Những câu hỏi liên quan
DN
Xem chi tiết
ND
15 tháng 8 2019 lúc 13:06

Đáp án D

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
28 tháng 4 2019 lúc 14:34

Đáp án: B

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
7 tháng 10 2018 lúc 13:30

- Vị trí đứng ngắm thác nước của tác giả: Căn cứ vào tiêu đề bài thơ có chữ vọng: trông từ xa và câu thơ thứ hai có chữ dao: “dao khan” và “vọng Lư sơn bộc bố”: xa ngắm thác núi Lư. Như vậy, vị trí đứng ngắm thác nước của tác giả phải từ ở xa nhìn lại

- Với thế đứng của mình, tác giả sẽ nhìn thấy toàn bộ vẻ đẹp của cảnh, thấy được sự hùng vĩ của thác nước.

Bình luận (0)
LT
Xem chi tiết
LP
27 tháng 10 2016 lúc 19:04

Vọng Lư sơn bộc bố nếu dịch ra từ chữ Hán thì có nghĩa nhìn từ xa thác nước giống như một dải lụa treo trước mặt. Đây là một hình ảnh ví von cực kì chính xác và đặc biệt. Đúng như hình ảnh của nó, dải lụa dài mềm mại, tạo nên một hình ảnh thât đẹp và nhẹ nhàng. Vào thời khắc tác giả chứng kiến hình ảnh của con sông, đó là khi mặt trời chiếu rọi vào mặt nước sông và tạo ra những tia sáng phản xạ nhìn giống như con sông sinh ra một làn khói tía. Chỉ một câu thơ mà mang cho người đọc những cảm xúc chân thực và những tưởng tượng của con người về hình ảnh của dòng sông với những làn khói bay lên. Qua đây chúng ta cũng cảm nhận được phần nào tính cách của tác giả. Ông là một người có một tâm hồn khoáng đạt và rất yêu thiên nhiên, đi cùng với nó là sự lãng mạn bởi chỉ có những người nghệ sĩ, những người có tâm hồn nhạy cảm mới có thể có được những suy nghĩ với cách nhìn đặc biệt như vậy.

Chúc bn hc tốt!

Bình luận (0)
TP
27 tháng 10 2016 lúc 21:46

Vọng Lư sơn bộc bố nếu dịch ra từ chữ Hán thì có nghĩa nhìn từ xa thác nước giống như một dải lụa treo trước mặt. Đây là một hình ảnh ví von cực kì chính xác và đặc biệt. Đúng như hình ảnh của nó, dải lụa dài mềm mại, tạo nên một hình ảnh thât đẹp và nhẹ nhàng. Vào thời khắc tác giả chứng kiến hình ảnh của con sông, đó là khi mặt trời chiếu rọi vào mặt nước sông và tạo ra những tia sáng phản xạ nhìn giống như con sông sinh ra một làn khói tía. Chỉ một câu thơ mà mang cho người đọc những cảm xúc chân thực và những tưởng tượng của con người về hình ảnh của dòng sông với những làn khói bay lên. Qua đây chúng ta cũng cảm nhận được phần nào tính cách của tác giả. Ông là một người có một tâm hồn khoáng đạt và rất yêu thiên nhiên, đi cùng với nó là sự lãng mạn bởi chỉ có những người nghệ sĩ, những người có tâm hồn nhạy cảm mới có thể có được những suy nghĩ với cách nhìn đặc biệt như vậy.Hình ảnh của cả thác nước trong những câu thơ này được hiểu bằng hai cách: cách thứ nhất đó là tác giả cho rằng, thác nước được ngắm nhìn từ xa nhìn giống như là dải lụa được treo trên vách núi. Dải lụa dài như vô tận, kéo xuống tới ba nghìn thước. trên đỉnh núi, , những làn khói tím như bay bay thì ở phía bên dưới, dòng nước đổ mạnh như hình ảnh dải lụa đang được treo trên cao. Đó thật là một hình ảnh tráng lệ và hùng vĩ biết nhường nào.Còn cách hiểu thứ hai, đó là đứng nhìn từ xa dòng thác lại giống như một dòng sông treo ở trước mặt. thế mới thấy Lý Bạch là một nhà thơ có sức tưởng tượng vô cùng phong phú, sáng tạo. Trong câu kết, tác giả sử dụng hàng loạt những từ ngữ thể hiện thái độ của mình như “” nghi”, “ lạc” và hình ảnh của dải Ngân hà như đang bị tuột khỏi mây. Như chúng ta đã biết, sông Ngân Hà là một dải trắng được tạo bởi rất nhiều những ngôi sao hợp thành, do đó chúng ta thường cảm thấy Ngân hà luôn lấp lánh và kì diệu thì trong mắt của nhà thơ, ông cũng có cảm giác như vậy.Bải thơ “ Xa ngắm thác núi Lư” là một trong những bài thơ hay nhất về sự miêu tả của tác giả dành cho những hình ảnh đẹp của thiên nhiên. Qua đây, chúng ta càng thêm yêu mến những cảnh vật của cuộc sống và cần phải bảo vệ chúng để những hình ảnh này còn được lưu lại mãi mãi.

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
25 tháng 3 2018 lúc 13:49

Giá trị nội dung:

Bài thơ đã miêu tả một cách sinh động vẻ đẹp nhìn từ xa của tác nước chảy từ đỉnh Hương Lô thuộc dãy núi Lư, qua đó, thể hiện tình yêu thiên nhiên đằm thắm và phần nào bộc lộ tính cách mạnh mẽ, hào phóng của tác giả

Giá trị nghệ thuật:

   ●   Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

   ●   Hình ảnh thơ tráng lệ, huyền ảo

   ●   Dùng nhiều động từ mạnh, táo bạo, gợi hình, gợi cảm

   ●   Nghệ thuật so sáng và phóng đại

Bình luận (0)
VA
Xem chi tiết

Qua bài học giúp các em nắm được vẻ đẹp thiên nhiên mà Lí Bạch miêu tả qua bài thơ. Bước đầu nhận biết mối quan hệ gắn bó giữa tình và cảnh trong thơ cổ.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
ND
28 tháng 10 2019 lúc 13:25

Lí Bạch (701 – 762) là nhà thơ nổi tiếng thời thịnh Đường. Ông được mệnh danh là thi tiến. Ông để lại trên 1000 bài thơ với phong cách lãng mạn, bay bổng, tràn đầy cảm xúc và tưởng tượng, khắc hoạ thành công những hình tượng kì vĩ, hào hùng. “Xa ngắm thác núi Lư” là một trong những bài thơ tả cảnh tuyệt bút của ông miêu tả về cảnh thác núi Lư hùng vĩ, tráng lệ. Một trong những yếu tố góp phần làm nên thành công cho bài thơ bởi nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của ông vừa tinh tế, vừa độc đáo.

Thơ thất ngôn tuyệt cú của ông là thất ngon tuyệt cú bậc nhất đời Đường, được xưng tặng là “tay thanh tuyệt cú”. Và “Xa ngắm thác núi | Lư” cũng được làm theo thể thơ này. Chỉ vẻn vẹn 28 chữ nhưng đã dựng lên trước mắt người đọc một bức tranh toàn cảnh về núi Lư và thác núi Lư. Một bức tranh của chốn bồng lai tiên cảnh nơi đất Trung Quốc đã được tâm hồn bay bổng của “thi tiên” nâng lên, càng làm cho cảnh trí đẹp thêm bội phần..

Hình ảnh đầu tiên đập vào mắt buộc Lí Bạch miêu tả khung cảnh về thế đứng uy nghi của núi Lư:.

“Nhật chiếu Hương Lộ sinh tử yên”

Thủ pháp đầu tiên dễ nhận ra là tác giả sử dụng nghĩa của địa danh để tạo dựng ý thơ. Hương Lô, tên một ngọn núi trong dãy Lư Sơn trùng điệp ở tỉnh Giang Tây, Trung Quốc, nghĩa đen là lò hương. Một ngọn núi đỉnh tròn quanh năm mây khói bao phủ xa trông như chiếc lò hương thiên tạo khổng lồ. Lí Bạch đã khởi hứng từ nghĩa này mà đặt nó tương quan với mặt trời, với ánh nắng, với khói sương đế dựng nên một phong cảnh làm nên cho các phong cảnh tiếp theo. Hơn nữa, trong câu thơ đâu tác giá thực sự tài tình khi đã khéo kết hợp hoàn cảnh đa dạng trong một câu thơ bảy chữ ngắn gọn mà súc tích. Đó gần như là một sự đồng hiện trong một tổ chức ngôn ngữ chật hẹp. Cái vĩnh hằng của mặt trời (nhật), cái ổn định bất biến của núi (Hương Lô) cái lung linh, khả động, khả biến của sương khói (yên) kết hợp với sự chuyển hóa (sinh) làm cho câu thơ đẹp một cách vừa dồn nén, vừa huy hoàng. Cách miêu tả của tác giả thật độc đáo, vượt qua cách miêu tả thiên nhiên núi non thông thường là đỉnh cao, mây trắng bao phủ. Chỉ tập trung miêu tả những chi tiết nổi bật, không khắc họa cảnh vật chi tiết, tỉ mỉ nhưng người đọc dễ phát hiện ra vẻ đẹp của toàn cảnh. Một không gian núi non thanh bình đầy hùng vĩ nơi đất Trung Quốc, một tổng thể không gian nền của thác Bộc Bố như một ngôi bàn thờ kì vĩ giữa vũ trụ đang ngào ngạt khói hương đem cho ta một cảm giác của niềm thành kính thiêng liêng trước cảnh quan, một rung động mãnh liệt về một cảnh tượng núi non đẹp tuyệt vời. Ngay từ câu thơ đầu, Lí Bạch đã thể hiện sự hình dung, tưởng tượng phong phú của mình. Hình ảnh mặt trời, ngọn núi, màu khói tía được xếp đặt trong một thứ ngôn từ giản đơn, dễ hiểu và tự nhiên, thể hiện con mắt nhìn và óc quan sát thiên nhiên tinh tế, sắc sảo của Lí Bạch.

Không dừng lại ở khung cảnh núi non, tiến thêm một bước, Lí Bạch tả cảnh thác nước, dòng sông. Nếu như câu thơ đầu tả “sơn” thì những câu thơ tiếp, Lí Bạch tả “thủy”:

“Dao khan bộc bố quải tiến xuyên

Phi lưu trực tá tam thiên xích

Nghi thi Ngân Hà lạc cửu thiên”

Trong câu thơ trước, Lí Bạch không nói rõ vị trí đứng của mình khi tả hình thể núi Lư thì ở câu hai, tác giả đã chọn được điểm nhìn phù hợp từ xa để chiêm ngưỡng thưởng thức vẻ đẹp tráng lệ, hùng vĩ đầy uy lực của thác nước. Dưới ngòi bút tài hoa của ông, cảnh sông núi thanh tú, cảnh chiến trường hùng vĩ, vầng trăng lồng lộng… đều hiện ra hết sức sống động, tự nhiên. Không gì có thể ngăn trở nổi ý chí tưởng tượng sáng tạo mãnh liệt của ông. Và bất cứ đề tài nào thơ ông cũng giàu cảm xúc, luôn bay bổng, phóng khoáng, uyển chuyển. Không ngoại lệ, miêu tả thiên nhiên núi Lư – một vẻ đẹp phong cảnh của Trung Quốc cũng trở thành nguồn cảm hứng mãnh liệt trong sáng tác thi ca của ông. Thơ ông thường có những lý tưởng so sánh đột ngột, hoành tráng: “Hoàng Hà như kiếm tự thanh thiên”. Lí Bạch có ý tưởng để miêu tả thác Bộc Bố trong một động thái tĩnh hóa đế gắn vĩnh viễn nó với phông nền rực rỡ của bức tranh. Một vật thể mang độ bền cao mới “quái” được, đằng này Bộc Bố là thác nước rất khả động. Thủ pháp tính hóa này được tạo dựng bởi hai lẽ: Thứ nhất, hình ảnh dòng sông là động khi so sánh với đôi bờ, so với núi non. Nhưng vì so với một con thác kỳ vĩ như từ trên trời trôi xuống thì sống là sự phẳng lặng, sự bình yên như bất biến. Thứ hai, ở tư thế nhìn từ xa của tác giả thì dòng thác sẽ là một thảm nước trắng dựng đứng giữa hai bờ núi non, “Bộc Bố quải tiền xuyên” đó là một khoảnh khắc cố định hóa, tạo hình hóa thuộc trạng thái tĩnh. Bút pháp tác giả tựa hồ như một lần bán máy chip lại một khoảnh khắc đẹp, một khoảnh khắc tuôn trào đổ ầm ầm xuống tạo thành một dải lụa trắng treo giữa vách núi thật tráng lệ. – Chỉ một câu thơ bảy chữ, Lí Bạch đã diễn tả sự quy mô khổng lồ và tốc độ ghê gớn của thác nước. Một trạng thái tĩnh đầy thế năng. trong tĩnh chất chứa cái động lớn lao. Câu thơ thứ 3, tác giả sử dụng, nghệ thuật lay động tả tĩnh. “Phi lưu”: tuôn xuống như bay. Phải cộng cả hai động từ lại để nói lên tốc độ, năng lượng kì diệu của dòng thác. Hướng đổ là thẳng xuống (trực hà). Chảy thẳng từ một độ cao vòi vọi, chóng mặt “tam thiên xích”. Một độ cao có thể vừa thực vừa ảo. Đứng mà ngắm thì quả là như tuôn từ trời cao xuống vậy. Dẫu độ cao này là tượng trưng đi chăng nữa nhưng nhà thơ đã diễn đạt nó bằng số từ và bằng đại lượng đo lường đã tạo nên cảm giác cụ thể, có thật, khả tin. Ấy vậy mà, tác giả đã bị khuất phục tiếp nhận dòng thác trong một trạng thái đây nghi ngơ như là giải Ngân Hà, dòng sông tưởng tượng của huyền thoại đang hiện hữu tức khắc ở trốn trần gian. Biện pháp khoa trưởng mạnh bạo đã được ông thể hiện để miêu tả dòng thác núi Lư, một thủ pháp quen thuộc trong thơ của Lí Bạch. Thác Bộc Bố có thật đã được huyền thoại hóa, tưởng như một giải Ngân Hà với hàng trăm triệu vì sao lấp lánh kéo dài. Tầm vóc hoành tráng của nó đã ngang tầm vũ trụ. Cách so sánh vừa độc đáo, vừa hợp lý làm cho người đọc rất bất ngờ. Bằng lối miêu tả kết hợp so sánh khiến hình ảnh núi Lư hiện lên vẫn rất chân thực, nó thể hiện một tâm hồn thần tiên của Lí Bạch đã sáng tạo một chi tiết vừa thực vừa hư.

Nghệ thuật miêu tả của ông trong thơ sâu sắc lại tinh tế, độc đáo và hấp dẫn gây ấn tượng mạnh trong lòng người đọc. Một con người với tâm hồn lãng mạn, bay bổng, phóng khoáng, trang nghiêm mới có được bút pháp miêu tả tưởng tượng phong phú khác thường như thế.

Bên cạnh nghệ thuật miêu tả đã làm nên thành công cho bài thơ thì ngôn ngữ điêu luyện, chính xác và giàu hình ảnh cũng làm nên thành công rực rỡ này. Trong mỗi câu thơ Lí Bạch dùng một “thi nhãn” để miêu tả. “Thi nhãn” ở đây là những động từ “sinh”, “quái”. Hai động từ “phi lưu”đặt ở đầu câu 3 diễn tả tốc độ mạnh mẽ, ghê gớm của dòng thác. Hai tính từ nối tiếp “trực há”gọn, dứt khoát, miêu tả tư thế thiên nhiên của thác núi Lư. Nếu sự bất ngờ đột biến của từ ngữ được Lí Bạch thể hiện ở 3 câu thơ trên, thì đến câu thơ cuối động từ “lạc” được tác giả sử dụng tài tình, khéo léo làm nổi bật nội dung của toàn bộ bài thơ. Thác núi Lư từ trạng thái “treo” (quải), “bay chảy” (phi lưu) và cuối cùng Lí Bạch có cảm giác nó như một giải Ngân Hà từ bầu trời “rơi tuột” (trực há) xuống trần gian.

Trí tưởng tượng hiếm có, nét vẽ thậm xưng tráng lệ, cảm hứng lãng mạn dạt dào là những yếu tố làm nên cốt cách áng thơ kiệt tác này.

Lí Bạch, nhà thơ nổi tiếng đời Đường Trung Quốc là bậc thầy của chủ nghĩa lãng mạn tích cực. Ông có tiếp thu ảnh hưởng của Thi kinh nhưng ảnh hưởng sâu sắc nhất với ông là “Sở từ” của Khuất Nguyên. Lí Bạch kế thừa Khuất Nguyên nhưng cao hơn với tinh thần cách tân sáng. tạo. Bút pháp khoa trương và trí tưởng tượng phong phú trong mọi đề tài, đặc biệt là đề tài về thiên nhiên. Thiên nhiên như một người bạn tri ân trí đắc, niềm vui là sự động viên lớn trong tinh thần ông. Và trong bài “Xa ngắm thác núi Lư”, một tình yêu thiên nhiên đến sâu thẳm, trân trọng và ca ngợi thiên nhiên quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn của mình với một tâm hồn tự do, phóng khoáng là những gì mà người đọc đã cảm nhận được trong linh hồn bài thơ. Bên cạnh đó, ông đã khéo kết hợp các cách thể hiện tính lãng mạn như thần thoại hóa, nhân cách hóa, khoa trương cùng với một thứ ngôn ngữ hào phóng, khi thì tung hoành mạnh. mẽ như “nộ đào hồi lãng”khi thì dịu dàng hư ảo như “huyền ngoại âm,vị ngoại vị” để tạo nên những hình tượng nghệ thuật kì vĩ, biểu hiện những lí tưởng và nguyện vọng đẹp đẽ cũng như lòng yêu ghét mãnh liệt do hiện thực gây ra.

Trong thơ Đường, bên cạnh Lí Bạch còn có Đỗ Phủ. Nếu như Lí Bạch được mệnh danh là Tiên thơ thì Đỗ Phủ được mệnh danh là Thánh thơ. Nếu như Lí Bạch sống trong thời kì Trung Quốc đang phồn vinh, quyền lợi thống trị và quyền lợi nhân dân được thống nhất, cảm hứng của con người lúc này được bay bổng lên cao trong tâm hồn của tự do, phóng khoáng thì Đỗ Phủ lại sống trong thời kì của ung nhọt chế độ phong kiến Trung Quốc, thời kì của những cuộc chiến tranh tranh chấp địa vị, cản hứng của con người lúc này lại bị dồn nén cùng lòng thương cảm cho cái nghèo, cái khổ… trong tâm trạng của bức bối. Tóm lại, Lí Bạch là một nhà thơ phóng khoáng bay bổng, ít chịu ảnh hưởng của Nho gia mà chịu ảnh hưởng nhiều hơn ở Đạo gia và Du hiệp, bởi thế ông là người theo chủ nghĩa lãng mạn tích cực.

Thơ của ông đã đề cập đến nhiều danh lam thắng cảnh của đất nước Trung Hoa để từ đó đi sâu vào lòng người khắp mọi nơi trên hành tinh. “Xa ngắm thác núi Lư” đã mở rộng tầm nhìn, làm phong phú hơn tâm hồn chúng ta trong cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên, nâng tâm hồn ta lên tầm cao nhân văn khi tiếp cận các danh lam thắng cảnh trong và ngoài nước.

#Trang

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
BP
Xem chi tiết
H24
20 tháng 11 2018 lúc 22:16

Vọng Lư sơn bộc bố nếu dịch ra từ chữ Hán thì có nghĩa nhìn từ xa thác nước giống như một dải lụa treo trước mặt. Đây là một hình ảnh ví von cực kì chính xác và đặc biệt. Đúng như hình ảnh của nó, dải lụa dài mềm mại, tạo nên một hình ảnh thât đẹp và nhẹ nhàng. Vào thời khắc tác giả chứng kiến hình ảnh của con sông, đó là khi mặt trời chiếu rọi vào mặt nước sông và tạo ra những tia sáng phản xạ nhìn giống như con sông sinh ra một làn khói tía. Chỉ một câu thơ mà mang cho người đọc những cảm xúc chân thực và những tưởng tượng của con người về hình ảnh của dòng sông

hok tốt

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
26 tháng 2 2018 lúc 4:58

- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt

Bình luận (0)
NN
Xem chi tiết
LP
30 tháng 11 2016 lúc 13:21
Ngay ở câu thơ đầu tiên ( Nắng rọi Hương Lô khói tía bay), tác giả đã hoạ nên hình ảnh núi Hương Lô thật mĩ lệ. Trong ánh nắng mặt trời chiếu rọi, mây khói chuyển thành màu tía, khói hương huyền ảo, khác thường (có người dịch là mây tím). Câu thứ nhất, với hình ảnh núi Lư, như đã làm nên một cái nền cho bức tranh phong cảnh. Trên cái nền ấy, ở câu thơ tiếp theo, hình ảnh thác nước mới thật nổi bật, sống động: Xa trông dòng thác trước sông này. Xa trông chứ không phải nhìn ngắm ở khoảng cách gần. Phải là từ xa thì, trong cái nhìn, mới thu nhỏ được hình ảnh thác nước để hình dung nó trong toàn cảnh.3. Bản dịch thơ dịch không sát câu thứ hai. Nguyên tác là: Dao khan bộc bố quải tiền xuyên (nghĩa là: Nhìn xa thấy dòng thác như treo trên dòng sông phía trước). Chữ quải thật thần tình, bản dịch thơ làm mất chữ này. Thác nước cao trông xa như treo trước dòng sông, tựa như một dải lụa khổng lồ ( bộc bố: thác nước trên núi chảy xuống, nhìn xa như một tấm vải treo dọc buông rủ xuống). Trước mắt ta hiện ra một cảnh tượng thiên nhiên kì vĩ, phi thường. Hình ảnh dòng thác trên nền cảnh (đã được tạo ra ở câu 1) như một bức ảnh mà ở đó nhà nghệ sĩ đã làm cảnh vật tĩnh lại trong chớp nhoáng, lấy tĩnh mà tả động.Đến câu thơ thứ ba, hình ảnh dòng thác thoắt chuyển sang trạng thái động: Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước. Từ phi (bay) trong câu này khiến khung cảnh hùng vĩ, ấn tượng mạnh mà không thiếu sự bay bổng. Để ở câu thơ cuối hồn thơ chợt cất cánh một ẩn dụ lãng mạn: Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây. Lối nói khoa trương lại diễn tả được một cách chân thực trạng thái cảm nhận về cái kì vĩ, phi thường. Chẳng có hình ảnh nào diễn đạt hơn được nữa cái sức mạnh nên thơ, như thực mà quá đỗi lạ thường của thác nước trong cái nhìn của thi sĩ như dải Ngân Hà rơi xuống từ chín tầng mây này.4. Lí Bạch từng được mệnh danh là Thi tiên (tiên thơ). Thơ ông thể hiện một tâm hồn luôn vươn tới tự do, phóng khoáng. Hình ảnh trong thơ ông thường tươi sáng, bay bổng diệu kì bộc lộ một tình yêu quê hương đất nước thiết tha. Qua bài thơ Xa ngắm thác núi Lư ta phần nào thấy được điều đó.5.* Về câu thơ thứ hai, em thích cách hiểu nào hơn? (cách hiểu trong bản dịch hay cách hiểu trong chú thích).Gợi ý: Không nhất thiết buộc phải hiểu theo một cách nào. Như thế có thể có ba lựa chọn: chọn cách hiểu trong bản dịch, chọn cách hiểu trong phần chú thích hoặc chủ trương phối hợp cả hai cách hiểu đã nêu. Quan trọng là đưa ra được lời giải thích hợp lí (căn cứ vào điểm nhìn của tác giả và nội dung của cả bà thơ).
Bình luận (0)