1 vĩ nhân đứng trước mặt người mẹ vẫn thấy mình nhỏ bé. Em có ý kiến như thế nào
Con thường sống ngẩng cao đầu, mẹ ạ
Tính tình con hơi ngang bướng, kiêu kì
Nếu có vị chúa nào nhìn con vào mắt
Con chăng bao giờ cúi mặt trước uy nghi.
*
* *
Nhưng mẹ ơi, con xin thú thật
Trái tim con dù kiêu hãnh thế nào
Đứng trước mẹ dịu dàng chân chất
Con thấy mình bé nhỏ làm sao !
Các bn thấy bài thơ này thế nào??????????????
bài thơ này mình đã đọc và Con thường sống ngẩng cao đầu mẹ ạ
Tính tình con hơi ngang bứong kiêu kì
Nếu có vị chúa nhìn con vào mắt
Con chẳng bao giờ cuối mặt trước uy nghi
Nhưng mẹ ơi con xin thứ thật
Trái tim con dù kiêu hãnh thế nào
Đứng trước mẹ dịu dàng chân chất
Con thấy mình nhỏ bé làm sao
Sau khi đọc xong những dòng thơ trên- một bản dịch mang tên “Thư gửi mẹ”, của tác giả Tế Hanh, từ tác phẩm của Hen-rich Hai-nơ, tôi đã vô cùng xúc động. tôi suy nghĩ rất nhiều và cuối cùng tôi cũng nhận ra mình đã bỏ quên một thứ gì đó, một thư gì thật quan trọng… đó là Tình Mẹ. tôi hổ thẹn, tự đặt trong đầu câu hỏi: “đạo làm con mà tôi thường nhắc đến liệu đã tròn?..”.
Tôi nhìn mẹ thật kĩ. và tôi cũng chẳng còn nhớ lần cuối tôi tỏ ra quan tâm đến mẹ là khi nào nữa. dù tôi cũng đã thử cố moi trong đầu ra, nhưng vô vọng
Tôi ngạc nhiên khi nhìn mẹ. đây là mẹ tôi sao? Ôi, tôi còn hơn một đứa con bất hiếu nữa.tôi không hề hay biết, tự bao giờ, sương đã pha trên mái tóc mẹ. và trên đôi mắt hiền dịu của người cũng đã hằng sâu dần những vết chân chim ngày một nhiều theo năm tháng. Tôi dường như không hay điều ấy. tôi tự dằn vặt trong trong một góc tối của tâm hồn: “mình không phải là một con người, không phải, không phải…! những hình ảnh của mẹ chợt hiện về… ôi! mẹ đang cặm cụi, hì hục nấu nướng, khi những tia nắng còn thi nhau chạy trên con đường quen thuộc về Trái Đất. rồi sau một ngày vất vả, mẹ trở về nhà với nụ cười rạng rỡ, để lộ hàm răng tuy không đẹp nhưng thật duyên, bao nhiêu mệt nhọc mẹ đều che dấu hết. Cứ thế mẹ làm suốt năm không nghỉ. mùa xuân qua đi, mùa hè đến. mẹ thức quạt cho tôi ngủ. tới cuối thu mẹ lại ngồi dưới ánh đèn khuya, mải miết đan áo cho tôi kịp mặc mùa đông. Thu sao nhanh qua, để đông đến, tôi thật hạnh phúc khi được mẹ trở che trong vòng tay ấm áp. Nhưng thực vô tâm khi tôi không bao giờ để ý đến những tình cảm ấy.
Và giờ đây, tôi thực sự rất hối hận khi nghĩ về những gì mình đã làm.
Mẹ tôi cũng như bao người mẹ khác, mong muốn con mình luôn hoàn thiện. thế mà… đã không hiểu cho những gì mẹ nghĩ, tôi lại có thái độ “xấc láo”, “bất cần” khi nghe những điều mẹ răn dạy. mẹ quan tâm mong muốn tôi thành đạt. thế mà tôi chỉ thích ham chơi, không lo vào học hành. Chỉ bấy nhiêu thôi tôi cũng đã trở thành một đứa con bất hiếu.
Với biết bao việc làm sai trái của tôi nhưng mẹ vẫn tha thứ, vẫn bằng lòng hy sinh vì tôi. Quả thực, tình cảm mẹ cho tôi lớn lao biết chừng nào. việc làm của tôi đối với mẹ cũng chỉ đáng là hạt cát mong manh giữa sa mạc mênh mông tình mẹ. tôi thực sự muốn nói ngàn vạn lời thương yêu gửi đến người mẹ tôi yêu quý!
Có lẽ một ngày không xa tôi sẽ phải đối mặt với một cuộc sông hoàn toàn khác. dù biết ở cái cuộc sống đó sẽ có rất nhiều những trở ngại, khó khăn nhưng tôi tin mẹ sẽ luôn ở bên, động viên tôi cố gắng. nhưng rồi sẽ có một ngày hình bóng mẹ chỉ còn trong trái tim tôi mà thôi… tôi sợ, sợ ngày đó sẽ tới…
Chính sự hy sinh, bao dung của mẹ đã khiến tôi nhận ra sai lầm của mình. Cái thái độ của tôi thật quá quắt, không đáng nhận được sự tha thứ. Nhưng tất cả đều được tình mẹ xoa dịu. tôi cảm thấy dường như trong cõi lòng mẹ luôn là tình cảm bao dung, hiền dịu, sâu sắc, lớn lao cho con. Thế mà tôi lại không đủ dũng khí để nói rằng: “đối với con, mẹ là người tuyệt nhất trần gian”. Tôi chắc chắn rằng hình bóng mẹ sẽ mãi bên tôi và luôn là niềm động lực lớn trong suốt mọi hành trình của cuộc đời. tôi sẽ cố gắng học thật tốt, thật chăm để xứng đáng với sự hy sinh, với tình cảm lớn lao của mẹ, như ca dao xưa vẫn thường nhắc đến:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
thầy @phynit ơi đây có tính lak 1 bài hỏi đáp ko ạ
Bài 1:
a) Trí thông minh của em bé được thể hiện như thế nào?
b) Qua hình tượng nhân vật em bé thông minh, em thấy tác giả dân gian thể hiện quan niệm như thế nào về trí thông minh? Em có ý kiến gì về quan niệm ấy?
a. Trí thông minh của em bé được thể hiện bằng việc vượt qua hàng loạt các thử thách.
- Viên quan hỏi cha cậu bé: Trâu của lão ngày cày được mấy đường?
=> Cậu bé khôn khéo đáp: Ngựa của ông đi được mấy dặm thì trâu của tôi cày được bấy nhiêu đường.
- Đối đáp trước sự kiện vua ban cho ba thúng gạo và 3 con trâu đực, phải nuôi làm sao cho thành 9 nghé con và sắm cỗ.
=> Cậu bé biết lộc vua ban nên bảo làng ngả ra ăn. Cậu bé khóc trước cửa quan nói rằng cha cậu bé không chịu đẻ em bé cho cậu bé.
- Vua ban cho con chim sẻ bắt phải sắm thành 3 mâm cỗ.
=> Cậu bé đưa cho vua cây kim mài thành dao để mổ thịt chim.
- Sứ thần nước Tàu ra câu đố oái oăm: xỏ sợi chỉ mảnh vào ruột ốc.
=> Cậu bé hát câu đồng dao và gợi ý bằng cách buộc con kiến càng để xỏ dây.
===> Cách xử trí khéo léo và nhanh nhạy đã chứng tỏ trí tuệ thông minh ưu việt của cậu bé.
b. Hình tượng nhân vật em bé thông minh thể hiện ước mơ và quan niệm của dân gian: đề cao trí thông minh và cách xử trí khéo léo trước mọi vấn đề trong đời sống.
=> Quan niệm này cho thấy trí tuệ và nhãn quan của dân gian trong đời sống hàng ngày: cũng thông minh và hồn nhiên, hài hước.
Từ truyện “Bức tranh của em gái tôi” đã học, làm dàn ý để nói ý kiến của mình trước nhóm, lớp theo yêu cầu 2 câu hỏi sau.
b) Anh của Kiều Phương là người như thế nào? Hình ảnh người anh trong bức tranh và hình ảnh thực của nhân vật này có gì khác nhau?
b, Anh trai của Kiều Phương
+ Người anh của Kiều Phương là người ích kỉ, hẹp hòi, vô tâm. Người anh trong bức tranh với người anh thực của Kiều Phương khác. Người anh trong bức tranh của Kiều Phương là người mơ mộng, trong sáng và suy tư.
Ai giống mẹ Sung sướng biết bao nếu mình giống mẹ. Có ba cô bé khoe nhau, đố nhau xem ai giống mẹ nhất. Cô bé thứ nhất nói: - Mắt mình này, miệng mình này, rồi chân tay, cả tóc mình nữa giống mẹ mình nhất. - Tớ cũng thế nhưng tớ còn hơn cậu. Áo tớ có hoa y như áo mẹ tớ là một. Tớ cũng có vòng đeo tai như mẹ tớ là hai. Mẹ tớ bảo sẽ uốn tóc tớ y như mẹ tớ là ba. Cô bé thứ ba má bụ, mắt tròn suốt từ nãy đến giờ chỉ nghe hai bạn nói. Em cũng muốn khoe lắm, nhưng chẳng thể nào hơn những điều các bạn ấy đã kể. Vì rằng thỉnh thoảng mẹ lại cứ khen em giống bố cơ. Thế là chịu thua hai bạn ấy. Sau lúc gặp nhau, ba cô bạn ai lại về nhà nấy. Cô thứ nhất nhớ ngay ra là bụng mình đang đói. Cô thứ hai chỉ mong mẹ chóng về để đi uốn tóc. Cô thứ ba thấy đôi dép của em bé vương dưới gầm giường bố. Em bỗng ngần ngừ. Không, dép của em bé, mẹ để ở góc nhà cho em cơ. Cô bé liền đặt lại đôi dép y như mẹ vẫn làm. Rồi em nghển cổ nhìn ra dây phơi xem quần áo khô chưa, có cái nào bị rơi không. Mẹ hay làm thế lắm. Chợt thấy bóng mình trong gương. Đưa tay lên vuốt tóc y như mẹ lúc soi gương. Cô bé trong gương ấy đang cười. Mặt gương long lanh như muốn nói: - Cô bé ơi! Chính cô là cô bé giống mẹ nhất!
Có bao nhiêu câu ghép
CHO MÌNH XIN Ý KIẾN CỦA MỌI NGƯỜI VỚI : TRONG BÀI VĂN PHÁT BIỂU CẢM NGHĨ CỦA MÌNH VỀ MỘT NGƯỜI THÂN( MÌNH CẢM NGHĨ VỀ MẸ) THÌ VIẾT PHẦN KỈ NIỆM THÌ PHẢI VIẾT NHƯ THẾ NÀO CHO HAY, NẾU MÌNH VIẾT VỀ MỘT LẦN MÌNH LẦM SAI ĐÃ LÀM CHO MẸ BUỒN CÓ ĐƯỢC KHÔNG NẾU KHÔNG HAY THÌ CÁC BẠN CHO MÌNH XIN Ý KIẾN LÀ PHẢI VIẾT CÁI GÌ VỚI( NẾU ĐƯỢC THÌ MỌI NGƯỜI VIẾT LUÔN HỘ MÌNH ĐỀ MÌNH THAM KHẢO VỚI MAI MÌNH PHẢI THI RỒI CHO NÊN ĐANG CẦN GẤP)
CHO MÌNH CẢM ƠN TRƯỚC NHA.
bạn cứ bịa ra 1 chuyện j đó ví dụ như đi chơi quên h về, điểm thi tốt, làm vỡ bình mà mẹ thích nhất,..... rồi bạn kể tường tận sự việc đó lý do siễn biến kết quả cứ thế mà lm, có j sai mik xin lỗi
Cứ bây bia ra , cha cần hay cho lắm đâu nha!
Sung sướng biết bao nhiêu nếu mình giống mẹ.Có ba cô bé ở cạnh nhà nhau, khoe nhau, đố nhau, đứa nào giống mẹ nhất.
Cô bé thứ nhất kể:
- Mắt mình này, miệng mình này, rồi chân tay, cả tóc mình nữa, giống mợ mình nhất.
- Tớ cũng thế, nhưng tớ còn hơn cậu cơ. Áo tớ có hoa y như áo của mẹ tớ là một. Tớ cũng có vòng đeo ở tai như mẹ tớ là hai. Mẹ tớ còn bảo sẽ uốn tóc tớ y như mẹ tớ là ba... ấy.
Cô bé thứ ba má bụ mắt tròn suốt từ nãy đến giờ chỉ đứng nghe các bạn nói. Em cũng muốn khoe lắm, nhưng chẳng thế nào hơn những điều mà các bạn ấy đã kể đâu. Vì rằng thỉnh thoảng mẹ em lại cứ khen em giống bố cơ. Thế là chịu thua hai bạn ấy.
Sau lúc gặp nhau, ba cô bạn ai lại về nhà nấy. Cô thứ nhất nhớ ngay là bụng mình đang đói. Cô thứ hai chỉ mong mẹ chóng về để còn đi uốn tóc. Cô thứ ba thấy đôi dép của em bé vương dưới gầm giường bố. Em bỗng ngần ngừ. Không, dép của em bé, mẹ để ở góc nhà cho em cơ. Cô bé liền đặt lại đôi dép y như mẹ vẫn làm. Rồi, em nghển cổ nhìn ra dây phơi xem quần áo khô chưa, có cái nào bị rơi không. Mẹ hay "thế" lắm.
Chợt thấy bóng mình trong gương. Em đưa tay lên vuốt tóc, y như mẹ lúc soi gương... Cô bé trong gương ấy đang cười. Mặt gương long lanh như muốn nói:
- Cô bé ơi! Chính cô là cô bé giống mẹ nhất!
Vì sao mặt gương lại bảo cô bé thứ 3 giống mẹ nhất ?
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Điền từ có tác dụng nối hoặc dấu câu thích hợp vào từng chỗ trống trong các câu ghép dưới đây:
a) Gió thổi ào ào ..... cây cối nghiêng ngả ..... bụi cuốn mù mịt ..... một trận mưa ập tới.
b) Tay chân Hùng săn chắc ........ Hùng rất chăm chỉ luyện tập.
c) Không khí tĩnh mịch ....... mọi vật như ngừng chuyển động.
1. vì cô bé thứ 3 có những việc làm và cử chỉ rất giống vs mẹ : đặt đôi dép ở góc nhà , nghển cổ ra xem dây phơi quần áo đã khô chưa, đưa tay lên vuốt tóc giống hệt mẹ . còn cô bé thứ 1 và thứ 2 chỉ giống về hình thức bề ngoài
2. a) gió thổi ào ào , cây cối nghiêng ngả , bụi cuốn mù mịt , một trận mưa ập tới
b) tay chân Hùng săn chắc vì Hùng rất chăm chỉ luyện tập
c) không khí tĩnh mịch và mọi vật như ngừng chuyển động
~ học tốt ~
Câu 2 : Em đồng ý với ý kiến nào sau đây
Người tự tin là người biết tự giải quyết lấy công việc của mình
Người tự tin luôn cảm thấy mình nhỏ bé, yếu đuối
Người tự tin chỉ giải quyết công việc một mình không cần hỏi ý kiến ai
Tính rụt rè làm cho con người khó phát huy được khả năng của mình
Tính rụt rè làm cho con người khó phát huy được khả năng của mình
Câu 2 : Em đồng ý với ý kiến nào sau đây
Người tự tin là người biết tự giải quyết lấy công việc của mình
Người tự tin luôn cảm thấy mình nhỏ bé, yếu đuối
Người tự tin chỉ giải quyết công việc một mình không cần hỏi ý kiến ai
Tính rụt rè làm cho con người khó phát huy được khả năng của mình
Tính rụt rè làm cho con người khó phát huy được khả năng của mình.
Nếu đứng trước cửa nhà của mình như bạn trong hình 1, em thấy Mặt Trời mọc phía nào: bên trái, bên phải, trước mặt hay sau lưng em?
Mình cần gấp
Có ý kiến cho rằng: “Gia đình có vai trò rất quan trọng đối với mỗi cá nhân”. Ý kiến của em như thế nào?
Euripides – một nhà viết kịch của Athena thời Hy Lạp cổ đại đã từng nói rằng: “Duy chỉ có gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại tai ương của số phận ”. Câu nói của Euripides đã gợi lên trong ta không ít những suy nghĩ về vai trò của gia đình đối với cuộc đời mỗi con người. Đúng như vậy, gia đình có vai trò đặc biệt quan trọng với cuộc đời của mỗi con người.
Mỗi con người sinh ra, lớn lên, trưởng thành đều có sự giáo dục từ truyền thống gia đình. Trong chiếc nôi gia đình, chúng ta được sống trong tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh chị em ruột thịt, từ khi lớn lên đến lúc trưởng thành ta lại nhận được sự đùm bọc, che chở, yêu thương từ gia đình. Và cũng từ đó, chúng ta được dạy dỗ, giáo dục nên người .Gia đình là cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người, lời dặn dò, lời dạy dỗ từ gia đình sẽ theo con người suốt hành trình dài và rộng để không bạc lòng, không vấp ngã. Hơn nữa trong cuộc sống mỗi con người không tránh khỏi những tai ương bất trắc, khi đó gia đình chính là bến đỗ bình an vô điều kiện, là chốn nương náu cuối cùng giúp con người vượt qua giông bão cuộc đời, là nơi ta trở về khi đã chồn chân, mỏi gối.
Gia đình là tế bào của xã hội, có xây dựng gia đình hạnh phúc, mới có thể tạo nên một xã hội tốt đẹp. Nói về vai trò của gia đình, ta lại nhớ đến nhân vật Nhĩ trong tác phẩm “Bến quê” của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Nhĩ quá nửa đời người phiêu dạt, đến khi nằm trên giường bệnh mới nhận ra điều giản dị và thiêng liêng nhất là gia đình và người vợ tần tảo với những đứa con ngoan chính là bến đỗ bình an nhất, là điểm tựa cho anh những ngày cuối cùng của cuộc đời. Hay một nhân vật trong bộ phim nổi tiếng “Người phán xử” cũng đã từng nói “Gia đình là thứ tồn tại duy nhất. Những cái khác, có hay không có, không quan trọng”. Có thể nói rằng, gia đình là điều không thể thiếu trong cuộc đời mỗi con người. Ý thức được vai trò của gia đình, chúng ta phải ra sức gìn giữ, bảo vệ gia đình.
Tuy nhiên cũng cần chú ý rằng, yêu gia đình là hoàn toàn đúng nhưng điều đó không có nghĩa là bao che cho những người thân làm việc sai trái với chuẩn mực và pháp luật. Và khi còn là học sinh, với tư cách là một thành viên trong gia đình, chúng ta cần giữ gìn gia đình hạnh phúc, phải chăm ngoan học giỏi, hiếu kính với ông bà cha mẹ, anh em phải yêu thương hòa thuận có như thế gia đình mới ấm êm, hạnh phúc.
Gia đình là tất cả đối với mỗi người chúng ta. Gia đình đem đến cho ta hạnh phúc sự tin tưởng là bến đỗ yên bình luôn chờ đợi ta quay về. Mỗi con người của chúng ta đều phải lớn lên và rời xa gia đình để đến khám phá những chân trời mới lạ nhưng em tin trong sâu thẳm trái tim ta gia đình vẫn luôn là nơi ta luôn muốn về. Khi ta vấp ngã chỉ thì lúc đó ta chỉ muốn về lại gia đình muốn xà vào vòng tay âu iếm của mẹ, muốn được mẹ âu yếm vỗ về. Khi ra ngoài xã hội ta mạnh mẽ, cứng cỏi bao nhiêu thì về với gia đinh ta vẫn chỉ là đứa con bé bỏng muốn được nâng niu vỗ về. Gia đình là nơi ta giải tỏa những mệt mỏi ưu phiền ngoài xã hội. Là nơi đem đến cho ta cảm giác yêu thương, an toàn.