tôi bắt được quả tang
Cái thằng ăn cắp vặt !

- Ăn cắp cái con c .. ! 
- Tau cướp có lai-xần
- Tau giết người triệu lần …
Bác lỡ lời … nín bặt.

Bác hố … liền đỏ mặt :
- Tại mày … quá ngây thơ
Hồi xưa … đến bây giờ
Có ai mà không biết !!!

Tau chuyên nghề chọc tiết
Bọn ác bá cường hào
Vợ chúng thì tau xào
Xào xong thì tau giết !

Anh đội viên điên tiết
Dở hết ngón gia truyền
Tung ra mấy chưởng liền
Bác liền văng khỏi ghế.

Nghề bác cũng đáng nể
Chỉ lăn có mấy vòng
Trầy sơ sài cái mông
Chim bầm, không đáng kể. 

- Ah … Thằng này giỏi thế !
Dám đá trúng chim ông
Bác gọi Duẫn, Chinh, Đồng
Hãy mau mau cứu bác.

Duẫn, Chinh, Đồng hốt hoảng
Tay bụm dái chạy vô
Mặt tái như gà cồ
Đá thua vì chết nhát.

Anh đội viên liền quát :
- Thằng nào ngon vô đây !
Cho chúng mày biết tay
Đồ cái bọn ngu dốt !

Anh đội viên quơ, chộp
Duẫn, Chinh, Đồng quăng ra
Chúng vừa chạy, vừa la
Như khỉ già bị đốt.

Thấy vậy bác hoảng hốt
Chạy thẳng vô Ba Đình
Mang theo cái quần gin :
- Chuyến này tau không trả !

Anh đội viên giận quá
Tung theo một trái na
Thân xác bác ra ma
Ba Đình thành gạch vụn !
 

Bình luận (0)
LD
Xem chi tiết
CB
25 tháng 2 2018 lúc 19:49

Từng ngày băn khoăn
Từng ngày suy nghĩ
Trầm ngâm thắc mắc
Bạn bè là chi?
Trong những kí ức
Kỉ niệm buồn vui
Bạn bè là người
Ta luôn chia sẻ
Từng ngày từng ngày
Từng năm từng tháng
Bạn bè thân thiết 
Luôn ở bên ta
Chưa hề ghi nhớ
Chưa hề khắc ghi
Mà hình ảnh bạn

Tình bạn chúng ta
Như ngàn vì sao
Trên bầu trời cao
Tinh tú sáng ngời

Tình bạn chúng ta
Như vạn lời ca
Ca vang ca mãi
Trên bầu trời xanh

Tình bạn chúng ta
Xiết chặt vòng tay
Gắn kết bè bạn
Để cùng tiến tới

Tình bạn chúng ta
Tinh tú sáng ngời
Ôi thật tuyệt vời
Tình bạn của ta

Bình luận (0)
TN
25 tháng 2 2018 lúc 19:51

ẢNH TRỜI NHƯ VẼ

GIÓ THỔI HÂY HÂY

ÀO MỈM MIỆNG CƯỜI

LIỄU GIƯƠNG MÀY HÁT

CON BƯỚM  NHẶNG BAY

TRONG BỤI GAI HỒNG  

OANH VÀNG RÍU RÍT

Bình luận (0)
TY
25 tháng 2 2018 lúc 19:53

Tình bạn chúng ta
Như ngàn vì sao
Trên bầu trời cao
Tinh tú sáng ngời

Tình bạn chúng ta
Như vạn lời ca
Ca vang ca mãi
Trên bầu trời xanh

Tình bạn chúng ta
Xiết chặt vòng tay
Gắn kết bè bạn
Để cùng tiến tới

Tình bạn chúng ta
Tinh tú sáng ngời
Ôi thật tuyệt vời
Tình bạn của ta

Bình luận (0)